Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Trang Văn Học
Chủ đề: Tiếng Việt
Tác giả:
Trần Văn Giang
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Trần Văn Giang (Danlambao) – ... Lịch sử đã chứng minh nhiều lần là cộng sản đi tới đâu thì gây giết chóc, băng hoại, phá hủy tàn hại đến đó: từ tâm linh, tình cảm, văn học, tình người, sinh mạng người vô tội... Tất cả những cái tốt, cái đẹp, cái lịch thiệp, cái hòa nhã văn minh dường như đã mất hết sạch. Cộng sản Việt Nam (CSVN) có tài thích “tự sướng” về mục “phá kỷ lục”; nhưng họ lại quên ghi lại cái thành tích đáng kể là chỉ trong một thời gian ngắn, kỷ lục 43 năm, tạm thời tính từ tháng 4 năm 1975, họ đã hủy hoại một nền văn hóa mà tổ tiên ta khổ công gầy dựng trên 4000 năm!...
Đời sống biến
chuyển (dynamic) và liên tục thay đổi theo tiến hóa của văn minh và
kỹ thuật. Ngôn ngữ cũng tự nó tìm cách thay đổi theo cho phù hợp.
Những chữ gắn liền với lối sống cũ không còn thích hợp sẽ ít được
dùng hoặc sẽ không được sử dụng nữa. Như vậy, đời sống (living) của
Ngôn ngữ cũng gần giống như đời sống của con người: sinh ra, lớn
lên, già đi và đến lúc sẽ chết. Chỉ khác là ngôn ngữ chết đi có thể
sống lại; trong người chết thì không sống lại được. Thí dụ: Người Do
thái đã hồi sinh tử ngữ (a dead language) Hebrew thành một sinh ngữ
(living language) đang được dân Do thái sử dụng.
Trong ngôn ngữ, sự thay đổi là cần thiết.
Trong từ điển Anh ngữ, một sinh ngữ rất phổ thông, có thêm chừng
750–800 chữ mới trong 1 năm (độ 2–3 chữ 1 ngày). Thay đổi để làm cho
chữ nghĩa linh động và phong phú hơn là chuyện phải làm. Nhưng thực
tế cho thấy trường hợp Việt ngữ (văn chương chữ nghĩa Việt cộng –
“vi–xi”) từ sau 1975, riêng ở miền Bắc thì phải nói rõ hơn là từ sau
ngày cộng sản cướp chính quyền – tháng 8 năm 1945 – đến nay, không
thay đổi theo cái chiều hướng tốt đẹp và cần thiết đó. Mỗi lúc sự
thay đổi càng thấy tệ hại hơn. Sau 1975, tiếng Việt bị bóp méo, sửa
chữa bừa bãi mất chuẩn đến mức độ cần phải báo động.
Những chữ nghĩa quái lạ, hạ cấp, dung tục,
mất dạy, du thủ du thực, lóng... thường chỉ được dùng ở chợ búa,
đường phố hay trên bàn nhậu đã thấy xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc
rồi lan tràn vào miền Nam; bây giờ lan tràn ra cả hải ngoại trên văn
viết của các báo chí (print press) và truyền thông (đài truyền hình,
phát thanh...) dòng chính (main streams). Người Việt nói sai, viết
sai, hiểu sai tiếng Việt một cách tùy tiện vô trách nhiệm. Có một số
“học giả thiệt” ở trong nước còn có “công sức” và can đảm đề nghị
đổi hoàn toàn cách viết chữ Quốc ngữ thành một thứ tiếng gần như xa
lạ ngay với người Việt. Thiệt tình!? (Xin xem thêm loại “Chữ Việt
Mới” phá hoại chữ Quốc ngữ của “Gs Ts” Bùi Hiền ở phần Phụ Đính kèm
bên dưới bài viết).
Tiếng Việt viết và tiếng Việt nói có hai
cấp bậc khác nhau: Bác học và Bình dân. Loại bác học dùng để viết
sách, để dạy học, làm văn hóa, nói chuyện một cách đứng đắn, nghiêm
chỉnh; loại bình dân để nói chuyện bình thường hàng ngày trong các
vấn đề xã giao, giữa bạn bè thân hữu, nơi chợ búa, đường phố không
cần thiết phải nghiêm trang, khó hiểu... Bây giờ, ở trong nước Việt
Nam, cái lằn ranh Bác học và Bình dân đó hình như không còn nữa (?)
Đối với những người nông dân chân lấm tay bùn, thợ tay chân ít học
thì không nói làm gì; ngay cả 600–700 tờ báo in, bao nhiêu diễn đàn,
đài phát thanh, đài truyền hình dòng chính... đều đồng loạt sử dụng
một thứ chữ nghĩa quái đản, kỳ cục, ngây ngô, buồn cười mà người ta
còn gọi là “Văn hóa Đồ Đểu.”
Lịch sử đã chứng minh nhiều lần là cộng
sản đi tới đâu thì gây giết chóc, băng hoại, phá hủy tàn hại đến đó:
từ tâm linh, tình cảm, văn học, tình người, sinh mạng người vô
tội... Tất cả những cái tốt, cái đẹp, cái lịch thiệp, cái hòa nhã
văn minh dường như đã mất hết sạch. Cộng sản Việt Nam (CSVN) có tài
thích “tự sướng” về mục “phá kỷ lục”; nhưng họ lại quên ghi lại cái
thành tích đáng kể là chỉ trong một thời gian ngắn, kỷ lục 43 năm,
tạm thời tính từ tháng 4 năm 1975, họ đã hủy hoại một nền văn hóa mà
tổ tiên ta khổ công gầy dựng trên 4000 năm!
Tôi muốn nhấn mạnh ở đây về sự phân biệt
nổi bật giữa “Tiếng Việt MỚI” và “Tiếng Việt TRUYỀN THỐNG”. Tôi cố
tránh dùng chữ “Tiếng Việt Chuẩn” bởi vì, cho đến ngày hôm nay, nước
Việt Nam chưa có một “Viện Hàn Lâm” về ngôn ngữ, và chưa có “Nhà
Ngôn Ngữ Học” nào có đủ thẩm quyền để đặt hay gọi tiếng Việt loại
nào? Vùng nào? là “Chuẩn”. Trước khi CSVN cướp chính quyền (vào
khoảng tháng 8 năm 1945) chữ Quốc ngữ với hình thức chính tả (như
được dùng trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam và hải ngoại) đã tạm ổn
định không có khó khăn gì đáng kể; ngoại trừ một ít vấn đề phương
ngữ, thổ ngữ cần được bàn và thỏa thuận thêm về sau. Sự thành hình
và tiếp tục thay đổi của chữ Quốc ngữ khởi sự từ năm 1632 (?) khi
hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa
đã sáng tạo ra cách dùng chữ La–tinh để ghi âm tiếng Việt, và sử
dụng ký tự La–tinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ La
Mã (Roman – như mẫu tự A, B, C, D...), đặc biệt là bảng chữ cái Bồ
Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu (Accent marks) từ bảng chữ cái Hy
Lạp mà sau này được gọi là Chữ Quốc ngữ. Kế tiếp là giáo sĩ
Alexandre de Rhodes (1591–1660) được coi là người có vai trò quan
trọng nhất trong tiến trình cải tiến và hệ thống hóa một cách rất
công phu chữ Quốc ngữ như chúng ta đọc và viết ngày hôm nay qua hai
quyển sách Từ điển “An Nam – Bồ Đào Nha – Latin” (còn gọi là Từ điển
Việt – Bồ – La) và “Phép giảng tám ngày” (một phần của Phúc âm Công
giáo) bằng Quốc ngữ được xuất bản năm 1651 ở Roma. Đến hôm nay đã
trải qua trên vài trăm năm chữ Quốc ngữ trở nên khá vững vàng, mạch
lạc và trong sáng.
Bây giờ cùng nhau nhìn lại một số chữ tiêu
biểu của loại “văn chương mới” này của “vi–xi”:
A. Đổi chữ
1. Đổi mẫu tự trong một chữ
a) Y thành I
Trong tiểu mục này phải đề cập ngay đến
vấn đề đổi “Y” (i dài) ra “I” (i ngắn).
Với thâm ý muốn phá hoại chữ Quốc ngữ
“truyền thống” mà VNCH đã sử dụng rộng rãi trước 1975, vào ngày 30
tháng 11 năm 1980, Bộ Giáo dục CSVN ban hành một “Quy định” gọi là
“Quy Định 1980” để làm cái gọi là “Nhất thể chữ I (ngắn)” có nghĩa
là thay tất cả các chữ viết có mẫu tự “Y” (dài) thành ra “I” (ngắn);
ngoại trừ khi chữ “Y” đứng một mình (như Y tế, Y hệt, Y nguyên...)
với mục đích (!) để “đơn giản cách viết(?!)” (chứ không phải để phá
hoại chữ Quốc ngữ nhỉ!)
Không cần phải nói thêm, “quy định” này có
sai lầm và thiếu sót nghiêm trọng vì rất nhiều chữ có chứa mẫu tự
“Y” nếu được thay thế bằng “I” nhìn và đọc rất ngớ ngẩn, khôi hài
không chịu được. Sau đó Bộ Giáo Dục CSVN đã ban hành thêm vài “quy
định” khác để sửa sai “Quy Định 1980” nhưng hầu hết các từ điển,
sách giáo khoa, báo chí kiểm soát bởi đảng csvn ngay sau đó đã dùng
đường lối “Nhất Thể i (Ngắn)” này một cách vô trật tự, bừa bãi hết
thuốc chữa (!): “Chống Mĩ cứu nước,” “Thế kỉ,” “Kỉ luật,” “Thẩm
mĩ...” và CSVN rất lúng túng khi gặp các chữ có “Y” truyền thống
khác như “Thủy tinh,” “Thanh Thúy,” “Mỹ Đình,” “Phú Mỹ Hưng”...
Nên biết, vấn đề Y–dài–và–I–ngắn chữ Việt
truyền thống đã khá rõ rệt từ lâu rồi: “Ngoại trừ vài ngoại lệ, các
chữ thuần Việt (Nôm) nhất là các chữ láy (như tỉ mỉ, li ti, kì kèo,
kì cọ...) sẽ dùng “i ngắn”; riêng các chữ Hán hay Hán–Việt thì phải
dùng “y dài” (như Hy vọng, Thế kỷ, Kỷ luật, Thẩm mỹ, Công ty...)
b) C và K
Trường hợp thay đổi kỳ lạ giữa C và K này
xảy ra vì “cha già” HCM (lúc đó boác còn lấy tên cha chung Nguyễn Ái
Quốc) đã từng viết 3 chữ “Đường cách mạng” thành ra là “Đường kách
mệnh (?)” trong những bài giảng của các lớp đào tạo cán bộ cộng sản
Việt Nam tại Quảng Châu, Tàu. Voilà! Các cháu ngoan của boác cứ thế
mà rập theo khuôn ngu dốt đần độn của boác cho có vẻ chung lòng
“kách mệnh” “kíu cuốc”: Chẳng hạn viết là Bắc Cạn là Bắc Kạn (nhưng
tại sao các bác lại không viết là “Bắk Kạn” cho nó thống nhất với
chữ Đắk Lắk?). Trong khi đó các chữ ùn tắk, lâm tặk, cát tặc... thì
lại giữ y nguyên mẫu tự “C” truyền thống ở mẫu tự cuối cùng? Thật là
chuyện lủng củng, vớ vẩn, nhức đầu đau bụng, không biết đâu là mà
lần?
2. Đổi thứ
tự của chữ kép
Dùng chữ cũ với nghĩa cũ nhưng lại đảo ngược chữ một cách không cần
thiết để hợp thời trang với “kách mệnh, giải phóng”:
chối từ (nhưng không thấy đổi chữ “le lói”
thành “lói le” lạ nhỉ?),
đảm bảo (nhưng vẫn
giữ “thư bảo đảm?” là sao vậy?),
giản đơn,
kiếm tìm,
lớp trưởng,
nhóm trưởng,
triển khai,
xa xót.
3. Thay
chữ cũ bằng chữ mới mà không cần biết có hợp lý hay hợp nghĩa không
a) Thay Chữ Nôm:
bú mồm (hôn môi),
đái tháo đường (tiểu đường),
đắng lòng (đau
lòng),
đứng lớp (dạy học),
đuối nước (chết đuối),
kênh (băng tần,
đài),
lái xe (tài xế): Cứ thử nói câu “Lái
xe gặp lái xe rồi cùng nhau lái xe đi!!!”,
lệch pha (“Out of phase?” – lệch, không còn ăn khớp),
lính gái (nữ quân nhân),
lính Thủy đánh Bộ
(Thủy Quân Lục Chiến/TQLC),
mặt bằng (diện
tích),
máy bay lên thẳng (trực thăng),
múa đôi (khiêu vũ),
nhà ỉa (cầu tiêu, nhà
xí),
nổi cộm (nổi bật),
phượt (du lịch? Xin chào thua chữ này!),
thủy thủ gái (nữ thủy thủ),
tổ lái (phi
hành đoàn),
tốp ca (hợp ca),
xưởng đẻ (nhà bảo sinh).
b) Thay Chữ Hán–Việt
bảo kê (bảo hiểm),
bồi dưỡng (hối lộ? ăn thêm?),
cá thể (một
con),
cảnh báo (báo động),
chất lượng (nhập nhòe lượng với phẩm, phẩm chất),
chuyên cơ (máy bay riêng – của Tổng thống),
cơ trưởng (phi công trưởng),
đại trà (nghe
giống chữ Hán–Việt; nhưng tiếng Hán không hề có chữ này, quy mô),
động thái (chuyển động – VNCH không có chữ này),
đột biến (chợt thay đổi),
đột tử (chết bất
tử),
dự báo (tiên đoán),
giáo án (bài soạn trước để dạy),
kinh điển
(hay, đẹp – VNCH không hề có chữ này),
liên
hệ (liên lạc), quan hệ (làm tình?),
ngoại
hình (hình dáng bên ngoài),
nội thất (bàn
ghế trong nhà),
nội y (đồ lót),
phi vụ (dịch vụ? nghe giống như một chuyến bay),
sự cố (nghe giống chữ Hán–Việt; nhưng
tiếng Hán không hề có chữ quái gở vô nghĩa này. Tiếng Hán có “cố sự”
là “chuyện cũ” mà thôi – trở ngại),
thể lực (sức lực),
thư giãn (nghỉ ngơi),
triều cường (là nước đi lên; chỉ là một
nửa của Thủy triều. Thủy triều là “nước lên và nước xuống”),
truy cập (vào?), thuyết phục (rõ ràng),
tư duy (suy nghĩ),
tử vong (chết),
tuyến đường (đường),
Viện Da liễu (hoàn
toàn không có nghĩa gì cả, hay là “Da cây Liễu?”).
B. Ghép chữ Hán và chữ Nôm
Nối nửa Hán nửa Nôm với nhau thành chữ kép
rất kinh hoàng, không giống con giáp nào:
cao tốc,
đa mầu
sắc,
múa đôi,
nữ
nhà báo,
siêu bèo,
siêu kinh điển (?)
siêu lạ,
siêu mỏng,
siêu nhanh,
siêu rẻ,
siêu sao,
tăng tốc.
C. Ghép
chữ Hán–Việt với chữ Hán–Việt
Một cách cẩu thả chưa từng thấy:
bảo lưu,
bảo
quản,
giao hợp,
kích cầu,
kích hoạt,
lễ tân,
siêu mẫu,
tích hợp.
D. Dùng
lại chữ cũ
Sử
dụng lại một số chữ “truyền thống” cũ đã không thấy sử dụng nữa
trước 1975:
cơ
ngơi (toàn bộ cơ sở, bất động sản),
xiển
dương (phát huy).
E. Dùng trực tiếp chữ ngoại quốc một cách
không cần thiết
băng rôn (bande de role),
bờ–lốc (blog),
casino (sòng bạc),
cờ–clip (clip),
gu (gout, sở thích),
gym (phòng tập thể
dục),
hot (hot girl, hot boy),
lô–cốt (pháo tháp?),
ống tuýp (tube),
ô–tô (xe hơi),
pa–nô (panneau),
phây (facebook),
sốc (“shocked”),
teen (tuổi vị thành niên),
xả stress (làm
bớt căng thẳng).
F. Dùng chữ ngoại ngữ phiên âm
Rất cẩu thả, tùy hứng, không có quy luật
gì cả, không thể nhận ra được là cái gì khi cần phải tra cứu thêm:
Ác–Hen–ti–na (Nước Á Căn Đình ở Nam Mỹ –
Argentina),
Bo (pourboire, Tips),
Ít–ra–en (Nước Do Thái – Israel),
Oa–sinh–tơn (Thủ đô Hoa Thịnh Đốn của Hoa Kỳ – Washington),
Ốt–tra–lia (Nước Úc / Australia),
Quá Đát
(outdated),
Top (dứng hàng đầu).
G. Dùng chữ lóng / chữ đường phố của giới
giang hồ
bèo
(rẻ),
cháy (hết),
chui (lén lút),
dao kéo (giải phẫu),
dỏm (giả),
gái (điếm),
ném đá (chỉ trích),
nhí (nhỏ bé, nhi đồng),
rò rỉ (tiết lộ),
săm soi (tìm hiểu),
ùn tắc (kẹt, nghẹt).
H. Dùng ngữ pháp sai lệch và rối loạn
1. Dùng danh từ thành tĩnh từ
“Bức tranh nhìn rất ấn tượng?!”
“Chị ta sống rất hoàn cảnh?!”
2. Danh từ thành động từ
“Hôm nay khả năng trời không mưa?!”
“Tôi không cho anh em lên chức thì anh em tâm tư?!”
3. Tĩnh từ thành động từ
“Anh cứ vô tư?!”
“Các đồng chí khẩn trương lên!”
4. Động từ thành danh từ
“Lãnh đạo đang sửa soạn cho đại hội
đảng?!”
5. Trạng
từ thành động từ
“Trời có khả năng mưa?!”
6. Giới từ thanh danh từ
“Trên bảo dưới không nghe!”
7. Dùng thừa (dư) chữ
cặp đôi,
hành
trình phá án,
rau xanh,
thể hình thể lực (sức vóc).
8. Dùng chữ mất đầu
Cảng Hải Phòng (Hải cảng Hải Phòng),
Hầm Thủ thiêm (Đường Hầm Thủ Thiêm),
Phí
(lệ phí),
Tuyển Việt Nam (Đội Tuyển Túc cầu
Việt Nam).
9.
Dùng chữ mất đuôi (dangling!)
căng (căng thẳng),
choáng (choáng váng),
làm móng
(móng tay?
móng chó? móng heo?),
nhập viện (vào nhà
thương),
sư (sư đoàn),
thoát Trung (Trung Hoa? miền Trung?),
trung
học chuyên (trung học chuyên ngành),
Xuất
viện (ra nhà thương – viện bảo tàng? hay viện dưỡng lão?).
Lời cuối:
Tiếng Việt “truyền thống” hình thành qua
hơn 300 năm (từ 1632 – Xin xem 2 bản Chữ Quốc ngữ của năm 1632 và
1700 chụp lại được kèm bên dưới bài viết này) đã khá ổn định, nhất
là sự phát triển không ngừng, vượt bực để gần hoàn chỉnh trong vòng
100 năm nay. Tiếng Việt “truyền thống” đã thấm sâu vào đời sống và
sự suy nghĩ của người dân Việt. CSVN hiện nay cố gắng áp dụng một
cách khắc nghiệt chính sách “cải lùi” (không phải “cải tiến”) Tiếng
Việt nằm trong âm mưu phá hoại mà tôi tạm gọi là “Tằm Ăn Dâu” (hay
“Nồi Nước Luộc Ếch” – dần mòn, âm thầm thôn tính toàn diện nước Việt
Nam!) trong 60 năm cs cầm quyền ở Việt Nam cũng là một chính sách
diệt chủng có hệ thống được hỗ trợ, giật giây, thao túng và áp lực
trực tiếp bởi Tàu cộng (TC). Hiển nhiên, ở thế kỷ 21, thế giới không
thể chấp nhận một sự xâm lăng Việt Nam của TC bằng bạo lực quân sự
như các thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử. Tàu cộng biết điều đó, cho
nên họ chỉ chủ trương xâm lăng nước Việt mà không cần phải bắn phát
súng nào – “Bất chiến tự nhiên thành.” Nhìn cho rõ, TC nhắm vào việc
tiêu diệt Tiếng Việt thì dân tộc Việt sẽ tự nhiên biến mất y như Học
giả Phạm Quỳnh đã từng nhận xét mà bản thân tôi thấy không còn gì
đích thực hơn: “Tiếng Việt Còn thì Nước Việt Còn.”
Chúng ta, 94 triệu người Việt, kể cả người
Việt trong nước và hải ngoại, không thể nhắm mắt vô tình hay cố ý cổ
xúy cho chính sách ngu si tự diệt chủng này của CSVN. Hãy thức tỉnh
trước sự phá hoại Tiếng Việt của CSVN dưới sự chỉ huy trực tiếp của
Tàu cộng. Ít ra, 4 triệu người Việt đang sống ở các nước tự do trên
thế giới có tất cả mọi cơ hội để không làm gì mà phải sợ cộng sản
(vì bất cứ lý do gì). Chúng ta phải làm ngay cái gì đó để CSVN sợ –
Tuyệt đối không dùng chữ nghĩa “mới” đần độn của “vi–xi” dưới mọi
hình thức chẳng hạn – trước khi dân số Việt Nam được nói tiếng Việt
chỉ còn độ 4 triệu người trên hành tinh này?!
Đây không phải là lời tiên tri mà là một
kêu gọi thật lòng!
Xin thành thật cám ơn sự lưu tâm của quý
vị. Vì tiền đồ của đất nước, xin rất mong mỗi người trong chúng ta
cố gắng đóng góp một chút ít cho tương lai và sự trong sáng của
Tiếng Việt để Tiếng Việt sống mãi thì Nước Việt sống mãi.
“Thượng đế hỡi có thấu cho Việt Nam này!”
Một Bản chữ Quốc ngữ năm 1632
Một Bản chữ Quốc ngữ năm 1700
Phần Phụ Đính
Xin quý vị lần lượt mở các “links” dưới
đây để thấy cách dùng chữ “mới” bừa bãi từ trong nước ra đến hải
ngoại.
1.
Bản tin
của trang điện báo VNexpress (trong nước) đăng ngày 12/9/2017
“35 năm sản xuất kềm móng cho doanh nghiệp
Việt.”
– Móng gì
vậy? Móng chó? hay Móng mèo? hay Móng ngựa?
2.
Bản tin của chương trình BBC Tiếng Việt
đăng ngày 18/7/2018
“Đội bóng Thái nhí ra viện dự họp báo.”
–Nhí? Mà ra Viện gì? Viện Bảo Tàng? hay
Viện Dưỡng Lão?
3.
Bản Tin của dài VOA Tiếng Việt đăng ngày 25/7/2018
“Vụ Vaccine dỏm TQ: 15 người bị bắt.”
– Dỏm? Giỡn hoài! Các bố ở đài cho con nhờ
tí. Đài VOA chứ đâu có phải chợ cầu Ông Lãnh!
4.
Chữ Việt Mới – và Gs TS Bùi Hiền
–Záo Zụk kái kon kẹk zì! Kó fải là qữ Tàu
qoại “Pingin” không hả “Xì thẩu” Puồi Hèng?!
08–08–2018
Trần Văn Giang
danlambaovn.blogspot.com
Mời đọc thêm
Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp và
trong sáng, như Giáo sư Đặng Thai Mai đã viết: “Tiếng Việt, một
biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc
sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Tuy nhiên, do sự
phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, giới trẻ ngày càng
“bóp méo” tiếng Việt đến phũ phàng.
Ngôn ngữ mới của người trẻ giảm thời
gian nhấn bàn phím, nhưng lại ảnh hưởng đến văn phạm tiếng Việt
và vô tình lãng quên những truyền thống tốt đẹp.
Chúng ta đang sống trong một xã hội
phát triển cả về công nghệ lẫn các hình thức kinh tế khác. Chưa
bao giờ cuộc sống lại có nhiều thay đổi như hiện nay, mọi nền
tảng dường như bị lay động trước sự chuyển mình của nền kinh tế,
xã hội.
Trước
nhịp sống nhanh của kinh tế thị trường, các bậc cha mẹ không còn
nhiều thời gian dành cho con cái, thế nên, họ quyết định bù đắp
sự thiếu hụt tình cảm bằng cách thỏa mãn cho trẻ nhu cầu vật chất
mà chúng đòi hỏi.
Những chiếc điện thoại thông minh được
trang bị cho trẻ với mục đích học tập lại được dùng để truy cập
mạng xã hội... hay đốt thời gian vào những trò chơi điện tử, đấy
là chưa kể nhiều người còn dùng nó như phương tiện để truy cập
các trang mạng với nội dung xấu.
Cùng với các phương tiện hiện đại,
người trẻ tự phát triển một loạt ngôn ngữ ‘tuổi teen’ dành riêng
cho mình. Kéo theo đó là hệ thống ngôn ngữ, từ chữ viết đến tiếng
nói đều được thay đổi sao cho phù hợp.
Với ngôn ngữ này, câu cú hay ngữ pháp
tiếng Việt với họ không còn quan trọng nữa. Có những bài văn được
viết lên, chúng ta không thể tưởng tượng nó là của học sinh cấp
hai hay một sinh viên đại học.
Một số bạn trẻ hôm nay không còn giữ
những chuẩn mực cả về ngôn từ lẫn lối sống. Họ không những làm
biến dạng ngôn ngữ mà còn làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống
và cách ứng xử.
Với họ, cái thời của sự chuẩn mực trong
giao tiếp ‘đi hỏi, về chào’, ‘gọi dạ, bảo vâng’... dường như đã
xa rồi. Người trẻ tự đặt ra cho mình những quy ước đạo đức mới,
không cần phải quá rườm rà như xưa, đơn giản ‘mọi thứ chỉ là
tương đối’.
Vì
thế, chỉ cần mọi thứ đều được phép thì họ sẽ làm mà không cần suy
nghĩ quá nhiều. Dần dà, lối sống vội, sống gấp đã khiến người ta
bỏ qua nét văn hóa, lịch thiệp cần thiết để thay cho sự suồng sã,
vô tâm.
Phải
chăng đó là cách thức mà người trẻ thể hiện khát vọng tự do hay
chỉ là ước muốn có một cuộc sống dễ dãi, ngại hy sinh và kiếm tìm
sự đơn giản?
Ngôn ngữ “MỚI” giúp các bạn giảm thời gian nhấn bàn phím nhưng
lại phá hủy văn phạm tiếng Việt, lối sống cởi mở giúp chúng ta dễ
giao tiếp nhưng lại lãng quên đi những truyền thống tốt đẹp.
Sự dễ dãi của ngôn từ và cách sống ấy
sẽ đưa con người đến với lối sống vô kỷ luật, phá bỏ những rào
cản của luật lệ, nội quy và chuẩn mực [tiêu chuẩn] đạo đức.
Dẫu ở thời nào thì việc ‘học ăn, học
nói, học gói, học mở’ vẫn là bài học vỡ lòng và đều cần thiết cho
mọi người. Dù ở môi trường nào thì nét đẹp nhân văn trong lời nói
và cách hành xử ấy vẫn cần được lưu giữ.
Tôi nghĩ, những quy tắc hành xử của đạo
đức truyền thống không lỗi thời mà chỉ là cách thức thể hiện của
nó bị lạc điệu, khiến người trẻ cho nó là không cần thiết nữa.
Có thể, những chuẩn mực đạo đức và luân
lý không còn được trân trọng nhưng các bạn trẻ nên nhớ, chính
những điều ấy lại giúp xã hội được phồn thịnh và lương tâm con
người được bình an hơn.
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
THIÊN SỨ MICAE – BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: thắng cảnh thiên nhiên Bắc Mỹ châu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by BĐQ Đỗ Như Quyên chuyển
Đăng ngày Thứ Sáu, August 10, 2018
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang