Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Truyện
ngắn
Chủ đề:
Kỷ Niệm Đẹp
Tác giả:
MĐ Bùi Quang Thống
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Cây có cội, nước có nguồn, người có dòng giống,
ai cũng
biết như vậy!
Làng
tôi, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, là một làng bé nhỏ, thuộc
tỉnh Quảng Tín, ngày nay đứng trên bờ sông Tam Kỳ ai cũng thấy
nó không còn cảnh êm đềm như xưa, không còn thấy lũy tre xanh bao
bọc. Cây dừa cao ngất tầng mây, dù không có mây mù che khuất, nhưng
nó biến mất trên nền trời trong xanh, khung trời với cảnh êm đềm đã
chìm vào dĩ vãng... Trong làng hiếm còn mái nhà tranh, hầu như tất
cả là mái ngói. Nhìn bề ngoài thấy nhà nhà đều giàu có hơn xưa, ai
xa xứ khi trở về mà không bồn chồn... Ấy vậy mà Mẹ tôi vẫn hằng
tâm sự bữa cơm vẫn còn ăn độn khoai, độn sắn đến tội nghiệp, những
bữa cơm như vậy chỉ xảy ra trong làng vào năm Nhâm Thìn, năm con
mới chào đời. Nhà tường vôi cây mít, biến đâu mất. Tàng tích cũ
hoàn toàn chìm vào mơ mộng. Mẹ kể: Chân bước đi trên con đường
mới, nhưng tâm hồn như bay về ôm ấp lấy cảnh cũ người xưa; ngay cái
bờ hồ do ông Nội cho xây gạch thẳng tắp, chạy dài theo lối đi, con
cháu ngồi trên bờ hồ bằng gạch, thả chân xuống nước, cũng là một
cái thú của tuổi thơ; những chiều hè oi ả, có nơi ngồi hóng mát,
ngồi trên bờ hồ, đưa hai chân xuống khua nước, đùa giỡn bên nhau, ấy
vậy mà bờ hồ thơ mộng xưa cũng biến đâu mất. Sau những năm dài
“giải phóng” đến!
Mẹ tôi tiếp tục kể, tất cả di tích cũ,
kể cả cái nền nhà, đều bị hủy diệt hết, đầu tiên là con người bị hỏi
thăm tận tình, nền tảng xã hội cũ đều bị đào tận gốc, trốc tận rễ.
Thượng tầng xã hội mới là các cô cậu chữ nghĩa “bẻ làm đôi” các ông
các bà chấy rận đầy người, ăn trên ngồi trước, hống hách, gấp bội
cụ Lý ngày xưa! Con cháu nhà ai tiến bộ, muốn tới được “thiên đàng
của xã hội chủ nghĩa”, là phải tố khổ ông bà, chửi cha mắng mẹ,
những đứa trẻ mất nết, khờ dại, được tuyên dương là cháu ngoan bác
Hồ. Hội họp kiểm thảo, chúng được ngồi trên, ra đường ông bà phải
chào con cháu... Họ xếp đặt xã hội mới bằng đảo lộn thứ bậc trong
gia tộc, cải tạo (tù không ngày về), phân chia đẳng cấp, cái đẳng
cấp “hung bạo”, ai khốn khổ bị xếp vào giai cấp “địa chủ, cường hào,
ác bá” trong xã hội mới, là cuộc đời trước sau gì cũng bị giết hoặc
tù tội không có ngày về. Sau đó đạo đức gia đình băng hoại, bởi đấu
tố, con cháu lên trên ông bà, cha mẹ. Ngồi trên do những cuộc (họp)
đổi đời, tất cả đều được chỉ đạo có quy củ, luân lý trở thành xa xỉ.
Nghe Mẹ kể tôi rùng mình nghĩ tới những đứa cháu của tôi! Tôi
không hiểu các cháu tôi được giáo dục như thế nào!
Họ tuyên truyền “giải phóng” để mai
một tàn tích phong kiến phải cạo rửa cho sạch sẽ, để đón nhận một
thiên đàng mới, một thiên đàng của bọn vô não, chỉ biết gian tham
của dân, vơ vét sao cho đầy túi, kể cả bán Ðất Nước, bán Tổ Quốc cho
Tàu! Ðây chính là chính sách đổi mới để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa
(XHCN) “Xạo Hết Chỗ Nói”. Thật quá xót xa, những kỷ niệm êm đềm, nó
có gì đâu! Mà phải chịu tàn phá, người chết oan nghiệt có gì đâu! Mà
phải che đậy, người chết anh hùng có gì đâu! Mà phải dấu kín. Ðạo
đức để nâng cao giá trị con người, nhưng cộng sản dùng đạo đức cách
mạng để bỏ tù, xóa nhòa quá khứ.
Ngay đến Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa
(NTQÐBH), [nhà] cầm quyền cộng sản và bọn tay sai cũng thù hận.
Họ liệt NTQÐBH là khu quân sự, cấm chụp hình, cấm thăm viếng. Họ
không muốn có bất cứ một dấu tích nào hiện diện trên trái đất này.
Ngoại trừ đó là dấu tích khiếp nhược của cộng sản, Ðại Ðồng. Ở quê
nhà hay nơi nào có sự hiện diện của con người, của con người biết
luân thường đạo lý, bất cứ một gương sáng nào cần lưu lại cho hậu
thế, dù chỉ là một kỷ niệm muốn ghi nhớ, đều là sản phẩm của tư sản,
mại bản. Cộng sản sẽ tìm mọi cách xóa bỏ tận gốc; trốc tận rễ ngay.
Lũy Tre Xanh, Cây Ða, Hàng Dừa là những biểu tượng mà cộng sản
Việt Nam, tiếp tục đào tận gốc, trốc tận rễ. Vì nó là biểu tượng
của tình thương yêu, bao bọc lẫn nhau, của những người cùng chung
sống trong lũy tre xanh đó.
Dấu tích mà công sản cần xóa bỏ là: Dấu
tích của nhân tâm, dấu tích của tình thương, dấu tích của hài hòa
dân tộc, nhất là những dấu tích đó nói lên sự khao khát tự do, hay
sự chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cái thiện, lánh xa cái ác. Cộng sản
cho đó chính là mầm mống phản bội, mưu toan lật đổ chính quyền.
Chính quyền gì mà dễ lật đổ quá vậy!
Chủ trương của cộng sản là triệt hạ mọi
dấu vết “Tư Bản” tại khắp nơi, Kỳ Ðài, bức tường Kỷ Niệm là sản
phẩm của Tư Sản, Mại Bản. Ðối với XHCN không có gì phải xây dựng Kỳ
Ðài, Ðài Tường Niệm của những anh hùng mà chúng cho là đối phương
tàn dư Mỹ Ngụy. Tượng Karl Marx, Vladimir Lenin mới được trân
trọng tôn thờ. Tất cả những di tích lịch sử không phải của bọn cộng
sản bán nước đều là phản động; phải chống phá xóa bỏ đến tận cùng.
Ai dám dựng lên Kỳ Ðài, để tưởng nhớ công lao người đã dám hy sinh
tính mạng, bảo vệ tự do dân chủ cho Ðất Nước, cho dù xây dựng tại
đâu cũng vậy, đều là phản động, cần phải tẩy chay, tiêu trừ, bôi
bẩn, dẹp tan.
Ngược dòng lịch sử nước ta, hơn 600 năm
trước, ngay sau khi chiến thắng quân Nguyên, quân thổ phỉ cướp nước.
Vua Trần Nhân Tông, một Minh Quân, được những người yêu nước chân
chính phò tá, khi Ngài nhận được tấu chương tố cáo bọn Việt gian hợp
tác với giặc Tàu; Ngài đã tự tay đốt hết bằng chứng tố cáo những
tên Việt gian, Ngài không truy tố tội lỗi của đám người này, mục
đích chính là Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc. Chính nhờ lòng nhân từ của
vị minh quân, mà thời nhà Trần, sau chiến thắng không có trả thù,
mọi người tha thứ tội lỗi cho nhau, cùng nhau kiến thiết quốc gia,
đất nước chúng ta mới có cảnh dân giàu nước mạnh, dân chúng có cơm
no áo ấm.
Nơi xứ
người trong cuộc nội chiến Nam-Bắc ở Hoa Kỳ, một trong những điều
kiện cốt lõi sau cuộc chiến là việc Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc. Tướng
Grant Tổng Tư Lệnh Bắc Quân đã viết cho tướng Lee Tổng Tư Lệnh Nam
Quân, một công văn đầy tình người, hay nói cho rõ hơn đầy Tình Tự
Dân Tộc, khởi đầu cho chính sách Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, Công Văn
này nói rõ ràng: Chỉ tịch thu khí giới của Nam Quân, Nam Quân được
quyền về làm ăn sinh sống bình thường, kể cả quyền được mang xe ngựa
và ngựa về làm nông trại, giúp ích cho phương tiện sinh sống thời
hậu chiến. Nhờ tinh thần đó Hoa Kỳ không mất một “Nhân Tài” hay nói
khác đi “Chất Xám” vẫn còn nguyên vẹn, không ai cần trốn tránh. Nên
đất nước người mới trở thành phồn thịnh, hoa thơm cỏ lạ mới phát
triển mạnh mẽ như hôm nay!
Ðệ Nhị Thế Chiến quân đội Ðức đã xâm chiếm
nước Pháp, Pháp đầu hàng vô điều kiện. Quân đội Ðồng Minh đã đổ bộ
vào Normandy để cứu nước Pháp, Quân đội Ðức (kẻ thù xâm lược) đã bỏ
lại hàng ngàn xác đồng đội. Cho dù là quân xâm lược, nhưng đã được
quân đội Ðồng Minh chôn cất tử tế, thân nhân từ Ðức sang thăm viếng
mồ mả người đã khuất, đều được tiếp đãi ân cần. Những quốc gia tân
tiến không có đầu óc “Thổ Phỉ” thù hận người đã chết, dù đó là kẻ
thù, vẫn được đối xử tử tế, không như Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
ngày nay. Nơi Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, những Anh Hùng Quân
Ðội, dù đã yên giấc ngàn thu, cũng bị trả thù: Chẳng hạn như phá hủy
tượng Thương Tiếc, phá hủy mộ phần, không cho thăm viếng, hay tu bổ
mộ phần. Năm 1975 không cho vợ con, thân nhân vào thăm mộ phần, mà
chúng kẻ bảng khu quân sự, cấm chụp hình cũng như cấm lai vãng (thăm
viếng) thử hỏi lòng bác ái và nhân từ của họ bỏ đâu? Ai dám Hòa Hợp
Hòa Giải với hạng người như vậy.
Chính vì căm hận trước đòn thù của họ, đã
khiến lương dân miền Nam phải: Ðánh đổi mạng sống của mình và gia
đình, để bỏ xứ ra đi tìm tự do, con số 500 ngàn người đã bỏ mạng
tại rừng sâu, núi thẳm, hay biển cả, là bằng cớ chứng tỏ sự dã man
của họ cùng chung nòi giống với chúng ta.
Bên đảo Bi Ðông, bia kỷ niệm đồng bào Việt
Nam bị tử nạn trên đường tìm tự do, cái bia vô tri, xa xôi ngàn
trùng với xứ sở thân yêu, không ảnh hưởng gì tới dân chúng Việt Nam
đang sống trong quốc nội. Chỉ là ghi nhớ những người tìm tự do, nay
thân xác đã yên nghỉ ngàn thu, chỉ còn một tấm bia, lạnh lẽo nơi đèo
heo hút gió, quê người. Với mục đích nhỏ nhoi là để con cháu đời sau
nhận diện nơi an nghỉ của cha ông. Bia kỷ niệm này không ảnh hưởng
tới chế độ tàn ác vô luân. Vậy mà cũng bị cộng sản Việt Nam theo
chân, xóa bỏ những di tích này bằng hành động mướn người đập phá;
rồi một mặt xin với chính quyền địa phương hủy bỏ bia tưởng niệm
Thuyền Nhân đã bỏ mình tại đây. Sẵn có quy chế bang giao trong tay
họ làm công hàm ngoại giao, họ đòi hỏi phải phá bỏ những bia kỷ
niệm này nhưng họ không được toại nguyện. Vì không một xứ sở nào,
một chính quyền nào lại có thể thù ghét những người đã yên giấc ngàn
thu, ngậm ngùi nơi đất khách quê người.
Nhà cầm quyền hại Dân, bán Nước đã sai
lầm khi cố tình đẩy đồng bào đi đến lựa chọn rời bỏ Tổ Quốc. Trên
đất nước chúng ta, nơi quê cha đất tổ của mình ít ai dám nói lên
điều hay lẽ phải, dù khi phải chứng kiến nhà cầm quyền đang xóa
bỏ đi một phần di tích của lịch sử. Chúng ta là những người có tinh
thần Quốc Gia, những người không chấp nhận cộng sản. Cuối thập niên
1940 chúng ta không tự lực được, nên buộc phải dựa vào Hiệp Ước
Elysée, ẩn mình trong vòng tay của người Pháp, kế tiếp Hiệp Định
Geneve, sau đó là người Hoa Kỳ. Vì chúng ta không còn lựa chọn nào
khác hơn mà phải e dè sống chùng mực trong xã hội chưa vừa ý!
Cũng chính vì thái độ e dè của người dân,
mà các nhà cầm quyền cộng sản muốn hoành hành thế nào cũng
được, từ năm 1930 cho đến năm 1975, rồi kết quả đưa cả dân tộc xuống
vũng bùn đen nhơ nhớp. Trước năm 1975 Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Ðông,
sau 1975, chỉ vài năm thôi, Sài Gòn không bằng Bãi Rác Viễn Ðông!!!!
Cho dù hàng trăm năm sau, nếu vẫn do cộng sản cai trị, Sài Gòn
cũng không trở lại vị trí Hòn Ngọc của Viễn Ðông được!
Ngày nay tại hải ngoại, tất cả những nơi
người Việt Tỵ Nạn đang sinh sống đa số chúng ta đều im lặng, nhìn về
quốc nội, với tư tưởng e dè, chán chường trước độc tài chuyên chế,
trước tham nhũng lũng đoạn, trước áp bức cưỡng đoạt, trước gian dối,
lừa bịp, trước gian ngoan xảo quyệt, trước khủng bố đàn áp! Cứ như
vậy thì thử hỏi làm sao đất nước chúng ta có công bằng, bác ái được!
Cho nên dù chỉ một lời chống đối với cầm quyền cộng sản cũng
không! Nếu ai đó dù là người trên, hay ngang hàng phải lứa muốn làm
việc phải, cũng đành e dè, không dám tham gia hay ủng hộ.
Ngày Chủ Nhật 25 tháng 10 năm 2015 là
ngày khánh thành Tượng Ðài Thương Tiếc Chiến Sĩ Việt-Mỹ Dallas-Fort
Worth, tưởng niệm đến các anh hùng Việt Mỹ đã hy sinh vì tự do và
chính nghĩa Quốc Gia. Xin quý Niên Trưởng, Chiến Hữu Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa nói riêng và Đồng Hương nói chung đang cư
ngụ tại tiểu bang Texas và khắp nơi... hãy hoan hỷ tham dự, để biểu
lộ lòng biết ơn, những người đã hy sinh vì tự do dân chủ cho Việt
Nam, mà bỏ mình trên khắp nẻo đường đất nước trong cuộc chiến
Quốc Cộng vừa qua. Cũng là khích lệ giới trẻ trong Ban Quản Trị,
những vị Niên Trưởng, Chiến Hữu trong Hội Ðồng Cố Vấn, đã được
chính quyền địa phương và các cơ quan Truyền Thông Báo Chí
tuyệt đối hỗ trợ suốt gần 4 năm qua. Và tỏ thái độ với bọn tay
sai và các nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam biết rằng: Chúng ta
sẽ cùng dắt tay nhau tiến bước, xây dựng một xã hội, một cộng đồng
đầy tình người.
Lòng quyết tâm và tình thương của
mọi người, mọi giới đã ưu ái dành cho người Lính Việt Nam
Cộng Hòa mà chúng ta đã chú tâm để bụng đa tạ nhưng chưa
có dịp để nói lên điều này, cũng như những Chiến Sĩ quá
cố lại càng muốn nói lên thật nhiều với Đồng Hương với
tình “Huynh Đệ Chi Binh”, nếu họ có cơ hội sống lại trên
trần gian này. Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, chúng ta đã tỏ
tấm lòng với người quá cố Chiến Sĩ Quốc Gia, như khá
đông... vì bận rộn với công việc miếng cơm manh áo, đã âm
thầm đứng bên cạnh và luôn thúc đẩy ủng hộ, giúp đỡ chúng
ta trong nghĩa vụ chung. Đặc biệt tuổi trẻ đã tiếp bước Cha, Ông
trong nhiều lãnh vực trong đó có công việc đền Ơn, đáp Nghĩa. Quả
thật đáng vui mừng, đáng được kính mến, công chúng đều
nhìn nhận tấm lòng chúng ta luôn cùng mục đích, cùng chí
hướng, trong lời cầu nguyện thành quả sớm việc xây dựng
Tượng Đài để ghi ơn Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng
Minh. Và cũng là món quà hành trang lưu niệm cho thế hệ sau
này nhớ và nghĩ về chúng ta vì sao phải sống đời tỵ nạn
xa xứ.
Nhắc
thêm chuyện cũ, mỗi khi nghĩ đến nỗi thống khổ bi hùng mà người
lính Việt Nam Cộng Hòa hằng gánh chịu, thúc đẩy chúng ta cởi
mở tấm lòng sống với sự thật, tự suy nghĩ, thật lòng ước
chi cứ mỗi một chúng ta chỉ cần nhịn đi một ly cafe, một tô
phở buổi sáng trong đời người để chia sẻ cùng hàng vạn
vạn linh hồn của thế hệ Cha, Ông (món nợ chưa hề được
trả!) thì quả thật tràn đầy ý nghĩa và niềm hãnh diện
chung đối với người dân bản xứ. Thế mà cũng quá khó khăn!
Những người có tâm huyết với Tượng Đài với vong linh người
Chiến Sĩ Quốc Gia lại thiếu ngôn ngữ để kêu gọi tình thương
đó! Vì vậy, sự đóng góp của mọi người, mọi giới trong
trách nhiệm chung đã làm cho chúng ta muôn vàn rơi lệ trong
chờ mong ngày ấy! Ngày Khánh Thành Tượng Đài.
Kính kêu gọi tấm chân tình, lòng
nhiệt tâm của mỗi chúng ta để trang trải phí tổn còn thiếu
hụt trong ngày khánh thành với kết quả mong muốn để hình
ảnh Tượng Đài và vong linh người Chiến Sĩ Quốc Gia & Đồng
Minh hiên ngang đứng trên công viên Veterans Park không còn thẹn
thùng và lo lắng mới đúng nghĩa Chiến Sĩ Tự Do. Chúng tôi
muốn dùng chữ “chúng ta” để bảo đảm rằng công việc xây cất
Tượng Đài là do thật nhiều bàn tay góp lại chứ không phải
riêng ai!
Người
ta thường nói: “Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là một mầu nhiệm.
Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta
gọi đó là tặng phẩm”.
Tặng phẩm Tượng Đài Thương Tiếc Chiến
Sĩ Việt Mỹ là sảm phẩm của Tự Do và Chân Lý.
MĐ Bùi Quang Thống
TĐ9ND/SĐND/QLVNCH
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by MĐ Trịnh Tường Vân chuyển
Đăng ngày Thứ Sáu, October 16, 2015
Ban kỹ thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang