Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự CĐNVQGTNCS/HN
Chủ đề: Xã hội
Tác giả: Hoàng Lan Chi và Trần Nhật Phong

Về 3 cơ sở Truyền thông và Văn hóa
Việt Nam ở Hải ngoại



 

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Lời giới thiệu: Dưới đây là 2 bài viết có liên quan đến 3 cơ sở truyền thông và văn hóa ở hải ngoại với các tựa như sau:

1. “SBTN - Giàu hay Nghèo” của tác giả Hoàng Lan Chi và

2. “ASIA, SBTN HAY THÚY NGA VẪN LÀ BIỂU TƯỢNG THÀNH CÔNG CỦA VĂN HÓA MIỀN NAM VIỆT NAM” do tác giả Trần Nhật Phong thực hiên.

Kính mời Quý Độc giả theo dõi sau đây. Trân trong.
--BKT

 



SBTN - Giàu hay Nghèo
Hoàng Lan Chi

 

Ngụy Vũ Radio nói về SBTN - giàu hay nghèo ở PHÚT 53 TẠI LINK SAU: https://youtu.be/nhZWyCla9uc

Ý Ngụy Vũ: thuở xưa, mỗi subscriber đóng $15.00 Mỹ Kim cho Direct TV và Direct TV cho SBTN, vd3 đồng. Lúc đó có từ 60-70,000subscribers. Như vậy: mỗi tháng SBTN có khoảng $200,000.00MK. Ngoài ra còn quảng cáo nation wide rất mắc. Do đó SBTN giàu.

Hoàng Lan Chi: NV nói đúng nhưng chỉ đúng cho cách đây hơn 10 năm.

SỰ THẬT LÀ NHƯ SAU:

Comcast có SBTN.

Direct TV thấy khách hàng của họ hỏi SBTN nên direct TV bèn thương lượng với Comcast
[như] vầy: “Ê, bây giờ khách hàng của tao muốn xem thêm SBTN thì tao bắt họ đóng THÊM $15.00 đô-la thì sẽ coi được SBTN. Tao sẽ cho lại mày một khoản tiền. (dường như 3%).” (Direct TV và Comcast là hai địch thủ!)

Khi xưa, lúc TV chưa có nhiều đài VN (đài phát thanh bằng tiếng Việt) thì đúng là SBTN được hưởng lợi như thế. NHƯNG hiện nay đã có nhiều TV miễn phí như Vietface thì Direct TV thương lượng lại: “Ê, khách của tao bây giờ giảm nhiều vì họ không coi SBTN mà coi Vietface. Do đó, tao phải hạ giá, mà tao hạ giá thì tao trả cho mày cũng ít đi.”

Vì thế, hiện nay, số subscribers [người trả tiền để xem chương trình] đã giảm rất nhiều và số tiền 3% trong 15 MK/1 subscriber cũng không còn như cũ.

TÓM LẠI: SBTN đang nghèo hơn xưa. Khoảng 2010, Comcast bắt Direct TV phải quảng cáo để có nhiều subscribers. Direct TV chọn ca sĩ Y Phương là sứ giả SBTN. Nghĩa là: vd1.

Nhạc hội của ai đó ở San José nhận lời ký hợp đồng với Direct TV, để direct TV quảng cáo trên nhạc hội thì bù lại Direct TV sẽ cử ca sĩ Y Phương đến hát. Mọi chi phí cho Y Phương do Direct TV trả.

Nói một cách khác, Trúc Hồ chỉ có nhiệm vụ làm chương trình cho hay. Quảng cáo sao cho có nhiều subscribers thì chủ Mỹ, Direct TV, thuê người khác phụ trách. Hiện giờ, tình hình xuống và vụ Y Phương, đại sứ cho SBTN đã ngưng mấy năm nay, và Direct TV chỉ còn quảng cáo trên vài tờ báo.

Tôi viết tin ngắn này chỉ với mục đích cung cấp SỰ THẬT CHO ĐỘC GIẢ.

Hoàng Lan Chi
12/2017

 

 

LanChi Hoang: Lời giới thiệu cho bài viết của Trần Nhật Phong:

Tôi viết “SBTN-Giàu hay nghèo” (chính ra là tựa của Ngụy Vũ) vì nghe NV nói trong chương trình của Vũ rằng SBTN giàu vì được chia phần trăm từ direct TV. Ngụy Vũ có nói sự thật nhưng chỉ là sự thật hơn 10 năm xưa. Tôi bổ sung thêm để cho facebookers có cái nhìn đúng hơn: 10 năm trước, SBTN giàu vì có thể nhận được $200,000.00MK/tháng từ Direct TV chia lại cho (mỗi subscriber phải đóng cho Direct TV $15.00MK/tháng để xem được SBTN thì Direct TV chia lại, khoảng từ 3-5% cho SBTN) nhưng hiện nay thì NO, NO. Điều đó không có nghĩa tôi binh vực hay minh oan gì cho SBTN cả mà chỉ cho khán giả thấy: SBTN bây giờ xuống dốc vì sao?

Đây là vài lý do mà tôi đoán:

1. Nội dung không hay,

2. Dùng chương trình để hỗ trợ cho Việt Tân-Định,

3. Theo hùa “Nhóm thổ tả” chửi Trump nhiều cái vô lý,

4. Không còn chống cộng rõ ràng như khi còn Việt Dzũng cho dù nhóm Nam Lộc-Trúc Hồ-Việt Dzũng thì cũng chỉ TIỀN.

Nên nhớ, theo Ngụy Vũ thì vụ kiện giữa vợ Việt Dzũng và gia đình của Việt Dzũng vẫn chưa xong vì tài sản đồ sộ của Việt Dzũng. Vì thế nếu thương gia nào còn nghĩ rằng SBTN vẫn mạnh, vẫn nhiều người xem thì KHÔNG PHẢI THẾ...

Trần Nhật Phong đã repost bài của P nhận xét về ASIA-SBTN-THÚY NGA vào 2016, khi Trúc Hồ từ giã ASIA.

Cá nhân HLC đồng ý với Phong ở điểm:

1. Cả ba (ASIA-SBTN-THÚY NGA) đều đóng góp cho nền văn hóa hải ngoại.

2. Khi còn Trầm Tử Thiêng hoặc Việt Dzũng thì chương trình ASIA có vẻ “khá” hơn và đánh được đúng vào “thị hiếu”, hay đúng hơn, sự “khao khát”, sự “thương nhớ”, sự “nuối tiếc”, của người hải ngoại, khi dựng các chủ đề về người lính VNCH hay Sài Gòn xưa.

3. Nếu ASIA đi theo hướng “trẻ” mới thì coi chừng sẽ thất bại. Lý do: kỹ thuật của ASIA thua xa Thúy Nga. ASIA sẽ mất sự ủng hộ từ khối người (cao niên và trung niên gốc VNCH).

Tôi không đồng ý với Phong là ASIA NÊN CÓ TRÚC HỒ. Lý do: Bà Thy Vân hoàn toàn có thể thuê một đạo diễn tổng quát khác, cũng trung niên, cũng có kinh nghiệm truyền thông, cũng am hiểu tâm lý cộng đồng hải ngoại, thay vì phải thuê Trúc Hồ. Bà Thy Vân cần phải ra lệnh cho người mới này (tôi nghe nói đó là Quốc Thái?) không được hỗ trợ cho Việt Tân-Định. Đó là then chốt. Hiện giờ cộng đồng hải ngoại, nhờ các social media, đã rõ và tường tận bộ mặt của Việt Tân-Định thì họ sẽ quay lưng nếu ASIA hỗ trợ cho VT
.

 

 

ASIA, SBTN HAY THÚY NGA
VẪN LÀ BIỂU TƯỢNG THÀNH CÔNG CỦA
VĂN HÓA MIỀN NAM VIỆT NAM

Trần Nhật Phong
October 25, 2016

 

Lần đầu tiên khi gặp Thy Vân là tại đài phát thanh “Văn Nghệ Truyền Thanh” của anh Lê Phú Bổn, lúc tôi mới tập tễnh vào ngành truyền thông được mấy năm. Lúc đó Thy Vân đang nhờ các cơ quan truyền thông để quảng bá cho chương trình “Bên Em Đang Có Ta”, đây được xem là chương trình thiện nguyện cộng đồng đầu tiên của Trung tâm Asia, và cũng là lần đầu tiên đạt con số kỷ lục hơn một triệu Mỹ kim thời điểm giữa thập niên 90.

Trước khi gặp Thy Vân, do công việc nên tôi quen biết với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, từ sự quen biết đã trở thành bạn bè, ban đầu anh là cố vấn cho Mây Production, và sau đó thì chính thức là cố vấn cũng như là nhạc sĩ chủ lực của Trung tâm Asia, sau khi trung tâm này được đổi tên từ tên cũ là Dạ Lan.

Thập niên 90, kể từ khi bắt đầu với chương trình đại nhạc hội “Bên Em Đang Có Ta”, một chương trình giúp cho các đồng bào còn kẹt ở trại tỵ nạn Đông Nam Á (cụ thể là Philippines), Asia được xem là lên như diều gặp gió, đặc biệt là sự hợp tác giữa Trúc Hồ với Trầm Tử Thiêng. Trúc Hồ có tài sáng tác ra giai điệu rất hay, nhưng lại không có khả năng viết lời hay, do đó nhạc của Trúc Hồ - lời của Trầm Tử Thiêng, đã trở thành một hiện tượng thu hút rất nhiều khán giả khắp nơi.

Thời điểm đó tôi rất thích cá tánh và lời nhạc của Trầm Tử Thiêng, vì anh viết lời từ trái tim nhân bản, nên cố vấn cho Asia những chương trình nói về thân phận của người việt trong chiến tranh, sau chiến tranh rất tuyệt vời.

Nhưng bất ngờ Trầm Tử Thiêng ra đi, Trúc Hồ mất hẳn người anh và người cố vấn giỏi, Asia mời Việt Dzũng thay thế vị trí của anh Trầm Tử Thiêng, và sau này có thêm Nam Lộc.

Kể từ khi Việt Dzũng cộng tác với Asia, trung tâm này đã lái theo hướng đi khác, ca ngợi thân phận của những người lính VNCH, rồi nói đến nhiều về thân phận tỵ nạn của những người vượt biển, đến nay thì tập trung vào những chủ đề tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.

Việt Dzũng đã thành công khi đưa ra chiến lược này cho Asia trong khoảng thời gia khá dài, nhưng đồng thời cũng bắt đầu đi vào bế tắc, vì các chủ đề luôn có những sự trùng hợp, thiếu hẳn sự sáng tạo mới.

Tuy nhiên cũng như nhiều người khác, tôi vẫn xem các tác phẩm của Asia nhiều hơn, và thú thật đến nay tôi vẫn chưa hề xem một tác phẩm nào của Thúy Nga, ngoại trừ đi ăn ở nhà hàng nào đó, vẫn hay bắt gặp các chương trình của Thúy Nga chiếu trên LCD của nhà hàng, dù rằng tôi có quan hệ tốt với các nhân vật chủ chốt của Thúy Nga hơn là Asia.

Cũng không phải vì tác phẩm của Thúy Nga dở hơn, mà vì Asia “đào” được chiều sâu của sân khấu và chủ đề, nó rung động được cảm xúc của tôi, so với Thúy Nga chỉ khai thác về chiều “rộng”, hay “hoành tráng” của sân khấu, với cá nhân tôi, đó là sự nhàm chán.

Nhưng dù sao đây cũng là 2 trung tâm lớn, được xem là gương mặt thành công của cộng đồng người Viêt bên ngoài nước Việt Nam, không chỉ đứng đầu ở Hải Ngoại, mà cho đến nay, cả một thể chế của CSVN cũng không có một chương trình văn nghệ ra hồn nào so với 2 trung tâm nói trên của người Việt Hải Ngoại, có lẽ một phần nhờ vào vốn sáng tác dồi dào của miền nam Việt Nam xưa kia.

Hôm nay nhiều thông tin bạn bè báo cho biết, có sự rạn nứt hay thay đổi của Trung tâm Asia, theo đó đã có sự bất đồng giữa Trúc Hồ và gia đình của nhạc sĩ Anh Bằng, điển hình là Thy Vân, con gái của Anh Bằng, cũng là producers từ nhiều năm nay của Asia. Dẫn đến việc một số ca sĩ của trung tâm này, theo Trúc Hồ có thể sẽ tạo ra một sân chơi mới mà các bạn bè của tôi nói rằng đó là SBTN Entertainment (thuộc đài truyền hình SBTN do Trúc Hồ là một trong những người sáng lập).

Điều này có lẽ bất ngờ với nhiều người, nhưng với tôi không bất ngờ, vì sự rạn nứt đã được tiên đoán trước do cá tánh, lý tưởng và con người khác nhau.

Việt Dzũng trưởng thành trong môi trường tranh đấu, sự hợp tác với một trung tâm văn nghệ chỉ là phương tiện giúp anh theo đuổi lý tưởng, còn Trúc Hồ vốn chỉ là một nhạc sĩ thuần túy, những năm sau này do ảnh hưởng của Việt Dzũng nên lần mò theo con đường tranh đấu, nhưng với chính trị, Trúc Hồ hoàn toàn thiếu căn bản, Trúc Hồ chỉ tranh đấu theo cảm xúc của một người nghệ sĩ, chứ không phải là một người tranh đấu từ khi còn trẻ như Việt Dzũng, do đó Trúc Hồ luôn phải cân nhắc về quyền lợi của Trung tâm Asia và lý tưởng tranh đấu.

Trong khi gia đình nhạc sĩ Anh Bằng vốn kinh doanh trong thị trường âm nhạc giải trí, họ cần phải sống còn trong thương mại, nếu những cuốn DVD hay Video dưới thời Trầm Tử Thiêng hay Việt Dzũng, đem về mối lợi thương mại thì mọi việc vẫn tốt đẹp, nhưng nếu số thu lợi nhuận bị giảm sút, thì sự rạn nứt sẽ phải xảy ra.

Những người có công dẫn dắt sự thành công cho Asia hầu hết đều đã ra đi, từ Trầm Tử Thiêng, Việt Dzũng và Anh Bằng, Asia nay phải đương đầu với nhiều thử thách, đề tài xoay quanh những câu chuyện tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền đã bắt đầu bị giới hạn, DVD đã không còn thời huy hoàng như xưa, You tube lên ngôi, chi phí sản xuất tăng cao hơn, mọi thứ đều đắt đỏ hơn và lượng người mua DVD đã giảm tới mức khủng khiếp.

Còn Trúc Hồ, vừa phải gồng gánh cho SBTN vừa phải gồng gánh cho Asia, lại mất đi những “cố vấn” như Trầm Tử Thiêng hay Việt Dzũng, do đó việc buông bỏ một bên là điều không thể tránh khỏi, sự rạn nức này chỉ là chuyện một sớm một chiều, đó là chưa kể đến những góc cạnh pháp lý về sản phẩm của Asia và bản hợp đồng của SBTN với DirecTV cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề khó giải quyết.

Và việc tách Asia với SBTN, có thể dẫn nguy cơ cả hai có thể xập, và điều này hoàn toàn không có lợi gì cho cộng đồng Hải Ngoại cả.

Nếu Asia thiếu những cố vấn giỏi, mà chỉ tiếp tục cuộc hành trình với khuynh hướng khác, nhất là chạy theo việc khai thác “chiều rộng” của sân khấu, để chinh phục các giới khán giả trẻ mà trung tâm này cho rằng sẽ là con đường tốt, thì khá nguy hiểm, vì thứ nhất con đường này Thúy Nga đã và đang đi, nhưng kết quả Thúy Nga phải “nương nhờ” thêm những cây hài rẻ tiền bên Việt Nam như Trần Thành – Trường Giang hay những “phe cánh” của Hoài Linh như Dương Triệu Vũ và Hoài Lâm, để thu phục các nhóm khán giả trẻ mới định cư ở Mỹ được vài năm, vẫn còn chất “phèn” của văn hóa CS. Thứ hai là giới khán giả trẻ tập trung đông đảo nhất vẫn là trên Facebook và Youtube, và đa số đều ở Việt Nam, Asia khó có thể nào cash out (biến thành tiền) khối khán giả này, khi sản phẩm của họ chưa chắc phù hợp với cuộc sống của giới trẻ trong nước, ngoại trừ những “hào nhoáng” về cảnh trí sân khấu đẹp và ca sĩ thì... mặc “đồ hiệu”. (nếu Asia chọn Youtube hay video online làm sân chơi cho họ).

Còn SBTN Entertainment nếu tiếp tục cuộc hành trình đang đi, tức là sử dụng những biến động xã hội trong Việt Nam, biến thành tác phẩm tranh đấu, thì SBTN Entertainment cũng sẽ đi vào bế tắc, vì thứ nhất Trúc Hồ không có bản lĩnh của một nhà tranh đấu có tầm nhìn, mà chỉ là một nhạc sĩ chạy theo phong trào tranh đấu do ảnh hưởng của những người đi trước như Trầm Tử Thiêng hay Việt Dzũng, do đó những tác phẩm sau này (nếu có), cũng sẽ mất đi “cái lửa” từ trái tim, mà đó chỉ là cuộc hành trình đi cho hết đoạn đường mà thôi. Thứ hai lớp khán giả quan tâm đến những “chiều sâu” sân khấu này của Asia trước đây, đa phần là lớp tuổi trung niên của tôi hay lớn tuổi hơn cũng sẽ càng ngày càng ít đi, khó chinh phục được lớp trẻ sinh ra hoặc lớn lên ở Hải Ngoại ít nói tiếng Việt hơn và lớp khán giả trẻ từ Việt Nam sang định cư vài năm, còn bị ảnh hưởng sự giáo dục của cộng sản, nên tránh né những đề tài bị xem là “nhạy cảm”.

Tóm lại nếu tách ra, thì cả Asia và SBTN có thể trụ được thêm vài năm nữa là... xập, trừ phi cả hai phía đều tìm ra giải pháp cho chính họ.

Còn nếu tiếp tục gắn bó với nhau, thì thời gian trụ sẽ lâu hơn trước khi họ có giải pháp mới về tài chánh, về chiến lược để tiếp tục xây dựng thành một công ty giải trí có tầm vóc lớn hơn hiện nay.

Đứng ở góc nhìn của tôi, việc tách làm đôi của Asia và SBTN sẽ là một điều đáng tiếc, vì dù sao sự thành công của Asia cũng là biểu tượng sự thành công của những người Việt Hải Ngoại từ nhiều năm nay, cũng giống như Thúy Nga bất kể trung tâm này thời gian gần đây, mở cửa cho “văn hóa mất dậy” của CSVN thông qua những “ca sĩ”, “hề”, khoe của, rẻ tiền.

Có trách Thúy Nga về điểm này, nhưng đến chung cuộc Thúy Nga vẫn là trung tâm lớn, do công sức của những người Việt Hải Ngoại bỏ công sức gây dựng nên, cả Asia và Thúy Nga vẫn là biểu tượng đặc trung cho nền văn hóa của miền nam Việt Nam, gia đình của Tô Ngọc Thủy hay ông Tô Văn Lai vẫn xuất thân từ cái nôi của miền nam Việt Nam.

Tôi gốc bắc kỳ, bố mẹ đều là người di cư từ ngoài bắc, nhưng tôi sinh ra trong miền nam, tôi vẫn yêu cái văn hóa của miền nam Việt Nam, nơi đã có những bài hát đi vào lịch sử âm nhạc của dân tộc, nơi đã có những sáng tác về âm nhạc, thi ca rực rỡ nhất cho dân tộc mà 40 năm nay CSVN dù có tìm đủ mọi cách phá hủy toàn bộ di sản văn hóa của miền nam, nhưng các tác phẩm đó vẫn vươn mình sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và thử hỏi nếu không có sự bền bỉ của những trung tâm như Asia hay Thúy Nga, liệu giới trẻ sinh sau đẻ muộn có biết đến những tác phẩm đó hay không, hay những tác phẩm đó là của nhạc sĩ nào? Vì có bao giờ nền giáo dục của CSVN nhắc đến những tên tuổi lẫy lừng đó của miền nam Việt Nam, tên tuổi của họ chỉ được truyền miệng trong dân gian, còn sách giáo khoa của CSVN thì không bao giờ có cả.

Hy vọng cả Thy Vân lẫn Trúc Hồ sẽ có giải pháp để tiếp tục gắn bó, dù rằng giữa tôi và Trúc Hồ có những khác biệt quan điểm, nhưng tôi vẫn mong Trúc Hồ hay Thy Vân đều thành công trên con đường đã chọn, vì dù khác biệt chúng ta vẫn có mục tiêu tương tự như nhau, đó là gìn giữ và phát triển những nét đẹp của nền văn hóa miền nam Việt Nam.


Trần Nhật Phong

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Phụ Lục - Radio Ngụy Vũ

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Muôn dân hãy xem đêm nay Đấng Cứu Thế nhảy dù giáng trần...

Quân nhân Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH Mừng Chúa Giáng Sinh - 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Ngôi sao Phương Đông hướng dẫn Ba Vua tìm Hài Đồng Giê-su. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by MĐ Trịnh Tường Vân, TĐ50CTCT/SĐND chuyển

 

Đăng ngày Thứ Năm, December 28, 2017
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang