Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang
Sách–Báo
Chủ đề:
Điểm sách
Tác giả:
Duyên–Lãng Hà Tiến Nhất
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Lời giới thiệu:
Thưa quý anh chị,
Kể từ sau các cuốn sách “Thằng Hèn”,
“Bên Thắng Cuộc” tôi đã rất thận trọng mỗi khi cầm đọc các cuốn
sách hay bài viết của các tác giả phản tỉnh (?) từ trong cái lò
CS chui ra. Do đó, tôi đã không vội vàng tìm đọc cuốn sách mới
“Đèn Cù” của Trần Đĩnh mặc dù đã nghe nhiều tiếng khen lên tận
trời xanh. Cũng may, hôm nay nhận được bài phân tích sâu sắc của
nhà văn Duyên–Lãng Hà Tiến Nhất nên vội chuyển đến quý anh chị
đọc để sáng suốt tránh không mắc vào cái bẫy (âm mưu) của bọn bồi
bút CS. –Khac Trong.
Cuốn sách được quảng bá rầm rộ và đón nhận ân cần nhất vào lúc
này trong cộng đồng người Việt tỵ nạn là cuốn
Đèn Cù. Từ tác giả
cho đến tác phẩm, có rất nhiều điểm đặc biệt và độc đáo [quảng
cáo nói thế] khiến nó trở thành cuốn sách đặc biệt, tức khác mọi
người, tức không giống ai. Chẳng thế mà người giới thiệu cuốn Đèn
Cù, nhà báo Ngô Nhân Dụng, đã kết luận ở ngay trên đầu bài viết
của ông như thế này: “Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng
và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất...”
Người viết cuốn Đèn Cù là nhà thơ kiêm
nhà báo Trần Đĩnh. Ông Trần Đĩnh có năng khiếu thi ca, viết lách,
nên nghiễm nhiên trở thành nhà báo vào lúc còn rất trẻ
[19 tuổi]
ngay khi vừa mới bước chân vào ATK
(An toàn khu) của đảng cộng
sản VN trong khu rừng già Việt Bắc. Ông được nâng đỡ và dậy dỗ
nghề làm báo bởi người thầy đầy quyền lực lúc đó là TBT Trường
Chinh, người đang nắm giữ tờ báo cơ quan ngôn luận và tuyên
truyền của đảng là tờ Sự Thật, mà nhiều giới viết lách trong
“đảng Kaki” ở miền Nam quen thòng vào mấy chữ “nó nói láo” để
giải thích, thành ra là “Sự thật, nó nói láo”. Cũng nhờ có cái
bóng của tên sư phụ Trường Chinh nên Trần Đĩnh được sống ung dung
thoải mái với nghề báo bổ của ông suốt cả cuộc đời cho đến ngày
nay, bên cạnh những cây cổ thụ trong đảng từ tên cáo già cho đến
hầu hết bọn đàm em, tôi tớ. Tài viết lách của ông dĩ nhiên là số
dzách, nhưng tên ông thì ngày nay bỗng dưng người ta mới khám phá
ra trong tác phẩm Đèn Cù. Ông chuyên về nghề viết tiểu sử cho vua
quan, từ Hồ Chí Minh trở xuống. Chính vì được ở cạnh và quen biết
nhiều nhân vật nắm quyền lực trong đảng nên cuốn Đèn Cù – theo
quảng cáo – mới trở thành cuốn sách độc đáo và hấp dẫn, có thể
được kể là best seller trong cộng đồng người tỵ nạn vì những câu
chuyện có tính cách thâm cung bí sử, ít người biết tới.
Tác phẩm Đèn Cù từ trong nước không
biết đi theo con đường mòn nào ra hải ngoại, người ta chưa biết
được. Ngày xưa, khi quân đội cũng như vũ khí, tiếp liệu của Bắc
Việt xâm nhập miền Nam, trước khi lên đường, chúng tập trung tại
Thanh Hóa, qua đường mòn Hồ Chí Minh, điểm cuối cùng khi vô đến
miền Nam là Lộc Ninh, rồi mới phân tán đi các chiến trường. Cuốn
Đèn Cù xâm nhập cộng đồng hải ngoại bằng con đường nào thì không
biết. Nó tập trung ở đâu trước khi xuất hiện tại hải ngoại, điểm
này xin nói sau, nhưng điểm dừng chân cuối cùng của nó là tờ báo
Người Việt tại Nam California. Người ta không mấy ngạc nhiên khi
thấy điểm hẹn của cuốn Đèn Cù cũng giống như các cuốn Thằng Hèn
của Tô Hải, hay cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức. Từ đó người ta
có thể suy ra – mà chắc là trúng – điểm xuất phát của Đèn Cù là ở
đường Yết Kiêu, Hà Nội, và như thế là nó cũng xâm nhập vào cộng
đồng tỵ nạn tại hải ngoại qua con đường mòn mang tên lão giặc
già. Lại nữa, khi tới điểm hẹn là tờ Người Việt, cuốn sách này
còn được các nhà bình luận của trường phái “Trăng Liên Sô tròn
hơn trăng Mỹ” thổi ống đu đủ lên đến tận tầng mây xanh, hơn cả
Thằng Hèn của Tô Hải hay Bên Thắng Cuộc của Huy Đức. Có mấy cái
ống loa tham gia tiếp hơi của mấy ông trong Khối 8406 chuyên viên
chống cộng bằng nghề chuyển bài của người khác. Nghe thổi, người
ta có thể biết chắc, các vị đó chưa biết mặt biết mũi cuốn Đèn Cù
ra răng ra rứa. Các ngài cứ thấy cái loa gốc hót thế nào thì cũng
hót theo như làm vậy.
Như thường lệ, cứ mỗi lần có một cuốn
sách lạ xuất hiện thì tôi đoán lại sẽ có điện thoại và chờ. Quả
đúng là như vậy. Cú phone reo lên là của một người bạn, xưa kia
là sĩ quan không quân, và nay là bác sĩ châm cứu. Mấy cái nghề
của anh chẳng liên hệ gì đến chữ nghĩa, nhưng cái đầu anh lại là
một thư viện lớn. Nói là một tủ sách thì có hơi hẹp hòi. Phải nói
là thư viện mới đúng. Sách gì anh cũng đọc nên biết rất nhiều, và
biết tường tận. Tôi phục bạn ở chỗ đó. Khi vừa nghe mấy cái loa
đài ca lên bài Đèn Cù thì hôm sau anh gọi tôi hỏi đã có quyển
sách này chưa, và khoe liền: “Tôi mới mua một cuốn và đang đọc”.
Tôi trả lời ậm ừ là chưa mua, nhưng cũng đọc được dăm ba chục
trang trên internet ở dạng PDF. Tôi chưa kịp hỏi thì anh đã than
phiền: “sao văn chương gì mà đọc lủng cà lủng củng, khó nuốt
quá”. Thì ra không phải một mình tôi, mà bạn tôi cũng có chung
một cảm tưởng như thế. Thú thật lúc đó tôi đọc chưa hết cuốn
sách, nhưng rất tin vào lời giới thiệu của nhà bình luận trường
phái “Trăng Liên Sô tròn hơn trăng Mỹ”. Tôi dự tính viết về cuốn
Đèn Cù vì tin vào một lý lẽ rất đơn giản là nhà bình luận của tờ
báo đứng ra xuất bản cuốn sách thì nhất định “mèo phải khen mèo
dài đuôi” là cái cẳng. Quả thật nhà báo Ngô Nhân Dụng khen tờ Đèn
Cù và tác giả, ông Trần Đĩnh, hết cỡ thợ mộc, không còn chừa chỗ
để ai khen gì được nữa. Khá khen nhà báo Ngô Nhân Dụng, thế mà
cũng rành business, show hàng toàn đồ xịn khỏi chê vào đâu được.
Lời giới thiệu của ông Ngô Nhân Dụng
cho thấy nội dung toàn đồ xịn của cuốn sách thì nhất định Đèn Cù
sẽ đắt như tôm tươi. Trước hết theo ông Ngô Nhân Dụng, văn phong
của tác giả Trần Đĩnh là number one. Nhà phê bình họ Ngô hạ bút
viết như đinh đóng cột rằng: “Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là
‘truyện Tôi’... Truyện Tôi là một loại văn xuôi mới, do Trần Đĩnh
tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết Truyện Tôi nữa. Mà có
ai viết thì chắc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù
là một cuốn sách độc đáo”. Nó độc đáo thế nào thì ông Ngô Nhân
Dụng cho biết: “Cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết
báo. Nhà báo không ai mở đầu bằng mấy chữ: ‘Viết này vất vả,’ rồi
chấm câu. ‘Lười là rõ,’ lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt
tác phẩm. Có thể gọi đó là khí văn Trần Đĩnh”. Một nhận định nhỏ
mà bần bút xin mạn phép thêm vào đây là, cuốn Đèn Cù viết theo
thể văn xuôi, nhưng nếu tác giả Trần Đĩnh muốn biến nó thành một
tác phẩm văn vần – tức là thơ – thì cũng rất dễ dàng. Chỉ cần với
cái “khí văn” độc dáo của mình, ông Trần Đĩnh dựa theo lối mần
thơ của đại thi hào Du Tử Lê, cứ vài ba, hay dăm bảy chữ, ông
ngắt câu, xuống dòng là thành thơ rồi. Ông Trần Đĩnh sẽ có cuốn
trường thi Đèn Cù không mấy chốc.
Ông Trần Đĩnh viết văn có “khí” đã vậy
mà lại còn có “đức” nữa. Cái đức trong văn chương của ông theo
nhà phê bình Ngô Nhân Dụng là “kể sự thật”. Như thế phải hiểu là
toàn bộ tác phẩm của ông Trần Đĩnh không có cái gì là phịa hay
dối trá (fake or fiction) cả. Chẳng hạn như khi ông thuật lại
cảnh xác bà Nguyễn Thị Năm địa chủ bị đấu tố chết đem chôn. Chiếc
quan tài quá nhỏ, bọn du kích phải đứng lên trên tử thi mà đạp,
xác bà Năm mới lọt vào áo quan. Thuật lại màn dựng tóc gáy này
xong, ông Trần Đĩnh mới bật mí người kể là nhà báo Tiêu Lang.
Tiêu Lang thố lộ: “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy,
sợ bị qui là thương địa chủ”. Đúng là sự thật không còn gì thật
bằng. Xin nhớ, Tiêu Lang chứ không phải Trần Đĩnh sợ bị qui là
thương địa chủ. Sự thật rất thật ở điểm là Tiêu Lang sợ chứ không
phải Trần Đĩnh sợ. Muốn biết lý do tại sao thì xin cứ hỏi ông
Trần Đĩnh. Hay như một thí dụ khác, Tác giả đứng với Tô Hoài trên
lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễu trên đường phố cho dân
chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt,
bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt người tù binh, nhưng cố
ý đấm hụt. Tô Hoài giải thích với Trần Đĩnh: “Mình phải bày tỏ
lập trường, nếu không có đứa nào nó báo cáo mình đứng ngoài coi
trong lúc nhân dân căm thù thì nguy”. Lạ nhỉ, có hai người là bạn
bè đi với nhau, Tô Hoài biểu diễn màn kịch “đấm hụt” vì sợ bị báo
cáo. Tô Hoài sợ ai? Còn Trần Đĩnh tại sao không đóng kịch, tại
sao không sợ bị báo cáo? Đây lại cũng là một sự thật rất thật
nữa. Nhưng sự thật này cũng chỉ là một nửa. Còn nửa kia là Trần
Đĩnh không đóng màn kịch đấm hụt vì ông đếch sợ Tô Hoài báo cáo.
Lý do tại sao thì có lẽ Tô Hoài cũng biết, nhưng biết để bụng
thôi chứ sức mấy mà dám nói. Những sự thật này tác giả Trần Đĩnh
chỉ viết có một nửa, còn nửa quan trọng tại sao ông lại không
viết ra cho bà con đọc cho vui.
Rồi một chuyện này nữa mới là động
trời. Trần Đĩnh dám nắm tay người yêu của “Bác” là cô Nông Thị
Xuân và dám lấy tên cô làm bút hiệu. Như thế có gan trời không?
Trần Đĩnh đã chứng kiến tận mắt, và biết rất rõ Hồ Chí Minh lưu
manh và tàn ác đến cỡ nào. Biết Hồ dùng nickname để viết báo kể
tội bà Nguyễn Thị Năm địa chủ, người từng chứa chấp và nuôi ăn lũ
đàn em của Hồ, nhưng chính Hồ quyết định cho đấu tố để giết bà.
Bà Năm chết rồi một cỗ hòm tử tế cũng không có, chỉ có nhà báo
Tiêu Lang thương hại, mà cũng chỉ dám thương thầm trong bụng.
Biết Hồ giả dạng đi thị sát các cuộc đấu tố để giữ cho đúng chính
sách triệt hạ hữu khuynh mà hắn đã đề ra. Biết Hồ dâm dục và trác
táng đến cỡ nào, thế mà cả gan “cua” người tình của hắn. Trần
Đĩnh bản lãnh gì mà không sợ mó dái ngựa, không sợ cả cô Xuân tố
cáo? Cái nửa sự thật này cũng không được Trần Đĩnh nhắc tới.
Cả đến nhân vật Z, người con gái hộ lý
của Hồ trong sách là ai, Trần Đĩnh cũng vẫn giấu. Hơn nửa thế kỷ
rồi, ông còn sợ cái gì nữa! Vẫn là cái sự thật một nửa. Như vậy
thì cái gì che lấp một nửa “Cái Đức viết báo” của tác giả Trần
Đĩnh, làm mất đi sự vuông tròn mọi góc cạnh của sự thật. Câu trả
lời ông Ngô Nhân Dụng đã xì ra, mà có lẽ vì thổi ống đu đủ quá
trớn nên sự thật trần truồng và rất lộ liễu? Ngô Nhân Dụng viết:
“Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của
tác giả (Trần Đĩnh) với nhân vật Hồ Chí Minh”. Ông Ngô Nhân Dụng
nói không sai, bằng chứng là trong toàn cuốn sách, tác giả Trần
Đĩnh luôn luôn cẩn trọng gọi Hồ là Bác (viết hoa) hoặc Cụ (viết
hoa) với một lòng tôn kính, và xưng cháu với Hồ. Tóm tắt lại là
tác giả Trần Đĩnh muốn bảo vệ cái thần tượng Hồ Chí Minh của ông.
Và chúng tôi xin nhấn mạnh thêm, đó cũng là nỗ lực và là công tác
quan trọng nhất của đảng Việt gian cộng sản hiện nay.
Đến đây thì người ta đã có đủ lý do để
xác định được mục đích của tác phẩm Đèn Cù là gì, nó xuất xứ từ
đâu, đi theo con đường mòn nào để tới được điểm hẹn cuối cùng là
tòa soạn nhật báo Người Việt tại Nam California. Sự thành công
của tác phẩm Đèn Cù ra sao thì chúng ta phải chờ. Thời gian sẽ
trả lời. Bởi vì kết quả này tùy thuộc vào yếu tố chính là tinh
thần và nhận thức của mọi người. Chúng ta có ý thức đúng không và
có đủ sáng suốt để nhận thức không. Chúng tôi buồn lòng phải nói
ra rằng, cái trở ngại nhất trong công cuộc chống cộng hiện nay
trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta là tình trạng bát nháo và vô ý
thức của cộng đồng. Tình trạng này, Lenin sư tổ của đảng CS Liên
Sô đã cảnh giác các đồng chí của hắn. Chúng ta cũng nên lấy đó mà
tự răn mình:
Nhiệt tình và Dốt nát trở thành: Phá hoại
Câu hỏi đặt ra là tại sao đảng VGCS lại
phải bảo vệ cái thần tượng Hồ Chí Minh của chúng, và chúng đã
thực hiện công việc bảo vệ này như thế nào.
Câu trả lời nên coi là một nguyên lý
bất biến. Nguyên lý rất rõ ràng là nếu thần tượng Hồ Chí Minh bị
sụp đổ thì tất nhiên đảng VGCS cũng sẽ phải sụp đổ theo. Vì thế,
VGCS phải ra sức củng cố địa vị của Hồ Chí Minh cho thật vững
chắc và bảo vệ nó. Điều đáng tiếc là nhiều tổ chức và cá nhân
chống cộng, kể cả giới trí thức, vì quá xô bồ và bát nháo đã tiếp
sức cho VGCS trong công tác này.
Có hai tội trạng chắc chắn đưa đến sự
sụp đổ thần tượng Hồ Chí Minh nếu người chống cộng biết khai
thác. Cả hai tội ác này Hồ đều phạm phải. Đó là
tội bán nước và
tội xua quân chiếm VNCH.
1. Tội bán nước – Sự kiện Hồ làm Việt
gian và bán nước thì chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết “Sự
thật về Hồ Chí Minh, không biết hay biết mà không dám nói” rồi.
Nhờ nhà báo Việt Thường cung cấp tài liệu là những văn kiện chính
thức của đảng CSVN, và do sự tìm tòi thêm của mình, chúng tôi đã
chứng minh tường tận và tương đối đầy đủ về hai tội trạng này của
Hồ. Bài viết của chúng tôi nhằm phê bình đĩa DVD của Lm Nguyễn
Hữu Lễ. DVD tố cáo các tội ác của Hồ Chí Minh [điều đó là đúng]
nhưng lại làm ngơ cái tội ác lớn nhất là tội bán nước của hắn.
Chúng tôi không dám dị nghị về tinh thần chống cộng của cha Lễ,
nhưng quả thật có nghi ngờ rằng chung quanh cha Lễ có bàn tay của
VC hay Việt Tân nhúng vào với mục đích gián tiếp gỡ tội cho Hồ để
củng cố địa vị cho hắn. Dù muốn dù không thì thiển nghĩ, đây cũng
là một hình thức tiếp tay cho VGCS và nằm trong sách lược của
chúng là bảo vệ Hồ để giữ đảng.
Dư luận cũng như báo chí hiện nay đang
ì xèo về chuyện VGCS bán nước. Để ý một chút, chúng ta không mấy
khó khăn nhìn ra rằng dư luận đang có xu hướng kết án “sự kiện
Thành Đô” – tức là tội bán nước – bằng cách tất cả tội trạng đổ
trên đầu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khá Phiêu, v.v.
nhưng lại bỏ sót cái tên Hồ Chí Minh. Đó là chủ tâm của bọn cầm
quyền Hà Nội hiện nay. Có phải chỉ có những tên CS này bán nước,
còn Hồ Chí Minh thì không? Như chúng tôi đã trưng dẫn trong bài
viết “Sự thật về Hồ Chí Minh.....”, có những sự kiện chứng tỏ Hồ
là Việt gian bán nước. Cũng có những sự kiện khác, kẻ thi hành
việc bán nước lúc hồ còn sống là Ung Văn Khiêm hay Phạm Văn Đồng,
và ngày nay là các đồng đảng thế hệ sau của Hồ. Nhưng dù ai đi
nữa, theo chế độ đảng trị của CS thì chủ tịch đảng tức Hồ Chí
Minh phải chịu trách nhiệm chứ không đổ thừa cho ai được. Hồ
không thể bịp bợm, vừa lau nước mắt vừa xin lỗi trước quốc dân
như trong vụ Cải Cách Ruộng Đất: “các chú làm thế chứ bác đâu có
muốn thế”. Trong mọi trường hợp mỗi khi tố cáo và lên án tội bán
nước của VGCS, lờ đi tên Hồ Chí Minh trong vấn đề này, chúng tôi
không tin là vô tình, mà là một dụng ý nằm trong sách lược của
bọn đầu sỏ Hà Nội. Chúng thà hy sinh cả một lũ chốt thí cũng
không sao, miễn là địa vị “cha già dân tộc” của Hồ phải được bảo
vệ. Với đảng VGCS, Hồ Chí Minh không thể bị kết tội là Việt gian
bán nước. Luận điểm chúng tôi đặt ra là, bảo vệ sự tồn tại của Hồ
tức là bảo vệ sự tồn tại của đảng VGCS. Đảng VGCS luôn theo đuổi
sát luận điểm này.
2. Tội xâm lược miền Nam – VGCS cần
phải phủ dụ để giữ yên dân chúng miền Nam, đồng thời để chinh
phục hơn 3 triệu người miền Nam tỵ nạn tại hải ngoại. Sách lược
của những tên đầu sỏ BCT là đổ cái tội xâm lược miền Nam lên đầu
kẻ khác để giữ thanh danh và uy tín cho Hồ. Các người bị đổ tội
là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. Cuốn Đèn Cù là một cố gắng, nhưng tin
rằng chưa phải là cố gắng cuối cùng cho chính sách này. Chính
sách trút trách nhiệm này – không chối cãi được – được bàng bạc
thể hiện trong cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh. Chúng ta hãy đọc bình
luận Gia Ngô Nhân Dụng viết về vấn đề này: “Đối với bên ngoài, Lê
Duẫn bám sát chủ trương của Mao gây cuộc chiến tranh xâm chiếm
miền Nam. Theo Trần Đĩnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không
muốn đánh, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng...”
Luận điệu đổ tội này, như chúng ta thấy, xuất phát từ những thành
phần dân chủ cuội trong nước trước đây là Hoàng Minh Chính,
Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Nguyễn Văn Trấn, v.v. rồi lan ra
hải ngoại. Nhiều trí thức và đảng phái quốc gia tại hải ngoại đã
dễ dàng rơi vào cái bẫy chuột chù này của bọn dân chủ cuội trong
nước. Xin nêu một thí dụ điển hình là GS Trần Nhã Nguyên với cuốn
“Lịch Sử Việt Nam 1940 – 2007”. Ông Trần Nhã Nguyên là một giáo
sư trung học, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thời VNCH. Sau 30/4/1975
ông chạy ra hải ngoại viết báo và viết sách. Trong cuốn Lịch Sử
VN 1940 – 2007, ông Nhã Nguyên trích dẫn một số nhân vật vốn là
đối thủ của Lê Duẫn và Lê Đức Thọ cho rằng về cuối đời, Hồ đã mất
hết quyền hành về tay bọn Duẫn – Thọ, và ông đi đến kết luận: “Ai
ngờ con người đầy huyền thoại như Hồ Chí Minh, xác của ông đến
nay còn được bảo trì ở lăng Ba Đình, lại mang nhiều niềm uất hận.
Đến giờ phút cuối đời, chỉ trối trăn vài lời di chúc, cũng bị
liên minh Lê Duẫn–Lê Đức Thọ xóa tẩy, thêm bớt, ngày qua đời cũng
đổi. Đặc biệt là bao nhiêu thập niên qua, xác của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn còn giá trị như một kho báu trong chính sách bùa chú cho
sự sống còn của đảng”
(Lịch Sử Việt Nam 1940 – 2007 trang 746).
Bọn dân chủ cuội trong nước và lũ theo
voi hít bã mía tại hải ngoại, về hình thức, có vẻ chống tập đoàn
đương quyền tại Hà Nội, nhưng thật bất hạnh, chúng lại rơi đúng
vào cái bẫy mà bọn ma đầu Hà Nội giương ra, tức là cái sách lược
đổ hết tội lên đầu đàn em để cứu Hồ. Sự thực rõ ràng lắm nếu
chúng ta chịu khó nhìn vào cái lăng mộ của Lê Duẫn và để tâm suy
nghĩ một chút. Thật là mưu mô cao siêu và vô cùng thâm độc! Quý
vị tưởng rằng bọn cầm quyền Hà Nội xây lăng mộ để thờ Lê Duẫn
thật sao? Hoàn toàn không phải. Mà ngược lại, chúng cố tình đổ
hắc ín lên cái thây ma Lê Luẫn đang nằm trong mồ. Nếu thực tâm
xây lăng mộ để thờ Lê Duẫn thì lũ ma đầu Bắc Bộ Phủ đã chẳng
trương lên ngay trước tiền đình tấm bảng ghi câu nói vô cùng ngu
xuẩn của Lê Duẫn để muôn đời người VN mỉa mai: “Ta đánh Mỹ là
đánh cho Liên Sô, cho Trung Quốc”. Còn gì là tinh thần yêu nước,
là công trạng, là danh dự của một ông Tổng Bí Thư? Qua tấm bảng
này, Lê Duẫn hiện nguyên hình là một tên đầy tớ của ngoại bang,
vâng lệnh quan thầy Nga Tầu xua quâm xâm chiếm miền Nam. Bán nước
chứ còn gì nữa. Nếu đuổi Mỹ để “giải phóng” miền Nam là tội, thì
kẻ phạm tội ác này là Lê Duẫn chứ không phải Hồ. Đúng logic là
thế. Thâm độc chưa! Dù đền thờ nguy nga đồ sộ, nhưng với cái bảng
đề công kiểu này, Lê Duẫn gánh hết mọi tội lỗi thay cho Hồ Chí
Minh trong chủ trương xâm lược miền Nam. Thế mà cũng có nhiều
người tỵ nạn, kể cả bọn trí thức cục phân vẫn cứ tưởng là thật.
VGCS xây lăng mộ cho Lê Duẫn để ghi nhớ công ơn của Duẫn là thật!
Thế có buồn không!
Chỉ cần bỏ một chút xíu công sức thôi,
người ta đã có thể dễ dàng lật tẩy sự gian manh của bọn Bắc Bộ
Phủ. Này nhá, nếu Hồ Chí Minh không chủ trương gây chiến để xâm
lược miền Nam, thì tại sao trước tết Mậu Thân 1968 hắn lại gởi
mấy câu thơ này vào miền Nam để động viên tinh thần bộ đội của
hắn đang đánh nhau trong đó:
Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam
Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn
thắng ắt về ta.
Hồ chí Minh hồi tết Mậu Thân tuy có
già, nhưng không phải là đã lú lẫn. Bằng chứng là hắn vẫn còn
tỉnh táo để làm thơ kia mà. Hơn nữa, trong hệ thống cầm quyền của
chế độ độc tài toàn trị miền Bắc, ai dám có những quyết định quan
trọng vượt quyền của chủ tịch đảng? Chạy tội cho Hồ Chí Minh
trong vấn đề xâm lược miền Nam chỉ là một mánh lới lừa bịp người
dân ít học và bọn trí thức đầu bò giá trị không bằng cục phân. Kể
cũng tội Lê Duẫn, nhưng hắn đã chết rồi chẳng biết được, con xe
bị thí để cho con tướng tội đồ được yên vị. Tác phẩm Đèn Cù đã
góp công không nhỏ trong nước cờ thí này của bọn đầu lãnh Hà Nội.
Nhưng dù sao Đèn Cù cũng là một cuốn
sách chứa đựng ít nhiều những dữ kiện được coi là sử liệu. Tác
giả, để chứng tỏ sự trung thực của các dữ kiện ông viết ra, đã
dám thẳng thắn thách thức: “Vâng, tôi xin đối mặt với công luận
đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra”. Đây là một
thái độ thành khẩn đáng khen, nhưng đồng thời cũng là một thách
thức có vẻ kiêu căng và tự mãn. Có lẽ bởi vì xưa nay ai cũng cho
rằng đảng VGCS là một đảng chuyên môn gian dối và lừa bịp, cho
nên thiển nghĩ, tác giả Trần Đĩnh, một đảng viên kỳ cựu, mới cảm
thấy cần phải mạnh mẽ tự khẳng định mình và thách thức như thế.
Kẻ hèn này không dám tự coi mình là một tiếng nói công luận,
thành thử không muốn làm công việc gọi là vạch ra sự ăn gian nói
dối, nếu có, của tác giả Trần Đĩnh. Thế nhưng, theo nhận xét
riêng của chúng tôi, ý tưởng chính (main idea) trong cuốn Đèn Cù
của tác giả Trần Đĩnh là muốn tố cáo tội ác gây ra cuộc chiến
tranh Nam – Bắc. Vì thế, chúng tôi muốn nêu lên điều khẳng định
này là, người chủ trương gây chiến tranh để chiếm miền Nam là Lê
Duẫn là sai, sai lầm hoàn toàn. Kẻ gây ra tai họa này không phải
ai khác hơn là Hồ Chí Minh. Trút tội lên đầu Lê Duẫn là sách lược
“thí xe để giữ tướng” hiện nay của VGCS. Trong nước, VGCS mở hết
chiến dịch này đến chiến dịch khác ca tụng đạo đức và công ơn của
Hồ. Trong khi tại hải ngoại, chúng hướng dẫn có kế hoạch dư luận
đi theo con đường này bằng truyền thông và các tác phẩm văn học
trong đó có Đèn Cù. Tác giả Trần Đĩnh tin rằng Lê Duẫn đi theo
chủ trương của Mao gây ra cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam,
trong khi đó Hồ và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh là sự hiểu biết
và cách suy nghĩ của tác giả. Chúng tôi tôn trọng quyền tự do tư
tưởng của ông, nhưng khẳng định rằng cách suy nghĩ đó phù hợp với
sách lược của đảng là bằng mọi giá phải bảo vệ địa vị Hồ để giữ
vững sự tồn tại của đảng, cho dù phải hy sinh cả những đảng viên
có công và trung kiên nhất của đảng.
Chuyện ngoài lề. Anh bạn bác sĩ châm
cứu của người viết như đã nói đến ở trên, sáng nay lại phone than
phiền: “.... Loại sách viết về vấn đề VN luôn luôn rất hấp dẫn
đối với tôi, nhưng từ trước tới nay, tôi chưa đọc cuốn sách nào
tầm thường như cuốn Đèn Cù. Toàn là chuyện... khổ lắm, biết rồi.
Nói mãi. Chán!”
Ngày 10/9/2014
Duyên–Lãng Hà
Tiến Nhất
Sách dầy 599 trang. Mời đọc: Đèn Cù Quyển 1(PDF)
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Những
trang liên quan đến sách Đèn Cù của Nhà văn Trần Đĩnh
Nhà văn Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù, qua đời ở tuổi 93
Tết trung thu em đọc Đèn Cù
Tác phẩm Đèn Cù: Trong nước cờ thí xe giữ tướng của CS Hà Nội
Phỏng vấn Bùi Tín về Đèn Cù
Trang Sách–Báo
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Vũ Văn Chương chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, September 21, 2014
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang