Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Thế giới
Chủ đề: Hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris
Tác giả: The New York Times
Người dịch: bkt
Bản Việt ngữ

Kế hoạch Phòng Hỏa sơ hở,
dẫn đến Hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

 

Nhà thờ Notre-Dame chìm trong biển lửa,
chiều Thứ Hai, April 15, 2019.



Khói & Lửa bừng bừng cháy tại Thánh đường Notre-Dame.



Không giống như ở những nơi đặt nặng về vấn đề phòng hỏa tại nước Mỹ,
những chiếc máy báo động cháy nhà gắn tại Notre-Dame
đã không gọi trạm cứu hỏa ngay lập tức.



Quang cảnh một cuộc rước kiệu vào ngày
Thứ Sáu Tuần Thánh gần khu Nhà thờ Đức Bà Paris.



 

Thành phố Paris, Pháp Quốc: người Kiến trúc sư phụ trách về kế hoạch Phòng Hỏa tại Nhà thờ Đức Bà Paris đã thú nhận rằng những viên chức trong toán phòng hỏa đã tính toán sai về tốc độ bắt cháy và lan tràn nhanh chóng của ngọn lửa khắp thánh đường này, kết quả là sức tàn phá của ngọn lửa cao hơn là họ nghĩ.

Ông Benjamin Mouton, người Kiến trúc sư phụ trách về việc Phòng Hỏa tại Nhà thờ Đức Bà Paris nói: Hệ thống phòng hỏa này đã dựa trên sự quyết đoán rằng giả dụ nếu có hỏa hoạn xảy ra, thì những kèo bằng gỗ cây sồi cổ xưa trên gác nhà thờ sẽ cháy rất chậm, cho phép toán cứu hỏa đủ thời gian để dập tắt ngọn lửa.

Không giống như ở những nơi đặt nặng về vấn đề phòng hỏa tại nước Mỹ, những chiếc máy báo động cháy nhà gắn tại Notre-Dame đã không gọi trạm cứu hỏa ngay lập tức. Mà chỉ có một người gác gian tại nhà thờ leo lên gác qua một số cầu thang thẳng đứng và hẹp — theo Ông Mouton tả thì phải mất 6 phút mới lên đến gác nhà thờ và phải là người với một thân hình vừa vặn mới lên được khu này.

Chỉ sau khi một ngọn lửa được nhìn tận mắt thì trạm cứu hỏa mới được thông báo. Điều này có nghĩa rằng khi trạm cứu hỏa đáp ứng ngay không một chút chậm trễ thì cũng đã trễ mất khoảng 20 phút đồng hồ — kể từ lúc hệ thống báo động hoạt động cho đến lúc những người lính cứu hỏa đến hiện trường và leo lên gác với hàng trăm cân ống nước và đồ nghề để dập tắt lửa.

Những giây phút chậm trễ này đã gây ra hậu quả thật là tai hại.

Ông Mouton nói: “Tôi kinh ngạc về các kèo gỗ sồi ở Notre-Dame đã cháy quá nhanh, loại gỗ sồi cũ như thế không thể cháy như diêm-quẹt được. Thật là điều rất khó hiểu.”

Nhưng các chuyên gia phòng hỏa đã nói rằng ông Mouton và nhân viên của ông đã đánh giá nhẹ rủi ro hỏa hoạn này — và rằng phản ứng của trạm cứu hỏa mà họ đã gầy dựng thật quá ư chậm chạp để dập tắt một vụ hỏa hoạn kịp thời.

Ông Jonathan Barnett, một chuyên gia phòng hỏa có uy tín của hãng Basic Expert-Úc châu đã nói: “Thật là vô lý, 20 phút trễ là thời gian quá dài trước khi bạn kêu gọi nhân sự tham gia. Một khi cái kèo gỗ sồi nặng nề đó bắt đầu cháy, bạn không thể nào dập tắt nó được. Vì vậy mà tôi không nghĩ ra được tại sao họ đã cho phép 20 phút chậm-trễ này.”

Ông François Chatillon, một kiến trúc sư thâm niên chuyên về nhiều dự án phục hồi những đền-đài lịch sử tại Pháp cũng đã nhấn mạnh về rủi ro hỏa hoạn của lớp gỗ sồi dưới mái chính của Nhà thờ Notre-Dame là cao.

Ông nói, một khi nó bắt lửa, “Nó giống như mình ném một que diêm đang cháy vào trong một hộp đựng đầy que diêm vậy, rất khó để dập tắt.”

Đối với ông thì cái ngạc nhiên ở đây không phải Notre-Dame đã bị cháy vào tuần này, nhưng “cái ngạc nhiên là nó đã không cháy trước đây.”

Ông Mouton và nhân viên của ông không hẳn một mình hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định do họ đặt ra để bảo vệ một ngôi đền quý giá như Notre-Dame này. Tối thiểu những kế hoạch của họ phải được cấp trên của họ ở tại Bộ Văn Hóa Pháp phê chuẩn.

Charlotte Hubert, người đồng nghiệp cùng nhóm kiến trúc sư lo về những đền đài lịch sử với ông Mouton, đã nhấn mạnh rằng an nguy tại những đền đài như thế đã được điều chỉnh rất chặt chẽ.

Ông Hubert nói: “Vị Kiến trúc sư trưởng này đã không được trao cho những chìa khóa để thi hành nhiệm vụ đúng đắn cần phải làm.”

Nhưng, những chuyên gia về hỏa hoạn đã nói rằng hai người nắm chức vị cao nhất của dự án này, đó là Ông Mouton và một cựu nhân viên cứu hỏa là Trung tá Régis Prunet, hình như đã tính toán sai lầm những gì cần thiết để bảo vệ nhằm tránh hỏa hoạn cho một ngôi đền phức tạp, không bình thường và không thể thay thế như thế.

Tờ Tuần báo New York Times đã tham khảo với các khoa học gia cho biết động lực của lửa đã chứng tỏ, trong khi khối gỗ rắn chắc có thể cần nhiều thời gian để hoàn toàn bị thiêu hủy, một ngọn lửa đã lan ra trên khắp các kèo gỗ nguyên thủy tại Nhà thờ Notre-Dame một cách tự nhiên. Họ nói, thật lầm lẫn nếu quyết đoán cách khác.

Ông Mouton là kiến trúc sư lo cho Nhà Thờ Notre-Dame từ năm 2001 đến 2013, và trong suốt thời gian đó ông phụ trách nhiệm vụ chỉnh đốn lại kế hoạch phòng hỏa cho ngôi thánh đường này.

Ông Mouton nói: “Vấn đề phòng hỏa đã được nhắc đến trước nhất khi tôi có mặt tại hiện trường. Tôi là người lo về đề tài này từ đầu đến đuôi.”

Ông Prunet, một cựu nhân viên cứu hỏa, đã trở thành một chuyên viên cố vấn Phòng Hỏa Hoạn cho bộ Văn hóa Pháp và đã cộng tác với nhóm Ông Mouton.

Hai ông này đã đối diện với một thử thách lớn. Ông Prunet nói trong một cuộc phỏng vấn riêng rằng: Không có lấy một kế hoạch phòng hỏa đúng đắn nơi đây, ngay cả đến một kế hoạch di tản khách thăm viếng đền thờ hay bổn đạo trong trường hợp có hỏa hoạn cũng không. Ông ta nói: Thật là một phép lạ đã không có gì xảy ra trước đây, và “là 1 mỉa mai vĩ đại” đấy là hỏa hoạn đã xảy ra quá sớm, ngay sau khi một kế hoạch phòng hỏa được hoàn tất cho ngôi thánh đường này.

Cả hai Ông Mouton và Prunet nói: Họ đã được hoàn toàn giao phó trách nhiệm tự mình thiết lập một hệ thống phòng hỏa hiệu nghiệm nhất cho nhà thờ này. Tiền bạc không là vấn đề.

Ông Mouton nói: Khi chi phí tài chánh phải tăng hơn mức dự định, những nhà thẩm quyền đã kiếm thêm tiền và họ đã tăng thời gian cho kế hoạch phòng hỏa này từ 2 lên đến 4 năm mà thôi.

Ông nói: “Ưu tiên của Dự án này đã không bị giảm vì lý do tài chánh, tôi dám cam đoan như thế.”

Nhưng ngay cả khi các khoản chi tiêu không bị cắt giảm, thì cũng đã có một ý định bảo thủ quyết bảo tồn hệ thống xà bằng gỗ cây sồi lịch sử ở trong trạng thái nguyên thủy. Những nhà thiết kế đã quyết tâm không sử dụng những phương pháp phòng hỏa hoạn như gắn các hệ thống phun nước tự động, tường ngăn lửa.

Các chuyên gia cho rằng: Một quyết tâm hy sinh cái cổ xưa để đổi lấy giữa những gì có thể cách đây 850 năm và những gì hợp lý hôm nay đã có thể cứu được cây tháp nhà thờ.

Kỹ thuật tường ngăn lửa được sử dụng ở những vị trí khác trong đền thánh này — ngoại trừ gác nhà thờ. Ông Prunet nói: phạm vi rộng lớn và sự phức tạp của kiến trúc gác Nhà thờ Notre-Dame là một bộ phận khác biệt.

Ông Prunet nói: “Gác Nhà thờ Notre-Dame rất phức tạp vì các xà gỗ sồi nằm chồng chéo lên nhau như một cánh rừng vậy.”

Ông Mouton nói: Nhưng lý do chính không dùng tường chống lửa là vì có thể phải cắt xén cấu trúc gỗ sồi xưa này.

Ông nói: “Đúng đấy, ý tưởng này đã được bàn đến vào thời điểm đó, nhưng sau đó bị đào thải.”

Ông Mouton nói: “Nó thay đổi hình dạng và cả những yếu tố của cấu trúc, bởi vì khi gắn thêm vào một bộ phận bạn buộc phải cắt các xà gỗ này. Phương pháp này gọi là cắt xén.”

Ông Prunet nói thêm rằng các ống phun nước tự động đã không được dùng bởi vì chúng nó sẽ “làm ngập cả một cấu trúc.”

Họ nói rằng: Thay vào đó, cả toán đã đồng lòng dùng kế hoạch phòng ngừa và phát hiện. Đây là một lựa chọn theo ý thức.

Mỗi ngày có 2 người gác gian có mặt tại nhà thờ theo dõi cấu trúc mái nhà thờ, ngày và đêm, như canh giữ một kho bạc. Cả thánh đường được bảo vệ bằng những chiếc máy đo nhiệt độ và khói. Ba lần trong ngày có người leo lên gác nhà thờ để kiểm soát xem hệ thống này có làm việc không.

Ông Mouton nói: ông đã thí nghiệm xem thời gian bao lâu để gửi một trong 2 người gác gian leo lên gác nhà thờ kiểm soát khi ông ra dấu hiệu báo động.

Ông nói: “Công việc này cần một thời gian nhất định, bao gồm người phải có hình dáng thon vừa.” “Tôi cảm thấy giải pháp này hợp lý, xét theo điều kiện các cây kèo gỗ sồi xưa không cháy nhanh như thế.”

Sau quyết đoán đó, thì hệ thống báo động cũng có vẻ như không được hoàn thiện cho lắm, bắt đầu bằng phản ứng cho báo động lần thứ nhất xảy ra lúc 6:20 chiều.

Người gác gian đã không thấy dấu hiệu có lửa cháy, ra dấu hiệu hoàn toàn vô sự, và leo xuống khỏi gác nhà thờ.

Glenn Corbett, một phụ giáo sư chuyên về môn khoa học lửa tại Đại học John Jay College of Criminal Justice thuộc thành phố New York nói: Nhưng khi có tiếng chuông báo động, thì điều cấp bách là xem tiếng chuông đến từ hướng nào — và tại sao — bao gồm cả việc máy báo động có thể bị hỏng hay có côn trùng bò vào hộp máy báo động khiến chuông rung.

Ông Corbett nói: “Công việc điều tra cho lần báo động đầu tiên đã không đầy đủ. Đó rất có thể là lỗi lầm lớn nhất họ phạm phải.”

Vào lúc đó, cứ cho rằng ngọn lửa đâu đó trên gác đang cháy âm ỉ và đã bắt đầu cháy lan, cho dù người ta vẫn chưa khẳng định được ngọn lửa bắt nguồn từ đâu.

Các chuyên gia về ngành Phòng Hỏa Hoạn đã cố gắng tìm hiểu xem bằng cách nào mà Ông Mouton đã tin tưởng rằng các khúc gỗ cổ xưa rắn chắc bắt lửa rất chậm.

Ông Corbett nói rằng: trong truyền thuyết tai tiếng lâu đời, những tòa nhà tuyền bằng gỗ kiến thiết vào thế kỷ 19 thỉnh thoảng được cho là “bắt lửa rất chậm.”

Ông Barnett, một chuyên gia người Úc, nhấn mạnh rằng: thời gian để ngọn lửa thiêu hủy hoàn toàn một khúc gỗ dầy thì khác với phép tính về tốc độ lan của một ngọn lửa.

Ông Barnett nói: “Ông ta đã tính sai diện tích của một mặt phẳng rộng lớn. Nơi có nhiều năng lượng và lan đi rất nhanh.”

Vào thời điểm chuông báo động rung lần thứ hai vào lúc 6:43 chiều và một người gác gian trèo lên các cầu thang nhà thờ lần thứ hai, ngọn lửa đã biến thành một đám cháy lớn.

Sau cùng, cú điện thoại mới đến được Liên đoàn cứu hỏa thành phố vào lúc 6:51 chiều.

Guillaume Poitrinal, Giám đốc Fondation du Patrimoine, một tổ chức chuyên cổ võ ngành kiến trúc di sản nước Pháp nói: “Chúng ta đã có thể tránh được tai họa này với một hệ thống phát hiện tân tiến.”

Phát hiện sớm là một kỹ thuật khám phá hơi khói bốc hơi do hãng Siemens phát minh vào năm 2013, nhưng hãng này nói họ chưa ký công-tra nào với Nhà thờ Notre-Dame nên không thể trả lời về những câu hỏi liên quan đến sự hoạt động của sản phẩm này.

Một phát ngôn viên cho Liên Đoàn Cứu Hỏa tại thành phố Paris đã khẳng định: Những chiếc máy báo động hỏa hoạn tại Pháp không bao giờ báo động trực tiếp đến trạm cứu hỏa.

“Có thể là báo động giả, đó là lý do tại sao nhân viên cứu hỏa yêu cầu cho người kiểm soát lại,” Gabriel Plus, người phát ngôn viên nói. Ông ta gọi hành động này là “xóa tan mọi hồ nghi.”

Nhưng các chuyên gia ngoại cuộc đã đề nghị rằng trong trường hợp Nhà thờ Notre-Dame, những lựa chọn trong cách thiết kế hệ thống phòng hỏa hoạn đã không dành đủ thời gian cho hành động trên.

Ông Plus nói: Còn có một giải pháp khác: Cho phép các nhân viên cứu hỏa đóng đô tại hiện trường. Những tòa nhà có “rủi ro hỏa hoạn cao”, thỉnh thoảng có sự hiện diện của nhân viên cứu hỏa ở những nơi như Louvre, Tòa án Paris, Tòa nhà Quốc Hội và Thư viện Quốc gia.

Ông nói: Nhà thờ Notre-Dame không nằm trong thành phần này.

Ông Mouton công nhận rằng những nhân viên cứu hỏa túc trực là giải pháp tin cậy duy nhất để bảo đảm tránh được tổn thất do hỏa hoạn gây ra, nhưng ông nói điều này bất khả thi khi mà “chuông báo động reng khắp thành phố Paris và những khu đô thành lân cận.”

Ông nói: đành phải chấp nhận một số rủi ro thôi. “Mọi thứ đều là tương đối.”

Ông Mouton nói: “Tôi rất băn khoăn về những gì đã xảy ra.”

Liệu ông ta có một kế hoạch Phòng hỏa khác hơn cho hiện tại, dựa trên những gì vừa xảy ra?

Ông trả lời: “Hệ thống phát hiện hỏa hoạn vẫn như cũ, nhưng hệ thống hồi báo/phản ứng phải đổi thay.”

Ông nói: “Dĩ nhiên những giây phút đầu tiên tối quan trọng,” ngừng một chút. Ông tiếp: “Sau sự kiện này, một người luôn luôn sai và ước chi đã làm khá hơn.”

Katrin Bennhold tường trình từ Paris, thủ đô Pháp Quốc,
James Glanz từ thành phố New York,
Adam Nossiter, Liz Alderman, Aurelien Breeden và Elian Peltier bổ tức từ Paris.

 

 

 

Bản Anh ngữ

The New York Times
Notre-Dame’s Safety Planners Underestimated the Risk,
With Devastating Results
KATRIN BENNHOLD and JAMES GLANZ
Source
:
http://www.msn.com/en-us/news/world/notre-dames-safety-planners-underestimated-the-risk-with-devastating-results/ar-BBW6VvH?li=BBnb7Kz&OCID=DELLDHP
 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Những bài liên quan


Kế hoạch Phòng Hỏa sơ hở, dẫn đến Hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris
Cái mất và cái được trong vụ cháy nhà thờ Notre Dame de Paris

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: bkt  đọc báo

 

Đăng ngày Thứ Bảy, April 20, 2019
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang