Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Địa Phương Quân QLVNCH
Chủ đề:
30–T4–Đ
Tác giả:
Lê Phi Ô
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Nhà
văn Trường Sơn Lê xuân Nhị đã viết trong “Những Anh Hùng Vô Danh”:
“Địa Phương Quân cái tên nghe khiêm nhường và hiền lành như đất. Như
bộ đồ xanh bạc màu của các anh. Địa phương Quân, thứ lính âm thầm
nhất trong các thứ lính của Quân lực; không màu mè, không áo rằn ri,
không có những huyền thoại khủng khiếp, không ‘truyền thống binh
chủng’ không có đến những khẩu hiệu nảy lửa chết người. Nhưng Địa
phương Quân Pleiku chiều qua đã bình tĩnh xin ‘cho nó nổ trên đầu
tôi’, ‘cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi bạn ơi’. Xin vĩnh biệt và cảm
tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái quý giá nhất của cuộc đời là mạng sống
mình để đổi lấy cho Quê Hương dù đã rách nát tả tơi còn có được
những ngày xanh hy vọng. Cho buổi chợ họp ban mai, dù nghèo nàn thưa
thớt vẫn còn được an bình. Cho ngôi trường Quận lỵ thấp lè tè những
mái tôn cháy nắng còn rộn tiếng trẻ thơ cười, và cho mái chùa cong
cong nơi sườn núi còn được ngân nga lên những hồi chuông tín mộ....”
Trong “Lá thư Tòa Soạn” của Nguyệt san
Diều Hâu tiểu bang Florida số phát hành tháng 07 năm 2013 viết:
“Trong cuộc chiến gần một phần tư thế kỷ để bảo vệ miền Nam thân
yêu, những binh chủng thiện chiến và ưu tú của QLVNCH như Nhảy Dù,
Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân đã cùng với 11 Sư Đoàn BB dưới
sự yểm trợ tác chiến của các Quân Binh chủng khác như Không Quân,
Hải Quân, Pháo Binh và Thiết Giáp... đã giáng những đòn sấm sét lên
đầu quân xâm lược cộng sản khắp Bốn Vùng Chiến Thuật.
Và cũng trong cuộc chiến dai dẳng này, có
một Binh Chủng – Nếu được gọi là một Binh Chủng – đã ngày đêm lặng
lẽ giáp mặt với quân thù, và cũng đã gây cho chúng những tổn thất
kinh hoàng, nhưng lại ít được người đời, nhất là giới Truyền thông
Báo chí thuở đó để mắt tới, đó là Lực lượng Địa phương Quân và Nghĩa
Quân trong QLVNCH...
Trên mắt báo chí sáng nay tại Thủ Đô Sài
Gòn, vừa loan tin và vinh danh một đơn vị Nhảy Dù hay Thủy Quân Lục
Chiến, mới hôm qua với sự yểm trợ của Phi cơ và Pháo binh, đã bẻ gãy
và chiến thắng một đợt tấn công của quân CSBV, thì có ai biết đâu
rằng cũng đêm qua tại một tiền đồn heo hút nằm sâu trong Đồng tháp
Mười, trong rừng U Minh hay một nơi nào đó tại một vùng rừng núi Tây
Nguyên, một Tiền đồn Địa phương Quân đã bị tràn ngập bởi quân xâm
lược cộng sản sau khi người lính sau chót của đơn vị bắn hết băng
đạn sau cùng...”
Và, tham chiếu tài liệu của Tiến sĩ Nguyễn đức Phương tác giả “Chiến
Tranh Việt Nam Toàn Tập”, đồng thời qua những nhân chứng đã từng
tham dự trực tiếp trận đánh Tánh Linh và Hoài Đức thuộc Tỉnh Bình
Tuy tháng 12 năm 1974, để nhận thấy sự khốc liệt của trận chiến mà
người lính ĐPQ Quận Hoài Đức đã trải qua và giữ vững để Hoài Đức
không lọt vào tay cộng sản cho đến khi được giải cứu bởi Sư Đoàn
18BB.
“Chiến dịch
Tánh Linh & Hoài Đức” do việt cộng đặt tên và khởi động bắt đầu
tháng 12 năm 1974.
Quận Hoài Đức phía nam giáp xã Gia Ray,
phía bắc và tây giáp Quận Định Quán của Tỉnh Long Khánh, Phía đông
là Quận Tánh Linh. Quận lỵ là xã Võ Đắt nơi đặt bộ chỉ huy Chi Khu.
Nằm trên một khoảng đất cao, Quận có khoảng 30,000 dân, đa số là dân
Quảng Ngãi, Quảng Bình và Người Thượng.
Theo tin tức Tình Báo của Bộ TTM và bộ tư
lệnh Quân Đoàn III đã có được những dấu hiệu báo trước đợt tấn công
của CS. Quân khu 7 cộng sản dùng Sư Đoàn 6 tân lập (SĐ trừ) gồm
Trung đoàn 274 và Trung đoàn 33 tăng cường Trung đoàn 812 của Quân
khu 6 VC. Ngoài ra còn có một Trung đoàn “Pháo mặt đất & cao xạ”, 4
tiểu đoàn Đặc công 18, 19, 20 và 200C.
a/ Lực lượng phòng thủ Chi khu Hoài Đức là
Tiểu Đoàn 344/ĐP, tăng cường Đại đội 512/Trinh Sát. Ngoài ra còn có
phân đội thám thính xa V100 (2 chiếc), một trung đội Pháo Binh
105ly, 4 trung đội Nghĩa Quân và Chi CSQG Hoài Đức.
b/ Lực lượng phòng thủ Chi khu Tánh Linh
gồm có 4 Đại đội biệt lập: Đại Đội 700, 710, 720 và 878. Còn có phân
đội Thám thính xa V100 (2 chiếc), trung đội Pháo binh 105ly, 3 trung
đội Nghĩa Quân và Chi CSQG Tánh Linh. Khoảng 2 tuần trước khi bị tấn
công, Chi khu Tánh Linh được tăng cường Tiểu đoàn 335/ĐP đến từ Tỉnh
Long An.
Do nhu
cầu viện binh, Quân Khu III đưa Liên Đoàn 7/BĐQ, một Pháo đội Pháo
Binh của SĐ18BB tăng phái cho LĐ7/BĐQ đến ấp Chính Tâm 2 cách Chi
khu Hoài Đức 10 cây số về phía Nam để giải tỏa áp lực địch. Khi
LĐ7/BĐQ vào vùng hành quân thì 2 đại đội của TĐ344/ĐP hoạt động gần
đó được đặt dưới quyền điều động của LĐ7/BĐQ.
Từ ngày 8/12/74 Trung đoàn 812 VC được sự
yểm trợ của Tiểu đoàn 130 Pháo binh và một Tiểu đoàn Đặc công 200C
tấn công Chi khu Tánh Linh và chúng chiếm được đồi Lồ–Ồ cùng với hai
đại bác 105ly. Và, từ đó đến ngày 22/12/74, lần lượt VC chiếm hết
các xã khác kể cả xã Quận lỵ chỉ còn duy nhất bộ chỉ huy Chi khu.
Trong suốt ngày 23 và 24 tháng 12 năm 1974, VC pháo hơn 3,000 quả
đạn đủ loại vào bộ chỉ huy Chi khu, và đúng đêm Giáng Sinh Chi khu
Tánh Linh thất thủ.
Trong thời gian đánh Chi khu Tánh Linh thì
VC bao vây và pháo kích Chi khu Hoài Đức đồng thời tấn công LĐ7/BĐQ,
gây thiệt hại đáng kể cho LĐ7/BĐQ, Pháo đội 105ly tăng phái cho
LĐ7/BĐQ bị mất 2 khẩu Đại bác 105ly vào tay địch. Thiết đoàn 5 Kỵ
Binh vào giải cứu LĐ7BĐQ cũng thiệt mất hai Sĩ Quan cấp Thiếu tá và
cũng không tiến lên được. Và, cuối cùng LĐ7/BĐQ phải triệt thoái
khỏi trận địa. Như vậy, Chi khu Hoài Đức phải chống chọi với đông
đảo địch quân cấp Sư đoàn chỉ với đơn vị cơ hữu là TĐ344/ĐP mà quân
số hao hụt còn 50%.
Sau khi Liên Đoàn 7/BĐQ lui binh và Chi
khu Tánh Linh thất thủ. Việt cộng với Sư Đoàn 6, Trung đoàn 812, một
Trung đoàn Pháo Mặt đất & Cao xạ, 4 Tiểu đoàn Đặc công 18, 19, 20 và
200C tập trung dứt điểm Tiểu đoàn 344/ĐP của ta đang bảo vệ cứ điểm
cuối cùng là Bộ chỉ huy Chi Khu mà quân số còn lại khoảng 200 người
và Đại đội 512/Trinh Sát quân số 60 người.
Vài ngày sau, Trung úy Đường Đại đội
trưởng Trinh sát tử trận và Đại đội Trinh sát cũng tan hàng ngay sau
đó. Giờ đây TĐ344/ĐP với quân số chưa tới 200 người, địch quân đông
gấp 20 lần, nghĩa là một người lính ĐPQ phải chống trả với 20 tên
VC. Không viện quân, không tải thương, không tiếp tế, không Pháo
binh và Phi cơ yểm trợ... quân số mỗi ngày mỗi hao hụt và phải tả
xung hữu đột, chiến đấu trong tuyệt vọng! VC đã nhiều lần cắt Chi
khu ra làm đôi nhưng chúng lại bị đánh bật trở ra, lại xông vào rồi
lại bị đẩy lui... Chiến trường bây giờ là thịt xương, là máu... máu
của những người lính với bộ Treillis màu xanh bình dị, của một binh
chủng có cái tên “hiền lành như đất” Địa phương Quân!!!
Suốt 33 ngày đêm TĐ344/ĐP chiến đấu lẻ loi
như vậy, ngày 5 tháng 1 năm 1975, những chiếc trực thăng từ Quận
Định Quán như những Thiên Sứ mang sự sống đến cho Quân Dân Quận Hoài
Đức, cho vùng đất chết bị hủy diệt bởi đạn pháo của quân thù, mang
những vị cứu tinh đến cho TĐ344/ĐP trong cơn hấp hối. Trực thăng đổ
quân cứu viện của Sư Đoàn 18BB mà đơn vị tinh nhuệ đi đầu là Tiểu
đoàn 2/43, con chim đầu đàn có gương mặt thư sinh, hiền lành nhưng
khi chạm địch thì chẳng hiền lành tí nào cả: Thiếu tá Nguyễn Hữu
Chế.
Thiếu tướng
Lê minh Đảo đã kịp thời đưa Sư Đoàn 18BB của Ông giải cứu Chi khu
Hoài Đức và không lâu sau đó, trong hoàn cảnh Quân viện hoàn toàn bị
cắt đứt, đạn dược thiếu hụt với một Sư Đoàn chưa tiếng tăm lắm. Sư
đoàn dưới quyền của Ông đã đánh một trận để đời, không những kẻ thù
khiếp sợ mà cả Thế giới phải khâm phục và phá tan đi những thành
kiến ác độc do bọn thiên tả gây ra để bêu xấu Quân Lực VNCH.
Theo Tiến sĩ Lewis Sorley, nhà phân tích
Quân sự lỗi lạc của Mỹ: Sau tết Mậu Thân 1968, Bộ Tư Lệnh Mỹ tại
Việt Nam thay đổi. Đại Tướng Creighton Abrams lên thay Đại Tướng
Westmoreland và đổi quan niệm về cuộc chiến và phương pháp hành xử.
Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến tranh toàn diện” gồm cả hành quân bình
định và gia tăng khả năng QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngay
với chiến trận.
Chiến thuật cũng thay đổi từ quan niệm “lùng và diệt” qua “Bình định
và giữ đất”. Có nghĩa là khi địch quân bị đẩy ra khỏi vùng có Dân
thì Quân đội phải đóng lại chứ không phải rút đi cho Địch trở lại.
Do đó, Địa Phương Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh
và bình định lãnh thổ.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh cho sự phát
triển và nâng cao các lực lượng Địa Phương Quân là việc làm quan
trọng nhất của Mỹ. Trung tướng Ngô Quang Trưởng nhận định rằng kết
quả bình định Xã Ấp, gia tăng số Dân sống dưới chính quyền và an
toàn giao thông là công của lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.
Trong trận chiến Võ Đắt tháng 12 năm 1974,
mở màn cho trận đánh quyết định vào Sài Gòn sau này. Lực lượng việt
cộng quân số cả một Sư Đoàn với một Trung Đoàn Pháo và 4 Tiểu Đoàn
Đặc Công. Phía Ta chỉ có Tiểu Đoàn 344/Địa Phương và một Đại Đội
Trinh Sát Tỉnh (quân số VC, tham chiếu tài liệu của TS. Nguyễn đức
Phương, tác giả “Chiến Tranh VN Toàn Tập”). Tương quan lực lượng,
quân số việt cộng gấp 20 lần quân ta, nhưng suốt nhiều tuần lễ, VC
đã không thắng nổi. Như vậy, nếu hỏa lực và quân số ngang bằng thì
quân cộng sản không phải là đối thủ của Địa Phương Quân chứ đừng nói
chi đến Chủ lực quân của ta.
Tôi xin mượn bài thơ “Tôi gặp Anh người
Lính ĐPQ” của Thi hữu Lê Thị Hoài Niệm như một lời tri ân đến các
Anh, những người Lính ĐPQ mà tôi đã gặp, đã từng sống và chiến đấu
bên cạnh họ trong suốt cuộc chiến giữ Nước:
–viết
để tặng người Lính tôi quen.
LTHN
Tôi gặp
anh khi tuổi còn rất nhỏ
Toán lính qua làng
để bình định an dân
Anh hiên ngang cùng đi
giữa đoàn quân
Rồi tiến thẳng vào ngôi nhà
tôi ngồi nghỉ.
Nón sắt, ba lô, poncho và vũ khí
Các anh
vui cười, lễ phép hỏi Ba tôi:
“Bác cho
chúng con mượn tạm mảnh sân thôi
Đêm nay
nghỉ mai đi hành quân tiếp”.
Tôi gặp anh một buổi chiều vàng rất đẹp
Tuổi trăng non chưa hề biết mộng mơ
Học
trường xa ngày nghỉ mới trở về
Con đường
vắng chốt lính canh xuất hiện.
Anh chận tôi: “Giờ này về bất tiện
Giặc về làng quậy phá tối hôm qua
Đơn vị
Anh quần thảo đến canh ba
Giặc rút chạy,
toán quân nhà vô sự!”
Tôi gặp Anh tuổi xuân thì thiếu nữ
Rất bình thường không mơ mộng, kiêu sa
Tan
trường về biết mong ngóng Người ta
Rồi tự
nhủ: chắc đang hành quân gấp đó!
Anh quân nhân không mũ xanh, mũ đỏ
Không hoa dù, cũng chẳng Thiết vận xa
Không
lênh đênh lấy biển cả làm nhà
Không bay
bổng giữa trời cao gió lộng.
Anh người lính: niềm tin và hy vọng
Ngăn giặc thù giữ thôn xóm bình an
Ngày
hành quân ven biên giới Tỉnh – Làng
Đêm đi
kích cũng ruộng hoang, gò mả.
Địa Phương Quân – Lính con rùa nhưng vất
vả
Sống giữa lòng dân mà nguy hiểm bội phần
Đang nói cười lựu đạn nổ – thây phân
Đường
sanh tử đếm thời gian tích tắc.
Quán cà–phê có thể là trạm giặc
Thằng bé qua đường có thể “giao liên”
Cô bé
xinh xinh trông rất nhu hiền
Nào ai biết đó
là “Đặc công cộng sản”?
Tôi gặp Anh trong dòng người hỗn loạn
Thấp thỏm chờ tàu vận chuyển xuôi Nam
“Cuộc
di tản” như triệt cả đoàn quân
Vùi ý chí,
nén đau buồn “thúc thủ”!
Tôi gặp Anh giữa chợ trời lam lũ
Tấm thân gầy phủ mảnh áo vá vai
Áo rách vá,
làm sao vá đời trai
Bị tơi tả sau tháng
ngày nghiệt ngã?
Tôi gặp Anh đang mong manh hơi thở
Thân
phận con người trăn thở giựt giành
Cuộc
chiến sau cùng đã định sẵn lằn ranh
Nhưng
người lính đó vẫn trong tôi mãi mãi!
LTHN
Lê Phi Ô
Cựu TĐT – Tiểu đoàn 344/ĐP
Tiểu Khu Bình Tuy
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Lê Phi Ô chuyển
Đăng ngày Thứ Ba,
March 17, 2020
thư ký dù
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang