Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang Sưu tầm Thế giới
Chủ đề:
bản đồ nước tầu
Tác giả:
t242

BẢN ĐỒ NƯỚC TẦU




Mục Lục
I. Tóm lược Bản đồ nước Tầu
II. Hai mươi hai (22) Tỉnh (Provinces)
III. Năm (5) Khu/Vùng Tự trị
IV. Bốn (4) Đặc khu Đô thị
V. Hai (2) Đặc khu Hành chính



Xem thắng cảnh & Kỳ quan Thế giới














I
Tóm lược địa lý nước Tầu


Nước “Tầu”, tiếng Mỹ là “China”, người Việt quen gọi là “Trung Hoa” từ ngàn xưa. Khi đảng cộng sản Tầu cướp được nước này từ tay Quốc Dân Đảng Trung Hoa thì chúng đổi thành “Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc”, người dân xứ tự do VNCH trước 1975 gọi là “Trung cộng”, có nghĩa là nước theo chủ nghĩa côn đồ vô thần cộng sản, cũng giống như Việt cộng vậy... “Cộng” đây chỉ cộng sản. Trong khuôn khổ bài sưu tầm này, tkd xin được dùng chữ “Tầu” để chỉ nước Tầu hay người Tầu cho ngắn gọn, dễ nghe.

Tọa độ nước Tầu trên quả địa cầu: trên vĩ tuyến (latitudes) 39°55′N (Bắc) và kinh tuyến (longitude) 116°23′E (Đông) [Nguồn]

Địa lý nước Tầu: là quốc gia Á châu nằm trong vùng Đông Á. Duyên hải phía Đông tiếp giáp Biển Thái Bình [Pacific Ocean]. Chiều dài duyên hải nước Tầu đo được 14,500km ~ 9,000 miles/dặm.

Nước Tầu có cùng biên giới với 14 quốc gia sau đây: (chiều dài biên giới đo được 22,117km ~ 13,743mi)

01. A–phú–hãn
(Afghanistan)
02. Ấn Độ
(India)
03. Bắc Hàn hay Triều Tiên
(North Korea)
04. Bhutan
05. Kazakhstan
06. Kyrgyzstan
07. Lào
(Laos)
08. Miến Điện
(Myanmar {tên cũ là “Burma”})
09. Mông Cổ
(Mongolia)
10. Nepal
11. Nga
(Russia)
12. Pakistan
13. Tajikistan
14. Việt Nam
(Vietnam)

Ngoài những nước sát nách, Tầu còn là láng giềng của những quốc gia sau đây:

01. A–phú–hãn
(Afghanistan)
02. Ấn Độ
(India)
03. Bhutan
04. Đài Loan
(Taiwan)
05. Kazakhstan
06. Kyrgyzstan
07. Laos
08. Maritime Boundaries
09. Miến Điện
(Myanmar {tên cũ là “Burma”})
10. Mông Cổ
(Mongolia)
11. Nam Hàn
(South Korea)
12. Nepal
13. Nga
(Russia)
14. Nhật Bản
(Japan)
15. Pakistan
16. Phi–luật–tân
(Philippines)
17. Tajikistan

Dân số nước Tầu: 1,425,171,482 – Một tỷ, bốn trăm hai mươi lăm triệu, một trăm bảy mươi mốt nghìn, bốn trăm tám mươi hai ngàn người [ghi ngày Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024 lúc 11:48g miền đông-bắc nước Mỹ]. Nguồn: Worldometer Population.

Diện tích nước Tầu: khoảng 9.6 triệu km² ~ 3,700,000mi² được chia như sau:

A. Hai mươi hai (22) Tỉnh (Provinces): (sắp xếp theo vần tiếng Việt abc...)

01. An Huy
[Anhui],
02. Cam Túc
[Gansu],
03. Cát Lâm
[Jilin],
04. Giang Tây
[Jiangxi],
05. Giang Tô
[Jiangsu],
06. Hà Bắc
[Hebei],
07. Hà Nam
[Henan],
08. Hắc Long Giang
[Heilongjiang],
09. Hải Nam
[Hainan],
10. Hồ Bắc
[Hubei],
11. Hồ Nam
[Hunan],
12. Liêu Ninh
[Liaoning],
13. Phúc Kiến
[Fujian],
14. Quảng Đông
[Guangdong],
15. Quý Châu
[Guizhou],
16. Sơn Đông
[Shandong],
17. Sơn Tây
[Shanxi],
18. Thanh Hải
[Qinghai],
19. Thiểm Tây
[Shaanxi],
20. Triết/Chiết Giang
[Zhejiang],
21. Tứ Xuyên
[Sichuan],
22. Vân Nam
[Yunnan].

B. Năm (5) Khu/Vùng Tự trị (Autonomous regions):

1. Hồi Ninh Hạ
[Ningxia],
2. Nội Mông
[Inner Mongolia],
3. Quảng Tây
[Guangxi, Zhuang {Choang}],
4. Tân Cương–Duy Ngô Nhĩ
[Xinjiang Uygur],
5. Tây Tạng
[Tibet].

C. Bốn (4) Đặc khu Đô thị (Municipalities):

1. Bắc Kinh
[Peking],
2. Thiên Tân
[Tianjin],
3. Thượng Hải
[Shanghai],
4. Trùng Khánh
[Chongqing].

D. Hai (2) Đặc khu hành chính (special administrative regions):

1. Hương–cảng/Hồng–kông
[Hong Kong],
2. Ma–cao
[Macau].

Thủ đô nước Tầu: Bắc Kinh hay Trung Nam Hải.

Thành phố đông dân nhất nước Tầu với số dân trên 29 triệu {29,210,808}): Thượng Hải (Shanghai), đây cũng là trung tâm tài chính lớn nhất nước Tầu.

Hệ thống Sông ngòi ở nước Tầu: Nước Tầu có hơn 5 nghìn con sông lớn nhỏ. Đa số các con sông bắt đầu từ thượng nguồn cao nguyên phía tây, chảy xuống hạ lưu phía đông trước khi đổ ra biển Đông. Nước Tầu có 10 con sông nổi tiếng như sau:

Dương tử [Yangtze River] còn có tên Trường Giang, dài 6,300km,
Hoàng hà/Yellow River (5,464km),
Châu giang/sông Ngọc/Pearl River (2,200km),
Sông Hoài/Songhuajiang River (1,927km),
Hắc long giang/Heilongjiang River (4,370km),
Nhã Lỗ Tăng Bố Giang/Yarlung Zangbo River (2,900km),
Sông Nu/Nujiang River (2,816km),
Sông Mêkông/Lancangjiang River (2,354km),
Hán giang/Hanjiang River (1,532km),
Sông Liêu Hà/Liaohe River (1,394km).

Những điểm mốc nổi bật [Landmarks]: nước Tầu có 2 kỳ quan nhân tạo: Vạn Lý Trường Thành [The Great Wall] và Đập Tam Hiệp [The Three Gorges Dam].

Chung chung nhìn vào bản đồ nước Tầu, ta thấy nó hao hao... giống như con gà cồ [đực/trống] loại “gallus gallus domesticus”!

Khởi nguyên của nước Tầu bắt đầu từ lưu vực sông Hoàng Hà ở miền bắc, đồng bằng này được sông Hoàng Hà bồi đắp một lớp phù sa rất mầu mỡ (phì nhiêu), nơi đây chính là cái nôi của nền văn minh nước Tầu.

Từ ngàn xưa, người Tầu đã theo chế độ Vua–Tôi, bắt đầu từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế... và chấm dứt ở triều đại cuối cùng của nhà Thanh. Sau Thanh là Tưởng Giới Thạch. Họ Tưởng lãnh đạo nền Cộng Hòa Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1912 đến 1949 thì bị
m+ (Mao cộng) đánh bại, phải chạy ra đảo Đài Loan tiếp tục chính thể Trung Hoa Dân Quốc, và chết ở đảo đấy, không bao giờ trở về đất liền [nước Tầu] nữa!


















II
Danh sách 22 Tỉnh của nước Tầu
[list of 22 Provinces in China]


1.An Huy [Anhui]
2.Cam Túc
[Gansu]
3. Cát Lâm [Jilin]
4. Giang Tây [Jiangxi]
5. Giang Tô [Jiangsu]
6. Hà Bắc [Hebei]
7. Hà Nam [Henan]
8. Hắc Long Giang [Heilongjiang]
9. Hải Nam [Hainan]
10. Hồ Bắc
[Hubei]
11. Hồ Nam
[Hunan]
12. Liêu Ninh
[Liaoning]
13. Phúc Kiến
[Fujian]
14. Quảng Đông
[Guangdong]
15. Quý Châu
[Guizhou]
16. Sơn Đông
[Shandong]
17. Sơn Tây
[Shanxi]
18. Thanh Hải
[Qinghai]
19. Thiểm Tây
[Shaanxi]
20. Triết/Chiết Giang
[Zhejiang]
21. Tứ Xuyên [Sichuan]
22. Vân Nam
[Yunnan]









1. Tỉnh: An Huy [Anhui]
Thủ phủ: Hợp Phì [Hefei]
Dân số: 59,500,510
Mật độ dân số: 425.91
Diện tích: 140,200km² ~ 54,100mi²

Tỉnh An Huy thuộc đồng bằng sông Trường Giang và sông Hoài [Huai], là một trong 22 tỉnh nằm trong vùng đất liền [landlocked] thuộc miền đông Trung Hoa, có thủ phủ là thành phố Hợp Phì, đông giáp tỉnh Giang Tô [Jiangsu], đông–nam giáp tỉnh Triết/Chiết Giang [Zhejiang], nam giáp tỉnh Giang Tây [Jiangxi], tây–nam giáp tỉnh Hồ Bắc [Hubei], tây–bắc giáp tỉnh Hà Nam [Henan], và một phần nhỏ phía bắc giáp tỉnh Sơn Đông [Shandong].

An Huy có 63.65 triệu người, là tỉnh đứng thứ 8 có số dân đông nhất ở Trung Hoa, về diện tích đất đai được xếp thứ 22 toàn quốc, riêng về mật độ dân số thì tỉnh này đứng thứ 12 trong các tỉnh thành của nước Tầu có mật độ dân cư đông nhất Tầu. Người ngợm ở An Huy đa số là dân Hán nói tiếng địa phương như Mandarin, Jianghuai Mandarin, Gan, Wu, và Hui.

An Huy được điều hành bởi một hệ thống hành chính cấp tỉnh do một Tổng đốc lãnh đạo, có Quốc hội tỉnh, Hội đồng Chính ủy nhân dân, và Tòa án Tối cao Nhân dân tỉnh. Có các Bộ trông coi 16 thành phố, 62 quận, 43 hạt, và 1,522 huyện.

Về tổng sản lượng [GDP] của tỉnh An Huy, được xếp vào hàng thứ 11 trên toàn quốc vào năm 2019.













2. Tỉnh: Cam Túc [Gansu]
Thủ phủ: Lan Châu [Lanzhou]
Dân số: 25,575,254
Mật độ dân số: 56.29
Diện tích: 453,700km² ~ 175,200mi²













3. Tỉnh: Cát Lâm [Jilin]
Thủ phủ: Trường Xuân [Changchun]
Dân số: 27,462,297
Mật độ dân số: 146.54
Diện tích: 191,126km² ~ 73,794mi²













4. Tỉnh: Giang Tây [Jiangxi]
Thủ phủ: Nam Xương [Nanchang]
Dân số: 44,567,475
Mật độ dân số: 266.87
Diện tích: 166,919km² ~ 64,448mi²













5. Tỉnh: Giang Tô [Jiangsu]
Thủ phủ: Nam Kinh [Nanjing]
Dân số: 78,659,903
Mật độ dân số: 766.66
Diện tích: 102,600km² ~ 39,600mi²













6. Tỉnh: Hà Bắc [Hebei] [1]
Thủ phủ: Thạch Gia Trang [Shijiazhuang]
Dân số: 71,854,202
Mật độ dân số: 382.81
Diện tích: 188,800km² ~ 72,900
mi²

Đặc biệt ở tỉnh Hà Bắc có 2 thành phố đặc khu đô thị là Bắc Kinh [thủ đô nước Tầu] và thành phố Thiên Tân
.

Ghi chú:

[1]
Ngoài 2 thành phố Bắc Kinh & Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc còn có thành phố tên Đường Sơn” hay “Tangshan[tiếng Mỹ], là một khu đô thị khá sầm uất với các đặc điểm sau:

Thiên tai:Đường Sơn” là nơi đã xảy ra trận động đất kinh hoàng vào năm 1976 ở thế kỷ XX [20] với độ rung được ghi trên địa–chấn đồ lúc bấy giờ là 7.8. Trận động đất này đã bình địa hoàn toàn thành phố Đường Sơn, gây tử vong cho khoảng “255,000” người. Thành phố đã được tái kiến thiết kể từ đấy, với kỹ nghệ du lịch hấp dẫn, là 1 trong 10 hải cảng lớn nhất nước Tầu.

Địa lý: Đường Sơn là một quận lỵ thuộc tỉnh Hà Bắc nước Tầu; phía đông–nam giáp biển Bố Hải, đông–bắc giáp bình nguyên Trung Hoa (nước Tầu); cách thủ đô Bắc Kinh hướng đông–đông nam khoảng 149km ~ 93mi/dặm), và hướng tây–bắc thành phố Thiên Tân 110km ~ 68mi. Theo thống kê dân số năm 2020, quận Đường Sơn có 7,717,983 [bảy triệu, bảy trăm mười bảy nghìn, chín trăm tám mươi ba] người, trong đó có 3,687,607 dân cư ngụ trong khu đô thị, tạo thành 7 quận trung tâm thành phố.

Kỹ nghệ: phần lớn sự phát triển đều dựa vào kỹ nghệ hóa, bắt đầu từ năm 1870, khi Tập đoàn Khải Luân thiết lập những mỏ than trong khu vực. Đây là nơi phát sinh ngành đường sắt tiêu chuẩn đầu tiên, có nhà máy làm đường rầy xe hỏa tiên khởi, là nơi đầu tiên sử dụng động cơ hơi, và là nơi có xưởng làm xi–măng đầu tiên trong nước. Đường Sơn đã được ca tụng là cái “nôi kỹ nghệ hóa” của nước Tầu. Ngay cả ngày nay, Đường Sơn vẫn được xem là trung tâm sản xuất thép, năng lượng, hóa chất, và gốm bằng sứ.

Nghệ thuật: nghề Hát bội Píng [Bắc Kinh], khởi nguyên từ quận Châu Luân, là một trong năm dòng hát bội của người Tầu phổ biến nhất. tkd ghi chép













7. Tỉnh: Hà Nam [Henan]
Thủ phủ: Trịnh Châu [Zhengzhou]
Dân số: 94,023,567
Mật độ dân số: 563.01
Diện tích: 167,000km² ~ 64,000mi²













8. Tỉnh: Hắc Long Giang [Heilongjiang]
Thủ phủ: Cáp Nhĩ Tân [Harbin]
Dân số: 38,312,224
Mật độ dân số: 84.38
Diện tích: 454,800km² ~ 175,600mi²













9. Tỉnh: Hải Nam [Hainan]
Thủ phủ: Hải Khẩu [Haikou]
Dân số: 9,171,300[8]
Mật độ dân số: 255.04
Diện tích: 35,191km² ~ 13,587mi²













10. Tỉnh: Hồ Bắc [Hubei]
Thủ phủ: Vũ Hán [Wuhan]
Dân số: 57,237,740
Mật độ dân số: 307.89
Diện tích: 185,900km² ~ 71,800
mi².

Đặc biệt ở thành phố Vũ Hán này, là nơi đã xuất phát con
Cúm Tầu–2019 {COVID–2019} kịch độc đã giết chết triệu triệu sinh linh khắp thế giới từ 2019 đến hôm nay (2024) vẫn còn người chết lai rai đây đó vì con cúm này
!













11. Tỉnh: Hồ Nam [Hunan]
Thủ phủ: Trường Sa [Changsha]
Dân số: 65,683,722
Mật độ dân số: 312.77
Diện tích: 210,000km² ~ 80,000mi²













12. Tỉnh: Liêu Ninh [Liaoning]
Thủ phủ: Thẩm Dương [Shenyang]
Dân số: 43,746,323
Mật độ dân số: 299.83
Diện tích: 145,900km² ~ 56,300mi²













13. Tỉnh: Phúc Kiến [Fujian]
Thủ phủ: Phúc Châu [Fuzhou (PRC)/Jincheng (ROC)]
Dân số: 36,894,216
Mật độ dân số: 304.15
Diện tích: 121,400km² ~ 46,900mi²

Tỉnh Phúc Kiến [Fujian] thuộc miền đông–nam duyên hải Trung Hoa, bắc giáp tỉnh Triết/Chiết Giang [Zhejiang], tây giáp tỉnh Giang Tây [Jiangxi], nam giáp tỉnh Quảng Đông [Guangdong], và đông giáp eo biển Đài Loan [Taiwan]. Phúc Châu là thủ phủ trong khi Hàm Dân [Xiamen] lại là thành phố đông dân nhất trong tỉnh, cả 2 thành phố tọa lạc gần eo biển Đài Loan về hướng đông của tỉnh Phúc Kiến.

Tổng số dân là 39 triệu, đứng thứ 17 đông dân số nhất trong các tỉnh của nước Tầu. Tổng sản lượng [GDP] của Phúc Kiến là CN¥3.58 ức [nhân dân Tệ], đứng thứ 10 toàn quốc. Cùng với các tỉnh duyên hải hàng xóm của nó là Triết/Chiết Giang và Quảng Đông, GDP trên mỗi đầu người ở Phúc Kiến thuộc loại trên trung bình đối với toàn quốc, CN¥92,830 Tệ/người. Lý do, được thừa hưởng vị trí địa dư gần với Đài Loan.














14. Tỉnh: Quảng Đông [Guangdong]
Thủ phủ: Quảng Châu [Guangzhou]
Dân số: 104,303,132
Mật độ dân số: 579.46
Diện tích: 179,800km² ~ 69,400mi²













15. Tỉnh: Quý Châu [Guizhou]
Thủ phủ: Quý Dương [Guiyang]
Dân số: 34,746,468
Mật độ dân số: 197.42
Diện tích: 176,167km² ~ 68,018mi²













16. Tỉnh: Sơn Đông [Shandong]
Thủ phủ: Tề Nam [Jinan]
Dân số: 95,793,065
Mật độ dân số: 622.84
Diện tích: 157,100km² ~ 60,700mi²













17. Tỉnh: Sơn Tây [Shanxi]
Thủ phủ: Thái Nguyên [Taiyuan]
Dân số: 35,712,111
Mật độ dân số: 228.48
Diện tích: 156,000km² ~ 60,000mi²













18. Tỉnh: Thanh Hải [Qinghai]
Thủ phủ: Tề Ninh [Xining]
Dân số: 5,626,722
Mật độ dân số: 7.80
Diện tích: 720,000km² ~ 280,000mi²













19. Tỉnh: Thiểm Tây [Shaanxi]
Thủ phủ: Tây An [Xi'an]
Dân số: 37,327,378
Mật độ dân số: 181.55
Diện tích: 205,800km² ~ 79,500mi²













20. Tỉnh: Triết/Chiết Giang [Zhejiang]
Thủ phủ: Hàng Châu [Hangzhou]
Dân số: 54,426,891
Mật độ dân số: 533.59
Diện tích: 101,800km² ~ 39,300mi²













21. Tỉnh: Tứ Xuyên [Sichuan]
Thủ phủ: Thành Đô [Chengdu]
Dân số: 83,674,866
Mật độ dân số: 170/km² ~ 450/mi²
Diện tích: 484,327km² ~ 187,000mi²

Trang sưu tầm đặc biệt
Chủ đề: tứ xuyên–trung hoa
Các Tác giả: Charles Y. Hu, Yueh–Gin Gung Hu, & Robert Lee Suettinger
Dịch: tkd

SƠ LƯỢC TỈNH TỨ XUYÊN–TRUNG CỘNG
Bản Việt ngữ

Tứ Xuyên, là một tỉnh của nước Tầu, nằm ở thượng lưu thung lũng sông Dương Tử miền tây–nam nước Tầu. Tứ Xuyên là tỉnh lớn thứ hai của nước Tầu. Nó có chung biên giới với các tỉnh sau đây:

Cam Túc & Thiểm Tây: hướng bắc,
– Đặc khu đô thị
Trùng Khánh: hướng đông,
– Các tỉnh
Quý Châu & Vân Nam: hướng nam,
– Vùng Tự trị
Tây Tạng: hướng tây, và
– Tỉnh
Thanh Hải: hướng tây–bắc.

Tứ Xuyên từng là tỉnh đông dân nhất của nước Tầu cho đến khi thành phố Trùng Khánh và các vùng lân cận được tách ra để tạo thành đặc khu đô thị độc lập cấp tỉnh thứ tư vào năm 1997. Thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên là thành phố Thành Đô, nằm gần trung tâm của tỉnh.

Từ các quan điểm kinh tế, chính trị, địa lý, và lịch sử, thì miền đông lưu vực Tứ Xuyên mới chính là tâm điểm, là trung tâm đầu não của tỉnh, nơi này cũng còn được gọi là Hồng Bàn
[Lưu vực đỏ]. Khí hậu ôn hòa và ẩm ướt, đất đai phì nhiêu, và tài nguyên thiên nhiên gồm khoáng sản và lâm nghiệp đầy dẫy, phong phú... khiến nó trở thành một trong những khu vực giàu có nhất và có khả năng tự lập về kinh tế nhất nước Tầu. Khu vực này được một số người xem như nước Tầu trong một thế giới nhỏ và thường được xem như một nước trong một nước. Người Tầu gọi vùng đồng bằng này là Thiên Phú Chí Quốc, có nghĩa là “Địa Đàng.” Diện tích 484,327km² ~ 187,000mi². Dân số là 83,674,866 người [theo thống kê năm 2020].

Địa hình/Đất đai

Lưu vực Tứ Xuyên được những dãy núi cao vút bao bọc tứ bề:

Hướng bắc, dãy núi Tần Lĩnh trải dài từ đông sang tây với cao độ từ 3,400–4,000m ~ 11,000–13,000f trên mực nước biển.

Hướng đông–bắc, dãy núi đá vôi Daba cao khoảng 2,700m ~ 9,000f.

Hướng nam, dãy núi Dalou, thấp hơn và không liên tục, với cao độ trung bình từ 1,500–2,100m ~ 5,000–7,000f.

Hướng tây, dãy núi Đạt Sơn, ở biên giới Tây Tạng với độ cao trung bình khoảng 4,400 mét ~ 14,500f.

Hướng đông, dãy núi Vũ, hiểm trở, cao khoảng 2,000 mét ~ 6,500f, có các hẻm núi đẹp ngoạn mục của sông Dương Tử.

Nói chung, địa hình của miền đông Tứ Xuyên tương phản rõ rệt so với miền tây. Vùng lưu vực Tứ Xuyên rộng lớn và các vùng núi ngoại biên chiếm ưu thế ở hướng đông; đất dốc về hướng trung tâm của lưu vực từ mọi hướng. Lưu vực này là một vịnh của Biển Đông trong hậu kỷ Đệ Tam (chấm dứt khoảng 250 triệu năm trước); hầu hết bên dưới toàn đá cát và đất bùn có màu từ đỏ đến tím.

Trong lưu vực, mặt đất rất không đồng đều và có diện mạo hoàn toàn của một vùng với địa hình xấu & tồi. Nhiều đồi thấp, trải dài xen kẽ với các rặng núi cao rõ rệt, đồng bằng ngập lụt, đất phẳng trong thung lũng và các lưu vực địa phương nhỏ. Phần ấn tượng nhất của bề mặt lưu vực là đồng bằng Thành Đô — một trong những vùng đất bằng phẳng liên tục lớn duy nhất trong tỉnh.

Các địa hình ở miền tây Tứ Xuyên bao gồm một cao nguyên ở hướng bắc và các dãy núi ở hướng nam. Vùng hướng bắc là một phần của biên giới cao nguyên Tây Tạng, bao gồm các núi cao trên 3,700m ~ 12,000f và các dãy núi cao hơn. Cũng có một cao nguyên rộng và một số đầm lầy. Hướng nam là dãy núi ngang của miền đông Tây Tạng và miền tây tỉnh Vân Nam nhô cao với mức trung bình từ 2,700–3,000m ~ 9,000–10,000f. Từ hướng bắc đến hướng nam là một chuỗi các dãy núi cao song song với các phần ngăn cách hẹp và hẻm núi sâu hơn một dặm ~ 1.6km. Núi Gongga (Minya Konka), thuộc dãy núi Đạt Sơn, là đỉnh núi cao nhất trong tỉnh, cao đến 7,556m ~ 24,790f.

Tứ Xuyên nằm trong vùng động đất còn hoạt động. Phần phía đông của tỉnh là một phần của một khối vỏ đất tương đối nhỏ đang bị ép vào bởi phần núi phía tây Tứ Xuyên, khi nó bị di chuyển về hướng đông bởi sự di chuyển liên tục về hướng bắc của Ấn Độ đối với Nam Á. Qua các thế kỷ, hoạt động này đã tạo ra nhiều trận động đất mạnh, bao gồm một trận động đất vào năm 1933 làm chết gần 10,000 người và một trận động đất nghiêm trọng hơn nhiều vào năm 2008, gây tử vong cho hàng chục nghìn người, hàng trăm nghìn người bị thương, và thiệt hại lan rộng trong khu vực bị ảnh hưởng (bao gồm cả thủ phủ Thành Đô).

Sông Nước

Nếu nhìn từ trên không, mô hình chính của mạng lưới sông ngòi luân lưu ở phần phía đông của Tứ Xuyên có hình dạng giống như một chiếc lá với các mạch mạng lưới. Sông Dương Tử — chảy từ hướng tây sang hướng đông — nổi bật như gân giữa của chiếc lá, và các chi lưu chính từ hướng bắc và hướng nam xuất hiện như các gân nhánh của chiếc lá. Đặc biệt quan trọng là các hệ thống sông Giang Lăng và Mân ở hướng bắc. Phân chia của những gân này chủ yếu tập trung ở nửa hướng trên hoặc hướng bắc của chiếc lá.

Bốn con sông lớn, chi nhánh của sông Dương Tử, là sông Mân, sông Tảo, sông Giang Lăng, và sông Phú; chúng chảy từ bắc xuống nam. Hầu hết các dòng sông chính này chảy về nam, khoét sâu thêm các hẻm núi dốc ở hướng tây hoặc mở rộng lòng thung lũng trên các lớp trầm tích mềm của lưu vực Tứ Xuyên; sau đó chúng đổ vào sông Dương Tử trước khi nó cắt qua hẻm núi dốc dựng đứng của sông Ngô dưới Vạn Tân (nay thuộc đặc khu đô thị Trùng Khánh). Trong lưu vực, tàu bè có thể đi lại trên hầu hết các con sông và là phương tiện vận chuyển phổ biến.

Đất

Có sáu vùng đất chính — ba vùng ở miền đông và ba vùng ở miền tây. Ở miền đông bao gồm đất rừng màu tím nâu rất phì nhiêu, là lý do mà vùng này được đặt tên là Lưu vực Đỏ. Nhóm đất này hấp thụ và mất nước nhanh chóng, và dễ bị xói mòn. Các loại đất khác ở miền đông bao gồm đất phù sa không chứa canxi và đất ruộng lúa của Đồng bằng Thành Đô và các thung lũng sông khác, cũng như đất vàng của các vùng cao và các rặng núi. Đất phù sa là nhóm quan trọng nhất về mặt nông nghiệp, vì chúng rất phì nhiêu và được hình thành chủ yếu từ các lớp đất màu đen, màu giàu chất dinh dưỡng, được cuốn xuống từ những vùng biên giới Tây Tạng. Đất vàng thường có màu xám nâu, thường ít phì nhiêu hơn và không quan trọng trong nông nghiệp. Ba nhóm chính của đất ở miền tây là đất chernozem thoái hóa (đất màu sẫm chứa phần đất mùn thối), ở Vùng Đầm lầy Zoigê (Đồng cỏ Songpan), đất phù sa của các thung lũng, và đất xám nâu bị rửa trôi trên các dốc núi.

Ở Tứ Xuyên, một dạng đất bị xói mòn được biết đến là đất lún đã phát triển. Trên các dốc núi nơi mặt đất có độ dốc được tạo thành từ đá cát mịn, lớp đất phủ dần dần trượt/lún xuống dưới tác động của trọng lực. Ở nhiều nơi, các lớp đất mỏng bề mặt đã bị loại bỏ hoàn toàn, chỉ còn lại những tảng đá trần trụi. Khi các tảng đá bề mặt được tạo thành từ các loại đất đá nhẵn mịn hơn, đất ít dễ di chuyển hơn.

Khí hậu Tứ Xuyên

Ở miền đông lưu vực và các thung lũng thấp ở về hướng tây được bảo vệ khỏi những đợt không khí lạnh cực bắc bởi những dãy núi xung quanh. Vì vậy, khí hậu ở đây ấm áp hơn mong đợi và tương đương với vùng đồng bằng sông Dương Tử. Tại miền đông lưu vực có hơn 300 ngày không bị sương giá mỗi năm, và mùa trồng trọt kéo dài gần như cả năm. Ở miền tây, tác dụng bảo vệ của các dãy núi rất rõ rệt qua sự tương phản giữa các đỉnh núi luôn có tuyết và thời tiết ôn hòa ở các thung lũng dưới chân núi. Vào mùa hè, tháng Bảy, nhiệt độ trung bình là khoảng 29˚C ~ 84˚F ở miền nam và thấp hơn 20˚C ~ 68˚F ở hầu hết các khu vực miền tây. Sang mùa đông, nhiệt độ trung bình ở miền tây đi về hướng bắc giảm từ 12˚C ~ 54˚F ở Xích Dương xuống còn –8˚C ~ 18˚F ở Qianning.

Mùa mưa ở miền đông bắt đầu vào tháng Tư và đạt đỉnh vào tháng Bảy và tháng Tám. Lượng mưa hàng năm (mưa thường) khoảng 1,000mm ~ 40". Miền đông nổi tiếng với sương mù thường xuyên trong nhiều ngày, ít gió, và độ ẩm tương đối cao. Mức độ mây che phủ khu vực được phản ánh trong câu ngạn ngữ “
Chó Tứ Xuyên sủa khi thấy mặt trời.” Lượng mưa ít hơn ở miền tây so với miền đông. Trung bình hàng năm khoảng 500mm ~ 20" xảy ra nhiều vào mùa hè và đầu mùa thu, và có tuyết rơi nhiều ở các vùng núi vào mùa đông.

Đời sống Thực vật và Động vật

Có bốn vùng thực vật chính ở Tứ Xuyên:

1. Nhóm cây pine–cypress–banyan–bamboo của vùng lưu vực,
2. Nhóm dày đặc của cây rừng thưa gỗ hỗn hợp ở vùng núi miền đông,
3. Thảo nguyên của miền tây–bắc, và
4. Rừng rậm cây thưa gỗ hỗn hợp của vùng núi miền tây.

Sự khác biệt lớn về độ cao lớn của Sichuan, vị trí vĩ độ thấp, địa hình phong phú và lượng mưa lớn cao đã khiến khu vực này được mệnh danh là thiên đường cho các nhà thực vật học. Rừng rậm bao la rộng mở mọc dày đặc trên các sườn núi cao, và các bụi hoa sim nở rộ phía dưới những khu rừng đó, mặc dù vẫn ở độ cao; cây bụi xerophyte chiếm ưu thế trên nhiều đáy hẻm núi.

Một trong những đặc điểm nổi bật của thực vật ở Tứ Xuyên là sự phân chia thành các vùng có độ cao khác nhau theo chiều dọc. Những cây Cypress, palm, thông, tre, tùng, và cam được trồng dưới 600m ~ 2,000f, trong khi từ 600–1,500m ~ 2,000–5,000f có rừng cây xanh quanh năm và cây sồi… {…} Một trong những đặc điểm thực vật độc đáo là sự hiện diện của cây thầu đỏ (Metasequoia glyptostroboides) — một loài cây trước đây được cho là đã tuyệt chủng — ở vùng rừng cây thưa gỗ hỗn hợp.

Hai trong số những loài động vật bản xứ đáng chú ý nhất là giống
gấu trúc khổng lồ [giant penda] và linh dương (loài antelope đặc biệt). Cả hai sống ở vùng cao nguyên của miền tây Tứ Xuyên, và cả hai đã trở nên có nguy cơ bị tuyệt chủng vì việc khai thác quá mức thực vật là nguồn thức ăn chính của chúng. Tuy nhiên, tỉnh này nổi tiếng nhất là nơi sinh sống chính của loài gấu trúc khổng lồ nổi tiếng thế giới và đang có nguy cơ tuyệt chủng, mà môi trường sống của chúng hiện nay bị giới hạn trong một loạt các khu bảo tồn ở vùng núi trung tâm của Tứ Xuyên; những khu bảo tồn này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2006.

Dân cư

Dân cư ở Tỉnh Tứ Xuyên đa dạng nhất trong toàn nước Tầu, bao gồm người Hán (người Tầu), người Di (Lô Lô), người Tây Tạng, người Miao (H’Mông), người Tử gia, người Hồi (Hồi giáo nước Tầu), và người Khương. Nơi cư ngụ của các dân tộc trên được liệt kê dưới đây:

1. Người
Hán chiếm đa số và sinh sống ở miền đông lưu vực Tứ Xuyên.

2. Người
Di cư trú trong khu Tự trị Dân tộc Yi Liangshan ở miền tây–nam.

3. Người
Tây Tạng sinh sống ở vùng cao nguyên miền tây.

4. Người
Miao sống trên vùng núi miền nam, gần các tỉnh Quý Châu và Vân Nam.

5. Người
Hồi tập trung ở đồng bằng Zoigê miền tây–bắc và cũng sống rải rác ở một số huyện ở miền đông.

6. Người
Khương tập trung ở khu vực Maoxian–Wenchuan hai bên bờ sông Mân.

Đa số các nhóm dân tộc thiểu số không thuộc người Hán rất độc lập và duy trì lối sống truyền thống của họ. Trong hầu hết các trường hợp, họ thực hành sự kết hợp của nông nghiệp, chăn nuôi và săn bắn. Trong số người Hán, có một lượng lớn người di cư từ các tỉnh láng giềng, đặc biệt là từ Hồ Bắc và Thiểm Tây. Sự nhập cư này đã gia tăng đặc biệt vào đầu thế kỷ 18, do kết quả của vụ thảm sát người dân Tứ Xuyên do một lãnh chúa địa phương gây ra. Các người nhập cư mang theo các kỹ thuật nông nghiệp mà hiện nay phản ánh trong sự đa dạng của các mô hình canh tác hiện tại.

Có ba nhóm ngôn ngữ chính: người Hán nói tiếng Quan thoại miền nam; nhóm Tibeto–Burman, bao gồm người Tây Tạng và người Di; và người Hồi, cũng nói tiếng Quan thoại miền Nam nhưng sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hoặc tiếng Ả Rập trong nghi lễ tôn giáo. Người Hán theo sự kết hợp của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo. Họ không duy trì các ranh giới rõ ràng trong niềm tin tôn giáo. Người Tây Tạng theo hình thức Phật giáo riêng của họ. Nhiều người ở miền tây–bắc theo đạo Hồi, trong khi một số dân tộc vùng cao nguyên ở miền tây–nam thực hành các niềm tin truyền thống.

Mô hình định cư

Là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất nước Tầu, Tứ Xuyên có thể được so sánh với vùng đồng bằng sông Dương Tử và Đồng bằng miền bắc nước Tầu. Tuy nhiên, dân số của tỉnh này phân chia không đồng đều, với đa số người tập trung ở miền đông của tỉnh. Đa số là dân quê. Có tương đối ít làng lớn và các thôn làng tập trung, ngoại trừ các tỉnh lỵ và các thủ phủ địa phương. Ở vùng đồi núi, các nông trại được phân chia rải rác qua các cánh đồng bậc thang nhỏ và không đều. Tại Đồng bằng Thành Đô, các đồng ruộng lớn thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật, và các nông trại được bao quanh bởi các khu rừng cây đa, tùng, hoa mimosas, palm, hoặc tre.

Hầu hết các khu đô thị đều có vẻ được kiến thiết nhỏ gọn. Thường thì nhà cửa chỉ có một tầng. Không có sân hay vỉa hè, mà các nhà giáp các con phố hẹp và thường được lát bằng tấm đá vôi. Một trong những đặc điểm nổi bật của định cư đô thị là sự tập trung của các thành phố trên các bậc thềm ven sông, đặc biệt là dọc theo sông Dương Tử. Vì vận chuyển bằng đường thủy là rất quan trọng, các thành phố lớn luôn được tìm thấy ở nơi mà hai con sông lớn hợp nhau. Ví dụ như thành phố Lục Châu, nằm ở điểm giao lưu giữa sông Dương Tử và sông Tô; và thành phố Lạc Sơn, ở hợp lưu của sông Đạt Dương và sông Mân. Đặc điểm chính của những địa điểm đô thị này là khu vực của họ bị giới hạn bởi vị trí của họ, dẫn đến việc mở rộng đô thị bị cản trở; ngoài ra, nguy cơ lụt luôn là một vấn đề. Thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh và là thành phố lớn nhất của Tứ Xuyên, nằm ở trung tâm của Đồng bằng Thành Đô.

Nền Kinh tế Tứ Xuyên

Tứ Xuyên, chiếm vị trí quan trọng tại thượng lưu của sông Dương Tử, là tỉnh có sức mạnh kinh tế đáng kể ở miền tây–nam nước Tầu. Lưu vực Tứ Xuyên có môi trường thiên nhiên tốt, dồi dào đặc sản và có một lực lượng lao động lớn lao. Mặc dù một phần không nhỏ diện tích đất đai và dân số của nó đã bị sáp nhập vào thành phố Trùng Khánh để trở thành đặc khu đô thị thứ tư trực thuộc chính quyền trung ương vào năm 1997, Tứ Xuyên vẫn là một trong những tỉnh lớn của nước Tầu về dân số, tài nguyên, phát triển kinh tế và công nghệ rất tiến bộ. Sản lượng ngũ cốc, thịt, hạt dầu cải, và tơ tằm của Tứ Xuyên được xếp vào hàng cao nhất của nước Tầu. Các ngành công nghiệp kết hợp chặt chẽ để sản xuất máy móc tốt, điện tử, những sản phẩm luyện kim, hóa chất, vật liệu kiến thiết, thực phẩm, và hàng lụa. Tăng trưởng kinh tế đặc biệt nổi bật tại các thành phố như Thành Đô, Deyang, Lạc Sơn, Miên Dương, Nội Giang, Ban Chi Hoa, và Tây Xương.

Nông–Lâm

Đa số dân Tứ Xuyên kiếm sống bằng nghề nông, và một phần lớn sản phẩm xuất cảng của tỉnh thuộc nông nghiệp. Việc canh tác nổi bật với sự đa dạng của các loại cây trồng, tận dụng thâm canh, quảng canh qua hệ thống ruộng bậc thang, dẫn thủy nhập điền, canh tác “lúa tái sinh”, và các phương pháp đặc biệt về vật liệu, phân bón, phân trồng, và luân canh.

Khu lưu vực miền đông Tứ Xuyên có nhiều ruộng lúa bậc thang và thường được mệnh danh là “đất muôn bậc”. Các bậc thang có kích thước khác nhau nhưng thường là những dải đất hẹp, dài, có độ dốc cao. Chúng rất dễ kiến tạo vì nền đất mềm và dễ bị bào mòn. Ngay cả những dốc 45˚ cũng có các bậc thang nhỏ của ruộng bậc thang.

Việc dẫn thủy nhập điền và nhiều phương pháp cùng thiết bị được áp dụng cho ruộng lúa bậc thang ở nơi này. Trong số những phương pháp đầy ấn tượng là hệ thống dẫn thủy nhập điền cổ điển có tên Đô–giang–nghiên trên đồng bằng Thành Đô, có từ thời nhà Tần (221–207 TCN); nó bắt nước từ dòng chảy xiết của sông Mân và dẫn nước qua một hệ thống nhân tạo nhân đôi các kênh vào nhiều nhánh sông dọc theo đồng bằng qua độ dốc thấp. Việc vét lòng sông hàng năm giữ cho mực nước sông ở mức cố định. Hệ thống này — một phần của khu di sản thế giới, khu vực được chỉ định vào năm 2000 — không chỉ là hệ thống dẫn thủy nhập điền cổ nhất mà còn là hệ thống hiệu quả nhất và dễ bảo trì nhất tại đây. Nó đã giúp đồng bằng khỏi nguy cơ lụt lội, hạn hán... và bảo đảm sự thịnh vượng về nông nghiệp tại lưu vực. Đặc điểm địa hình đặc biệt của vùng đồng bằng miền đông là hệ thống, đúng nghĩa hơn là “đồng nước mùa đông”, trong đó các cánh đồng bậc thang lớn được bỏ trống vào mùa đông và chỉ để chứa nước cần thiết cho ruộng lúa vào mùa xuân; nhìn từ trên không, chúng giống như một bức tranh ghép của một chiếc gương vỡ.

Các loại cây trồng từ những vùng khí hậu cận nhiệt đới đến vùng khí hậu ôn đới. Mặc dù Tứ Xuyên thường được xem là vùng chuyên canh tác lúa, nhưng cũng là nơi sản xuất hàng đầu các loại cây trồng như ngô (bắp), khoai lang, lúa mì, hạt dầu cải, gạo lương (một loại ngô), lúa mạch, đậu nành, lúa mì, cần sa, và các loại cây có sợi khác. Hoa quả nhiệt đới như vải và cam, cùng với táo và lê của vùng khí hậu ôn đới mọc chung. Các loại cây nông sản chính khác bao gồm mía, đậu phộng, bông gòn, thuốc lá, tơ tằm, và trà.

Tứ Xuyên là một trong những tỉnh dẫn đầu về tổng số lượng gia súc bò và lợn. Đây là vùng duy nhất ở nước Tầu mà cả trâu nước miền nam và trâu bò miền bắc đều sinh sống được. Lông lợn
[heo] từ Tứ Xuyên đã là một mặt hàng quan trọng trong thương mại quốc tế suốt nhiều năm. Khoảng một nửa dân cư của miền tây là dân du mục. Gia súc của họ bao gồm bò, cừu, ngựa, lừa, và yak.

Tứ Xuyên chỉ xếp sau miền đông–bắc nước Tầu là vùng lâm nghiệp. Rừng quý nằm ở các vùng cao ven lưu vực và trên nhiều đồi núi trong tỉnh. Miền tây Tứ Xuyên vẫn còn nhiều rừng nguyên sinh. Các sản phẩm quan trọng nhất từ rừng là dầu lạc, sáp trắng, và các loại thảo dược khác.

Tài nguyên Thiên nhiên & Năng lượng

Các khoáng sản phong phú và đa dạng. Chúng bao gồm các khoáng sản kim loại và phi kim loại, chẳng hạn như sắt, đồng, nhôm, bạch kim, ních–cô, cô–bạt, chì, và kẽm, muối, than đá, dầu mỏ, antimony, lưu huỳnh, asbestos, và cẩm thạch. Việc sản suất muối nước biển là ngành khai thác phổ biến nhất. Dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên thường được tìm thấy kề cận nhau và trải rộng khắp trong tỉnh, đặc biệt là ở khu vực Zigong. Khí đốt thiên nhiên đã được sử dụng hàng thế kỷ trong ngành sản xuất muối nước biển. Đa số các mỏ than đá nằm ở các khu vực núi miền đông và nam. Các mỏ sắt quan trọng nhất nằm dọc theo các khu vực cao nguyên miền nam và miền tây; các mỏ ở miền tây có chứa lượng lớn titaniferous magnetite với phẩm chất cao kết hợp với vanadium. Một số vàng nguyên chất được múc lên bằng chảo
[nấu đồ ăn] từ sông Kim Sa. Các khoáng sản quý khác bao gồm thiếc và lưu huỳnh.

Năng lượng được tạo ra từ nhiều nhà máy nhiệt điện nhỏ và trung bình và các nhà máy thủy điện (ở miền núi) rải rác khắp tỉnh. Cung cấp điện đủ cho nhu cầu địa phương, và phần còn dư được chuyển lên lưới điện toàn quốc để tiêu thụ ở miền đông xa hơn.

Sản xuất & Chế tạo

Kể từ những năm của thập niên 50, việc sản xuất & chế tạo đã phát triển đáng kể, và Tứ Xuyên đã trở thành tỉnh kỹ nghệ hóa của miền tây–nam nước Tầu. Các kỹ nghệ quan trọng nhất bao gồm ngành luyện kim sắt và đồng, sản xuất máy móc và điện lực, khai thác than đá, lọc dầu mỏ, và sản xuất và chế biến hóa chất. Các sản phẩm quan trọng khác bao gồm máy bay, dụng cụ điện tử, vải, và thực phẩm. Tứ Xuyên cũng nổi tiếng với các ngành thủ công. Tỉnh này có lịch sử lâu đời về sản xuất lụa. Các sản phẩm khác bao gồm vải thủ công, vải thêu, đồ gốm bằng sứ, đá điêu khắc, chiếu tre và tre điêu khắc, và các mặt hàng bằng bạc và đồng. Ngoài ra, những sản phẩm địa phương như rượu nho cất, đậu phộng Tứ Xuyên, và thịt muối (đặc biệt là thịt heo dăm–bông) được biết đến trên toàn quốc.

Giao thông

Trong số các vấn đề mà Tứ Xuyên phải đối mặt, không có gì quan trọng và nghiêm trọng hơn là giao thông. Trong nhiều thế kỷ qua, việc xuất–nhập tỉnh này đã vô cùng khó khăn; những cửa vào chính bao gồm các dòng sông nguy hiểm ở các hẻm núi Dương Tử ở hướng đông qua Trùng Khánh, một con đường bằng ván gỗ bắc qua dãy núi hiểm trở ở miền bắc, và các hẻm núi sâu với dòng chảy xiết của sông Đạt Độ và sông Kim Sa miền tây. Từ thập niên 50 đã có những nỗ lực lớn để cải tiến giao thông. Đường hỏa xa đã được kiến thiết qua các dãy núi, và các cầu bằng sắt đã được bắc qua các con sông ở miền tây.

Thủy lộ là phương tiện vận chuyển quan trọng nhất. Trong số khoảng 300 con sông trong tỉnh, sông Dương Tử là quan trọng nhất, chảy qua toàn bộ chiều rộng của lưu vực Tứ Xuyên từ tây–nam đến đông–bắc. Đây là tủy sống của hệ thống giao thông đường sông. Về miền tây, giao thông bằng đường thủy khó khăn và hạn chế ngoại trừ ở phần hạ lưu của hai con sông An Ninh và Đạt Độ.

Đường hỏa xa quan trọng cho việc vận chuyển các sản phẩm to cồng kềnh. Kể từ những năm của thập niên 50, việc kiến thiết đường sắt đã bao gồm tuyến đường Thành Đô–Bảo Khê, là tuyến đầu tiên vượt qua dãy núi Tần Lĩnh, nối với tuyến đường sắt chính đông–tây Long Hải và nối Tứ Xuyên với cả miền tây–bắc và duyên hải nước Tầu; và tuyến đường sắt Thành Đô–Trùng Khánh, nối liền đồng bằng Thành Đô với sông Dương Tử. Ở miền nam có đường sắt đi Vân Nam (tuyến đường Thành Đô–Côn Minh) và Quý Châu và, xa hơn nữa về miền đông–nam, đi các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông.

Địa hình phân tích chi tiết và cấu trúc đá dễ bị bào mòn của tỉnh đã làm cho việc kiến tạo và bảo trì đường bộ rất đắt đỏ và nguy hiểm, bao gồm nguy cơ đất sạt lở liên tục, sự hiện diện của nhiều dốc núi đứng và những khúc cua dốc, và sự cần thiết phải thiết lập nhiều đê bao chắc chắn bên lề đường. Thành Đô là trung tâm đường sắt hỏa tốc chính. Các tuyến đường hỏa tốc chính nối liền với các tỉnh giáp ranh ở miền bắc, Hồ Bắc ở miền đông, Quý Châu và Vân Nam ở miền nam, và Tây Tạng ở miền tây. Các tuyến đường sắt hỏa tốc nối liền Thành Đô, Trùng Khánh, và các thành phố lớn khác tạo nên phần quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông Tứ Xuyên.

Dịch vụ hàng không dân sự đầu tiên của Tứ Xuyên bắt đầu vào năm 1937. Kể từ đó, hàng không dân sự đã phát triển đều đặn. Thủ phủ Thành Đô là trung tâm vận chuyển hàng không chính của tỉnh.

Chính quyền & Xã hội – Nền tảng Hiến pháp

Năm 1955, tỉnh Tây Cường trước đây nằm ở vùng ngoại biên cao nguyên Tây Tạng đã được sáp nhập vào tỉnh Tứ Xuyên, và vào năm 1997, miền đông tỉnh Tứ Xuyên mà trung tâm là thành phố Trùng Khánh, đã được nâng lên cấp đặc khu đô thị thứ tư, trực thuộc chính quyền trung ương. Hiện nay, Tứ Xuyên được chia thành 18 đơn vị cấp thị xã và 3 quận tự trị. Tỉnh này tiếp tục được chia thành nhiều huyện, huyện tự trị, và thành phố cấp huyện. Đây là những đơn vị hành chính quan trọng nhất vì thông qua chúng, chính quyền thực hiện được sự kiểm soát chặt chẽ.

Các quận tự trị bao gồm Tây Tạng Aba, có trụ sở trung ương ở Ma’erkang (Barkam); quận Tây Tạng tự trị Ganzi, có thủ phủ tại Khang Định; và quận tự trị Liangshan Yi, có thủ phủ tại Tây Xương. Như một quy tắc, các quận tự trị thường chỉ đại diện cho một sự nuông chiều văn hóa tượng trưng của các dân tộc thiểu số địa phương. Trên thực tế, việc kiểm soát các đơn vị này được chính quyền trung ương tại thủ phủ Thành Đô thực hiện. Tuy nhiên, các dân tộc thiểu số vẫn được hưởng lối sống riêng và duy trì ngôn ngữ và truyền thống văn hóa của riêng họ với sự can thiệp tối thiểu từ chính quyền tỉnh do người Hán nắm.

Tỉnh Tứ Xuyên dẫn đầu phong trào cải cách kinh tế bắt đầu từ cuối thập niên 70, đề nghị
[đề xuất] các chính sách đổi mới chẳng hạn như chính sách “có làm–có ăn”. Ba huyện trong tỉnh trở thành các nơi đầu tiên giải thể hợp tác xã, một “việc làm rất thực tế” sớm lan rộng trên khắp nước Tầu.

Sức khỏe & Phúc lợi

Cái khí hậu ẩm ướt của phần lớn tỉnh Tứ Xuyên làm cho những căn bệnh về hô hấp trở thành vấn đề nan giải cho sức khỏe. Vì áp lực nặng nề từ dân số đông đúc trên mảnh đất này, nông dân Tứ Xuyên phải lao lực cực khổ để kiếm sống. Nông dân trên bình nguyên
[đồng bằng] Thành Đô là những người giàu có nhất và có mức sống cao nhất. Đời sống ở nông thôn thì khó khăn hơn trên các vùng có núi đồi bao quanh lưu vực, và mức sống ở miền tây thấp hơn đáng kể, nơi nghề chăn nuôi chiếm ưu thế. Ở miền núi về hướng tây, nhiều dân du mục di cư theo mùa từ vùng thấp lên vùng cao để tìm đồng cỏ tươi cho gia súc.

Giáo Dục

Tứ Xuyên có nhiều trường đại học, một số quan trọng dành đào tạo những sinh viên tài năng của nước Tầu. Đáng chú ý trong số này là Đại học Tứ Xuyên, tọa lạc tại thủ phủ Thành Đô, hình thành vào năm 1902 và có lối tổ chức hiện tại từ năm 1994 sau khi sáp nhập Đại học Khoa học và Công nghệ Thành Đô cùng Đại học Y Khoa “Miền Tây Trung Hoa”
[danh từ riêng]. Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Hoa và Đại học Jiaotong Tây–Nam Trung Hoa cũng là các đại học quan trọng. Ngoài ra, tỉnh này còn có hàng trăm viện nghiên cứu, và tất cả chú trọng vào phát triển khoa học và công nghệ ở đó.

Văn Hóa Đời sống

Thủ phủ Thành Đô luôn đóng vai trò quan trọng về văn hóa và đời sống trí thức của Tứ Xuyên. Thành phố này là địa đàng cho các nhà trí thức và học giả, và với sự tấp nập của xe cộ, cuộc sống phong phú về đêm, và không gian xa hoa xung quanh, Thủ phủ Thành Đô đôi khi được gọi là “Paris nhỏ” của nước Tầu. Những điểm văn hóa đáng chú ý tại Thành Đô bao gồm đài tưởng niệm Đại thần Trương Lăng thế kỷ thứ 3 và căn nhà của thi sĩ Đỗ Phủ thế kỷ thứ 8.

Đặc điểm kiến trúc duy nhất ở miền đông lưu vực Tứ Xuyên là mái vòm nhà được xây nhô ra
[khỏi 4 bức tường], mái cong nhẹ nhàng, và những trang trí nổi bật, tỉ mỉ/phức tạp trên mái nhà. Vì trong lưu vực không có gió và gần như không có tuyết, những cấu trúc và trang trí tinh tế và đẹp mắt này có thể được kiến tạo một cách an toàn. Những cơn mưa thường xuyên dày đặc sương mù khiến những mái vòm nhô ra, che cho các bức tường nhà khỏi bị nước làm hư hại, trở nên cần thiết.

Kỹ nghệ du lịch phát triển khả quan ở Tứ Xuyên và ngày càng quan trọng. Các di sản thế giới UNESCO không chỉ bao gồm các khu bảo tồn gấu trúc khổng lồ và hệ thống dẫn thủy nhập điền Đô–giang–nghiên mà còn bao gồm khu vực
núi Nga–mi hay còn gọi là Nga–mi sơn và thung lũng sông Cửu–trạch. Nga–mi sơn nằm ở trung–nam dãy núi Đại–hương, là một trong bốn núi thiêng của Phật giáo Trung Hoa; đỉnh núi Vạn–phật cao 3,099m ~ 10,167f. Núi và tượng Phật Đại–thành–lệ–sơn (được khắc vào một sườn núi trong khu vực) đã được công nhận là di sản chung của thế giới vào năm 2007. Thung lũng sông Cửu–trạch–cầu là một thắng cảnh tuyệt đẹp nằm ở dãy núi Mân thuộc miền bắc Tứ Xuyên; nơi này được UNESCO công nhận là di sản chung của thế giới vào năm 1992. Tất cả đều là những điểm du lịch danh tiếng.

Tứ Xuyên nổi tiếng với những món ăn cay nồng, nổi bật với việc dùng nhiều các loại ớt cay xé lưỡi. Tỏi và gừng cũng phổ biến trong các món rau xào và thịt. Đậu phộng là một nguyên liệu phổ biến khác, tỉ như món gà xào Kung–pao, một món ăn rất được nhiều người ưa chuộng khắp thế giới.

Lịch Sử tỉnh Tứ Xuyên

Ngoài các tỉnh ven thung lũng sông Hoàng Hà, Tứ Xuyên là khu vực đầu tiên của nước Tầu được người Hán đến định cư. Cuộc di cư đầu tiên của người Hán có tổ chức xảy ra vào thế kỷ thứ 5 trước CN. Tứ Xuyên được biết đến với tên gọi Ba–Thục vào triều đại nhà Chu (1046–256 TCN). Tiếp đến là triều đại nhà Tần (221–207 TCN), vùng lãnh thổ này được sáp nhập vào đế quốc Tần và bắt đầu góp mặt quan trọng đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày của nước Tầu. Đúng vào thời điểm đó, hệ thống dẫn thủy nhập điền Đô–giang–nghiên đã được kiến tạo. Trong thời kỳ Tam Quốc (220–280 sau CN), vùng Tứ Xuyên thành lập vương quốc Thục–Hán (221–263/264), với thủ phủ là Thành Đô. Từ cuối thời kỳ này cho đến thế kỷ 10, Tứ Xuyên có nhiều tên gọi khác nhau và được cai quản bởi các phe phái chính trị khác nhau. Trong thời kỳ nhà Tống (960–1279), bốn huyện đã được thành lập mà ngày nay thuộc miền đông của tỉnh với tên gọi lúc bấy giờ là Chuan–Shaan–Si–Lu, sau đó được rút ngắn thành Tứ Xuyên. Tứ Xuyên được nâng thành cấp tỉnh thời Thanh triều hay còn gọi là nhà Mãn Châu (1644–1911/1912).

Trong những năm đầu của nền Cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc (1911–1930), Tứ Xuyên đã chịu những thống khổ từ hệ thống quân chủ phong kiến; vào một thời điểm nào đó, nó đã có đến 17 quân đội độc lập khác nhau, và mãi đến năm 1935 mới thống nhất lại dưới chính quyền Quốc Dân Đảng. Trong cuộc chiến Trung–Nhật (1937–1945), có sự gia tăng cao về dân số và các ý tưởng mới từ vùng duyên hải nước Tầu, dẫn đến sự phát triển kinh tế cao. Nhiều nhà máy và các điểm mậu dịch đã được chuyển từ vùng duyên hải vào Tứ Xuyên, và một số trung tâm kỹ nghệ đã được thành lập, đặc biệt là ở thành phố Trùng Khánh và thủ phủ Thành Đô.

Vì địa lý bị cô lập khiến giao thông ra–vào tỉnh khó khăn, diện tích đất đai rộng lớn, dân số đông đúc, và nền kinh tế tự lập ảo, Tứ Xuyên có lúc tự nó là một pháo đài riêng của nó. Vùng này dễ phòng thủ, và địa lý thuận lợi, khuyến khích chủ nghĩa chính trị ly khai. Trong chiến tranh với Nhật Bản, Trùng Khánh (lúc đó thuộc tỉnh này) là cứ điểm của chính quyền Quốc Dân Đảng từ năm 1938 đến năm 1945; lực lượng quân phiệt Nhật đã không bao giờ có thể xâm nhập được khu vực này.

Tăng trưởng kinh tế và dân số đã diễn ra nhanh chóng sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
[Trung cộng] thành lập năm 1949, đặc biệt là sau khi các tuyến đường giao thông được mở rộng vào tỉnh trong thập niên 50. Thành Đô trở thành một thành phố kỹ nghệ hàng đầu. Một số dự án và các cơ sở quân sự đã được dời về Tứ Xuyên bắt đầu từ giữa thập niên 60, và những dự án này cũng đã mang lại nguồn lợi lớn cho các thành phố khác trong tỉnh, đặc biệt là Mân Dương. Việc tách rời một phần lớn miền đông Tứ Xuyên để thành lập đặc khu đô thị Trùng Khánh trực thuộc trung ương là một tổn thất đáng kể, nhưng nó vẫn là một trong những tỉnh lớn nhất và đông dân nhất của nước Tầu. Trận động đất năm 2008 ở trung tâm Tứ Xuyên không chỉ gây tử vong cho hàng chục ngàn người, mà nó còn gây thiệt hại nghiêm trọng trên một số khu vực kinh tế năng động nhất của tỉnh, đặc biệt là Mân Dương.


Xem Thắng cảnh NGA–MI SƠN


tkd sưu tầm & dịch
Bấm vào đây để in ra giấy (print PDF file)
Nguồn: https://www.britannica.com/place/Sichuan








22. Tỉnh: Vân Nam [Yunnan]
Thủ phủ: Côn Minh [Kunming]
Dân số: 45,966,239
Mật độ dân số: 116.66
Diện tích:
394,000km² ~ 152,000mi²

















III
Năm [5] Khu/Vùng Tự trị [Autonomous Regions]

1. Hồi Ninh Hạ [Ningxia]
2. Nội Mông [Inner Mongolia]
3. Quảng Tây [Guangxi]
4. Tân Cương [Xinjiang Uygur]
5. Tây Tạng [Tibet]









1. Khu/Vùng Tự trị: Hồi Ninh Hạ [Ningxia Hui]
Thủ phủ: Ân Xuyên (Yinchuan)
Dân số: 6,301,350
Mật độ dân số:94.89
Diện tích: 66,399.73km² ~ 25,637.08
mi²













2. Khu/Vùng Tự trị: Nội Mông [Inner Mongolia]
Thủ phủ: Hồ Nóng (Hohhot)
Dân số: 24,706,321
Mật độ dân số: 20.88
Diện tích: 1,183,000km² ~ 457,000
mi²













3. Khu/Vùng Tự trị: Quảng Tây–Choang [Guangxi Zhuang]
Thủ phủ: Nam Ninh (Nanning)
Dân số: 46,026,629
Mật độ dân số: 195.02
Diện tích: 237,600km² ~ 91,700
mi²













4. Khu/Vùng Tự trị: Tân Cương [Xinjiang–Uyghur]
Thủ phủ: Duy Ngô Nhĩ [Ürümqi]
Dân số: 21,813,334
Mật độ dân số: 13.13
Diện tích: 1,664,897km² ~ 642,820
mi²













5. Khu/Vùng Tự trị: Tây Tạng [Tibet]
Thủ phủ: La–sa [Lhasa]
Dân số: 3,002,166
Mật độ dân số: 2.44
Diện tích: 2,500,000km² ~ 970,000mi²



























IV
Bốn [4] Đặc Khu Đô Thị (Municipalities)

1. Bắc Kinh [Peking]
2. Thiên Tân [Tianjin]
3. Thượng Hải [Shanghai]
4. Trùng Khánh [Chongqing]










1. Thành phố: Bắc Kinh {Thủ đô nước Tầu} [Beijing]
Thủ phủ: Bắc Kinh/Trung Nam Hải [Beijing]
Nằm trong tỉnh Hà Bắc
Dân số: 19,612,368
Mật độ dân số: 1,167.40
Diện tích: 16,410.54km² ~ 6,336.14mi²













2. Thành phố: Thiên Tân [Tianjin]
Thủ phủ: Thiên Tân [Tianjin]
Nằm trong tỉnh Hà Bắc
Dân số: 12,938,224
Mật độ dân số: 1,144.46
Diện tích: 11,946km² ~ 4,612mi²













3. Thành phố: Thượng Hải [Shanghai]
Thủ phủ: Thượng Hải [Shanghai]
Dân số: 23,019,148
Mật độ dân số: 3,630.20
Diện tích: 6,341km² ~ 2,448mi²













4. Thành phố: Trùng Khánh [Chongqing]
Thủ phủ: Trùng Khánh [Chongqing]
Dân số: 28,846,170
Mật độ dân số: 350.50
Diện tích: 82,403km² ~ 31,816mi²
































V
Hai [2] Đặc Khu Hành chính (special administrative regions)

1. Hương Cảng [Hong Kong]
2. Ma Cao [Macau]











1. Đặc Khu Hành chính: Hương–cảng/Hồng–kông [Hong Kong]
Thủ phủ: Hương–cảng [Hong Kong]
Dân số: 7,061,200
Mật độ dân số: 6,396.01
Diện tích: 2,754.97km² ~ 1,063.70mi²













2. Đặc Khu Hành chính: Ma–cao [Macau]
Thủ phủ: Ma–cao [Macau]
Dân số: 552,300
Mật độ dân số: 19,044.82
Diện tích: 115.3km² ~ 44.5mi²





 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: bản đồ thế giới. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by tkd/t242 sưu tầm

 

Đăng ngày Thứ Sáu, July 5, 2024
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang