Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang
Sưu
tầm
Chủ đề:
Thắng cảnh đẹp Thiên nhiên
Tác giả: Jeffrey Hays
Người dịch:
BKT
Bản Việt ngữ
|
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Lời giới thiệu: Thiên nhiên/Tạo Hóa
quả là
một nhân vật huyền bí & kỳ tài, Ngài đã tạo cho chúng ta vô số những tác
phẩm nghệ thuật hùng vĩ và đẹp tuyệt mỹ trên địa cầu này, nhìn mãi không chán.
Núi Phú Sĩ hay Phú Sĩ Sơn, tọa lạc
trên đảo Honshu–Nhật Bản, cao 3,776.24 mét (tương đương với 3.78km),
đây là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản, đã được con người chinh phục
vào khoảng 663 AD (Anno Domini). Núi Phú Sĩ là một hỏa diệm sơn (núi
lửa) với nhiều lớp chồng lên nhau, lần cuối cùng núi này phun lửa cách nay 313 năm
vào ngày 17 tháng 12, năm 1707. Núi Phú Sĩ cách thủ đô Tokyo 100 cây
số về hướng Tây–Nam. Vào những ngày nắng đẹp người ta có thể nhìn
thấy núi Phú Sĩ rất rõ từ thành phố Tokyo. Núi Phú Sĩ có dạng hình
nón đều đặn tuyệt hảo và hiếm hoi trên thế giới, đỉnh núi được bao
phủ bởi một lớp tuyết trắng ngần. Núi Phú Sĩ là biểu tượng danh
tiếng của Nhật Bản với vẻ đẹp hùng vĩ của nó đã được nhắc đến rất
nhiều trong các tác phẩm văn chương & nghệ thuật tại Nhật Bản. Hằng
năm có rất nhiều du khách khắp nơi trên thế giới đổ xô về đây để
ngắm cảnh và leo núi. Phú Sĩ là quả núi “thiêng” của Nhật Bản
ngoài hai quả núi Tate và Haku. Núi Phú Sĩ đã được ghi danh để trở
thành một di sản của thế giới nghiêng về văn hóa hơn là thiên nhiên.
Sơ lược về địa lý nước Nhật: Nhật Bản hay Nhật
Bổn, tên tiếng Anh: Japan – tiếng Pháp: Nippon, tọa lạc trên biển
Thái Bình, là một “đảo quốc” vì địa thế hoàn toàn
nằm trên đại dương tách biệt với đất liền. Quần đảo Nhật Bản gồm
khoảng 6,853 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 377,975.24km² (tương
đương với 145,937.06mi² [square mile]); và là đảo quốc lớn nhất
trong vùng Đông Á nói riêng và lớn thứ tư trên thế giới nói chung.
Nước Nhật có 5 quần đảo chính: Hokkaido, Honshu, Kyushu, Shikoku
và Okinawa [xem bản đồ]. Núi Phú Sĩ
nằm giữa hai quận
Yamanashi và Shizuoka. Hai quận này nằm trên quần đảo Honshu, là
quần đảo lớn nhất nước Nhật.
Dân số Nhật Bản hiện nay tính đến ngày
Chúa Nhật, October 25, 2020, tổng cộng:
126,352,656
[một trăm hai mươi sáu triệu, 3 trăm năm mươi hai ngàn, sáu trăm năm
mươi sáu] người; dữ kiện (data) này do Worldometer Elaboration thuộc
Liên Hiệp Quốc phổ biến.
Bài sưu tầm này gồm 2 phần:
Phần
I – Tìm hiểu về Núi Phú Sĩ và
Phần 2 – Phụ lục với một số hình
ảnh sinh hoạt quanh vùng núi Phú sĩ.
Kính mời Quý Độc giả theo
dõi bài viết & những hình ảnh sau đây. Trân trọng. –bkt.
Nguồn tài liệu:
BING Map và
Wikipedia
Bản Việt ngữ
Phần 1 – Tìm hiểu về núi PHÚ SĨ–Nhật Bản
Núi
Phú sĩ (cách Thủ đô Tokyo 65 dặm/106km, nếu đi xe buýt mất độ hai
giờ
đồng hồ) là núi cao nhất tại Nhật Bản. Một quả núi đẹp nhất và được
người Nhật tôn sùng nhất. Cao 12,388 bộ/3,776m, núi Phú Sĩ còn là
một thắng cảnh thiên nhiên thu hút nhiều du khách, là một biểu tượng
lâu đời của con cháu Thần Thái Dương, và với vẻ đẹp luôn thay đổi
theo thời tiết từng mùa trong năm, theo từng giờ mỗi ngày, tùy cách
nhìn mỗi cá nhân... đã và đang là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ
văn thi sĩ và họa sĩ khắp nơi.
Núi Phú Sĩ được những quầng mây bao xung
quanh triền núi, trên đỉnh núi thì được phủ bởi những vệt tuyết
trắng vào mùa hè và chớm thu, nhưng thời gian còn lại trong năm thì
toàn thể đỉnh núi này bị chôn vùi dưới làn tuyết băng giá. Núi Phú
Sĩ là một hình nón rất cân xứng, một hỏa diệm sơn hay núi lửa có
miệng núi sâu, đường vòng quanh chân núi đo được 40 cây số, nằm về
hướng nam đồng bằng Tokyo. Vào những ngày nắng đẹp, khoảng ba phần
dân chúng Nhật Bản có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ ngay trước nhà của
họ; ngoài ra thì núi Phú Sĩ luôn được mây hay sương mù che. Khu vực
Hakone có nhiều chỗ lý tưởng để ngắm núi Phú Sĩ.
Người Nhật ngày xưa cho rằng núi Phú Sĩ
của họ là cái rốn của vũ trụ. Họ rất kiêu hãnh có trên 13 nghìn
miếu/điện thờ thần thánh nơi đây, và hằng năm có nhiều ngàn khách
hành hương viếng đỉnh núi Phú Sĩ, những người về đây hành hương đều
đội nón lá, mặc những chiếc áo choàng trắng toát, chân đi bao chân
trắng phau, tay cầm chuông rung leng keng inh ỏi trong lúc mồm thì
đọc hay hô lên những câu thần chú. Đám người hành hương sau đó trèo
lên đỉnh núi Phú Sĩ, dọc đường lên núi họ dừng chân ở các trạm trên
núi để cầu nguyện và đi quanh các chỏm núi toàn đá xung quanh miệng
núi lửa. Những người Nhật theo đạo Phật tin rằng họ sẽ được Phật tổ
thưởng công vì đã lên đến đỉnh núi, đặc biệt là ở những bậc số 33 và
số 88. Một số bổn đạo còn cởi cả xăng–đan sắp chồng lên miệng núi
lửa với hy vọng làm cho núi Phú Sĩ cao hơn. Thậm chí có một vài tay
đại ngông dám phóng xuống miệng núi lửa tự vận với hy vọng rằng sau
chuyến “ngất xỉu nghìn thu” này sẽ được điệu lên Niết–bàn gặp Phật
tổ!
Mùa trèo núi Phú Sĩ bắt đầu vào tháng bảy.
Trước thời gian này những người chơi môn trượt tuyết thường làm ngơ
trước những dấu hiệu cấm không được trượt tuyết và đi giầy tuyết để
leo núi Phú Sĩ. Tháng 10 trời rất tốt để thăm những sườn đồi dốc
thấp vừa lúc lá thu từ bờ biển và những rừng cây gỗ thích chuyển màu
đẹp nhất và bạn sẽ chứng kiến những trận tuyết đầu mùa trên đỉnh
núi. Chính phủ Nhật Bản đã nộp đơn xin Ủy hội UNESCO nhận Thắng cảnh
núi Phú Sĩ là một di sản của Thế giới.
Lịch sử Núi Phú Sĩ
Điềm báo trước về hỏa diệm sơn Phú Sĩ là
núi lửa Komitake đã được hình thành về
phía bắc núi Phú Sĩ khoảng giữa 200,000 và 700,000 năm trước đây.
Cựu Phú Sĩ sơn đã bùng nổ với những tiếng nổ kinh thiên động địa
khoảng 100,000 năm về trước và đã được hình thành ở phía nam hỏa
diệm sơn Komitake. Sau đó Tân Phú Sĩ xuất hiện từ Cựu Phú Sĩ cách
đây 10,000 năm với những tiếng nổ lớn đẩy lên mặt đất một lượng lớn
dung nham từ hỏa quyển. Dòng dung nham vĩ đại này đã chảy thành sông
dọc theo sườn núi Phú Sĩ và vết tích này vẫn còn tồn tại đến hôm
nay.
Hiện tại núi
Phú Sĩ đang ngủ nhưng nó vẫn là một hỏa diệm sơn đang hoạt động. Núi
Phú Sĩ đã nổ rồi ngưng... cứ thế suốt 2,200 năm qua, cả thảy là 10
lần Phú Sĩ đã phun lửa từ năm 781 AD và sau đó là một lần nổ lớn vào
năm 864. Đa số những vụ nổ này đã khạc ra một lượng lớn dung nham
gồm tro và phần nhỏ nham thạch, với những tiếng nổ từ đỉnh núi nối
tiếp với những tiếng nổ từ triền núi. Riêng những tiếng nổ ở triền
núi cũng đã xảy ra ở các mặt phía Tây–Bắc, Đông–Bắc, và mặt
Đông–Nam.
Lần phun lửa cuối cùng tại núi Phú Sĩ là
vào năm 1707 giữa các trạm số 5 & 7.
Khói & tro bụi đã được phun cao lên không trung đến 10,000m/10km và
người ta đã ước lượng có khoảng 850 triệu mét khối gồm đá, cát, và
tro đã được phóng lên bầu trời. Có 3 mét dày chứa mảnh vụn được tích
lũy dưới chân núi Phú Sĩ và 0.52m tro dày đã phủ kín thành phố
Tokyo. Những vật liệu này còn rơi nhiều hơn ở vùng ngoại ô giữa núi
Phú Sĩ và Tokyo nữa. Lần thiên tai này đã không có người tử nạn
nhưng có hằng trăm ngàn người chạy nạn dùng gầu đựng nước bằng gỗ
đội trên đầu. Trận hỏa diệm sơn này đã thiêu hủy mùa màng và nông
trại trong vùng. Nạn đói kém và cảnh loạn lạc trong xã hội Nhật Bản
lúc bấy giờ đã kéo dài cả một thập niên.
Một đài khí tượng được đặt trên đỉnh núi
Phú Sĩ. Nó là một nhà máy ngổn ngang
với radar, những dụng cụ quan sát & nghe ngóng, một dụng cụ đo cát
vàng, bụi, và bồ hóng do gió thổi đến từ Trung cộng, cùng là nhà ở
cho các khoa học gia và nhân công, những con người đang làm việc tại
đài khí tượng này quanh năm. Vào năm 2004, đài khí tượng này do con
người điều khiển đã được thay thế bằng một hệ thống quan sát tự
động. Mục đích chính của hệ thống quan sát tự động này là tiên đoán
thời tiết nhưng nó đã lỗi thời vì các vệ tinh về thời tiết đang bay
trong không gian tối tân và chính xác hơn. Duy trì sự hoạt động của
đài khí tượng này cũng nguy hiểm không kém. Đã có 4 nhà quan sát
thiệt mạng trong lúc thi hành bổn phận ở đây. Hệ thống đài quan sát
mới này chỉ cần được thanh tra một lần trong năm thôi.
Chính phủ Nhật Bản hiện nay đang vận động
ráo riết để được cơ quan UNESCO
xem núi Phú Sĩ là một di sản văn hóa của Thế giới. Những áng văn thơ
về núi Phú Sĩ đã hiện diện trong Thi tập Manyoshu (“Một bộ sưu tầm
về mười ngàn chiếc lá”), đây là Thi tập sưu tầm về văn thơ cổ nhất
tại Nhật Bản, và được xem là bất tử trong bộ tranh gồm 36 bức tranh
in trên gỗ về phong cảnh núi Phú Sĩ của danh họa Hokusai. Phú Sĩ sơn
là linh hồn của dân tộc Nhật Bản đến nỗi có một đại học tại Nhật Bản
đã tự nguyện mở một môn học có tên Khoa Phú Sĩ sơn gồm những lớp học
về núi Phú Sĩ, và có nhiều người Nhật theo đạo Phú Sĩ Công, là đạo
thờ núi Phú Sĩ.
Những trận phun lửa trong tương lai của Núi Phú Sĩ
Người
ta đang lo cho một trận hỏa diệm sơn rất lớn có thể xảy ra ở núi Phú
Sĩ trong tương lai gần. Những điều lo ngại này gia tăng khi người ta
nghe được một loạt những trận động đất nhỏ đã xảy ra trong lòng đất
vào năm 2000 và hiện tượng này đã được lặp lại vào năm 2001. Những
rung động này chứng tỏ áp suất của hỏa quyển bắt đầu tăng. Khoảng
15,000 người đã tham gia nhiều cuộc tập luyện tại chân núi Phú Sĩ để
đối phó với thiên tai trong tình trạng khẩn cấp.
Nếu núi Phú Sĩ phun lửa như đã từng xảy ra
vào năm 1707 thì sự thiệt hại có thể rất lớn lao vì hiện nay có
nhiều người Nhật định cư quanh vùng núi Phú Sĩ hơn là vào thời kỳ
thế kỷ 18. Một trận hỏa diệm sơn như thế sẽ tạo nên một đám mây tro
bụi khổng lồ có khả năng che khuất ánh sáng mặt trời ở hai thành phố
Tokyo và Yokohama. Những dịch vụ chuyển vận công cộng như các xa lộ,
phi cảng, và hỏa xa/tầu điện sẽ bị tê liệt. Những dòng dung nham chảy thành
sông sẽ thiêu hủy và chôn vùi nhiều khu dân cư lớn, sẽ bít các xa lộ
và làm cản trở nhiều hệ thống đường rầy xe lửa/tầu điện. Vì sẽ có rất nhiều
trung tâm phân phối hàng hóa bị đứt đoạn, thực phẩm sẽ trở nên khan
hiếm và giá cả sẽ tăng vọt đến tận mây xanh. Nếu trời lại mưa nữa
thì tro rơi trên các hộp điện biến thế sẽ trở thành bùn gây nên cảnh
điện bị chạm và nạn mất điện sẽ xảy ra.
Tôn giáo & Núi Phú Sĩ
Thuở xa xưa người Nhật cho rằng núi Phú Sĩ
là cái rốn của vũ trụ. Nữ Thần Phú Sĩ, Thần Sengen–Sama, giữ một
chức vụ rất trọng vọng trong hệ thống tôn giáo ở Nhật Bản. Người dân
Phú Sĩ kiêu hãnh về 13 nghìn (13,000) ngôi đền & miếu thờ những vị
thần linh của họ ở đây và hằng năm có nhiều ngàn người Nhật hành
hương núi Phú Sĩ để cầu nguyện, đám người hành hương này đầu đội mũ
làm bằng rạ hay cỏ dại, mặc áo choàng trắng toát, tay cầm chuông
khua leng keng inh ỏi khắp đường phố, miệng đọc thần chú, chân đi
bao tất (mittens) trắng – trèo lên đỉnh Phú Sĩ, đám người hành hương
dừng lại ở những trạm đặt dọc trên đường lên núi Phú Sĩ để cầu
nguyện và họ chạy vòng quanh miệng núi lửa. Một số bổn đạo cởi
xăng–đan để xếp trên đỉnh núi với hy vọng làm núi Phú Sĩ cao hơn.
Một câu truyện dân gian từ đời xửa đời xưa
kể rằng núi Haku, một ngọn núi thiêng khác của Nhật Bản còn có
tên Yatsu–ga–take (tạm dịch Mát–cu), hồi đó cao hơn núi Phú Sĩ. “Hồi
xưa núi Phú Sĩ là một con Thần cái và núi Mát–cu là con Thần đực
tên Gongen–sama cả hai so tài ai cao hơn ai,” truyện thần
thoại kể tiếp. “Hai vị Thần cái và đực yêu cầu Đức Phật
A–di–đà làm trọng tài để phân xử ai cao hơn. Đó là một công tác
rất khó khăn. Phật A–di–đà đã phải đặt một ống nước giữa hai đỉnh
núi Mát–cu và Phú Sĩ, sau đó Ngài đổ nước vào ống nước, và Ngài
nhận thấy nước trong ống cứ dồn về phía Phú Sĩ sơn, là con Thần
cái, sau cùng Phật A–di–đà quyết định Phú Sĩ thấp hơn Mát–cu. Mặc
dù Phú Sĩ là con gái, nhưng bản chất mụ quá kiêu ngạo và không
nhận mình đã thua cho Mát–cu; sẵn cây côn trong tay, y thị vụt
lên đầu Mát–cu vỡ làm 8 mảnh, và từ đó Mát–cu tức là núi Haku có
tám đỉnh (Eight Peaks) trên đỉnh núi này! –Ta cứ coi như là một
vết thẹo to.”
Du ngoạn & Trèo núi Phú Sĩ
Mặc dù có rất nhiều người Nhật đã thử leo
núi Phú Sĩ nhưng chỉ có 1% của tổng số người này là đã trèo được lên
tới đỉnh núi thôi. Người Nhật có câu: “Người khôn chỉ leo núi Phú Sĩ
một lần, người dại thì leo những hai lần!” Nhưng một số người Nhật
đã trèo núi Phú Sĩ hàng tá lần.
Người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Phú Sĩ
sơn là một nhà sư Phật giáo tên En–no–Shokaku, ông ta chiếm được kỳ
công này vào năm thứ 700 AD. Bốn trăm năm sau người ta xây một ngôi
chùa ngay trên đỉnh núi Phú Sĩ, và ngôi đền này đã trở thành một nơi
nổi tiếng cho du khách hành hương. Người ngoại quốc đầu tiên trèo
lên đỉnh Phú Sĩ vào năm 1860. Mãi tới năm 1868 lệnh cấm phụ nữ không
được trèo lên đỉnh núi này mới được bãi bỏ vì có một phụ nữ người
Anh là Mệnh phụ Parkers, đã phá lệ lén trèo được lên đỉnh núi Phú
Sĩ.
Trước năm
1964, những người ao ước đạt tới đỉnh núi Phú Sĩ phải khởi hành từ
chân núi. Dọc những con đường chính lên núi người ta tìm thấy dấu
tích của những người đã trèo lên đỉnh Phú Sĩ 33 lần. Vào năm 1994,
một bô lão 100 tuổi, ông Ichijirou Araya đã trèo lên đến đỉnh Phú Sĩ
sơn. Năm hai nghìn linh tám, Hoàng Tử Nhật Bản, người sẽ nối ngôi
vua Nhật Bản, đã lên đỉnh núi này lần đầu tiên trong đời ông ta. Ông
đã thử vào năm 1988 nhưng phải bỏ cuộc vì thời tiết xấu.
Trèo núi Phú Sĩ: Có một con đường đã được
lát sẵn từ chân núi lên lưng chừng núi. Đa số những người trèo núi
Phú Sĩ trong tổng số 3.5 triệu du khách đã leo lên núi này bắt đầu
bằng những chuyến cuốc bộ ở nhiều vị trí khác nhau từ cuối con đường
ở hồ Kawaguchi nơi có một nhà giữ xe 3 tầng và một thành phố nhỏ cao
7,500 bộ (2.29km) chuyên buôn bán vật kỷ niệm. Có rất nhiều du khách
đến đây bằng những chuyến xe buýt, một số du khách từ xa phải hành
trình suốt đêm mới đến được rặng Phú Sĩ.
Tỷ lệ trung bình con số người đạt được tới
đỉnh Phú Sĩ hằng năm là 300,000. Năm 2007 có hơn 350,000 và năm 2008
đạt kỷ lục là 430,000 người. Như vậy, tỷ lệ người trèo núi Phú Sĩ đã
tăng từ khoảng 200,000 giữa các năm 2000–2006. Vì con số người trèo
núi Phú Sĩ càng lúc càng đông, chính quyền địa phương đã thảo luận
xem có nên bắt những người trèo núi đóng tiền lệ phí để đài thọ cho
việc bảo trì những con đường lên núi và nhà vệ sinh công cộng đặt
dọc trên đường lên núi không. Trước khi mùa trèo núi Phú Sĩ bắt đầu,
nhân viên công chánh đã phải kiểm soát đường sá trên núi, đo mực
tuyết rơi, và tổ chức những buổi huấn luyện hay thực tập về an toàn
công cộng.
Dạo
núi Phú Sĩ: Đa số du khách dạo núi Phú Sĩ khi mùa leo núi bắt đầu
vào tháng 7 & 8, lúc mà mỗi ngày có khoảng 5,000 người trèo được lên
đỉnh núi. Có rất đông người dạo núi vào thời điểm này mà một số khúc
đường lên núi rộng bằng các con xa lộ hai chiều, nạn kẹt đường
thường được khởi đầu từ sau các chướng ngại vật nhỏ, còn những người
bị trượt thì thường là kéo theo họ ít nhất là một tá người, ảnh
hưởng cờ domino đó. Để tránh đám đông, bạn nên đi chơi núi vào hạ
tuần tháng sáu hoặc thượng tuần tháng chín. Khuyết điểm đi chơi trên
núi Phú Sĩ ở thời điểm này là một số các lữ quán dọc đường lên núi
còn đóng cửa và các phương tiện chuyên chở công cộng cũng rất ít.
Đỉnh núi Phú Sĩ rất khắc nghiệt, là nơi
được lát bằng dung–nham–thạch với một miếu thờ thần bằng gỗ đơn sơ
và một số chòi bằng đá để tránh gió, cái lạnh buốt, và khi thời tiết
thay đổi bất thường. Đa số người trèo núi khởi hành giai đoạn cuối
lên đỉnh núi vào những giờ giấc rất sớm để đến đỉnh núi vào đúng lúc
mặt trời mọc để được hô “banzai”, để được thưởng thức và ngắm những
thung lũng sâu thẳm và xanh biếc bên dưới, và sau cùng được nhìn
thấy những đám mây tên unkai hay cloud sea lơ lửng trên không lưng
chừng núi. Ngược lại, nếu bạn ở trên đỉnh Phú Sĩ vào lúc hoàng hôn,
bạn sẽ được nhìn thấy bóng núi Phú Sĩ in hình trên khắp các thôn
làng bên dưới.
Việc có quá nhiều người trèo núi Phú Sĩ nhất định đã làm thiệt hại
kỳ quan này không ít. Hơi khói dầu máy, hơi xăng thoát ra từ những
cỗ xe hơi và xe buýt bốc lên núi làm nguy hại đời sống cây cối trên
núi, bước chân của người trèo núi đã để lại những vết thẹo trên
đường lên núi và đã gây nên cảnh sườn núi bị bào mòn dần dần, hơn
thế nữa, mặc dù đa số những người đi núi ý thức được vấn đề rác rến,
nhưng một số ít khác lại tha hồ xả rất nhiều rác rưởi ở những khu
không được xả rác.
Để đáp ứng lại những chỉ trích của du
khách về vấn đề rác rến, nhân viên thường trực tại núi Phú Sĩ đã
nhặt rác trên những nẻo đường lên núi và có nhiều nhà vệ sinh
thân thiện với môi trường cũng được đặt trên những con đường này.
Một số nhà vệ sinh tối tân mỗi cái trị giá $40,000.00 Mỹ kim cũng
được đem lên núi để phục vụ du khách, đặc biệt khi bạn vào “đánh
bom” trong những “nhà ị” tối tân này, những quả bom mà bạn “thả
xuống đường mòn bác...” sẽ được hỏa táng mau chóng để không làm ô
nhiễm môi trường. Và tro của những quả bom này được di chuyển xuống
chân núi Phú Sĩ. Ngoài ra còn có những nhà vệ sinh được trang bị kỹ
thuật “sinh hóa” với những con “vi khuẩn” được huấn luyện để biến
hóa phân “xanh” tại chỗ, nhưng dung tích của những nhà vệ sinh này
lại chỉ có giới hạn.
Có một số người trèo núi Phú Sĩ được phát
Chứng chỉ. Một chứng chỉ viết bằng Anh ngữ được in trên mẫu giấy mới
khổ B5 dành phát cho người ngoại quốc, trên chứng chỉ này có in núi
Phú Sĩ làm hình nền, một quyển cẩm nang Trèo núi PS nhỏ, và một
quyển sách nói về núi Phú Sĩ & Ngũ Hồ, sách này được phát không tại
TIC, thuộc thành phố Tokyo. Xem Japan Guide:
http://japan-guide.com.
Những Cảnh cáo và Điều lệ của núi Phú Sĩ
Độ cao của Núi Phú Sĩ đủ để làm một số
người ngất ngư khi họ lên đến đỉnh núi. Một số người trèo núi Phú Sĩ
đem theo bình dưỡng khí để thở. Chóng mặt và say sóng là những dấu
hiệu rõ nhất. Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, lập tức hạ san
(xuống núi) xuống bên dưới Trạm số 8.
Thời tiết nơi đây thay đổi bất thường,
những bạn đi núi Phú Sĩ cần phòng bị cho trường hợp mưa, gió, lạnh,
và cả tuyết rơi nữa. Vào mùa hè, nhiệt độ khác biệt tại chân núi và
đỉnh núi là 20°C (68°F). Trước bình minh, thủy ngân của hàn thử biểu
nằm dưới mức đông đá, và đặc biệt lạnh hơn nữa khi có gió mạnh. Găng
tay, quần áo lót ấm, áo mưa, quần dài, tất dầy cộm, mũ len, một áo
len và một áo choàng chống gió đều là những trang bị thiết yếu. Nếu
bạn cảm thấy thời tiết khắc nghiệt, nên dừng chân tại các đường sơn
quán.
Bạn nên
chuẩn bị để hòa nhập vào đám đông, nhớ đem đủ đồ ăn thức uống. Đặc
biệt là nước sẽ là một vấn đề đấy. Từ lưng chừng núi trở lên đỉnh
núi Phú Sĩ sẽ không có suối hay một dòng nước nguồn nào cả. Điều này
có nghĩa là bạn phải tự mình đem theo nước hoặc sẽ phải mua nước tại
các trạm nhỏ trên núi với giá cắt cổ ($4.00USD/nửa lít (0.13 Gal)).
Nếu bạn đi núi ban đêm phải đem đèn pin và nhiều pin cho cuộc hành
trình.
Khi đi
núi, nhớ luôn luôn đi trên những con đường đã được chỉ định. Đi núi
ngoài những con đường đã được chỉ định này sẽ làm triền núi bị bào
mòn, hư hại và gây tình trạng đất lở. Giữ vệ sinh chung trên núi Phú
Sĩ bằng cách nhớ đem tất cả những gì xuống núi những gì bạn đã đem
lên núi. Nếu cần phải đi làm vệ sinh, bạn nên vào những nhà vệ sinh
đã được kiến thiết sẵn trên núi thay vì ị bạy sau những phiến đá
núi. Bạn nên thử những nhà vệ sinh thân thiện với môi trường. Vào
đây bạn chỉ trả có $2.00USD cho một chuyến làm vệ sinh thôi. Đây là
một hệ thống tính tiền danh dự (nghĩa là nếu bạn nghèo về $ thì
không phải trả).
Đi núi Phú Sĩ vào mùa đông rất nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi năm có
vài mạng đi chầu Nữ Thần Sengen–Sama vì nạn nhân bị trượt chân rơi
xuống núi và không thể tự mình ngừng được một khi tốc độ rơi gia
tăng. Vào những năm 2006–2007 có một anh chàng rơi xuống núi chết
tươi sau khi xem xong mặt trời mọc vào ngày đầu năm. Cũng có những
người leo núi chết vì tai nạn xảy ra vào những dịp khác trong năm.
Riêng năm 2008, có một chàng trai bị thiên lôi đánh chết dọc đường
lên núi giữa các Trạm số 6 & 7.
Những nẻo đường lên núi Phú Sĩ
Có sáu con đường chính lên đỉnh núi Phú
Sĩ:
1. Đường
Yoshida phát xuất từ Yoshida–Phú Sĩ về hướng bắc,
2. Đường Shoji phát xuất gần hồ Shoji–ko về hướng bắc,
3. Đường Kawaguchi–ko phát xuất từ hồ Kawaguchi–ko về hướng bắc,
4. Đường Fujinomiya/Mishima phát xuất từ Fujinomiya hướng nam,
5. Đường Gotemba phát xuất từ Gotemba về hướng đông và
6. Đường Subashira phát xuất từ Subashira.
Mỗi con đường mòn được chia thành mười
trạm với bề dài khác nhau. Leo lên đỉnh núi Phú Sĩ trên một con
đường có nhiều người đi mất khoảng chín giờ đồng hồ; và mất khoảng
bốn giờ để hạ san. Rất ít người trèo núi đi hết đoạn đường của những
con đường này. Những người đi tản bộ chung quanh chân núi Phú Sĩ
thường đi trên những phần thấp hơn của những con đường mòn này.
Đa số những người đi tản bộ núi Phú Sĩ
thường bắt đầu cuộc dạo núi của họ từ cuối con đường và tại thành
phố bán vật kỷ niệm tại Kawaguchi, nơi họ phát xuất từ một con đường
nối với đường Yoshida xung quanh trạm số 6 của con đường mà họ chọn.
Cuộc đi bộ bắt đầu từ đây lên lưng chừng núi mất khoảng 5–6 giờ và
2–3 tiếng đi xuống chân núi. Phần còn lại của con đường mòn từ lưng
chừng núi trở lên đến đỉnh rất hiểm trở, rất dốc và có nhiều chỗ
người ta phải vận dụng cả hai tay để trèo qua những khu rất dốc với
toàn đá núi. Gần đến đỉnh núi, độ cao bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe
con người và rất nhiều người trèo núi bắt đầu cảm thấy mệt đừ và
phải ngừng nhiều lần để nghỉ mệt. Núi Phú Sĩ không có vách đá cao
dựng đứng, cho nên những ai sợ độ cao sẽ khỏi phải lo lắng. Có một
con đường xuống núi riêng biệt cho những người đi dạo núi, trên con
đường này gồm cát rời và nham thạch cháy sém, rất êm. Những người
dạo núi thường ngã ngồi ít nhất là một lần. Những bước chân nện
thình thịch sẽ làm cho hai đầu gối bạn nhức nhối sau đó.
Rất nhiều người trèo núi Phú Sĩ khởi hành
lúc 10:00giờ đêm đến nửa đêm và họ cố gắng đến đỉnh núi lúc hừng
đông, thường là vào khoảng 4:30 đến 5:30 sáng vào mùa trèo núi. Bạn
sẽ không muốn lên đỉnh núi quá sớm vì như thế vô tình cái mông của
bạn sẽ bị tê cóng vì lạnh trong lúc ngồi chờ đợi hừng đông xuất
hiện. Và bạn cũng không muốn bị trễ vì như thế bạn sẽ không thấy ánh
sáng bình minh tại đỉnh núi. Nhiều người ngoại quốc có kinh nghiệm
trèo núi Phú Sĩ đều công nhận rằng lễ nghi mặt trời mọc tại đỉnh Phú
Sĩ đã được người Nhật thổi phồng quá đáng và khuyên người ta cứ việc
thượng sơn và hạ sơn lúc trời còn sáng.
Thỉnh thoảng có những hàng quán nho nhỏ
một phòng được đặt trên những con đường mòn lên núi để du khách trèo
núi có thể dừng chân mua đồ ăn lót dạ, mì gói, nghỉ chân, ngủ qua
đêm hoặc là thui con mộc trên gậy đi núi của họ, để chứng tỏ cho
thiên hạ biết là họ đã đặt chân đến nơi này (phần đông những người
trèo núi Phú Sĩ đều có sắm gậy trèo núi và y phục đặc biệt trèo
núi). Ở một vài trạm trên núi có những đường sơn quán nhiều tầng với
nệm êm, giá độ $36.00USD một đêm thôi. Một số người đi núi dừng lại
ở những đường sơn quán như thế vài giờ đồng hồ trước khi đề–ba
(depart) chặng cuối cùng lên đỉnh Phú Sĩ sơn vào lúc 3:00g sáng.
Đài quan sát để du khách đứng ngắm cảnh
mặt trời mọc trên đỉnh núi nằm về hướng bắc của miệng núi lửa Phú
Sĩ. Nơi đây có những máy bán nước ngọt và bánh kẹo, và cũng có quầy
bán đồ lưu niệm. Đài khí tượng trên núi Phú Sĩ được đặt ở sát bìa
núi về hướng nam của miệng núi lửa này, và nơi đây mới chính là đỉnh
tột cùng của núi Phú Sĩ. Người ta phải mất một tiếng đồng hồ để đi
giáp vòng miệng núi lửa Phú Sĩ.
Những trạm dừng chân trên núi Phú Sĩ
Trạm số 1 (cao 1.5km) đặt tại Đền thờ
Suzuhara, người ta nói nơi đây có sự hiện diện của Thần
Dainiciyorai. Vào thuở xa xưa, những nghi lễ tôn giáo đã được cử
hành ở đây.
Trạm
số 2 (cao 1.7km, cách trạm số 1 khoảng 30 phút cuốc bộ lên núi) có
đặt một bàn thờ mà ngày xưa nó là một phần của đền thờ Thần Omura
Sengen. Khoảng một cây số đường lên núi, và về hướng Đông–Nam là Đất
Thánh của Phụ nữ Nhật Bản. Kể từ khi núi Phú Sĩ được thành hình mãi
cho đến năm 1832 phụ nữ Nhật Bản không được vượt qua Trạm số 2 này
vì thế họ mới lập đền thờ Thần Núi Phú Sĩ ở ngay tại địa điểm này.
Trạm số 3 (cao 1.8km, cách trạm số 2 đúng
20 phút đường núi).
Trạm số 4 (cao 2km, cách trạm số 3 đúng 30
phút đi bộ) . Tất cả những trạm này đều nằm trong những khu rừng và
ngay trên lộ trình của những dòng dung nham đã chảy qua năm nào.
Trạm số 5 (cao 2.3km, cách trạm số 4 đúng
45 phút đi bộ đường núi), đây là trạm mà đa số người đi núi bắt đầu
khởi hành cuộc leo núi Phú Sĩ của họ. Nơi đây, Kawaguchiko, có rất
nhiều hàng cơm, quầy bán vật lưu niệm, và vô số quầy bán thức ăn lót
lòng. Đây cũng là trạm cuối cùng phục vụ nước miễn phí cho khách
hàng. Có những chuyến xe buýt thường trực và có cả tắc–xi nữa để đưa
rước du khách đến những trạm xe điện tốc hành. Đa số du khách đến
đây đi theo đoàn trên những chuyến xe buýt du lịch. Đa số những
chuyến xe buýt chở du khách du lịch đều ngừng ở đây để thả những
người khách chỉ đến để đi lang thang xem phong cảnh Phú Sĩ khoảng
vài giờ đồng hồ rồi lại leo lên xe buýt về chốn cũ, những người này
thường không mấy ham trèo núi. Trạm số 5 ngự trên đường mòn
Fujinomiya là con đường mà những người trèo núi sẽ dùng để lên Trạm
6.
Trạm số 6 (cao 2.4km, mất 30 phút cuốc
bộ từ trạm số 5) sau khi rời khỏi những cánh rừng, họ sẽ lộ nguyên
hình trên những khoảng trống nơi có những dấu vết dung nham chảy
qua, không có cây cối, toàn dung nham thạch và đá bọt. Ở đó người ta
được ngắm những phong cảnh ngoạn mục của Ngũ hồ dưới chân núi và
những triền núi bên trên. Kể từ nơi này cho đến đỉnh núi, những con
đường mòn trở nên hiểm trở hơn và khó trèo hơn.
Trạm số 7 (cao 2.7km, mất 1 tiếng đồng hồ
cuốc bộ từ trạm số 6) và sau cùng là:
Trạm số 8 (cao 3.2km, cách trạm số 7 đúng
1 giờ 40 phút).
Mỗi trạm vừa kể có 6 đường sơn quán, có những ghế ngựa để bạn ngồi
nghỉ chân và những quầy bán thức ăn lót dạ và nước giải khát.
Riêng Trạm số 8 có 3 chặng:
8 (bình
thường), 8 THẬT, và 8.5 hay 8 CHẤM RƯỠI. Sau Trạm số 8 là:
TRẠM SỐ 8 THẬT (trạm này cách trạm số 8
bình thường bên dưới đúng 1 tiếng 20 phút trèo núi), và sau cùng là:
Trạm số 8.5 hay 8 CHẤM RƯỠI (cách 8 THẬT
20 phút đường núi), nơi này chỉ có một đường sơn quán và là lữ quán
cuối cùng trước khi tiến lên đỉnh Phú Sĩ. Từ trạm 8.5 lên tới miệng
núi lửa Phú Sĩ mất đúng 1 giờ đồng hồ trèo núi!
Một khi bạn bước qua các cánh cổng Torri
bạn sẽ biết mình sắp tới đích rồi! Sẽ không có đường sơn quán trên
đỉnh Núi Lửa Phú Sĩ nhưng bạn có thể ngủ tại quầy bán đồ lưu niệm
trong cảnh rất chật hẹp!
Khu Ngũ Hồ Phú Sĩ và Những địa điểm Du
lịch chung quanh Núi Phú Sĩ
Có 3 quận lỵ bao xung quanh rặng núi Phú
Sĩ — Kanagawa, Shizuoka và Yamanashi — tất cả 3 nơi này đều có những
chỗ thích ứng để ngắm phong cảnh Núi Phú Sĩ. Những địa điểm du lịch
hấp dẫn nhất là Hakone ở Kanagawa, Izu ở Shizuoka và Khu Ngũ Hồ
thuộc quận Yamanashi. Đây là những địa điểm du lịch gần thủ đô
Tokyo, Nhật Bản, nên có rất đông người từ thành phố Tokyo đổ về ngắm
cảnh Phú Sĩ vào cuối tuần.
Chân núi Phú sĩ rộng mông mênh gồm những
hồ, thác, hang băng hàn, những cánh rừng hoang vu và gần 2,000 loài
thảo mộc sơn cước thay đổi tùy cao độ. Ngoài thú tiêu khiển đi núi,
khách có thể tham gia vào những sinh hoạt giải trí như bơi lội, câu
cá và cắm trại vào mùa hè, và trượt tuyết vào mùa đông.
Xung quanh chân núi Phú Sĩ có khoảng 2,000
tổ chức tôn giáo hợp pháp, tính luôn phái ma giáo Aum Supreme, và
117 sân chơi bóng cù [golf], mỗi nơi đều khoe rằng nơi mình là chỗ
lý tưởng nhất để ngắm ngọn Núi thiêng–Phú Sĩ. Ngoài ra còn có công
viên sa mạc Safari, công viên giải trí gồm nhiều bộ môn như cưỡi
ngựa, lái xe, và roller coasters. Khoảng 2 năm về trước có một công
ty xây cất bàn kế hoạch xây một đường xe trượt bằng dây cáp từ mặt
đất lên tới đỉnh núi Phú Sĩ để chở du khách lên đấy ngắm cảnh, thay
vì phải mất những 9 giờ đồng hồ trèo núi thì du khách chỉ cần 40
phút ngồi trên những chiếc xe chạy dây cáp trên không này thì sẽ lên
được tới đỉnh núi, nhưng kế hoạch đó đã phải đình chỉ vì đã gặp phải
sự chống đối rất lớn tiếng của những người trèo núi bằng hai bàn
chân. Có một khu rộng 34 dặm vuông về sườn phía đông núi Phú Sĩ được
dùng làm xạ trường cho hai quân đội Nhật Bản & Hoa Kỳ tập tác xạ
bằng đạn thật.
Cánh rừng Aokigahara (nằm thấp phía bắc triền núi Phú Sĩ) là nơi rất
được những người trèo núi chiếu cố vào mùa hè, mùa đông khu rừng này
được tuyết bao phủ. Cánh rừng này cũng nổi tiếng là nơi những kẻ
chán sống đến quyên sinh kể từ thập niên 70, khi ấy, có một quyển
tiểu thuyết tên Kawa–No–Oto (1960) nói về một tài tử nghiện thuốc
phiện đóng trong một vở kịch nổi tiếng được chiếu trên màn ảnh vô
tuyến truyền hình (TV) đã tự sát tại khu rừng Aokigahara, thế là các
anh chị Nhật Bản chán đời rủ nhau vào rừng quyên sinh hết. Những nạn
nhân tự vận trong cánh rừng này đều dùng thuốc quá đô hoặc treo cổ.
Năm 1998, cảnh sát Nhật Bản đã tìm thấy 73
thi thể tại cánh rừng Aokigahara. Nơi này nổi tiếng đến nỗi người ta
đã phải dựng lên những tấm bảng hiệu đặt rải rác trên những con
đường mòn trong rừng với câu: “Ê! Ấy ơi! Gượm đã! Tuy đời có nhiều
cay đắng nhưng cũng có những điều hay lắm! Người ta chỉ có một đời
để sống, vậy bạn hãy suy nghĩ kỹ lại nhé!”
Những tài xế tắc–xi đậu gần các trạm tầu điện tốc hành được chính phủ Nhật Bản tại địa phương thông báo hãy để
ý những người có dấu hiệu chán sống, có khuynh hướng sẽ tự vẫn, nhất
là những khách vừa xuống khỏi xe điện là yêu cầu được chở đến khu
rừng để cắm trại mặc dầu họ chẳng có đồ cắm trại hoặc hành lý gì cả.
Mỗi khi có một chiếc xe hơi vô chủ được phát hiện, thì y như kỳ sẽ
có một cuộc lùng kiếm những chủ nhân của chiếc xe hơi đó. Thỉnh
thoảng người ta không tìm được chủ nhân của chiếc xe vô chủ, nhưng
lại tìm thấy thi thể những người khác trong cánh rừng này.
Khu Ngũ Hồ Phú Sĩ (nằm phía bắc Phú Sĩ)
1) Hồ Kawaguchi–ko (cách thành phố Tokyo
2:10 giờ lái xe), bờ phía bắc của hồ này là một địa thế tuyệt vời để
ngắm Núi Phú Sĩ rất uy nghi hùng vĩ, ngoài ra nơi đây còn có rất
nhiều bảo tàng viện.
2) Hồ Yamanaka (35 phút xe buýt từ Gotemba
hay Kawaguchi), hồ này lớn nhất trong Ngũ Hồ.
3) Hồ Shoji (25 phút xe buýt từ Kawaguchi)
là hồ nhỏ nhất trong Ngũ Hồ.
4) Hồ Saiko, là hồ đẹp nhất trong Ngũ Hồ.
5) Hồ Motosu sâu nhất trong Ngũ Hồ, sâu
450 bộ (137m), hồ này nổi tiếng vì mặt nước màu xanh thẫm tuyệt đẹp,
lại nữa nước hồ rất hiếm hay ít khi bị đông đặc vì chiều sâu của nó.
Thành phố Kawaguchi–ko trùng tên với hồ
Kawaguchi là nơi đa số những người trèo núi Phú Sĩ dùng làm tuyến
xuất phát lên núi Phú Sĩ. Gần đó là đền thờ Thần Sengen–jinja, nơi
những người hành hương dừng chân trước khi hạ sơn. Và công viên giải
trí Cao Nguyên Phú Sĩ. Hồ Saik–ko ít được mở mang so với những hồ
khác. Nơi đây có những chỗ rất tốt để chiêm ngưỡng núi Phú Sĩ và đến
các hang băng hàn Narusawa và động Gió Phu–gia–cu, cả hai động này
đã được những dòng dung nham tạo thành vào những thời kỳ núi Phú Sĩ
còn hoạt động mạnh. Xem Japan Guide:
http://japan-guide.com
Hakone
Hakone (Khởi hành từ thành phố Tokyo bằng
tầu điện tốc hành Shinkansen mất 1 tiếng rưỡi) là khu du lịch đã được
phát triển tối đa và nổi tiếng về suối nước khoáng, có 17 suối nước
nóng, 250 khách sạn có hồ tắm nước nóng và núi đẹp. Hakone nằm giữa
núi Phú Sĩ và bán đảo Izu, Hakone bao gồm một vùng rộng lớn với
nhiều núi rừng và hẻm núi. Hai trong số những nhân vật lừng danh đã
từng đến nơi này để tìm nguồn sinh lực mới là các cụ già Toyotomi
Hideyoshi và John Lennon.
Khách sạn Naraya được xây cất vào thế kỷ
19 ngay trên những ngã tư huyết mạch vào thời kỳ Edo. Hakone tiếp
khoảng 18 triệu du khách thăm viếng hằng năm. Những bảo tàng viện
gồm: Bảo tàng viện lộ thiên Hakone; Diễn đàn Nghệ thuật Narukawa
với 40 nghìn công trình nghệ thuật; Bảo tàng viện Hakone Glass
Forest Venetian Glass có lưu trữu kính Venetian từ thế kỷ 15 đến 18;
Bảo tàng viện Thánh Exupery và Hoàng tử bé con; và Bảo tàng viện
Nghệ thuật Pola.
Bảo tàng viện Lalique lưu trữ 230 món nữ trang quý giá và những tác
phẩm nghệ thuật về thủy tinh của điêu khắc gia Rene Lalique, Lalique
được công nhận là người khởi xướng trường phái nouveau và phong trào
art deco vào thế kỷ 19 & 20. Bảo tàng viện Lalique cũng rất lấy làm
kiêu hãnh vì đã được hãng Xe Hỏa Orient Express lừng danh của Mỹ
trao tặng một toa xe hỏa hiệu Pullman.
Những phong cảnh và sinh hoạt khác gồm có:
Đại lộ Cây Tùng với 400 cây tùng hàn đới tuyệt đẹp đã được trồng từ
thế kỷ thứ 18; đi du thuyền trên hồ Ashinoko; xe điện chạy bằng dây
cáp trên không – the Hakone Ropeway – (dài nhất tại Nhật Bản, 4km);
xe điện trên đường rầy Hakone–Tozan Cable Car và đường tầu điện
Hakone–Tozan.
Ngoài ra người ta còn chào hàng với giá hạ đặc biệt cho những tấm vé
rời hay trọn bộ, bạn nên ghé thăm Trung tâm Phục vụ Du khách Ngắm
cảnh Odakyu ở trạm xe lửa/tầu điện Shinjuku, Tokyo để tìm hiểu thêm, sau đó
bạn có thể đáp chuyến tầu hỏa/tầu điện Shinjuku này để đi Hakone. Một chuyến
du lịch đi chơi Hakone bao gồm 3 ngày vào cửa tự do, giá cho một
người lớn là ¥5,500 Yên, trẻ em ¥2,750 Yên, trọn bộ gồm có 8 chuyến
đi đi–về về bằng đủ mọi loại phương tiện chuyên chở và 55 vé vào cửa
ở những địa điểm đã được chỉ định gồm có những Viện Bảo tàng và các
khu ngắm phong cảnh như đã bàn đến ở trên. Xem Japan
Guide: http://japan-guide.com hoặc tìm Công ty Du lịch Quốc tế
Fuji–Hakine–Izu.
Hakone cách
Tokyo đúng 1 giờ 10 phút đi tầu hỏa/tầu điện tốc hành; nếu đi tầu
điện thường
thì phải mất 1 giờ 45 phút.
Những dãy phố ở Hakone
Có một khách sạn khác nữa được xây vào thế
kỷ 19 là khách sạn Hakone–Yumoto, cách Tokyo 40 dặm (64km) về hướng
Tây–Nam, là con đường chính dẫn đến khu hồ tắm nước nóng ở Hakone.
Khu hồ tắm nằm ngay trên ngã ba sông Hayakawa và sông Sukomo, nó là
một khu nghỉ mát với những suối nước nóng, đầy dẫy khách sạn khang
trang và đẹp đẽ nằm dọc theo đập nước. Miyanoshita (gần
Hakone–Yumoto) là thành phố chính ở đây với rất nhiều bể tắm đấm
bóp. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên lý tưởng trước khi du khách
làm những chuyến du ngoạn đi Hồ Ashi, Bể tắm Gora và đồng bằng
Sengokuhara.
Kawaguchi là thành phố tắm nước nóng với nhiều địa điểm tuyệt đẹp để
ngắm phong cảnh núi Phú Sĩ trước hồ Kawaguchi.
Fujiyoshida được xem là một trong những
cổng tiến vào núi Phú Sĩ. Đây là nơi đặt đền thờ thờ Thần Kitaguchi
Hongu Fuji Sengen, và cũng là nơi để những ai thích đi một lèo từ
chân núi đến đỉnh núi Phú Sĩ.
Fujiya
(Miyanoshita) là một khách sạn danh tiếng với nhiều phong cảnh đẹp
của núi Phú Sĩ. Khách sạn này được khai trương vào năm 1878, khách
sạn đã từng đón tiếp những khách quý gồm có vua chúa và cặp vợ chồng
John Lennon & Yoko Ono. Đặc biệt với người ngoại quốc được hạ giá,
chỉ trả $120.00 Mỹ kim một phòng.
Thành phố Gora (cách thành phố Miyanoshita
10 phút bằng đường xe hỏa có gắn dây xích leo núi), đây là thành phố
có nhiều nơi tắm nước suối nóng & đấm bóp, nằm trên sườn núi lửa
Sounzan. Gần núi Myojo có một đống củi dùng để làm lửa trại đã được
chất thành hình chữ tầu trong ngày lễ hội Daimonjiyaki. Công viên
Gora là một công viên đá lớn nhất tại Phương Đông. Những điểm đặc
trưng chính yếu ở nơi đây gồm có: một bể phun nước vĩ đại, viện bảo
tàng thiên nhiên, vườn cây sơn cước, và vườn chim hoang dã vùng
nhiệt đới. Cánh cổng vòng cung vào thành phố được trang trí bằng hoa
hồng và nhiều loại hoa khác.
Giải trí và ngắm cảnh tại Hakone
Công viên Cao nguyên Fujikyu thuộc vùng
Hakone là nơi có những suối nước nóng (gần núi Phú Sĩ ở thành phố
Fujiyoshida), là thành phố chuyên về môn giải trí đi roller coaster,
ai đó đã nói “môn roller coaster” ở đây là nhanh nhất thế giới. Được
mệnh danh là Dodon–pa, kinh phí kiến thiết hệ thống này lên đến $25
triệu Mỹ kim, nó chạy rất nhanh, từ 0 đến 172 cây số/giờ trong vòng
chỉ 1.8 giây đồng hồ thôi, và lao xuống một đường thẳng đứng từ cao
độ 52m, phát ra một lực ly tâm bằng 4.25G–forces, tương đương với
tốc độ mà các phi hành gia phải chịu đựng lúc phóng phi thuyền từ
các giàn phóng vậy. Một phát ngôn viên của công viên này cho biết hệ
thống ở đây được thiết lập với mục đích “kích thích những giác quan”
của hành khách. Trung tâm trượt băng Cao nguyên Fujikyu Highland là
một trung tâm lớn nhất thế giới với nhiều sân trượt băng trong nhà:
Trung tâm này có 5 sân trượt với tổng số diện tích 285,243 bộ vuông
(square foot).
Viện bảo tàng Nghệ thuật (Gora) được nổi tiếng vì nó trình bày đủ
loại đồ gốm của người Nhật và những khu vườn ở độ nghiêng với 100
loại rêu khác nhau. Viện bảo tàng Saint–Exupery gợi lại cuộc đời của
một phi công mạo hiểm và là tác giả của truyện Hoàng tử nhỏ trong
một bầu không khí giống như một ngôi làng ở nước Pháp. Thỉnh thoảng
lại có một anh Tây trắng ăn vận giống như Thánh Exupery đi lòng vòng
trong viện bảo tàng này.
Viện bảo tàng Nghệ thuật lộ thiên Hakone
(gần Gora) là một công viên với những công trình điêu khắc thật
tuyệt mỹ. Được kiến thiết vào năm 1969, nằm giữa núi rừng, gồm hàng
loạt những tác phẩm điêu khắc của các điêu khắc gia danh tiếng như
Henry Moore, Isamu Noguchi, Barbara Hepworth, Rodin, Bourdelle,
Zadkine và các điêu khắc gia khác. Ngoài ra còn có một viện bảo
tàng bên trong nhà lưu trữ những bức tranh nghệ thuật của Picasso và
nhiều danh họa khác.
Viện bảo tàng lộ thiên này có một diện
tích 30,000 mét vuông. Những tác phẩm trưng bày nơi đây gồm cả Tây
phương lẫn Nhật Bản. Có lẽ đặc biệt hơn cả về viện bảo tàng này là
cách đặt những công trình chạm trổ trên các địa thế nghiêng có cỏ
xanh rì, bên cạnh cây cối và đằng sau là núi đồi làm nền. Vé vào cửa
là $14.00 Mỹ kim. Xem Japan Guide:
http://japan-guide.com
Đường xe điện bằng dây cáp trên không đi
qua Owakudani Hakone–Đường hỏa xa/tầu điện Tozan (bắt đầu từ Gora) là một xe
điện hai toa lên xuống núi theo hình chữ chi. Nhìn từ toa xe, đặc
biệt nhất là vào hạ tuần tháng sáu và đầu tháng bảy, bạn sẽ thấy
phong cảnh bên dưới tuyệt đẹp khi 8,000 cây hydrangea nở rộ dọc
đường xe điện băng qua. Xem Japan Guide
http://japan-guide.com
Kowakidani (Hakone – Đường tầu điện Tozan &
xe điện dây cáp trên không đi từ Gora) là một trong những thành phố
có nhiều suối nước nóng. Được mệnh danh trong tiếng Anh là Valley of
Lesser Boiling, thành phố này có nhiều suối nước nóng có khoáng chất
suyn–phát và sôi sục quanh năm. Hơi nóng bốc lên từ lòng đất được
người ta dùng để sưởi ấm các vườn rau được trồng trong nhà kính. Vào
tháng tư hằng năm, những suối nước nóng này tràn ngập những nụ hoa
anh đào và hoa trà.
Owakudani (Hakone – Đường tầu điện Tozan &
xe điện dây cáp trên không đi từ Gora) là thành phố nằm ngay trên
miệng núi lửa Kamiyama. Được mệnh danh trong tiếng Anh là Valley of
Greater Boiling, thành phố này bốc hơi nồng nặc mùi suyn–phát từ
những khe nứt và những suối nước nóng. Viện bảo tàng Khoa học ở đây
trưng bày về thực và động vật học địa phương, tin tức liên quan đến
những nét đặc biệt về khí tượng và địa lý trong vùng Hakone có những
suối nước nóng. Xem Japan Guide:
http://japan-guide.com.
Ngoài ra còn có những chỗ đi chơi khác nằm
phía bắc núi Phú Sĩ như Động Băng hàn Narusawa, động này được dung
nham núi Phú Sĩ tạo nên, mặc dầu là mùa hè nhưng băng hàn vẫn đóng
bên trong hang; làng Saiko iyashi no sato nenba với những ngôi nhà
mái tranh hay rạ đã được tái kiến thiết sau trận cuồng phong nhiệt
đới đánh tan tành vào năm 1936; và công viên Hananomiyako Koen là
nơi nổi danh với rất nhiều loại hoa đẹp.
Hồ Ashi
Hồ Ashi, cao hơn mực nước biển 2,400
bộ/732m, là trung tâm thu hút du khách của thành phố Hakone. Hồ Ashi
có đường chu vi dài 11 dặm/18km và có rất nhiều cá bass và cá hồi.
Hồ Ashi còn là tấm gương soi của núi Phú Sĩ. Những chiếc du thuyền
trên hồ đều có lộ trình nối với những dãy phố quanh bờ hồ. Hồ này
còn có một chiếc thuyền chạy bằng cơ khí có hình thể giông giống như
kiểu thuyền của bọn hải tặc để đưa khách đi xem những phong cảnh đẹp
của núi Phú Sĩ.
Mote Hakone là trung tâm chính để bạn làm một chuyến du thuyền trên
hồ. Trong vòng 15 phút rảo bộ bạn sẽ đến được miếu Hakone trên bờ
hồ, miếu này có từ thế kỷ thứ 8, miếu có cổng Torri sơn đỏ choét
được kiến thiết vào năm 1667.
Mote Hakone có Đại lộ Cryptomeria Ave. dài
2 cây số và dọc con lộ này có hàng cây tuyết tùng mỗi cây được 370
tuổi. Từ Mote Hakone, có một quãng đường trên xa lộ cũ Tokaido mà du
khách có thể đi bộ được, mất khoảng 3 tiếng rưỡi đồng hồ để đến nhà
ga xe lửa/tầu điện đi Kyoto–Edo và Hakone–Yumoto.
Hakone–Machi là một thành phố du lịch khác
và cũng là một trung tâm đi du thuyền. Gần đấy có một bản sao của
chốt Old Hakone cho du khách ở thế kỷ 17 và 18 biết rằng Hakone là
điểm dừng chân quan trọng. Bản sao này là một ngôi nhà chứa hình
người có cùng kích thước với người thật và chưng diện theo kiểu Nhật
lùn với truyền thống phong kiến thuở xưa. Cạnh đó là một vườn Thượng
uyển, một villa cũ với vườn tược đẹp yêu kiều, có chưng bày súng ống
cổ xưa, xe thiết giáp, ghế kiệu, giấy tờ cũ kỹ và những vật lỉnh
kỉnh hằng ngày của thời kỳ phong kiến Nhật Bản.
Xem Phần 2
– Hình ảnh sinh hoạt tại núi Phú
Sĩ...
BKT phiên dịch.
Trang nguồn: http://factsanddetails.com [link này không còn hoạt
động]
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Trung tâm lưu trữ những bài sưu tầm về Thắng cảnh Thế giới
Phần
2
– Phụ lục
Hình ảnh sinh hoạt tại Phú
Sĩ sơn
01.
Toàn thể núi Phú Sĩ do không ảnh chụp được từ Trạm Không Gian Quốc
Tế ISS
(International Spaces Station).
02.
Quang cảnh Núi Phú Sĩ do Phi thuyền Không Gian NASA Columbia chụp
năm 2003
trước khi chiếc Phi thuyền
này bị cháy thành than cùng với Phi hành đoàn khi bay
trở lại bầu
khí quyển Quả địa cầu.
03.
Môn Thể thao Nhảy dù trên rặng núi Phú Sĩ – Những thể tháo gia Nhảy
dù cất cánh tại trạm số 5 ở bãi đậu xe Gotemba, trạm này nằm giữa
hai đỉnh núi Subashiri và Hōei–zan phía nam của rặng Phú Sĩ, trạm số
năm này chỉ là một trong những điểm khởi hành của những nhà thể tháo
gia chơi môn nhảy dù tùy vào hướng gió. Giữa hai bãi đậu xe Gotenba
và Subashiri có triền núi thoai thoải với cỏ xanh rì và cát mịn là
nơi được dùng làm Đồi Huấn Luyện Nhảy dù. Bức ảnh trên đây cho thấy
một Thể tháo gia đang nhảy dù xuống phía nam của núi Phú Sĩ, nhìn từ
hướng bãi đậu xe Gotenba.
04.
Hỏa diệm sơn Phú Sĩ nằm giữa 3 thềm Amurian, Okhotsk, và Biển
Phi–luật–tân. Những thềm này đã cấu tạo nên một phần phía tây Nhật
Bản, một phần phía Đông Nhật Bản, và bán đảo Izu cách riêng.
Những nhà Bác học đã nhận dạng được 4
giai đoạn rõ rệt về sự hoạt động của núi lửa giúp tạo nên núi Phú
Sĩ. Giai đoạn đầu có tên Sen–komitake, gồm phần chính là nham thạch
đen mới được khám phá từ sâu trong lòng núi. Kế là giai đoạn
“Komitake Fuji,” một lớp khoáng chất ba–zan mà các Khoa học gia tin
rằng nó đã được tạo nên cách đây vài trăm ngàn năm. Khoảng 100,000
năm, giai đoạn 3 gọi là “Old Fuji” (hay Cựu Phú Sĩ đã được hình
thành trên lớp Komitake Fuji. Lớp sau mới nhất, mang tên “New Fuji”
hay Tân Phú Sĩ được cấu thành trên lớp “Old Fuji” khoảng 10 nghìn
năm (10,000) về trước.
Các nhà Bác học mới đây nghiên cứu cho
biết núi Phú Sĩ vẫn còn đang hoạt động nhưng có rất ít dấu hiệu phun
lửa. Lần phun lửa cuối cùng đã được ghi chép xảy ra vào ngày 16
tháng 12, năm 1707 (Hōei 4, ngày thứ 23 của tháng 11) và chấm dứt
vào ngày 1 tháng 1, năm 1708 (Hōei 4, ngày thứ 9 của tháng 12) trong
thời kỳ Edo, có tên Hōei. Lần phun lửa cuối cùng này đã tạo nên
miệng núi lửa mới nằm chồng lên trên miệng cũ và một ngọn núi mới
thứ hai (mang tên Hōei–zan sau thời kỳ Hoei) lưng chừng núi. Núi lửa
Phú Sĩ đã tạo ra một cảnh mưa dung–nham–thạch và tro tại những khu
vực Izu, Kai, Sagami, và Musashi. Kể từ lúc đó, núi Phú Sĩ đã im
bặt luôn, không còn phun lửa nữa. Vào chiều tối ngày 15 tháng 3, năm
2011, đã có một trận động đất với độ rung 6.9 do Richter (máy đo địa
chấn phát ra từ lòng đất) đo được đã xảy ra chỉ vài cây số dưới chân
núi Phú Sĩ về hướng nam của rặng núi này. Nhưng sở Khí tượng Nhật
Bản đã không tường trình về trận phun lửa nào từ núi Phú Sĩ.
Hình trên đây là Biểu đồ cắt ngang hỏa diệm sơn Phú Sĩ cho thấy
thành phần địa chất đã cấu tạo nên núi lửa này.
05.
Theo sau trận động đất Tōhoku và trận Sóng thần vào năm 2011 người
ta chú ý nhiều hơn vào phản ứng của hỏa diệm sơn Phú Sĩ. Tháng 9 năm
2012, hai Cơ quan Phòng chống thiên tai và Viện Khoa học nghiên cứu
Địa cầu Quốc gia đã trưng ra nhiều bài toán kiểu mẫu với giả thuyết
rằng áp suất của lớp hỏa quyển tại Phú Sĩ có thể tăng đến 1.6
megapascals (=đơn vị đo lường về áp suất), cao hơn năm 1707. Điều
này đã thường được truyền thông báo chí tường trình, có nghĩa là Núi
Phú Sĩ sắp phun lửa đó. Tuy nhiên, hiện nay khoa học chưa có phương
pháp nào để đo được áp suất của lớp hỏa quyển trong lòng trái đất,
do đó những cuộc điều nghiên như trên chỉ có tính cách suy đoán
thôi. Những dấu hiệu khác cũng đã được nhắc đến như lỗ phun hơi
khói, những chỗ đứt/nứt mới được khám phá, là những hoạt động điển
hình thông thường của hỏa diệm sơn.
Có 8 đỉnh nằm xung quanh miệng núi lửa trên đỉnh núi Phú Sĩ.
Đỉnh cao nhất là Ken–ga–mine (đây là đỉnh chót vót của núi Phú Sĩ),
nơi đây ngày xưa có đặt một đài kiểm thính Rada và ngày nay du khách
có thể thăm tất cả 8 đỉnh này.
06.
Người ta ước tính đã có khoảng 300,000 người leo núi Phú Sĩ vào năm
2009. Thời gian lý tưởng để leo núi Phú Sĩ là vào các tháng 7 và 8
trong khi các lữ quán và các cơ sở tiện nghi mở cửa hoạt động vào
thời gian này. Ở trạm số 5, có những chuyến xe buýt bắt đầu đón
khách vào đầu tháng 7. Người ta cũng khuyên rất kỹ là không nên trèo
núi Phú Sĩ trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 5 sau khi đã xảy
ra những tai nạn chết người khủng khiếp và thời tiết mùa đông ở đây
rất khắc nghiệt. Đa số những người trèo núi bản xứ họ thường khởi
hành vào ban đêm để khi đến đỉnh núi thì vầng Thái dương bắt đầu
xuất hiện. Ánh nắng bình minh ở đỉnh núi Phú Sĩ này được người Nhật
gọi là “goraikō” có nghĩa “ánh sáng vừa lên”.
Có cả thảy 4 lối lên đỉnh Phú Sĩ ở trạm số 5
và thêm 4 lối nữa bắt đầu từ chân núi. Những con đưòng mòn chính từ
trạm số 5 tính theo chiều kim đồng hồ là: đường Hồ Kawaguchi,
Subashiri, Gotemba, và Fujinomiya. Những con đường từ chân núi là:
đường mòn Shojiko, Yoshida, Suyama, và Murayama. Ngoài ra còn có
những trạm khác với những con đường khác để lên đỉnh thì ở những độ
cao khác nhau. Chỗ cao nhất của trạm số 5 ở Fujinomiya, theo sau là
Kawaguchi, Subashiri, và Gotemba.
Mặc dù chỉ là con đường thứ
hai có số khách từ trạm số 5 cao nhất, nhưng Kawaguchiko là con
đường lên đỉnh núi được nhiều người chiếu cố nhất vì trên con đường
này có một bãi đậu xe lớn và nhiều lữ quán rộng rãi để du khách
ngừng nghỉ qua đêm. Vào mùa hè, đa số các chuyến xe buýt chở du
khách trèo núi đều ngừng ở đoạn đường Kawaguchiko. Con đường thứ hai
là con đường có số đông khách nhất đến từ trạm số 5 cũng được du
khách chiếu cố, đó là Fujinomiya, sau đó mới đến các đường Subashiri
và Gotemba.
Hình trên cho thấy cảnh du khách thập phương trên
đỉnh núi Phú Sĩ.
07.
Bảo vệ môi trường: Mặc dù những người trèo núi ít sử dụng hai con
đường Subashiri và Gotemba để đạt tới đỉnh núi Phú Sĩ, nhưng họ lại
thích hạ sơn bằng hai con đường này vì dọc hai con đường này có
những lối mòn được che phủ bằng lớp tro của núi lửa Phú Sĩ...
Hình trên là những bức tường được
đặt dọc đường mòn lên núi Phú Sĩ để giảm sự bào mòn sườn núi và
đường lên núi do hàng trăm ngàn bước chân du khách trèo núi hằng
năm.
08.
Ngũ Hồ:
Ngoài núi lửa Phú Sĩ, dưới chân núi này còn có khu NGŨ HỒ.
Ngũ hồ và Hỏa diệm sơn Phú Sĩ: Ngũ Hồ là tên của một địa danh nằm
ngay dưới chân núi Phú Sĩ thuộc quận Yamanashi–Nhật Bản. Dân số ở
quận Yamanashi khoảng 100,000 người và địa thế nơi đây cao hơn mặt
nước biển 1,000m/1km. Sở dĩ người ta gọi là Ngũ Hồ vì có 5 hồ nước
ngọt bao bọc xung quanh chân Phú Sĩ sơn. Những hồ nước này là do núi
lửa Phú Sĩ tạo nên. Thành phố chính của vùng Ngũ Hồ này là
Fujiyoshida có khoảng 54,000 dân và được thế giới biết danh qua nghề
làm Mì udon. Và còn một điểm thích thú nữa mà bạn cần nên biết đó là
cánh rừng mang tên Aokigahara
Jukai hay
CÁNH RỪNG MA. Ngũ Hồ đã được chọn bởi hai tờ
báo lớn tại Nhật Bản đó là tờ Tokyo Nichi Nichi Shimbun và tờ Osaka
Mainichi Shimbun. Hình trên là hồ Motosu thuộc quận Yamanashi.
5 hồ nước ngọt này có tên là
Kawaguchi, Motosu, Saiko, Shoji,
và hồ Yamanaka.
Kính mời quý vị xem hình ảnh Ngũ Hồ tại chân núi Phú Sĩ:
09.
Hồ Kawaguchi.
10.
Hồ Yamanaka.
11.
Hồ Yamanaka khi hoàng hôn xuống.
12.
Hồ Yamanaka từ trên không trung.
13.
Hồ Yamanaka: Núi Phú Sĩ nguy nga tráng lệ bên cạnh hồ Yamanaka trong
một buổi chiều lặng gió. Yamanaka là hồ nước ngọt nằm nơi cao nhất
và cũng là hồ nước nông nhất trong Ngũ (5) Hồ dưới chân núi Phú Sĩ.
Hồ Yamanaka thuộc địa phận làng Yamanakako, quận Yamanashi gần núi
Phú Sĩ. Yamanaka cũng là 1 trong 3 hồ nước nằm trên một địa thế cao
nhất của Nhật Bản.
14.
Hồ Motosu, sâu 140m, là hồ xếp hạng thứ 9 sâu nhất của Nhật Bản. Hồ
này, cùng với hồ Saiko và cả hồ Shojiko nữa, cả 3 hồ đều được hình
thành do dung nham từ núi Phú Sĩ khạc ra, chảy qua cánh rừng ma, và
sau cùng tràn xuống một hồ nước rộng mênh mông chiếm toàn vùng lúc
bấy giờ. Cả 3 hồ trên đây hiện nay vẫn còn có đường ăn thông với
nhau ở đáy mỗi hồ.
15.
Hồ Saiko – Phía mặt tiền núi Phú Sĩ.
16.
Hồ Saiko – Phía cực Tây.
17.
Hồ Shoji bé nhất trong Ngũ hồ.
18.
Màn sương mù ban mai che núi Phú Sĩ để các bóng ma đêm có đủ thời
gian trở về bên kia qua miệng núi trước khi loài người thức giấc.
19.
Một đám mây trắng quyện trên đỉnh Phú Sĩ làm nên một chiếc nón Bài
Thơ.
20.
Vẻ Uy nghi & Hùng vĩ của núi Phú Sĩ bên cạnh hồ nước.
21.
Nhìn những tàng cây hao hao như những bóng ma đang dồn dập đổ về
hướng miệng núi lửa và ánh nắng ban mai rực đỏ chiếu thẳng vào miệng
núi lửa như nhắc nhở những oan hồn hãy mau chui vào trong lòng núi
trước khi mặt trời lên cao. Cảnh tượng trông rất ma quái rợn tóc
gáy!
22.
Phong cảnh Hồ Ashi với ngọn núi Phú Sĩ làm nền... nom thật thơ mộng.
23.
Đồng hoa dại trước Phú Sĩ sơn vào một ngày quang đãng. Hình chụp tại
công viên Hananomiyako thuộc quận Yamanashi, làng Yamanakako.
24.
Núi Phú Sĩ với rẫy chè bát ngàn màu xanh hy vọng.
25.
Xuân & hoa Anh Đào tại Núi Phú Sĩ.
26.
Tầu điện tốc hành Shinkansen băng ngang trước núi Phú Sĩ.
27.
Bình minh trên đỉnh núi Phú Sĩ:
Truyền thuyết cho rằng người đầu tiên đặt chân trên đỉnh núi Phú Sĩ
là một nhà Sư vào năm 663 AD (Anno Domini). Thời xa xưa, những dũng
sĩ Samurai thường tập luyện dưới chân núi Phú Sĩ và phụ nữ bị cấm
không được leo lên đỉnh núi thiêng này. Hiện nay du khách từ khắp
nơi trên thế giới đến Nhật Bản để chiêm ngưỡng núi Phú Sĩ; người ta
ước tính có khoảng 300 ngàn (300,000) người leo núi Phú Sĩ hằng năm.
Đa số những người trèo núi Phú Sĩ khởi hành vào ban đêm để khi lên
đến đỉnh núi hay gần đỉnh thì vừa đúng lúc mặt trời mọc như tấm ảnh
trên cho thấy. Ánh bình minh ở đỉnh núi Phú Sĩ được mệnh danh là
“goraikō” có nghĩa “ánh sáng vừa lên”.
28.
Người ta cho rằng tên của núi Phú Sĩ đã được người bản xứ nói tiếng
Ainu đặt cho, có nghĩa “Hằng Sống.” Nhưng thật là mỉa mai, dưới chân
núi về hướng Tây–Bắc hiện diện một cánh rừng với diện tích vỏn vẹn
14 dặm vuông lại sẵn sàng cướp đi sự sống con người bất cứ lúc nào.
Nơi đây, dưới những chân đồi, có cánh rừng mang tên
Aokigahara Jukai,
tạm dịch là “cánh rừng ma”,
với rất nhiều cây cối, còn được gọi là Biển Cây. Đây là nơi mà những
kẻ chán đời, thất tình, hay khủng hoảng về tâm lý hay bất cứ lý do
gì làm họ chán sống... đến đây để tự kết liễu đời họ.
29.
Người ta ước lượng có đến 100 thi thể do tự tử gây nên được phát
hiện mỗi năm ở cánh rừng Aokigahara này. “Vào năm 2010, có 54 người
trong tổng số 247 người tự tử thành công trong cánh rừng ma này. Đặc
biệt là con số người quyên sinh gia tăng trong tháng ba, là tháng
cuối kiểm kê ngân sách quốc gia Nhật Bản hằng năm (Fiscal Year). Năm
2011, người ta dùng phương pháp thắt cổ hoặc uống thuốc quá đô để tự
hủy mình.”
30.
Thu Phú Sĩ: quang cảnh đêm mùa thu tại vùng núi Phú Sĩ.
31.
Cảnh đẹp nên thơ của mùa xuân với vườn hoa Anh Đào tươi thắm bên
cạnh một ngôi chùa trong thành phố Tokyo, phong cảnh lại càng quyến
rũ hơn khi được Lão già Phú Sĩ Bạc đầu vì sương tuyết... đứng làm
hình nền.
32.
Cánh đồng hoa tím "Oải Hương" nở rộ trước chân núi Phú Sĩ vào hạ.
33.
Không ảnh cho thấy miệng núi Phú Sĩ được tuyết trắng che phủ, đây là
đỉnh chót vót của núi Phú Sĩ. Tuyệt diệu, một anh người Nhật giải
thích: “Kỳ quan thiên nhiên thế giới
này không phải chỉ là một hỏa diệm sơn thôi, mà những ba núi lửa
chồng lên nhau cơ. Núi lửa mới nhất mà chúng ta nhìn thấy hôm nay là
núi Phú Sĩ, nó nằm trên (bên ngoài cùng) một núi lửa có tên là Cổ
Phú Sĩ (Kofuji), dưới Kofuji là núi lửa Komitake. Hai ngọn núi nằm
bên dưới Phú Sĩ này có thể đã được hình thành cách đây khoảng 600
nghìn năm.”
34.
Núi Phú Sĩ là
“một trong ba quả núi
thiêng” của Nhật Bản. Hằng năm có Lễ Hoa Shibazakura được tổ chức
bên dưới chân Phú Sĩ vào tiết xuân.
35.
Núi Phú Sĩ nhìn từ tòa nhà Trung tâm Dân chính Bunkyo tại thành phố
Tokyo trong một ngày quang đãng.
36.
Đây là thành phố Tokyo–Nhật Bản – Nhìn từ Đài quan sát Phương Bắc
tầng số 45 của tòa nhà Chính Phủ tại trung tâm khu thị tứ Tokyo,
Shinjuku. Nếu núi Phú Sĩ phun lửa, thì Tokyo chỉ cách đó có 60 dặm
hay 100km thôi. Và 10% dân số của thành phố này sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp dưới sức tàn phá của hỏa diệm sơn Phú Sĩ. Thống kê cho
biết đến ngày 1 tháng 10, năm 2011, tổng số dân cư thành Tokyo lên
đến 13 triệu 189 ngàn người (13,189,000), Tokyo là một trong 47 quận
đông dân cư nhất tại Nhật Bản.
37.
Hoàng hôn trên đỉnh Phú Sĩ nhìn từ đài Sky Tree ở Tokyo. Đỉnh núi
Phú Sĩ cao 3.78km nằm giữa hai quận hạt với 240 trường trung–tiểu
học và mẫu giáo trong vùng đều đóng cửa ngày 23 tháng 2 hằng năm để
tham dự lễ hội núi Phú Sĩ. Hai quận Shizuoka và Yamanashi lấy ngày
23 tháng 2 hằng năm làm Ngày Phú Sĩ.
38.
Nhiếp ảnh gia của tấm ảnh này viết rằng “kinh nghiệm chinh phục được ngọn Núi Thần này là độc nhất vô
nhị.” Những ai đã đến được đỉnh núi Phú Sĩ với một tinh thần võ sĩ
đạo không quên gắn một đồng tiền kẽm có khắc tên mình lên cổng
Torri.
39.
“Im lặng là Vàng,” một lữ quán đặt tại Sangome (trạm thứ 3 trên
đường lên đỉnh Phú Sĩ).
40.
Thành phố Fujiyoshida và núi Phú Sĩ. Môn trèo núi ở đây là một thú
tiêu khiển rất thịnh hành không những chỉ cho người bản xứ mà cả du
khách trên thế giới nữa, có hơn hai phần ba người trèo núi Phú Sĩ
không phải là người bản xứ. Mùa leo núi đông nhất là thời gian khi
học sinh tan trường nghỉ hè từ ngày 20 tháng 7 đến hết tháng 8.
Nhưng đông nhất là vào tuần Obon xảy ra vào trung tuần tháng 8, khi
đoàn người leo núi phải đứng xếp hàng một dài lê thê để đợi đến lượt
mình ở một số chặng đường. Bạn có thể tránh tuần Obon nhưng như thế
bạn sẽ không có được cái kinh nghiệm về một vài khía cạnh rất thích
thú khi leo núi Phú Sĩ chung với đoàn người trên thế giới có cùng sở
thích với bạn.
41.
Một cách trèo núi Phú Sĩ mà chân không phải chạm đất là đi xe điện
treo lủng lẳng trên không.
42.
Bình minh và cuộc hành trình lên đỉnh núi Phú Sĩ. Ông bạn nhiếp ảnh
gia viết: “Shizuoka chào mừng quý khách!”, Dĩ nhiên bạn đến nơi đây
là để trèo cho bằng được lên đỉnh núi Phú Sĩ. Người Nhật Bản có câu:
“người khôn chỉ leo núi Phú Sĩ một lần còn người dại thì leo hoài.”
Nhưng ý nghĩa câu nói này không đơn thuần như thế. Đa số những tay
leo núi Phú Sĩ mất từ 4 đến 8 giờ đồng hồ là đạt được tới đỉnh núi
(tùy vào bước chân dài–ngắn của bạn), và mất khoảng từ 2 đến 4 tiếng
để hạ san. Theo truyền thống ở đây, người ta thường leo núi vào ban
đêm để kịp giờ nhìn thấy mặt trời mọc (go–raiko) trên đỉnh núi,
nhưng bạn có thể bị hòa vào dòng người rất chậm khi hạ san (xuống
núi). Theo kinh nghiệm, nên khởi hành muộn vào buổi sáng để xế chiều
đến đỉnh núi nhìn được ánh mặt trời lặn cũng đẹp không kém như lúc
nó mọc, ưu điểm là vào thời gian này con số người cùng leo núi với
bạn hơi vơi đi một tẹo. Và khi màn đêm buông xuống, bạn có thể nghỉ
lại đêm trong các lữ quán dọc đường lên núi, sáng sớm trở lại đỉnh
núi để chào Bình Minh núi Phú Sĩ. Một công hai việc thật hoàn hảo
không thể chê vào đâu được.
DU
LỊCH PHÚ SĨ
Dưới đây là
một vài hình ảnh nói về du lịch và những
sinh hoạt tại các thôn
làng chung quanh chân núi
Phú Sĩ–Nhật Bản. Kính mời quý vị theo
dõi.
43.
Ngôi làng Iyashi–no–Sato ở Neba về hướng nam hồ Saiko dưới chân núi
Phú Sĩ – Ngôi làng này gồm những căn nhà được tái kiến thiết với mái
tranh hay rạ gọi là kayabuki, một kiểu nhà cổ điển đẹp nhất tại Nhật
Bản. Ngôi làng nguyên thủy đã bị trận cuồng phong nhiệt đới đánh sập
vào năm 1936.
Nơi đây
bạn có thể tìm thấy những chương trình sinh hoạt tập thể dựa trên
văn hóa cổ truyền, như những nghề thủ công sử dụng washi, báo chí
tiếng Nhật, bán đồ dùng sản xuất ngay tại địa phương, và những món
ăn truyền thống như Soba (mì làm bằng bột kiều mạch) và konnyaku, là
một món ăn tựa như đông sương đặc (rắn) được làm từ bột “lưỡi quỷ”
(một loại khoai tựa như khoai tây trồng tại địa phương).
44.
Lễ hội Dược Thảo ở hồ Kawaguchiko dưới chân núi Phú Sĩ – Đây là một
lễ hội về các loại dược thảo có một không hai được tổ chức tại bờ hồ
Kawaguchiko hằng năm vào mùa hè (tháng 6 & 7). Phong cảnh và hương
thơm của loài hoa "oải hương" làm cho không khí quanh bờ hồ êm dịu
và trong lành. Ở lễ hội này người ta cũng bày bán những món hàng về
dược thảo. Vào ban đêm, những ánh đèn muôn sắc cũng được thắp sáng
để làm lễ hội thêm nổi bật, kỳ diệu & huyền ảo.
45.
Những chuyến xe buýt khứ hồi đưa đón khách du lịch đi du ngoạn ngắm
những cảnh đẹp nhất vùng giữa 2 hồ Kawaguchi & Saiko. Đặc biệt trên
các chuyến xe buýt này có gắn các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Anh và
Nhật, và nhân viên hướng dẫn du lịch đều nói được cả hai thứ tiếng
Anh–Nhật.
CÁNH
RỪNG MA Ở ĐÂY,
Dưới chân núi Phú Sĩ
Dưới đây là
một vài hình ảnh nói về CÁNH RỪNG MA tại chân núi Phú Sĩ.
Kính mời quý vị theo
dõi.
46.
Cây cối mọc dưới chân núi Phú Sĩ hầu như đều bị cong ở phần thân
dưới như ảnh trên cho thấy, điều này tạo thêm cảnh thần bí ghê rợn ở
vùng này. (BKT
ghi chú: có lẽ nơi đây đã có
rất nhiều dân chúng bản xứ bị thiên tai tiêu diệt lúc xảy ra vụ núi
lửa này. Nhìn vào hình dạng của cây cối trong khu rừng này, ta tưởng
tượng như đoàn người đang chạy tán loạn để trốn một "lực" gì ghê rợn
lắm. Vì lượng lớn dung nham từ hỏa quyển phun lên mặt đất với một
tốc độ nhanh hơn chân người nên toàn thể sinh vật nơi đây đã bị đốt
cháy hoặc bị chôn sống trong biển lửa dung nham của núi Phú Sĩ. Và
hình như đã có những linh hồn chưa siêu thoát đầu thai vào cây cối
hôm nay để nhắc nhở người ta rằng thế đó... thế đó... đã xảy ra ở
đây như thế? –BKT tưởng tượng)
47.
Cây cầu với Rừng cây tên Aokigahara Jukai. Cánh rừng “Ma” tại chân
núi Phú Sĩ được liệt kê là một trong 10 nơi hàng đầu thế giới có
“ma”. Cánh rừng này chỉ đứng sau cây cầu Golden gate (*)
thuộc vịnh Cựu Kim sơn, California, về con số người đến để tự tử.
48.
(*) –
Cầu treo Golden Gate tại vịnh Cựu Kim Sơn, tiểu bang California–Mỹ,
là nơi có nhiều người trầm mình từ cây cầu này hằng năm. Cầu này
cũng thuộc loại ma quái không kém!
49.
Mặc dầu có một số người gọi
Cánh
rừng ma là Thủ đô Tự tử của thế giới, nhưng thật ra cánh rừng
Aokigahara tuyệt đẹp. Một số người cho rằng “vì khu rừng này rất rậm
đến độ gió không thể lọt qua, lại nữa, khu rừng vắng bóng các loài
thú hoang dã
(*),
cho nên cánh rừng Aokigahara Jukai đã trở nên
thanh vắng một cách kỳ quái. Về lịch sử, cánh rừng này có một liên
đới với quỷ thần theo khoa thần thoại Nhật Bản, và là nơi nổi tiếng
để người ta đến quyên sinh.” Báo chí tường thuật mỗi năm có khoảng
100 thi thể của những người tự tử được khám phá trong khu rừng này,
mặc dù có rất nhiều dấu hiệu viết bằng cả tiếng Anh lẫn Nhật treo
trong rừng khuyên người ta nên xét lại hành động của họ. Mỗi năm,
bắt đầu từ năm 1970, có những toán lính hay cảnh sát Nhật, những
người tình nguyện, phóng viên báo chí, v.v. ngoài ra còn có những tổ
chức dân sự địa phương tình nguyện tham gia công tác lùng kiếm xác
chết mỗi năm hai lần qua nhiều con đường mòn không chính thức trong
khu rừng ma này. Hiện nay, từ bìa rừng Aokigahara vào sâu khoảng 1
cây số đầy dẫy rác rến do du khách và những tay chuyên đi lùng kiếm
những mẩu chuyện ly kỳ xả. Nhưng sau 1 cây số cho đến chân Phú Sĩ
thì cánh rừng này trở về trạng thái thái yên tịnh và sạch sẽ như
thuở ban sơ.
(*) – Thường thì Ông trời phú cho các loài thú
hoang dã khả năng nghe được trong thiên nhiên “điều gì đó ghê gớm”
sắp xảy ra trong vùng nhiều ngày trước, nên chúng nó biết & chạy
trốn khỏi vùng sắp có thiên tai trước khi tai họa ập đến. Sự kiện ở
cánh rừng “ma” tại chân núi Phú Sĩ này không có thú hoang dã cũng có
nghĩa là hỏa diệm sơn Phú Sĩ sẽ phun lửa bất cứ lúc nào, nên tốt
nhất là không nên "an cư lạc nghiệp" tại nơi này?
50.
Có một vài chỗ trong cánh rừng ma Aokigahara Jukai có người tự tử
được dàn cảnh để làm phim, chẳng hạn như hình người con gái trong
tấm ảnh trên đây, nhưng bạn sẽ cảm thấy rùng rợn đến nhợn tóc gáy
nếu đứng ở ngay trong cánh rừng ma này. Với những người bạo dạn hơn
thì sau khi vượt qua được những lối hay đường bị bịt, họ thường hay
gặp những nơi đánh dấu có người đã thật sự quyên sinh ở đó.
51.
Kính mời Quý Độc giả xem phim “Cánh rừng ma” dưới đây: Truyện kể
rằng: “Rừng Aokigahara ở Nhật Bản là nơi lý tưởng để người ta tự tử.
Và sau khi quyển tiểu thuyết Kuroi Jukai được phát hành, sách kể một
ngày kia có người con gái thất tình đã bỏ nhà vào rừng Aokigahara
quyên sinh, thế là mấy anh chị chán đời xứ Phù tang lũ lượt kéo nhau
vào đấy tự tử, tỷ lệ hằng năm có khoảng 50 đến 100 người vào rừng ma
tự sát. Khu rừng có số tử thi tự tử nhiều đến nỗi lão Yakuza chi địa
cho những tên vô gia cư lẻn vào rừng ma đánh cắp thi hài người đã tự
hủy mình.” Chính phủ Nhật Bản chỉ thâu xác chết một bận trong năm
thôi, vì cánh rừng ma này nằm nơi hẻo lánh dưới chân núi Phú Sĩ và
rừng lại quá rậm rạp nên nhà nước Nhật Bản không những “thiếu ngân
sách”, lại còn “sợ ma” nữa nên không đủ nhân lực để đi tuần trong
rừng ma này thường xuyên.
Bạn bấm nút “PLAY”
để xem phim hoặc xem ở link dưới đây:
http://youtu.be/4FDSdg09df8
52.
Ngoài cảnh chết chóc ra, còn nhiều trò khác cạnh núi Phú Sĩ để
thưởng thức chẳng hạn như những vườn hoa hồng mênh mông, những công
viên giải trí thật vui nhộn, v.v.
53.
Ánh chiều tà trên thành phố Yokohama–Nhật Bản với núi Phú Sĩ đứng
làm hình nền! Thật là một buổi hoàng hôn trữ tình!
54.
Cảnh thu tại núi Phú Sĩ. Liệu người ta có còn được chiêm ngưỡng cảnh
thu với lá vàng đẹp như thế này vào mùa thu tới nữa không? Hay là
hỏa diệm sơn Phú Sĩ sẽ nổi chứng như những chuyên gia từng tiên tri?
55.
Đền Hakone – Là ngôi đền thờ Đạo Thờ Thần (Shinto/Thần Đạo) của người Nhật,
đền này tọa lạc tại biệt khu quận Kanagawa thuộc thành phố Hakone.
Đền thờ tên là Hakone Gongen.
56.
Cổng Torii – Tại Đền thờ Hakone, trên bờ hồ Ashi.
57.
Bảo tàng viện “Lalique Museum Hakone” – Mô tả cuộc đời của Rene
Lalique, Rene Lalique là một thợ vẽ về ngành kim hoàn và thủy tinh
nổi danh. Ông là sáng lập viên trường phái Art Nouveau và Art Deco.
58.
Bảo tàng viện “Lalique Museum Hakone” – triển lãm một toa xe hỏa
hiệu Pullman do hãng chế tạo xe hỏa lừng danh Orient Express tặng.
Bên trong toa xe hỏa này được trang hoàng hơn 150 tấm kính nom rất
đẹp mắt. Bạn hãy thưởng thức tách trà nóng chậm rãi trong toa xe lửa
này để tưởng nhớ lại thuở huy hoàng ngày xưa nay còn đâu!
59.
Đường xe điện Hakone Ropeway – đây là loại tầu điện 2–toa chạy trên
không bằng dây cáp. Đường xe điện này đưa rước hành khách ở Sōunzan,
Tōgendai qua trạm Ōwakudani trong khu vực du lịch Hakone,
Kanagawa–Nhật Bản.
60.
Đường xe điện Hakone Ropeway – đây là một trong hai toa xe điện
Roapway.
61.
Đường xe điện Hakone Ropeway – Đây là trạm xe điện Hakone Ropeway
tại Ōwakudani.
62.
Hồ Ashi, hay Hồ Hakone hoặc Hồ Ashinoko – Đây là hồ nổi danh với rất
nhiều phong cảnh đẹp, tọa lạc trong phần đất tỉnh Hakone thuộc quận
Kanagawa tại quần đảo Honshū–Nhật Bản. Hồ Ashi được núi lửa tạo nên
nằm hướng Tây–Nam quần thể núi lửa Hakone.
Hồ Ashi rộng: 2.741 dặm vuông (tương
đương 7.1km²),
Độ cao so với mực nước biển: 2,372' (bộ) (tương
đương 723m),
Chiều sâu: 49' (bộ) (tương đương 15m),
Chiều dài
quanh bờ hồ: 13.11 dặm (tương đương 21.1km).
63.
Đường tầu điện Hakone–Tozan – Hai bên đường rầy có hoa Hydrangea mọc
đầy dẫy, mỗi năm vào trung tuần tháng 6 những cây Hydrangea trổ hoa
rực rỡ suốt dọc đường Hakone–Tozan lên tới đỉnh núi. Vào mùa hoa
Hydrangea nở rộ, chuyến tầu điện Hakone–Tozan còn được gọi là “tầu
điện hoa Hydrangea”.
64.
Đường tầu điện Hakone–Tozan.
65.
Bảo tàng viện nghệ thuật Lộ thiên – Khánh thành vào năm 1969 tại
Hakone thuộc biệt khu Ashigarashimo, quận Kanagawa–Nhật Bản. Nơi đây
lưu trữ bộ tranh ảnh nghệ thuật sưu tầm của các họa sĩ danh tiếng
như Picasso, Henry Moore, Churyo Sato, v.v. Viện bảo tàng này cũng
có hơn 1,000 công trình điêu khắc và những công trình nghệ thuật
khác. Viện bảo tàng này là thành viên của Đại hợp doanh công ty
truyền thông Fujisankei Communications Group.
66.
Động băng hàn Narusawa – Nơi đây vào mùa hè băng hàn vẫn chưa tan
hết...
67.
Đền thờ Thần Đạo tại Honshu: Honshu là hòn đảo lớn nhất trong các quần
đảo Nhật Bản. Nó là hòn đảo chính của nước Nhật, nằm về hướng nam
Hokkaido cách eo biển Tsugaru, phía nam giáp giới Shikoku cách eo
biển Nhật Bản, phía Đông–Nam là Kyushu cách eo biển Kanmon.
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh thế giới – núi Phú Sĩ Nhật Bản. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: BKT sưu tầm, trình bày & Ấn loát
Đăng ngày Thứ Năm, May 16, 2013
[LHCCSHTĐ]
Cập
nhật ngày Chúa nhật, October 25, 2020
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang