Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Xã hội
Chủ đề: Xã giao thường thức
Tác giả: Khuyết Danh
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Lời giới thiệu: Phong thái của người Nam từ thuở xa
xưa đã rất hào phóng và xuề xòa, ít cầu kỳ và họ rất bình dân. Tuy
một số “quan liêu” thật đấy nhưng quảng đại quần
chúng miền Nam thì tuyệt thân thiện và tuyệt đối không “xảo
quyệt” hay gọi một cách tế nhị nam kỳ hơn là “mánh
mung”. Người miền Bắc sống dưới
chế độ cộng sản, một chế độ mà
đa số người văn minh trên thế giới gọi là
“mất dạy”,
bị ảnh hưởng xấu của chủ thuyết
tam-vô nên mới
ra nông nỗi thế. Chứ ngày xưa trước 1954, người bắc cũng rất tốt,
điển hình là mẹ tôi luôn nhắc nhở chúng tôi rằng “lời
nói không mất tiền mua-lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Người bắc di cư vào Nam năm 1954 vẫn còn rất có “tư cách”
nên đã không gây muộn phiền nhiều cho đồng bào miền Nam lúc bấy giờ
tuy rằng không tránh khỏi một vài trường hợp hi hữu, nhưng hòa đồng
mau chóng với văn hóa địa phương. Một điều đáng chú ý nữa là thời
đó, người bắc có cùng lập trường Quốc gia như người
nam nên dễ thông cảm nhau trên mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Kính mời quý vị theo dõi bài viết sau đây do một tác giả người nam
viết về một vài điều liên quan đến vấn đề xã giao giữa người dân hai
miền Nam-Bắc Việt Nam vào thời buổi này. --Trân trọng.
--bkt
Thời
gian gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những ý kiến
than phiền liên quan tới văn hóa ứng xử của người miền Bắc. Là
một người miền Nam, mình xin phép được soạn ra một cẩm nang nhỏ
để người miền Bắc có thể tham khảo và có lối ứng xử phù hợp hơn,
giúp người miền Nam giảm bớt ác cảm đối với người miền Bắc. (dĩ
nhiên đây chỉ là khuyến nghị, nếu các bạn cảm thấy khó làm quá
thì có thể chọn phương án không vào miền Nam).
-Bạn không nên xưng ông mày, bố mày với
bất cứ ai, kể cả với người miền Bắc ở miền Nam giống như bạn,
kiểu xưng hô đó không gây được thiện cảm với người miền Nam.
-Khi gặp ai đó, nếu chưa chắc chắn họ
nhỏ tuổi hơn bạn, nên gọi bằng anh hoặc chị, nếu đối phương cũng
gọi lại bạn bằng anh/chị, đó là lịch sự, xã giao kiểu miền Nam,
bạn nên xưng hô lại bằng anh/chị tiếp, đừng thấy người khác gọi
mình bằng anh mà gọi ngay họ là em, đó là phép lịch sự ở miền
Nam.
-Nếu bạn
là nam [nhân],
gặp nam giới nhỏ tuổi hơn, gọi là “em” sẽ tạo được thiện cảm hơn
kêu bằng “chú”, người miền Nam không thích kiểu “anh nói cho chú
mày biết nhé!”.
-Bạn nên tập cám ơn và xin lỗi theo
phản xạ, điều đó không làm cho vị thế của bạn thấp xuống, nó chỉ
giúp bạn lịch sự và văn minh hơn.
-Bạn nên tôn trọng người làm dịch vụ
(1),
sẽ rất nực cười nếu ở quê nhà, các bạn được phục vụ kém, vào miền
Nam được phục vụ tốt hơn và bạn nhân cơ hội đó bắt chẹt người
phục vụ để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân hay vì lý do gì khác.
-Người miền Nam không phân biệt nghề
nghiệp, sang hèn, người thợ cơ khí hay nhân viên văn phòng cũng
đều bình đẳng như nhau. Nếu bạn vào đây với tâm thế
[thái độ]
khinh thường người miền Nam, bạn sẽ chỉ có thể sống trong phạm vi
họ hàng, bạn bè của bạn, chứ rất khó tận hưởng được hết vẻ đẹp,
tinh thần của Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.
-Đi ngoài đường, khi thấy ai chưa đá
chống xe (2),
nếu được, bạn nên nhắc nhở họ, đó là văn hóa miền Nam.
-Đi đường gặp người té xe, nếu thuận
tiện, bạn nên dừng xe, khóa lại và giúp đỡ người bị nạn, nếu
không có ai giúp, người đó sẽ không được ai giúp, người giúp đó
có thể là bạn, giúp cho đời một chút sẽ khiến bạn thêm nhẹ nhàng
vì đã làm được một điều tốt.
-Bạn nên nói chuyện vừa đủ nghe, việc
ăn to nói lớn, oang oang như ở quê nhà sẽ không tạo được thiện
cảm, đặc biệt là ở nơi công cộng, không phải ai cũng có nhu cầu
nghe về các dự án mấy ngàn cây vàng, mấy trăm tỷ của bạn.
-Nếu được, nên học các từ vựng của miền
Nam, như nón thay cho mũ, dư thay cho thừa, muỗng thay cho thìa,
không nên gọi ngôi ba số nhiều là bọn này bọn kia, người miền Nam
cũng không mấy thiện cảm về cái đó.
-Đừng đội nón cối, biểu tượng này không
gây ấn tượng gì đặc biệt ngoài sự chê cười mà người miền Nam dành
cho bạn.
-Khi
tới nhà bạn bè người miền Nam chơi, nếu được mời ăn cơm, bạn hãy
ăn uống một cách tự nhiên, người miền Nam mời ăn cơm là mời thật
chứ không phải mời lơi.
-Ở ngã tư, bạn nhớ dừng đèn đỏ, ra
đường nhớ đội nón bảo hiểm đầy đủ, ở đây người chạy xe đầu trần
bị coi như sinh vật lạ chứ không phải như ở Hà Nội, tất nhiên nếu
bố bạn hoặc chú bác của bạn có phạm vi ảnh hưởng đến miền Nam thì
bạn có thể bỏ qua điều này.
-Người miền Nam ít nhiều đều có liên
quan tới bên thua cuộc, cho nên có thể bạn sẽ nghe tiếng chửi
cộng sản đâu đó ở vùng đất này, bạn nên chấp nhận điều đó, đó chỉ
là hiện tượng phản kháng lại sự hạ nhục mà chế độ cộng sản đã
dành cho phe thua cuộc trong sách lịch sử, phương tiện truyền
thông đại chúng và định kiến xã hội mà thôi.
-Khi làm bất cứ điều gì phạm pháp, hãy
nghĩ tới gia đình bạn, quê hương bạn, và vùng đất Bắc Kỳ của bạn.
Người Hàn Quốc [Nam Hàn]
cũng đã phải chế tài các địa phương miền Bắc với danh sách rất
chi tiết nên bạn cần phải thận trọng với những gì mình làm.
-Hạn chế chửi “địt mẹ”
vì đó là một từ gây ác cảm với người miền Nam, đó có thể là nỗi
ám ảnh trong ký ức của người mẹ buôn gánh bán bưng bị nhóm cho
vay nặng lãi giang hồ đất Cảng hăm dọa vì góp trễ, hay tiếng của
cán bộ tiếp quản Sài Gòn sau 75 trong trạng thái hống hách của
người chiến thắng.
-Hãy thân thiện, cởi mở, thành thật với
người xung quanh, nếu cảm thấy không an toàn với chính người Bắc,
bạn hãy chơi với người Nam và tập sống cho giống
[hòa đồng với]
họ.
-Sài Gòn
là đất tứ xứ, dân cư phức tạp, đừng thấy cướp giật ở Sài Gòn rồi
so sánh nó với nét yên bình ở quê của bạn, nếu Sài Gòn cũng yên
bình thì nó có phải là nơi lý tưởng để kiếm sống, khiến biết bao
nhiêu người đã đổ về đây học hành rồi ở lại?
-Hãy coi người miền Nam ngang hàng,
bình đẳng với bạn, các bạn không phải là tổ tiên của người miền
Nam, tổ tiên người miền Nam đã từng sống gần với tổ tiên của các
bạn nhưng vì hoàn cảnh họ đã vào miền Trung rồi sau đó con cháu
họ mới vào miền Nam, kết hợp với người Khmer và người Hoa Minh
Hương để tạo ra người miền Nam. Nếu tổ tiên của các bạn cũng đi
theo tổ tiên của tôi thì bây giờ các bạn đã ở đâu đó Đồng Tháp,
Cà Mau, Tiền Giang hay Sài Gòn chứ không phải là một công dân mới
của thành phố lớn nhất nước.
-Khi bạn tranh cãi một vấn đề gì đó,
cần hiểu lý lẽ và có điểm dừng, tật xấu nhất của các bạn là khi
tranh cãi thì muốn thắng cho bằng được, bất chấp lý lẽ, nhiều khi
sẵn sàng bịa chuyện, nói dối để đạt được mục đích, điều đó ngăn
cản các bạn đến với văn minh cũng như cơ hội tái tạo lại thế hệ
tiếp theo sau hơn nửa thế kỷ sống dưới chế độ cộng sản.
-Cám ơn là đủ, không cần thiết phải
“cho em/anh/chị/bác xin” sau khi nhận được một cái gì từ ai đó,
bớt khách sáo sẽ thoải mái hơn.
Khuyết Danh
bkt chú thích:
(1)
- dịch vụ:
hay còn gọi là “giúp việc” hay “phục vụ”, tương đương với tiếng
Anh là “service works” hay người giúp việc. Người “giúp việc”
thường hay được gọi là “con sen” hay “con ở” thời xa xưa ở miền
Bắc-Việt Nam. Ngày nay người Việt Nam tuyệt đối tránh và không
nên dùng các chữ này (con sen, con ở) nữa. Tinh thần bình đẳng
giữa người-với-người trong một xã hội rất cần được cổ võ, quảng
bá. Bạn có một công việc làm để nuôi thân và gia đình, bất luận
là công việc loại gì, đều phải đóng 1 phần $ thuế cho ngân quỹ
quốc gia và vì thế bạn được kính trọng ở những xứ Tự do như nước
Mỹ chẳng hạn.
(2)
- đá chống xe: động từ này cùng nghĩa
với gạt càng dựng xe trước 1975. Mỗi xe gắn máy đều được trang bị
một thanh sắt để giữ cho xe đứng nghiêng một chỗ khi đậu, gọi là
“chân chống xe”. Thanh sắt này nằm bên trái, và mỗi khi đậu thì
người lái xe dùng chân “gạt hay đạp” cái càng này xuống mặt đất
để xe đứng được một mình. Hồi thời VNCH, đa số xe gắn máy được
trang bị càng dựng xe với hai chân và một thanh sắt ngang để giữ
(reinforce) cho 2 chân không bị toạc ra. Muốn chạy xe,
người lái bắt buộc phải dùng chân phải chận càng xe trong khi đẩy
xe về phía trước đủ mạnh để cho càng giữ xe gấp lại. Cả hai model
này đều được trang bị một lò-so rất mạnh, chỉ cần dùng ngón chân
cái đẩy nhẹ về phía sau một phát là nó gấp (recoil) lại
ngay hay đẩy xe về phía trước (mẫu cũ).
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by ddcb chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy, March 17, 2018
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang