Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Việt Nam
Chủ đề: Giáo dục
Tác giả: Nguyên Ngọc
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Cách đây mấy hôm, tôi có đến
thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm
trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp. Tôi hỏi
thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chị bảo giờ đang nghỉ hè, vào
năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói
tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên
thuyền’ thầy ạ.”
Tôi ngạc nhiên: “Lên
thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai
chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’
tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà. Em chuẩn bị cho
cháu lên cấp ba thì sang học ở Mỹ. Bây giờ cũng đang có một phong
trào ‘thuyền nhân’ chạy khỏi đất nước như hồi mấy mươi năm trước,
ngày càng đông đảo. Hồi những năm 70, 80 là thuyền nhân chính
trị, di tản chính trị. Bây giờ là thuyền nhân giáo dục, di tản
giáo dục. Chạy trốn nền giáo dục này.”
Hóa ra tôi quá lạc hậu. Một cuộc di tản
mới, sâu sắc chẳng kém gì cuộc di tản trước, mà nào tôi có biết.
Hay đúng hơn, tôi không biết nó đã đến mức một phong trào “thuyền
nhân” mới. Khẩn thiết chạy trốn khỏi cái nền giáo dục mà cha mẹ
họ lo sợ cho con cái họ. Chắc dẫu sao cũng là chỉ những gia đình
tương đối khá giả, và tôi nghĩ hẳn cũng chỉ ở thành phố, thậm chí
phải là thành phố lớn. Nhưng mấy hôm sau tôi lại gặp một chị bạn
khác, vốn quê Thái Bình. Tôi đem kể với chị chuyện “Lên thuyền”
tôi mới được nghe. Chị bảo: “Không chỉ ở thành phố đâu anh ơi, em
mới về quê lên đây nè. Ngay ở quê Thái Bình, nhiều gia đình chẳng
khá giả gì cũng lo chạy vạy hết nước, có khi bán cả nhà, cả
ruộng, để cho con ra học nước ngoài, ngay từ phổ thông. Những bậc
cha mẹ có ít nhiều hiểu biết đều rất lo sợ về nền giáo dục này
cho con cái của họ. Người cắn răng ở lại chỉ là người đã cùng
đường...”.
Vậy
đó, Bộ Giáo dục, Nhà nước có biết điều này không? Tôi muốn hỏi.
Chưa hề thấy Bộ Giáo dục, là cơ quan chịu trách nhiệm về toàn bộ
nền giáo dục và tình hình giáo dục nước nhà, nói gì về chuyện
“Lên Thuyền” này cả. Bộ có biết một cuộc di tản giáo dục mới, rỉ
rả, âm thầm, nhưng là đại di tản đang diễn ra, từng ngày, quyết
liệt, một cuộc phản kháng âm thầm mà dữ dội bằng chân đối với nền
giáo dục mà các vị đang áp buộc lên họ, con cái họ?
Cũng trên trang Văn Việt này cách đây
ít lâu, tôi có đọc được bài viết của anh Đỗ Ngọc Thống trả lời
những người muốn hỏi anh vì sao là người làm việc chính trong nền
giáo dục này mà anh cũng lại cho con ra học nước ngoài, có phải
anh cũng cho con di tản giáo dục không? Anh Thống bảo chẳng lẽ
người hỏi điều đó không biết rằng anh cũng phải lo sợ cho con anh
về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm và bao nhiêu thứ ô nhiễm
văn hóa xã hội nữa ở trong nước bây giờ mà anh hẳn không muốn con
anh phải chịu. Tôi đồng ý với anh Thống về các thứ ô nhiễm rành
rành anh đã chỉ ra và vì chúng, anh phải quyết cứu con anh ra
khỏi. Tuy nhiên tôi có ngạc nhiên thấy anh không hề nói gì về ô
nhiễm cũng sờ sờ ra đó của chính nền giáo dục mà anh đang tham
gia làm ra, nó nguy hiểm đến mức hầu như bất cứ bậc cha mẹ nào có
thể thì cũng đều không muốn cho con họ phải chịu, và quyết làm
mọi cách để cho con “lên thuyền” hôm nay.
Một cuộc di tản giáo dục lớn, sao không
ai báo động?
Nguyên Ngọc
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by MĐ Nguyễn Minh Hoàng chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, August 10, 2017
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang