Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tản mạn đạo Công giáo
Chủ đề: Xã hội
Tác giả: Trần Xuân Thời

SỨ MỆNH XÃ HỘI


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Tín hữu Công giáo thường rất tích cực trong công tác xây dựng xã hội, nghĩa là tham gia vào hầu hết các công tác trong đời sống trần thế, ngoài công tác dâng Thánh Lễ hàng ngày hoặc hàng tuần nơi Thánh Đường. “Chúng ta có sứ mệnh xây dựng Vương Quốc Chúa bằng cách dấn thân vào các công tác trần thế và quy hướng các công tác này theo chương trình của Thiên Chúa – To seek the Kingdom of God by engaging in temporal affairs and ordering them to the plan of God” (Lumen Gentium, 31)

Sứ mệnh xã hội mặc nhiên đã được bao hàm trong giáo điều dạy mỗi tín hữu phải “Mến Chúa yêu người”. Mến Chúa, nói một cách giản dị là “Thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự và yêu tha nhân như mình ta vậy.” Yêu người là thực thi sứ mệnh xã hội, xây dựng trần thế về mọi phương diện liên quan đến đời sống con người. Từ những việc hàng ngày như lấy “lời lành mà khuyên người, mở miệng dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội.” cho đến các công tác quan trọng ảnh hưởng đến đời sống con người như về phương diện xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị nhằm xây dựng một thể chế công quyền nhân bản “vì dân, bởi dân và cho dân”, tôn trọng nhân vị, vì mỗi người sinh ra trên trần thế “đều mang hình ảnh của Chúa”.

Các chế độ phi nhân, độc tài đảng trị, coi rẻ sinh mạng con người, dù thuộc hữu phái hay tả phái, đều phải được loại bỏ. Vì các thể chế chính trị này cản trở con người tìm kiếm hạnh phúc trái với Thiên Luật. “Law of God or of nature forbids all political systems that are destructive of man’s real happiness”.

Về phương diện giáo dục, phát triển giáo dục và dân trí đóng góp vào nền văn minh nhân loại, về phương diện kinh tế, khích lệ và xây dựng nền kinh tế nhân bản, nâng cao đời sống con người, nhất là giới bị trị, nhân công, thợ thuyền lao động...

Việt ngữ có danh từ “Quốc Tự” có nghĩa nhà chung của quốc gia. Công có nghĩa công chính và còn có nghĩa là chung của mọi người và giáo là đạo. Công Giáo “Catholic” có nghĩa là đạo chung của nhân thế. Đã quan niệm là đạo chung thì trách nhiệm chẳng những lo phần linh hồn mà phải xây dựng trần thế: Một trần thế thịnh vượng, tự do, no ấm cho mọi công dân, cho mọi quốc gia. “Chúa đến để giúp cho đời sống của nhân thế được sung mãn”. Mọi người phải được sống hạnh phúc xứng đáng với nhân vị con người mang hình ảnh của Chúa.

Đó là triết lý hành động căn bản cho mọi tín hữu trong tình “Mến Chúa, Yêu Người”. Đường hướng đã rõ rệt thì còn gì phải e ngại khi phải dấn thân vào công tác xây dựng cộng đồng, xã hội. Chúng ta có nhiệm vụ xây dựng và cải tiến xã hội, đó là truyền thống chung của tín hữu Công Giáo.

Truyền thống hành hiệp, quan tâm đến sinh hoạt trần thế đã được thể hiện qua chính sách của Giáo hội trải qua hơn 2000 năm lịch sử sau Chúa Giáng Sinh. Chính sách của các Đức Giáo Hoàng về xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, đã là kim chỉ nam hướng dẫn hành động của mỗi giáo hữu khi phải chấp nhận thái độ thích ứng đối với các vấn đề trọng đại của cuộc sống, đối với xã hôi, cộng đồng, quốc gia dân tộc và nhân loại.

I. VỀ PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ:

Suốt 300 năm đầu của lịch sử Giáo hội, sau công nguyên, Giáo hội đã trải qua nhiều gian lao và thử thách. Triết lý căn bản của các vị Giáo Hoàng là xem gian lao là những nấc thang để xây dựng Giáo Hội. Các vị Giáo Hoàng tiên khởi không quản ngại khó khăn càng bị bách hại bao nhiêu, các Ngài càng phấn đấu cho sự sinh tồn và bành trướng của Giáo Hội, đem công bằng, bác ái, xây dựng trần thế, “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”.

Tinh thần nhập cuộc xây dựng trần thế của các vị Giáo Hoàng tiên khởi đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong nhân gian. Minh chứng cụ thể là Hoàng đế La Mã Constantine, người đã thiết lập vương triều của Đế Quốc La Mã tại Constantinople và ban hành lệnh “Chuá Nhật là ngày quốc lễ”, mọi công dân đều được nghỉ việc, tục này được áp dụng cho đến ngày nay. Hoàn Đế Constantine trị vì đế quốc La Mã từ năm 324 đến năm 337 đã trở lại đạo Công giáo. Bà mẹ của HĐ Constantine đã đi tìm cây Thánh Giá nguyên thủy mang hình hài của Chúa Ky-tô trên đồi Golgota để được bảo quản.

Năm 380, Hoàng Đế La Mã Theodorius tôn sùng Thiên Chúa giáo như quốc giáo. “In 380, Emperor Theodorius made Christianity the only and official religion of the Roman Empire – To be a Roman was to be a Christian”
(Catholic Church History, Bellito). Từ đó, Thiên Chúa Giáo đã ảnh hưởng lớn lao đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp của La Mã và nền văn minh Tây Phương sau này được mệnh danh là nền văn minh Thiên Chúa Giáo. Giáo hội đã tích cực đóng góp vào sự xây dựng một nền chính trị nhân bản bằng cách gây ảnh hưởng đến chính quyền cai trị của đế quốc La Mã.

Vào năm 494 sau Công nguyên, Đức Giáo Hoàng Gelasius I đã gởi thông điệp cho Hoàng đế La Mã Anastasius vạch rõ hai hệ thống quyền hành ngự trị đế quốc La Mã, đó là: Thần Quyền tức là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Thế Quyền tức là đế quốc La Mã. Thần Quyền như hồn và Thế Quyền như thể xác. Hồn điều khiển xác. Hồn và xác không thể tách rời nhau được. Như vậy Thần Quyền hướng đạo Thế Quyền về phương diện tinh thần và chính sách cai trị vì thế phải phù hợp với những giá trị tinh thần của Tòa Thánh.

Ảnh hưởng của Giáo quyền đối với đế quốc La Mã mỗi ngày một bành trướng đến nỗi Hoàng đế La Mã còn mang ý nghĩa “Thọ mệnh Trời trị vì thiên hạ” qua nghi thức tấn phong do Đức Giáo Hoàng chủ Ịễ.

Năm 800, Đức Giáo Hoàng Lê-ô thứ III đã tấn phong Charlemagnes lên ngôi Hoàng đế La Mã. Ngược lại, các vua, chúa, cũng đã bổ nhiệm các vị Giám Mục, tu sĩ, vào các chức vụ của triều đình. Quyền tấn phong song hành với quyền truất phế hoặc truất phép thông công và chế tài các vị vương tước phạm lỗi.

Năm 1077, Đức Giáo Hoàng Gregory VII đã phạt Hoàng đế Henry IV đứng ba ngày trong tuyết giá trước điện Canossa, trước khi cho triều kiến. Đức Giáo Hoàng Gioan XXII đã truất phép thông công nhiều viên chức cao cấp của triều đình vi phạm giáo luật. Viên chức bị truất phép thông công cũng mất luôn quyền công dân.

Chính trị trải dài qua lịch sử bao gồm cả vấn đề cải tiến nhân sinh, tránh những hiểm họa chiến tranh, độc tài đảng trị của các chế độ phi nhân như các chế độ vua chúa chuyên chế, các chính thể độc tài phát-xít của Đức quốc xã, độc tài chuyên chế của cộng sản.

Đứa Giáo Hoàng Pi-ô X đã nỗ lực chặn đứng Thế chiến thứ I và Giáo Hoàng Benedicto nỗ lực chấm dứt chiến tranh. Công nghiệp của các Ngài đã được ghi vào sử sách. Sử gia Edward Rice đã viết lại trong cuốn “The Church: A Pictorial History” “His repeated efforts at negotiations were spurned by the governments on either sides. Yet Benedicto continued to work for peace both openly and secretly”.

Năm 1922, Giáo Hoàng Pi-ô XI lên kế vị Giáo Hoàng Benedicto tiếp nối công trình tranh đấu cho hòa bình thế giới và tình trạng sinh sống của lao công thế giới. Ngài đã cảnh cáo chế độ Đức Quốc Xã qua bản văn “Mit Brennender Sarge” có nghĩa là những chiếc hòm đang bốc cháy nhằm cảnh giác tai họa thế chiến do nhóm quân phiệt Hitler, đang đe dọa phát động.

Năm 1937, Giáo Hoàng Pi-ô XII lên nhậm chức đã quyết liệt bài trừ các chính quyền độc tài chuyên chế cộng sản Nga Sô chà đạp nhân quyền, và sau đó, cộng sản Trung Hoa với chính sách tàn bạo giết hàng triệu dân Trung Hoa, đã bị Đức Giáo Hoàng cực lực phản đối. Công tác xây dựng xã hội trần thế nhân bản của Ngài đã làm thay đổi sâu rộng đời sống của nhân loại, chẳng những về phương diện chính trị mà cả xã hội và giáo dục “There were marked and profound changes in all areas, not only politically but socially and intellectually”.

Năm 1971, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã công bố bản văn về “Công bình trên thế giới – Justice in the world” nhấn mạnh về vấn đề bảo vệ công lý cho nhân thế vì thế giới đang bị bất công, đàn áp, làm tiêu hủy giá trị làm người. “We have been able to perceive the serious injustices which are building around the world of men a network of domination, oppression and abuses which stifle freedom and which keep the greater part of humanity from sharing in the building up and enjoyment of a more just and fraternal world”.

II. VỀ PHƯƠNG DIỆN PHÁP CHẾ:

Về phương diện luật pháp, từ thời Hoàng Đế Constantine, các bộ luật Tư pháp và Công pháp của La Mã đều biến cải và thiết lập theo giá trị luân lý của Thiên Chúa Giáo. Phúc Âm được rao giảng tự do trong toàn đế quốc. Các bộ luật này về sau dùng làm mẫu mực cho các quốc gia Tây phương mô phỏng để hình thành các bộ luật riêng cho mọi quốc gia trong tinh thần Thiên Chúa Giáo, kể cả luật pháp của Hoa Kỳ hiện nay, đều có sự hội nhập của thiên luật vào nhân luật. “The law of God is binding over all the globe, in all countries and at all times”. Tại Đông phương Đức Khổng Tử đã phản ảnh tinh thần này qua danh ngôn “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” “Thuận Thiên thì sống, chống Thiên thì chết.”

Abraham Lincoln, Tổng Thống Hoa Kỳ, đã xác nhận quốc gia Hoa Kỳ được tạo dựng trong ơn Thánh Sủng của Thiên Chúa trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettyburg, Pennsylvania năm 1863. “This Nation, under God, shall have a new birth of freedom and shall not perish on the earth”.

Tinh thần Thiên Chúa Giáo đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của công dân Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật dựa trên tinh thần và giá trị xã hội của Thiên Chúa Giáo. Trong sinh hoạt hàng ngày, đâu đâu cũng văng vẳng lời cầu nguyện thể hiện trong mọi sinh hoạt của quốc gia như:

– Lời cầu nguyện xin Chúa chúc phúc lành trong mọi điệp văn của Tổng Thống.

– Lời nguyện xin Chúa chúc phúc trước khi khai mạc các phiên họp của Lưỡng Viện Quốc Hội.

– Lời nguyện cầu trong lúc tuyên thệ tại Tòa án “So help me God”.

– Các phiên tòa khai mạc bằng câu “God save the United States and his Honorable Court”.

– Lễ Tạ ơn hàng năm được cử hành trọng thể.

– Trên các công thự và giấy bạc đều có khắc câu: “In God we trust”, câu này thể hiện biểu hiệu của Hoa Kỳ được dùng từ năm 1860 và được Quốc Hội Hoa Kỳ thứ 84 biểu quyết dùng làm châm ngôn của Hoa Kỳ. Tinh thần tôn giáo quả đã gây ảnh hưởng trầm trọng dẫn mọi khía cạnh sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ.

III. VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA GIÁO DỤC:

Từ thế kỷ thứ 4, ngôn ngữ mục vụ đã được biến cải từ ngôn ngữ Aramaic sang tiếng Latin. Từ đó, tiếng Latin được dùng trong nghi lễ cho đến năm 1963. Cộng đồng Vatican II đã quyết định chuyển phụng vụ lời Chuá từ ngôn ngữ Latin qua ngôn ngữ địa phương.

Phát triển giáo dục là mối lưu tâm lớn lao của Giáo Hội đối với các dân tộc. Giáo hội đã bành trướng giáo dục cấp đại học đầu tiên trên thế giới qua sự hình thành các tu viện và các cơ quan nghiên cứu kinh tế, xã hội, chính trị và khoa học đầu tiên của nền giáo dục Tây phương phát xuất từ các tu viện.

Các tu viện như Dominicans, Francisco đã đóng góp vào sự phát triển giáo dục từ thế kỷ thứ 8 với công trình diễn giảng về triết học, khoa học nhân văn. Đặc biệt, Giáo Hội đã đóng góp vào sự bành trướng ngành ngoại giao. Khoa chính trị học được phát triển với sự cộng tác của Machavelli. Machavelli viết cuốn sách “Sứ Quân”. The Prince, được xem như tác phẩm đầu tiên phân tích tư tưởng và kỹ thuật chính trị được hệ thống hóa cho các vua chúa nghiên cứu và đã góp phần lớn lao vào sự trưởng thành của khoa học chính trị thế giới.

Năm 1540, Giáo sĩ Loyola lập Dòng Tên – Society of Jesus – được Giáo Hoàng Paul III chấp thuận. Dòng Tên đã huấn luyện các giáo sĩ và thành lập các phái bộ truyền giáo gởi đi khắp năm châu, bốn bể để rao giảng phúc âm cho Mỹ Châu, Phi Châu, Á Châu, Úc Châu... Tạp chí liên lạc “Relationés” đã mô tả những phong tục tập quán mới lạ của các miền xa đất lạ. Giáo hội cô đọng gia tài văn hóa nhân loại để nghiên cứu, phổ biến trong các cơ sở giáo dục đại học giúp phát triển khoa học nhân văn và thay đổi chính sách của Giáo hội cho phù hợp với lối sống và hành đạo của mỗi địa phương.

Sự cải tổ chính sách và huấn luyện tăng lữ đã được Giáo hội lưu ý trước tình trạng biến chuyển của thời Phục Hưng – Renaissance – như một luồng gió mới thổi qua Âu Châu. Phong trào lãng mạn – Romanticism – cũng đã bành trướng qua các sinh hoạt văn hóa và dùng tôn giáo làm đề tài sáng tác.

Giáo hội nghiễm nhiên trở thành cơ quan bảo trợ cho các công trình phát triển nghệ thuật. Văn chương, thi phú, kịch nghệ, tranh vẽ, đều tìm nguồn cảm hứng qua các đề tài tôn giáo. Các công trình kiến trúc thể hiện nền văn minh Âu Châu đều thể hiện tinh thần Thiên Chúa Giáo, với các hình tượng Thiên thần trên các lâu đài nguy nga, tráng lệ.

Các phái bộ truyền giáo đến các lục địa xa lạ, học nói ngôn ngữ địa phương, hội nhập vào đời sống bản xứ và lập các trường học, cơ quan giáo dục, tu viện, đại học, để giảng huấn và truyền bá văn hóa và văn minh, thực thi sứ mệnh văn hóa, mở mang kiến thức cho nhân loại. Như LM Đắc Lộ
(Alexandre de Rhode) đến Ba Làng đã đóng góp công lao dùng mẫu tự Latinh a,b,c... để viết tiếng Việt như chữ Quốc ngữ chúng ta đang dùng ngày nay.

Dòng Jean Baptist De La Salle cũng đã đóng góp lớn lao vào công tác phát triển giáo dục cho toàn thế giới và một hệ thống giáo dục Lasalle toàn cầu. Tại Việt Nam công trình này thể hiện qua các trường như Taberd, Pellerin, Puginier tại Sài Gòn, Huế và Hà Nội và các thị xã đã đóng góp lớn lao vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam.

IV. VỀ PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ:

Đức Giáo Hoàng Gregory I, từ năm 590–604, đã là hình ảnh sáng ngời về khoa quản trị kinh tế, chẳng những phát triển tài chánh của Giáo Hội đến giai đoạn tự túc, mà còn ảnh hưởng đến nền quản trị tài chánh và giao thương thế giới.

Ngài đã lập một hệ thống cung cấp các sản phẩm ngũ cốc và lâm sản cho đế quốc La Mã, phát triển về kinh tế cho Giáo hội La Mã và cho nhân gian, xây thêm nhiều Thánh đường, tạo công ăn việc làm cho nhân công trong đế quốc. Ngày nay, trong khoa Quản trị học – Management Science – được diễn giảng tại các đại học, các học giả phải công nhận rằng Giáo hội Thiên Chúa Giáo là cơ quan có kỹ năng quản trị hữu hiệu nhất thế giới. “The Roman Catholic would have to be considered the most effective organization of all time”
(Organization – Behavior Structure and Processes by Gibson, Ivancevich and Dinelly) nhờ sự nghiên cứu của các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân uyên bác.

Giáo hội đã thực thi sứ mệnh kinh tế và xã hội suốt tiến trình phát triển của Giáo hội bằng cách luôn luôn lưu tâm đến đời sống kinh tế và nêu cao chủ thuyết bảo vệ và thăng tiến đời sống lao động thợ thuyền.

Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII đã công bố Thông điệp Tân Sự – Rerum Novarum – năm 1891, đề cập đến những sự việc mới, xảy ra sau bản Tuyên Ngôn cộng sản quốc tế năm 1948 đã làm xáo trộn đời sống của người dân tại Âu Châu. Giáo hội muốn đưa ra Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để xây dựng và trấn an thế giới, thể hiện mối ưu tư của Giáo hội, không phải chỉ lo phần cứu rỗi linh hồn mà quên phần xây dựng đời sống chính trị, xã hội trần thế.

Chúa sinh ra nhân loại và dành cho nhân loại của cải thế gian để sinh tồn, sự phân phối tài sản phải được quân bình và hữu ích cho mọi người và mọi người phải được sinh sống hạnh phúc. Giáo Hoàng Pi-ô XI đã tiếp nối sứ mệnh kinh tế, công bố thông điệp năm thứ 40 – Guadregesimo Anno – Kỷ niệm năm thứ 40 ngày công bố Thông điệp Tân Sự – nhắc lại mối bận tâm của Giáo Hội đối với đời sống xã hội, nhân loại phải được sống hạnh phúc, thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột bởi chánh quyền độc tài, đảng trị, dành hết đặc quyền, đặc lợi cho môt thiểu số “Áo xiêm buộc trói lấy nhau” và đàn áp, bốc lột đại đa số quần chúng.

Thêm vào đó, Thông điệp về con người lao động – Laborem Exercens – năm 1981, kêu gọi cải tiến tình trạng lao tác và nhất là dành cơ hội thăng tiến đồng đều cho nhân công. “To foster the rights of disable people to professional training and work, so that they can be given a productive activity suited to them”.

Như vậy, tất cả chính sách nhân bản về kinh tế xã hội đều nhằm vào luật Mến Chúa Yêu Người: Yêu người tức là “Nhân – Humanity”. Giúp người tức là “Nghĩa – Righteousness”. Kính trọng người tức là “Lễ – Propriety”. Hiểu biết để xử thế sáng suốt tức là “Trí – Wisdom” và thành thực, đáng tin cậy tức là “Tín – Faithfulness”. Năm đức tính của người Việt cao quý cũng là năm đức tính của người tín hữu sáng suốt.

Như đã nói, Thiên Chúa Giáo là đạo nhập thế, đem triết lý hành động xây dựng trần thế về mọi phương diện chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, cá nhân và gia đình.

Các chủ điểm này đã được Cộng đồng Vatican II, năm 1963, hội luận và chấp thuận làm tiêu chuẩn hướng dẫn thái độ và hành động của giáo dân: từ sự giản dị hóa vấn đề tế tự và dùng ngôn ngữ địa phương thay thế cho tiếng Latin nhằm mục đích đem văn hóa, tình tự của mỗi dân tộc vào việc tế tự, tạo sự thông công toàn vẹn vào viêc Tế Lễ và Phụng vụ Lời Chúa.

Hiến Chế Mục vụ đã viết “The rites should be clear, and free from useless repetitions. They should be within the people power of comprehension, and normally should not require much explanation”.
(Constitution of Sacred Liturgy) – đến sự hướng dẫn đời sống cá nhân. Công Đồng Vatican II ngăn chặn tự do, đồng tính luyến ái, phá thai, đa hôn và ly dị để bảo vệ hạnh phúc gia đình và tương lai đạo đức của nhân loại.

Tạm kết

Lược qua tiến trình phát triển của Giáo Hội để chúng ta có một ý niệm tổng quát về triết lý hành động của Giáo Hội đối với các vấn đề trần thế.

Người tín hữu sáng suốt phải thực thi sứ mệnh xã hội theo tôn chỉ của Giáo Hội. Chống độc tài đảng trị chà đạp nhân quyền của các chế độ chuyên chế. Chúng ta không nên quá do dự, e ngại khi phải dấn thân vào con đường tranh đấu chính trị để giải thoát con người khỏi cảnh sống lầm than cơ cực.

Bày tỏ thái độ chính trị là nhiệm vụ của mỗi giáo dân để xây dựng một thế giới hòa bình và công chính. Tranh đấu cho nhân quyền, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho đồng loại chống bóc lột của giới chủ nhân. Chúng ta không nên e ngại vì phải có những tác động tiêu cực như phản đối, đình công, để cải tiến đời sống lao động thợ thuyền, đồng thời cũng phải thực hiện các công tác tích cực khác để xây dựng xã hội.

Phát triển tình đồng loại, đoàn kết qua các chương trình văn hóa, xã hội giáo dục. Chúng ta không nên e ngại khi phải bỏ thì giờ cá nhân để sinh hoạt xã hội, văn hóa, để nâng cao uy tín của người dân Việt và nâng cao dân trí, điều kiện tiên quyết chuẩn bị cho mọi phát triển trong công trình cải tiến nền văn minh nhân loại. Đem điều hay lẽ phải để “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” là nhiệm vụ chung của chúng ta, vì thật ra “Biết mà không nói cũng bất nhân, nói mà không nói hết cũng bất nghĩa”.

Thế giới “động” và biến chuyến nhanh chóng, chúng ta không thể duy trì thế ngồi yên hay “tĩnh tọa”, “mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi đến”, mà phải tích cực giải quyết vấn đề, bằng lòi nói và hành động. Chúng ta cần phải hiệp nhất ý chí hành động theo chính sách chung của Giáo hội. Muốn biết chính sách chung của Giáo Hội, phải hy sinh thì giờ tìm tòi học hỏi. Nhờ đó chúng ta sẽ giảm bớt được dị biệt trong tiêu thức hành động, tiến đến sự hợp quần gây sức mạnh. “With God all things are possible”.

Khi đã có hải đăng soi đường thì người tín hữu giáo dân sẽ vững tiến “đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương tuyết” để góp phần kiến tạo một thế giới công bình hạnh phúc theo tôn chỉ “Mến Chúa, Yêu Người”.

Trần Xuân Thời

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

Danh sách những Bài viết của Tác giả Trần Xuân Thời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Ngàn Ánh Sao Đêm. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Trần Xuân Thời chuyển

 

Đăng ngày Thứ Hai, December 2, 2019
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang