Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
LIÊN ĐOÀN NGƯỜI NHÁI HẢI QUÂN-QLVNCH
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Lời Giới Thiệu
Của Giáo Sư Nguyễn Thành Nhơn.
Kính thưa quý vị,
Tôi
xin thành thật nói: Anh Lê Đình An là một “Lực Sĩ Kiến Càng Toàn
Hảo”. Vì chẳng những anh là lực sĩ đẹp thân hình toàn mỹ của Phong
Trào Thể Dục Thẩm Mỹ, mà là một võ sĩ hạng Thầy. Rất khiêm tốn không
háo thắng và luôn nhún nhường bạn bè và mọi người. Nên hầu hết anh
em trong các giới đều rất quý mến.
Dưới đây là một vài thành
tích về thể thao, võ thuật và quân sự của anh:
Thể thao:
• Vô Địch Bơi Lội Toàn Quốc năm 1957 về bộ môn Ếch. (Lúc anh 17
tuổi)
• Chiếm 3 giải Vô Địch Săn Bắn Cá dưới Biển VN năm 1961,
1962 và 1965 (do tôi làm Chủ Tịch)
• Huấn Luyện Viên Thể Dục
Thẩm Mỹ (phòng Trung Ương PTTD/CT/VN)
• Ba giải Vô Địch Bơi Lội
Hải Quân năm 1963,1964 và 1965
• Vô Địch Bơi Lội Toàn Quân Lực
năm 1966
• Tốt nghiệp Giáo Sư Bơi Lội và Cứu Thủy Nạn
1966
Võ Thuật:
• Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà
• Đệ Ngũ
Đẵng Thái Cực Đạo VN (Tae Kwon Do).
Quân sự:
• Tốt
nghiệp khóa 26 Chuyên Nghiệp Vận Chuyển TTHLHQ/NT
• Thủ Khoa
khóa 2/NN Hải Quân VNCH, năm 1965. LĐNN là một đơn vị tác chiến đặc
biệt của Binh chủng Hải Quân (do Navy Seals Hoa Kỳ huấn luyện)
• Tốt nghiệp khóa Nhảy Dù 162 TTHLND
Bằng tốt nghiệp Khóa
162-ND/1969 do Trung Tâm
Huấn Luyện Nhảy Dù
SĐND/QLVNCH cấp
• Tốt nghiệp Khóa
5/70/SQĐB, Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức
• Cận Vệ Tổng
Thống Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1967 đến ngày 30-4-1975.
Kính
thưa quý vị,
Trong Đệ Nhị Thế Chiến có biết bao Người Nhái
(Frogman) của các nước Anh, Pháp, Đức và Ý Đại Lợi (là những nước
đầu tiên đã sử dụng Người Nhái để đánh giặc dưới nước) đã bỏ mạng
dưới nước vì sức nổ của lựu đạn và mìn ép chết!
Viết đến
đây tôi xin có một phút mặc niệm đối với hương hồn của bạn
Nguyễn Hữu Thảo. Và thành thật chia buồn cùng 2 bạn Lê Văn
Kinh và Nguyễn Văn Tâm. Cả 3 anh đều là Người Nhái VNCH.
“Ngày 29-6-62. Các anh thi hành công tác đặt mìn vào tàu
chiến của Việt cộng đậu tại bến Ba Đồn, cảng Quảng Bình,
sông Gianh (Bắc Việt). Anh Kinh và anh Tâm lặn vào đặt mìn
dưới lườn 2 chiếc tàu rồi lặn ra xa chờ, anh Thảo lặn vào
đặt mìn sau cùng vào chiếc tàu thứ 3, sau khi anh Thảo đặt
mìn kích nổ tự động (thời gian nổ là 5 giờ sau). Nhưng tai
nạn xảy ra khi Thảo giựt chốt mìn nổ ngay, anh Thảo chết
tại chỗ cùng với 3 chiến hạm của VC bị chìm, còn anh Kinh
và anh Tâm bị sức nổ làm ngất ngư suýt chết phải nổi lên
nên bị VC bắt được, 2 anh đã bị tù khổ sai suốt 20 năm!”
Với tư cách là Hội Viên Sáng Lập Tổng Cuộc Hoàn Cầu Hoạt Động
Thủy Giới (Conferation Mondiale Des Activités Subaquatique=(CMAS) –
World Underwater Federation)
Tôi có thể nói cho đến ngày nay
chưa có một người nào trên thế gian dám “Gồng mình”. Kể cả tôi là
“Nhái BẦU” Không ai dám đem thân mình ra để thí nghiệm với Tử Thần!
Vì thế cá nhân tôi thành thật rất khen ngợi anh Lê Đình An đã
lập được thành tích rất vẻ vang cho “Giới lặn dưới Biển Việt Nam nói
riêng và trên Thế Giới nói chung.” Và tôi đã khuyến khích anh An hãy
công bố việc “Phát minh” này cho Tổng Cuộc Hoàn Cầu Hoạt Động Thủy
Giới biết ngõ hầu Tổng Cuộc công bố cho các nước hội viên biết mà áp
dụng khi công tác dưới nước.
GS. Kiến Càng NGUYỄN THÀNH NHƠN
- Houston, TX ngày 5-11-2008.
• Huấn sư Lặn và Cứu thủy
nạn của Nghiệp Đoàn Huấn Luyện Viên lặn dưới biển và Trung
Tâm Hải Để Học Pháp Quốc (Centre d’ Etudes Sous-* Marines de
France.)1955-1957
• Sáng lập viên Tổng Cuộc Thế Giới
Lặn Dưới Biển (World Underwater Federation) 1961
• Giám
Đốc Trung Tâm Thể Dục Y Khoa sức khỏe Giống Nòi, Nhà Bè,
Sài Gòn 1963
• Giám Đốc Nha Thể Dục Thể Thao Bộ Thanh
Niên 1966
• Giám Đốc Chương Trình Sức Khỏe Giống Nòi
(Chương Trình Kiến Càng) trên đài Truyền Hình VNCH 1970-75.
Tìm Ra Phương Pháp Chịu Đựng Sức Nổ Dưới Nước -- NN
Lê Đình An
hững ngày nghỉ cuối tuần thỉnh thoảng Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu đi ra Côn Sơn câu cá cho
tinh thần bớt căng thẳng
sau những giờ phút khó khăn mệt mỏi vì quốc sự.
Người Nhái
chúng tôi thường ra địa điểm trước để tổ chức bảo vệ an ninh, vì vậy
mà tôi thường gặp mặt và trò chuyện với chú Ba Huê.
(Chú Ba
Huê là công chức làm việc tại tòa Hành Chánh Côn Sơn, đảm trách công
việc về tàu bè và các chiếc ca-nô đưa đón quan khách viếng thăm đảo.
Chú Ba Huê cũng phối hợp với Người Nhái chúng tôi lo chuẩn bị các
chiếc ca-nô cho Tổng Thống và quan khách.)
Có một hôm vì trời
giông bão, Tổng Thống và các quan khách không câu được nhiều cá nên
về trại nghỉ sớm.
Anh em cận vệ Người Nhái giao cho tôi đi
kiếm cá. Chú Ba Huê lái ca-nô đưa tôi ra biển vùng có cá nhiều mà
chú biết, Chú Ba Huê dừng lại, tôi xuống nước với trang bị nhẹ gồm
đôi chân nhái, ống thở và kiếng đeo mặt, đem theo một trái lựu đạn
M-3 và một giỏ lưới để đựng cá, tôi dặn chú Ba chờ tôi tại chỗ. Chú
Ba Huê lo lắng hỏi tôi: “Chú An à! Chú liệng lựu đạn mà chú không
leo lên ca-nô sao? Chú ở dưới nước nó nổ nguy hiểm cho chú lắm!”
Tôi cười và trấn an chú Ba:
“Không sao đâu chú Ba.... Tôi
đã từng làm rồi.”
Nói xong tôi lội đi tìm cá. Khoảng chừng 15
phút tôi thấy một đàn Cá Kìm biển độ 30-40 con, mỗi con to bằng bắp
chân, mình dài gần một thước. Loại Cá Kìm biển này lội thật nhanh,
tôi vừa thấy đàn cá thoáng qua và mất hút ở độ sâu chừng 8-9 thước.
Tôi biết không quá 5 giây đồng hồ đàn cá sẽ trở lại nên tôi rút chốt
an toàn trái M-3. Khi tôi vừa thấy bóng đàn cá đang trở lại cách xa
khoảng 20 thước tôi liền tung trái lựu đạn xa khoảng 5 thước đón đầu
đàn cá. Khi đàn cá vừa đến thì trái lựu đạn nổ “Ùm” tạo ra một lùm
nước bùng lên như lỗ mội lớn trên mặt biển bao la. Tôi cấp tốc lặn
xuống hốt mấy chục con cá bị sức nổ làm gãy xương sống nằm la liệt
dưới đáy sâu bỏ vào giỏ lưới vì không thể để chậm trễ cát đang quặn
lên mù mịt sẽ vùi lấp hết cá vì loại cá này thịt nhiều khi chết thì
chìm xuống tới đáy chớ không nổi lên mặt nước như các loại cá khác,
và còn nguy hiểm hơn nữa là khi cá bị thương nó phát ra tiếng kêu
(Siêu âm) cá mập có thể nghe và đánh hơi máu tanh sẽ đến tấn công.
Khi tôi xách giỏ cá trồi lên mặt nước thì đã thấy ca-nô chú Ba
tới rồi, chú Ba Huê phụ kéo giỏ cá lên lo lắng hỏi tôi: “có sao
không? Chú làm tôi sợ quá! Vì tiếng nổ nó làm rung chuyển cả chiếc
ca-nô của tôi đó chú à! “Tôi cười và cám ơn sự quan tâm của chú Ba
Huê!”
Câu chuyện này có liên hệ đến thời gian đã qua của
tôi....
Khi còn ở LĐNN.
Sự thử nghiệm chất nổ liều
lĩnh
về sức chịu đựng của thân thể đang ở trong nước với sức nổ
dưới nước
Tôi rất bực mình vì mỗi lần dùng chất nổ C-4 hoặc
M-3 lựu đạn hơi, v.v. để ném vào đàn cá đang lội dưới biển mà không
bắt được con nào cả, hoặc có được thì cũng rất ít, vì mỗi lần tôi
lội trên mặt biển vừa nhìn thấy đàn cá từ xa lội đến, sau khi lên
xuồng tôi rút chốt trái lựu đạn M-3 ném xuống chận đầu đàn cá rồi
chờ cho trái M-3 nổ rồi tôi nhảy xuống biển và lặn xuống đáy để bắt
cá, nhưng không có lần nào bắt được nhiều cá như tôi đã nhìn thấy
trước khi ném lựu đạn.
Tôi suy tính và tìm cách phải làm sao
để khắc phục việc này. Tôi tìm nguyên nhân từ mỗi một việc xem sao
như:
Đặc tính của loài cá khi thấy có bóng dáng của người
đang lội có lẽ là lạ đối với chúng nó, cho nên khi thấy tôi lội thì
chúng nó thường hay lẩn quẩn bên mình. Khi tôi leo lên xuồng cao su
đeo kiếng và úp mặt xuống nước để xem thì đàn cá đã lội đi nơi khác
rồi! Nếu muốn giết được cá nhiều như ý mình muốn thì phải lội chung
với cá thì nó mới không bỏ đi, khi đó lựu đạn nổ thì mới có thể giết
được cả bầy.
Một vài loại cá:
Đặc biệt là mỗi loại cá
đều sống khác nhau ở những mực nước sức ép khác nhau:
• Có
loại thì chỉ ở được mực nước từ mặt nước xuống sâu 5 thước, có loại
từ 5 thước xuống tới 10 thước sâu và từ 10 thước 20 thước, v.v.
• Có loại thì lội thong thả chậm chậm nhưng di chuyển hoài không
dừng lại
• Có loại lội thật nhanh một đoạn rồi dừng lại một
chút rồi lội nhanh
• Có loại lội thật nhanh, vừa thấy bóng
đàn cá phía trước từ xa thì đã thấy nó vượt ngang qua mình và mất
hút về phía sau rồi.
Đặc tính chung tất cả các loại cá nếu chúng
ta vẫn còn ở dưới nước thì đàn cá sẽ trở lại, có lẽ chúng nó thấy lạ
nên lội theo tìm hiểu. Nếu ta leo lên xuồng thì đàn cá cũng bỏ đi.
Chất nổ sử dụng:
• Lựu đạn miểng M-26 sức nổ dội không
mạnh lắm nhưng nguy hiểm vì có miểng. Thời gian nổ là 5 giây
• Lựu đạn hơi M-3 sức nổ dội mạnh hơn nhưng không có miểng, ít nguy
hiểm. Thời gian nổ 5 giây
• Chất nổ C-4 sức nổ dội rất mạnh
gấp mấy lần 2 loại trên, không có miểng, nguy hiểm vì sức ép mạnh.
Thời gian nổ do ta tính, nhưng thường thường tôi sử dụng thời gian
nổ cũng 5 giây.
Tìm phương pháp để phối hợp:
• Điểm
yếu của cá là khi bị sức nổ dội trong nước sức ép làm tức bể bong
bóng nên cá nổi lên mặt nước lật ngửa bụng lên mà chết, loại cá nào
có bong bóng càng to thì càng dễ chết!
• Như vậy thì chỗ yếu
của người ta cũng giống như loài cá là đang lội dưới nước mà bị nổ
sức ép dội vào lồng ngực và ép vào phổi sẽ bể phổi hoặc tức ngực làm
đứt mạch máu đứng tim mà chết (có khi chúng tôi leo lên xuồng rồi
ném chất nổ xuống biển để bắt cá, lỡ trợt chân chấm xuống nước mà
chưa kịp rút chân lên, khi bị nổ sức chấn động làm cho bàn chân như
bị điện giật tê tái cả thân mình. Còn xuồng cao su thì bị dội một
tiếng “Băng” vang lên rung rinh cả chiếc xuồng)
• Như vậy
muốn khắc phục khi lội chung với đàn cá thì trước khi nổ mình phải
xả hết hơi trong phổi ra và gồng tất cả các bắp thịt trên người nhất
là trên ngực và bụng để chịu đựng sức ép dội vào cơ thể
• Còn
về chất nổ, lựu đạn miểng M-26 rất nguy hiểm, trên mặt đất những
mảnh sắt vụn có thể văng ra xa đường kính khoảng trên 20 thước, còn
ở dưới nước khi nổ những mảnh vụn gây nguy hiểm bị giảm vì nước cản
trở, đường kính khoảng chừng 6 đến 7 thước đường kính
• Trái
lựu đạn miểng nặng gần 400gram, khi rút chốt an toàn và ném ra xa
khoảng cách chừng 5-6 thước, trái lựu đạn sẽ chìm xuống sâu chừng
8-9 thước nước và nổ với thời nổ là 5 giây, đủ an toàn cho tôi rồi
• Còn các loại chất nổ C-4 hoặc M-3 thì sức nổ hơi ép mạnh hơn
nhưng không có miểng nên ít nguy hiểm hơn.
Với tính khí ngang
tàng liều lĩnh của thời trai trẻ, sau khi đã suy tính cẩn thận, tôi
đem ra thực hành bất chấp hiểm nguy. Lần thử nghiệm đầu tiên, tôi
lội chung với một đàn cá hồng khoảng trên 20 mươi con mỗi con nặng
khoảng trên 1 ký lô, độ nước sâu khoảng 10 thước. Với trái lựu đạn
M-3 tôi đang lội trên mặt biển và ném ra chận đầu đàn cá hồng. Sau
khi ném ra tôi thả hết hơi thở để lồng ngực thật trống không và gồng
các bắp thịt để chống lại sức ép. Sức nổ dội vào thân mình tôi như
một làn điện giật loan đi khắp thân thể. Và tôi đã thành công! Những
con cá hồng đều bị gãy xương sống vì gần chỗ nổ, còn những con ở xa
thì bể bong bóng nổi lên mặt nước.
Kể từ lần đó tôi bắt đầu
rút thêm kinh nghiệm sau mỗi lần đang lội và ném chất nổ đón đầu
từng loại cá chính xác và có kết quả hơn, nhưng an toàn cẩn thận đối
với tôi vẫn là tiên quyết, vì chất nổ có thể nổ dây chuyền từ chỗ nổ
này đến chất nổ khác. Vì vậy mỗi lần đi ném cá tôi chỉ mang độc nhất
một trái lựu đạn hoặc C-4 mà thôi.
Thử nghiệm để áp dụng
cho Người Nhái.
Nhận thấy trong phim ảnh trong thời chiến
tranh, những tổ Người Nhái lặn vào các hải cảng của quân Đức để phá
hủy các tàu đậu tại đây, Người Nhái phải cắt lưới bảo vệ hải cảng và
thường bị các tàu tuần thả chất nổ để ngăn chận Người Nhái địch xâm
nhập. Người Nhái vì bị sức nổ dội tức bị ngất xỉu mà chết dưới nước
hoặc chịu không nổi nên phải trồi lên mặt nước và bị bắt.
“Qua các tài liệu huấn luyện Người Nhái cũng không có phương pháp
nào để chống lại hoặc chịu đựng được sức nổ dưới nước cả”.
Theo sự hiểu biết và nghiên cứu của riêng tôi, khi lặn sâu muốn nín
hơi lâu thì ta phải nằm sát xuống đáy hồ, đáy sông hoặc đáy biển thì
ta sẽ tránh được sức ép ba phía của nước nên ta có thể nín hơi thở
được lâu hơn, bây giờ tôi đem áp dụng để giảm bớt sức nổ dội ép.
Còn về chất nổ khi nổ dưới nước tạo ra một lùm hơi đẩy dạt nước
ra tạo thành sức ép xung quanh, vì áp xuất của nước phía dưới lùm
hơi nặng hơn, lùm hơi bị sức cản ép của nước nên lùm hơi phải thoát
lên mặt nước. Như vậy khi nổ chúng ta nằm sát đáy sẽ bị sức ép ít
hơn.
Sau cùng, qua kinh nghiệm tôi đã táo bạo thử sử dụng
chất nổ bằng cách nằm áp sát thân mình xuống cát hoặc bùn dưới đáy
biển nước sâu khoảng mười lăm thước có mang bình hơi thở, tôi cũng
dùng phương pháp thả hết hơi trong buồng phổi và gồng cứng các bắp
thịt lại. Hai bàn tay áp sát vào hai lỗ tai, các ngón tay ôm phủ lên
đầu để giảm bớt sức ép vào đầu.
Khi trái lựu đạn M3 ném
xuống, năm giây đồng hồ, chìm sâu khoảng tám đến chín thước trái lựu
đạn nổ cách tôi khoảng chừng 9-10 thước. Sức nổ dội thật mạnh nhưng
tôi chỉ bị giật mạnh một cái, thân mình như bị bóp chặt lại rồi tê
đi một chút mà thôi.
Tôi cũng đã từng đem kinh nghiệm của
mình để cho các bạn thực tập. Nhưng chưa có ai dám liều lĩnh đem
sinh mạng mình thử nghiệm mặc dù tôi đã phân tích và giải thích cặn
kể như phần trên.
Và cũng từ đó mỗi lần đi công tác ngoài
biển, cần đi kiếm cá để ăn, thì phần việc kiếm cá giao cho tôi phụ
trách, anh em NN ở trên bờ lo kiếm những mảnh gỗ trôi giạt vào bờ,
lau sậy hoặc cỏ đã khô gom lại rồi đốt lửa để chờ tôi mang cá về.
Dự định trong thời gian sau này tôi sẽ thử nghiệm thêm nhiều
cách, để có thể làm tài liệu sử dụng trong ngành lặn của Người Nhái.
Nhưng tôi chưa thực hiện được vì công vụ tôi được biệt phái về Phủ
Tổng Thống....
NN Lê Đình An
Người Nhái đang đặt
chất nổ phá Thủy Lôi.
Ảnh Internet.
Ghi chú: Phương pháp này là “Đùa giỡn với Tử Thần”. Cần phải có kinh nghiệm chuyên môn về lặn sâu mới có thể áp dụng được.
NN Lê Đình An
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Bài-01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13
|
Hình nền: Biển Thái Bình/VN. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by NN Lê Đình An chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy, October 29, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang