Bắc đẩu tinh

 

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Sưu tầm Tôn giáo
Chủ đề: NOEL
Tác giả: GS Nguyễn Lý-Tưởng

LỄ GIÁNG SINH
DƯỚI NHÃN QUAN
CỦA MỘT NGƯỜI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Lễ Giáng Sinh là kỷ niệm ngày Đức Chúa Giê-su, Đấng sáng lập Ki-tô giáo, sinh ra ở nước Do Thái, cách nay 2013 năm. Đây là một biến cố trọng đại, không những có ảnh hưởng đến người Ki-tô hữu mà còn ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại. Nhiều tác phẩm văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, v.v. trên thế giới đều lấy cảm hứng từ biến cố này. Ngày nay, không một dân tộc nào trên thế giới mà không biết đến ngày lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh thường gọi là Lễ Noel là do chữ Emmanuel ở trong Kinh Thánh, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, gọi tắt là Nuel hay Noel. Người Mỹ gọi lễ này là Christmas.

Kinh Thánh là một pho sách cổ của người Do Thái gồm có 2 phần: Kinh Thánh Cựu Ước và Kinh Thánh Tân Ước.

Kinh Thánh Cựu Ước (lời giao ước cũ) ghi chép lại các sự kiện liên quan đến tôn giáo, luật pháp, phong tục, văn hoá, lịch sử, v.v. của người Do Thái trước khi Đức Chúa Giê-su sinh ra.

Kinh Thánh Tân Ước (lời giao ước mới) là sách ghi chép lại cuộc đời và những lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su (tức là những tư tưởng, giáo lý của Người).

Khi đọc Kinh Thánh, người ta thấy có nhiều sự kiện liên quan đến lịch sử Do Thái và lịch sử nhân loại, nhất là trong phần Cựu Ước. Nhưng mục đích của người viết Kinh Thánh không phải để ghi chép lịch sử, cũng không nhằm trình bày và chứng minh các sự kiện liên quan đến khoa học, mà chính là nhằm mục đích đạo đức, tôn giáo: loan báo sự mạc khải của Thiên Chúa cho dân tộc Do Thái nói riêng, và cho nhân loại nói chung, về “ơn cứu chuộc con người” do chính Thiên Chúa thực hiện và các giới răn của Thiên Chúa buộc nhân loại phải tuân giữ (tức 10 giới răn).

Danh từ “mạc khải” gồm có hai chữ “mạc” và “khải” ghép lại. “Mạc” theo nghĩa chữ Hán là cái màn che, “Khải” là mở ra. Vậy “mạc khải” nghĩa là mở bức màn che ra để cho mọi người được biết những gì che dấu bên trong, tỏ cho biết những điều bí mật.

Người đầu tiên viết Kinh Thánh là Moise, tiếng Việt phiên âm là Mai-sen, Môi-sen, Môi-se, v.v. Ông là người đã được Thiên Chúa chọn để lãnh đạo cuộc đấu tranh với vua Pharaon, đưa dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập cách nay vào khoảng 3300 năm. Ông đã viết phần đầu của Kinh Thánh gọi là sách “Sáng Thế Ký”. Theo các nhà thần học và kinh thánh học thì ông được Thiên Chúa soi sáng, mạc khải cho biết để viết ra phần này. Cũng có thể hiểu rằng những điều ông ghi chép đã được truyền từ đời nọ đến đời kia trong dân tộc Do Thái trước ông. Sau khi ông mất, có nhiều người tiếp tục viết Kinh Thánh cho đến ngày nước Do Thái bị xóa tên (khoảng năm 70 đến 80 thế kỷ thứ I sau Công nguyên). Phần đó gọi là Kinh Thánh Cựu Ước.

Phần Kinh Thánh gọi là Tân Ước (lời giao ước mới) do các học trò của Chúa Giê-su viết về cuộc đời và những lời giảng dạy của Người. Họ là những chứng nhân trực tiếp hoặc gián tiếp (được nghe bà Maria, Mẹ của Đức Chúa Giê-su kể lại). Bốn vị đó là Mathieu, Macco, Luca và Gio-an (John). Ngoài ra còn có sách Tông Đồ Công Vụ (hoạt động của các Tông Đồ của Chúa Giê-su) do Paul (Phao-lô) viết, kể lại công cuộc truyền giáo của ông vào thế kỷ thứ I và sách “Khải Huyền” (hay Khải Thị) do Gio-an viết.

Kinh Thánh Cựu Ước (lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa và tổ tiên người Do Thái) có loan báo về một Đấng Cứu Thế, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến trong dân tộc Do Thái để thực hiện ơn cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại sau khi tổ tông loài người là Adam và Eva phản bội lại Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên mình. Những lời tiên tri nói về cuộc đời của Đấng Cứu Thế do các tiên tri (ngôn sứ) đã được ghi chép trong Kinh Thánh Cựu Ước. Thời gian của Cựu Ước là thời gian mong đợi, trông chờ Đấng Cứu Thế đến. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa nói với nhân loại qua các tiên tri (ngôn sứ).

Tân Ước là lời giao ước, lời hứa của Thiên Chúa đối với tổ tiên người Do Thái đã được thực hiện: đó là sự giáng sinh của Đức Ki-tô. Trong Tân Ước, Thiên Chúa trực tiếp nói với nhân loại qua Đức Ki-tô, con của Ngài.

Cuộc đời của Đức Ki-tô trong Tân Ước đã diễn ra đúng như lời tiên tri trong Cựu Ước nói về Người. Do đó, Cựu Ước và Tân Ước có liên quan mật thiết với nhau. Cựu Ước là đi tìm và Tân Ứơc là gặp được.

“Tiên tri” hay “Ngôn sứ” là những người lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo tôn giáo của người Do Thái. Lúc đầu, dân tộc Do Thái không có các vị lãnh đạo chính trị hay quân sự. Toàn dân chỉ theo một tôn giáo duy nhất, chỉ thờ Đấng Tạo Hoá duy nhất, người Do Thái gọi Đấng đó là Gia-Vê hay Giê-Hô-Va, nghĩa là Đấng Toàn Năng (tức Thượng Đế hay Thiên Chúa). Thiên Chúa đã chọn những vị tiên tri hay ngôn sứ và qua những vị ấy, để truyền dạy cho dân riêng của Ngài (tức dân Do Thái). Thiên Chúa đã ban cho các vị ấy được quyền làm những việc lạ lùng để dân chúng tin. Người tiên tri đầu tiên là Mai-sen. Những người kế vị sẽ được chọn theo ý của Thiên Chúa và do vị tiên tri tiền nhiệm truyền đạt lại. Tiên tri chọn một vị tướng để chỉ huy quân đội, bảo vệ dân khi có chiến tranh. Về sau, người Do Thái đòi hỏi phải có một vị vua như các dân tộc khác nên tiên tri thay mặt Thiên Chúa để chọn vua cho dân: như trường hợp tiên tri Samuel chọn Saule làm vua Do Thái, sau đó lại chọn David thay Saule. Từ David trở về sau thì cha truyền con nối: như David truyền ngôi cho con là Salomon. Vua lo việc chính trị, tiên tri lo việc tôn giáo.

Theo các sách tiên tri được ghi lại trong Kinh Thanh Cựu Ứơc thì Đức Ki-tô sẽ sinh ra bởi một trinh nữ thuộc dòng vua David. Người sẽ ra đời trong cảnh nghèo hèn. Người sẽ sinh ra ở Bê-lem là một tỉnh nhỏ của nước Do Thái. Người sẽ đi rao giảng Tin Mừng về “ơn cứu độ”. Để chứng minh Người là con Thiên Chúa uy quyền, Người sẽ làm nhiều phép lạ cho kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy, kẻ câm đuợc nói, người tàn tật, người đau ốm được lành, kẻ chết được sống lại, v.v. Người sẽ bị bắt, bị nhục hình, chết và sống lại... Đó là tóm tắt những điều Kinh Thánh đã nói về Người.

Qua Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta biết đuợc dân tộc Do Thái bắt nguồn từ tổ phụ của họ là Abraham, cách nay chừng 4000 năm.

Abraham sinh ra Isaac bởi vợ chính thức là Sara.

Ngoài Isaac, Abraham cũng có nhiều con trai với các nàng hầu, những người này không được xem là “chính thống” vì không phải là con “bởi lời giao ước” nghĩa là Đấng Cứu Thế sẽ không sinh ra bởi dòng dõi của những người này.

Isaac có 2 người con trai sinh đôi là Esau và Jacob. Esau không xứng đáng nên Jacob đuợc làm trưởng nam và Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra bởi dòng dõi Jacob.

Trong một giấc mơ huyền bí, Jacob đã được đổi tên là Israel. Ông có 12 người con trai, sau này con cháu của họ lập thành 12 tỉnh của nước Do Thái.

Nước Do Thái (hay là nước Israel) là do tên của Jacob (tức Israel) tổ tiên của họ.

Người con thứ 11 của ông Israel là Giu-se (Joseph) bị anh em bán cho thương nhân Ai Cập, về sau đã trở thành tể tướng của nước này. Sau trận đói xảy ra cho toàn vùng, anh em của ông đã di cư vào Ai Cập.

Giu-se là người đã có công cứu dân Ai Cập khỏi nạn mất mùa, đói khát kéo dài 7 năm liền. Sau khi Giu-se chết, người Ai Cập đã vong ân, bắt con cháu của ông làm nô lệ cho họ.

Thiên Chúa đã chọn Mai-sen làm lãnh tụ dân Do Thái, đứng ra đấu tranh với vua Pharaon, để đem dân Do Thái ra khỏi Ai Cập và về miền đất hứa Canaan là nơi Thiên Chúa đã hứa cho tổ tiên họ là Abraham.

Họ đã đi qua biển đỏ (Hồng Hải) và trải qua đoạn đường dài 40 năm, qua sa mạc... và phải chiến đấu với nhiều dân tộc khác mới đến được đất hứa.

Những người sinh bởi dòng máu của Jacob tức Israel đã trở thành dân tộc Do Thái.

Những con cháu Abraham nhưng không bởi dòng máu Jacob, đã trở thành các dân tộc lân cận với nước Do Thái và thù nghịch với Do Thái. Từ Abraham đến ngày nay khoảng 4000 năm.

Từ Mai-sen đến ngày nay khoảng từ 3300 đến 3500 năm.

Cách nay khoảng 3000 năm, Do Thái đã trở nên cường thịnh dưới triều đại của David. Ông là một anh hùng dân tộc, giải phóng xâm lăng. Ông cũng là một thi sĩ, nhạc sĩ, một nhà đạo đức và là một tiên tri. Ông đã để lại nhiều lời tiên đoán về cuộc đời của Đấng Cứu Thế, nhất là về cuộc khổ nạn của Người. Ông được sử sách gọi là “tiên tri”, “thánh vương”, v.v.

Con của David là Salomon, được gọi là “người khôn ngoan nhất thiên hạ vào thời đó” đã làm cho Do Thái trở nên cường thịnh nhất trong vùng, nhờ sự khôn ngoan, thông thái và tài lãnh đạo. Trong đời ông không có chiến tranh xảy ra.

Sau Salomon thì nước Do Thái dần dần suy yếu và bị các dân tộc lân cận xâm lấn.

Khoảng 587 trước công nguyên, quân Babylon chiếm nước Do Thái và bắt dân Do Thái đem về Babylon làm nô lệ cho họ. Sử gọi là “Thời kỳ lưu đày Babylon” kéo dài 49 năm.

Trước thời kỳ bị lưu đày, trong dân tộc Do Thái xuất hiện nhiều tiên tri, kêu gọi dân chúng phải ăn năn, hối cải, từ bỏ thói hư nết xấu để trở về đời sống đạo đức. Nếu không, họ sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt.

Trong thời kỳ bị lưu đày tại Babylon, lời kêu gọi dân ăn năn hối cải lại càng thống thiết hơn, và dân Do Thái càng mong đợi Đấng Cứu Thế đến...

Theo họ, Đấng Cứu Thế được nói đến trong Kinh Thánh sẽ là một lãnh tụ chính trị, quân sự để đánh đuổi xâm lăng, cứu dân tộc mình thoát vòng nô lệ và tái lập đế quốc Do Thái như thời David và Salomon. Nhưng theo lời tiên tri của David và các tiên tri khác sau David, thì Đấng Cứu Thế là Con Thiên Chúa, Người sẽ sinh ra trong cảnh nghèo hèn, và Người sẽ chịu khổ hình để cứu chuộc tội lỗi cho nhân loại, để nhân loại khỏi bị phạt và được trở nên con của Thiên Chúa, được hưởng phước thiên đàng vĩnh cửu.

Khoảng 539 trước công nguyên, một biến cố lịch sử đã xảy ra, vua nước Ba Tư là Ky-rô thắng đế quốc Babylon. Người Do Thái bị lưu đày được trở về quê hương của mình.

Khoảng 533 trước công nguyên, Alexandre đại đế đã làm cho nước Hy Lạp cường thịnh. Quân Hy Lạp chiếm được cả Âu Châu và tràn sang tận Ấn Độ. Do Thái nằm trong vùng đất thuộc đế quốc Hy Lạp. Sau khi Alexandre chết, đế quốc Hy Lạp dần dần suy tàn. Đế quốc La Mã mạnh lên và đánh thắng Hy Lạp.

Trước khi kéo quân vào Do Thái, La Mã kêu gọi Do Thái liên minh với họ để chống lại Hy Lạp. Sau khi thắng Hy Lạp rồi, La Mã đem quân chiếm đóng Jerusalem và cai trị Do Thái vào năm 63 trước Chúa Giê-su giáng sinh.

Đức Chúa Giê-su giáng sinh trong hoàn cảnh dân tộc Do Thái đang sống dưới chế độ nô lệ của đế quốc La Mã. Theo Kinh Thánh thì Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra tại một tỉnh nhỏ là Bê-lem. Nhưng đã đến ngày sinh rồi mà bà Maria, mẹ Đức Chúa Giê-su vẫn còn ở tại Nazaret, cách Bê-lem chừng vài trăm cây số. Một biến cố đã xảy ra để ứng nghiệm lời tiên tri: hoàng đế La Mã là Augustus Caesar ra lệnh kiểm tra dân số. Mọi người phải trở về nguyên quán để khai tên vào sổ hộ tịch. Thế là ông Giu-se phải đem bà Maria đang mang thai, lên đường trở về Bê-lem, là nơi sinh quán của mình. Đức Chúa Giê-su đã sinh ra tại Bê-lem đúng như các tiên tri đã ghi chép. Những di tích về thời đại Đức Chúa Giê-su hiện nay vẫn còn được bảo vệ.

Các nhà sử học và khảo cổ học đã minh xác về Đức Chúa Giê-su là một nhân vật có thật trong lịch sử nhân loại. Các chứng tích như: hang đá Bê-lem, nơi Người sinh ra, ngôi nhà Người ở tại Nazaret, dinh quan Tổng trấn Ponce Pilastre nơi người bị xét xử, những giọt máu ở cầu thang (hiện nay người ta dùng những tấm kính úp lên trên để bảo vệ), ngôi mộ, thập giá khổ hình, khăn liệm có in mặt của người (hiện để ở thành Turin), đồi Calvario, nơi Người chịu chết, núi Olivete, nơi Người lên trời trước mặt các môn đệ và dân chúng (hiện còn dấu chân in sâu vào đá)... cũng như lời Người giảng dạy, tư tưởng và giáo lý của người. Những bản Kinh Thánh cổ được viết trên da bằng tiếng Aram (Do Thái), tiếng Hy Lạp và La-tinh (La Mã), v.v. hiện còn lưu giữ cho đến ngày nay... Ông Daniel Rops, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp, đã nghiên cứu và công bố nhiều điều xác minh về cuộc đời Đức Chúa Giê-su. Ngoài ra còn có hàng ngàn nhà nghiên cứu khác thuộc các giáo hội: Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống, v.v. hoặc thuộc các khuynh hướng tự do khác ngoài Giáo hội, cũng đã xác nhận những điều được nhắc đến trong Kinh Thánh về Đức Chúa Giê-su là đúng.

Ngày sinh và năm sinh của Đức Chúa Giê-su đã được thế giới chọn làm niên lịch mới gọi là lịch công nguyên (ère chrétienne) hay là Dương lịch, lấy năm người sinh ra làm năm thứ nhất, đến nay đã 2013 năm.

Ki-tô giáo là do những người Do Thái, học trò của Đức Chúa Giê-su, trước hết truyền bá cho chính người Do Thái, sau đó mới truyền sang các dân tộc khác... Nhưng có một số người Do Thái ngày nay vẫn còn trông đợi Đấng Cứu Thế như tổ tiên của họ trong thời Cựu Ước. Những người này chỉ thừa nhận Kinh Thánh Cựu Ước mà không tin vào Tân Ước.

Đối diện với Jerusalem có một ngọn núi nhỏ tên là Sion, nơi đó có ngôi mộ của David, từ 3000 năm nay. Người Do Thái xem đó là nơi linh thiêng của họ. Trên ngôi mộ này, từ xưa tới nay có một ngọn lửa hằng cháy sáng mãi. Danh từ Sionit hoặc “chủ nghĩa sionit” là do chữ Sion mà ra, có nghĩa là Do Thái muốn trở lại thời đại huy hoàng của David và Salomon. Họ cứ nghĩ rằng Đấng Cứu Thế là một lãnh tụ chính trị kiểu David hay Salomon. Họ suy nghĩ theo tinh thần thế tục chứ không theo tinh thần siêu nhiên của tôn giáo. Do đó, họ vẫn chờ đợi và chưa gặp được Đấng Cứu Thế đích thực.

Đêm Giáng Sinh còn được gọi là “Đêm Hòa Bình”, đêm mà thiên thần ca hát:

Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm


Ngày xưa ở Việt Nam, dù trong thời chiến tranh, hai bên đều đề nghị “hưu chiến” trong đêm Giáng Sinh. Đêm Noel là đêm vui mừng cho cả nhân loại, không phân biệt tôn giáo, dân tộc hay thành phần xã hội. Mọi gia đình đều vui mừng vì đây là ngày vui của mọi người từ trẻ em cho đến người lớn: nào cây thông, Ông già Noel, những món quà, những cánh thiệp, những lời chúc tụng tốt đẹp dành cho nhau, tiệc tùng, ca hát, v.v. Riêng người Ki-tô hữu thì đến nhà thờ dự Thánh Lễ, kỷ niệm Chúa Giáng Sinh... Những người khác cũng đi chơi, đi xem cho biết lễ nghi phong tục, hòa mình vào niềm vui chung của “đêm hòa bình”.

Chúng tôi xin kính chúc quý vị một đêm Noel trong hòa bình, yêu thương... trong tình yêu của Thiên Chúa đến với nhân loại. Người đã đến trong nghèo khó, trần truồng, rét lạnh, từ chối tất cả những tiện nghi sang trọng, giàu có của thế gian. Chúng ta đến với Chúa, tức là đến với tình yêu và hòa bình chân thật, thì cũng phải bỏ lại tất cả những đam mê vật chất, những dục vọng đê hèn của trần thế và chỉ có tâm hồn trong sạch, thiện chí, mới gặp được Người.

Giáo sư Nguyễn Lý-Tưởng

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

... hỡi Thần dân, hãy đi và loan Tin Mừng... Chúa Cứu Thế giáng trần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


<

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Máng Cỏ Giáng Sinh. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by ddcb chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật, December 16, 2018
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang