Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Chính trị Hải ngoại
Chủ đề: 30-T4-Đ
Tác giả: Trần Văn Tích
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Ngày
thứ năm 19-04 vừa qua Quốc hội nước Cộng hòa Cuba bầu Miguel
Diaz-Canel 57 tuổi lên làm Chủ tịch nước. Triều đại Castro hầu
như chấm dứt và Canel là lãnh tụ Cuba sinh sau cách mạng xã hội
chủ nghĩa 1959. Lên tiếng trước các đại biểu, Canel nhấn mạnh
trong diễn văn nhậm chức là mình sẽ tiếp tục cách mạng Cuba vào
một thời điểm lịch sử quan trọng. Cuba không đem các nguyên tắc
căn bản ra thương thuyết, Cuba không phục tùng áp lực và hăm dọa.
Cách mạng Cuba tiếp tục hoàn thiện chủ nghĩa xã hội dựa vào sức
mạnh, thông minh và trí tuệ của nhân dân Cuba. Tổ quốc hay là
chết. Chủ nghĩa xã hội hay là chết. Chúng ta sẽ thắng!
Như vậy, Castro hay không Castro, Cuba
vẫn là Cuba. Đặng Tiểu Bình hay Tập Cận Bình, Tàu cộng vẫn là Tàu
cộng. Triệt để không có chuyện cộng sản thay đổi. Không làm gì có
chuyện nhập nhằng không còn cộng sản mà chỉ còn toàn trị, chẳng
thể nào có chuyện viễn vông không còn cộng sản mà chỉ có mafia,
đừng có suy nghĩ ngờ nghệch rằng không còn cộng sản mà chỉ là tư
bản đỏ.
Quốc
hiệu các nước cộng sản
Quốc hiệu các nước theo chế độ cộng sản
– nói đúng hơn quốc hiệu các nước đang tiến hành xây dựng chế độ
cộng sản khoa học – thường không có hai chữ cộng sản. Ví dụ: Tàu:
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Việt: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Cuba: Cộng hòa Cuba. Triều Tiên: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên. Nga cũ: Liên bang các Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Xô-viết. Đông Đức cũ: Cộng hòa Dân chủ Đức.
Ngoài ra toàn danh một số quốc gia tập
tễnh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa-cộng sản chủ nghĩa cũng
tránh né hai chữ “cộng sản” để thường tự khoác cho mình hai chữ
“Cộng hòa”: Cộng hòa Nhân dân Ăng-gô-la, Cộng hòa An-ba-ni,
Căm-pu-chia Dân chủ (Pol Pot và Khieu Samphan), Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a, Cộng hòa Bun-ga-ri, Cộng hòa Ba Lan, Cộng
hòa Tiệp khắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Gia-ma-hi-ri-a
[1]
A-rập Li-bi Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa, Cộng hòa Liên minh Nam Tư,
Cộng hòa Ni-ca-ra-goa, Cộng hòa Liên bang Ni-giê-ri-a, Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Xri Lan-ca, Cộng hòa Hung-ga-ri, v.v.
Tên gọi các đảng cộng sản
Các đảng cộng sản nhiều khi cũng tránh
né hai chữ “cộng sản” trong danh xưng chính thức. Tiền thân đảng
cộng sản Việt Nam là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là Thanh
niên Cách mạng Đồng chí Hội; có thời kỳ nó hóa thân thành Hội
Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác; lại có giai đoạn nó tự xưng là Đảng Lao
động Việt Nam. Ba Lan có Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan. Triều
Tiên có Đảng Lao động Triều Tiên. Lào có Đảng Cách mạng Nhân dân
Lào. Hung-ga-ri có Đảng Xã hội Chủ nghĩa Công nhân Hung-ga-ri.
Thụy sĩ có Đảng PdA, Đảng Công nhân. Đông Đức cũ có Đảng SED,
Sozialistische Einheitpartei Deutschlands, Đảng Xã hội Chủ nghĩa
Thống nhất Đức; sau ngày nước Đức thống nhất, SED đổi tên thành
PDS, Partei des Demokratischen Sozialismus, Đảng Xã hội Chủ nghĩa
Dân chủ; hiện nay đảng cộng sản Đức đang mang tên chính thức là
Die Linke, Đảng Tả. Năm 1895, Lê-nin tập họp các nhóm công nhân
mác-xít Pê-téc-bua thành Hội Liên hiệp Đấu tranh để Giải phóng
Giai cấp Công nhân, gọi tắt là Hội Liên hiệp Đấu tranh; năm 1900
Lê-nin sáng lập một đảng chính trị vô sản độc lập mang tên Đảng
Công nhân Xã hội Dân chủ Nga. Trên toàn cầu, Lê-nin sáng lập ra
Quốc tế thứ ba tức Quốc tế cộng sản năm 1919. Dưới chế độ chuyên
chính vô sản, đảng cộng sản Liên xô mang tên chính thức là Đảng
Cộng sản (bôn-sê-vích) Liên xô, thường gọi tắt là Đảng Cộng sản
(b) Liên xô. Tại Trung Hoa, vào những ngày đầu tiên xây dựng, tế
bào cộng sản nguyên thủy do Mao Trạch Đông đào tạo trong môi
trường học đường mang tên Tân dân học hội. Năm 1940, Mao Trạch
Đông khai sinh tác phẩm Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới. Năm 1949
Mao lại viết cuốn Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân. Ngay tại
Hoa Kỳ, đảng cộng sản theo khuynh hướng trốt-kít mang tên
Socialist Workers Party, Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa.
Chế độ “xã hội chủ nghĩa” không dùng
hai chữ “cộng sản”
Các chế độ theo cộng, thân cộng hay
khuynh cộng thường dựa vào hoàn cảnh, dựa vào thời thế, dựa vào
địa lý, dựa vào lịch sử, v.v. mà mang những tên gọi khác nhau:
chuyên chính vô sản, tân dân chủ, dân chủ nhân dân, Cộng hòa nhân
dân, Cộng hòa dân chủ, xã hội chủ nghĩa. Ngay bốn chữ “chủ nghĩa
xã hội” (socialism) cũng có khi được trang bị thêm những nhóm chữ
hoặc những tĩnh từ nhằm biểu thị thuộc tính chính trị. Những
người bôn-sê-vích đả kích nặng nề chủ nghĩa xã hội không tưởng,
socialisme utopique, là thứ chủ nghĩa xã hội qui tụ những thành
phần không thể thấy được các qui luật phát triển của chủ nghĩa tư
bản, không thể thấy được lực lượng xã hội mới, lực lượng có thể
sáng tạo ra xã hội xã hội chủ nghĩa. Ở Tiệp Khắc, năm 1968,
Dubcek tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội có chân dung nhân đạo,
socialisme à visage humain. Mông Cổ hiện đang theo chế độ xã hội
chủ nghĩa dân chủ, socialisme démocratique. Sau ngày nước Đức
thống nhất, đối trước tình hình lịch sử mới, đảng cộng sản có một
thời gian mang tên PDS, Partei des Demokratischen Sozialismus,
Đảng Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ. Phe đối lập chính trị Đức vẫn
thường nhạo báng là nếu hỏi các đảng viên thuộc đảng PDS rằng
diện mạo cái chế độ “xã hội chủ nghĩa dân chủ” đó ra làm sao, thì
e rằng các đồng chí cũng không biết mô tả nó như thế nào.
Có thể vì người cộng sản đang tiến hành
xây dựng chủ nghĩa xã hội qua đường lối chuyên chính vô sản, họ
đang trên con đường chuyển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao
của chủ nghĩa cộng sản mà chưa đi được đến đích nên họ tránh
không dùng hai chữ “cộng sản” trong tên gọi chính thức của chế độ
chính trị quốc gia.
Con đường phát triển của cách mạng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm 1923 Lê-nin tổng kết công tác đã
thực hiện trong những năm tiến hành cách mạng bôn-sê-vích và vạch
ra con đường phát triển trong tương lai của cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Một mặt Lê-nin vạch rõ rằng Liên bang Xô-viết hội đủ tất
cả những điều kiện cần thiết để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa
hoàn toàn; mặt khác Lê-nin lại dự thảo cương lĩnh được xem là
mang căn cứ khoa học cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến
lên chế độ cộng sản, gồm có công nghiệp hóa quốc gia, cải tạo
nông thôn theo chủ nghĩa xã hội và cách mạng văn hóa. Theo đường
hướng vừa kể do Lê-nin chỉ đạo, sau tháng tư 75 trong các trại tù
khổ sai và qua mười bài “học tập cải tạo”, cán bộ quản giáo Việt
cộng thường xuyên rêu rao chúng ta hiện sống ba dòng thác cách
mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và
cách mạng văn hóa tư tưởng trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật
là quan trọng nhất. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được triệu
tập tại Hà Nội năm 1960 chính thức hóa công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa tại Miền Bắc và đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân tại Miền Nam. Mặt khác, các Đại hội Đảng lần thứ
X (04-2006) dự kiến phấn đấu đến năm 2020 xây dựng đất nước thành
nước công nghiệp hóa; Đại hội Đảng lần thứ XI (01-2011) cổ xúy
phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản là nước công nghiệp
theo hướng hiện đại; Đại hội Đảng lần thứ XII (01-2016) cũng lại
thiết lập kế hoạch phấn đấu sớm đưa đất nước trở thành một nước
công nghiệp hiện đại. Qua ba Đại hội Đảng liên tiếp, để thực hiện
cách mạng khoa học kỹ thuật – là quan trọng nhất, theo lời quản
giáo nhồi nhét vào tai tù cải tạo – ViXi ì à ì ạch đi những bước
đi của cách mạng khoa học kỹ thuật; thoạt tiên năm 2006 qui định
năm 2020 xây dựng công nghiệp hóa đất nước, kế tiếp năm năm sau,
năm 2011, thì nhắc lại là phải phấn đấu để đến năm 2020 đưa đất
nước cơ bản theo hướng hiện đại và Đại hội gần nhất, Đại hội năm
2016, thì không còn dám nêu rõ niên đại 2020 nữa mà chỉ nói bâng
quơ là sớm đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại!
Thực tế năm nay, 2018, công nghiệp trong nước hầu như hoàn toàn
nằm trong tay bọn tư bản rẫy chết và lũ đế quốc bóc lột còn chính
bản thân cách mạng khoa học kỹ thuật của Việt cộng thì cái đinh
vít cũng không sản xuất nổi!
[2]
Dẫu thực tế có thế nào đi nữa, đảng
cộng sản Việt Nam mỗi lần họp Đại hội định kỳ năm năm một lần vẫn
luôn luôn kết luận là cách mạng Việt Nam đang trên đà thắng lợi,
công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang tiến triển mỹ mãn vì
Việt Nam theo đúng đường lối của Lê-nin.
[3]
Cộng sản vĩnh viễn là cộng sản
Ngay khi lên nắm chính quyền, Kim Chính
Ân đã tuyên bố là Triều Tiên sẽ không có bất kỳ thay đổi nào. Chủ
tịch mới của Cộng hòa Cuba cũng khẳng định cách mạng Cuba sẽ tiếp
tục y như cũ.
Trong khi cộng sản công khai nhắc đi nhắc lại là cộng sản mãi mãi
vẫn là cộng sản thì có người tuy chống cộng nhưng cứ luôn luôn
theo dõi chính tình và moi móc từ mọi góc cạnh thực tế để đi đến
kết luận là cộng sản không còn là cộng sản nữa mà đã trở thành...
Nhưng thực ra tuy mang nhiều tên gọi khác nhau, dẫu dùng nhiều
lối tự xưng dị biệt, từ bản chất cộng sản từ trước tới nay lúc
nào, bao giờ cũng là cộng sản.
Và vì cộng sản là những kẻ chuyên nghề
dùng ngôn từ ma quỷ nên chống cộng thì phải dùng ngôn từ chính
xác. Chống cộng thì phải nói thẳng, nói rõ, nói đúng là chống
cộng.
22-04-2018
Trần Văn Tích
Tác giả chú thích:
[1]
Năm 1977, Kadhafi thiết lập Tổ quốc quần chúng, l’État des
masses, Djamahiriya, từ đó quốc hiệu Li-bi mang thêm khái niệm
Gia-ma-hi-ri-a.
[2]
Bắc Hàn ghi vào Hiến pháp 2009 là chế độ của nó không liên quan
gì đến học thuyết Mác-Lê-nin nữa. Trái lại dòng họ Kim với Kim
Nhật Thành-Kim Chính Nhật-Kim Chính Ân đề cao triệt để Tư tưởng
Chủ thể (Juche) là lý thuyết căn bản của hệ thống chính trị Bắc
Hàn. Tư tưởng Chủ thể cho rằng con người là chủ thể của mọi sự và
quyết định mọi việc. Người dân Triều Tiên là chủ thể của cuộc
cách mạng Triều Tiên.
[3]
“Như vậy, có thể khẳng định, chính sự thấm nhuần và trung thành
với những tư tưởng bất hủ của V.I.Lê-nin, của chủ nghĩa
Mác-Lê-nin về cách mạng vô sản và con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản đã tạo nên một Liên bang Xô viết, một hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới hùng cường với sứ mệnh lịch sử
không gì có thể thay thế được đưa lịch sử nhân loại tiến những
bước dài tới thịnh vượng, giàu có, độc lập, tự do và hòa bình ở
thế kỷ XX. Và, chính sự xa rời những tư tưởng cách mạng bất hủ
của V.I.Lê-nin, của chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã dẫn đến sự tan rã của
Liên bang Xô viết, của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Không
chỉ có thế, nó còn đưa đến hậu quả nặng nề là phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa rơi
vào khủng hoảng, thoái trào. Đây là bài học xương máu mà những
người mác-xít, những Đảng cộng sản không thể không ghi nhớ một
cách sâu sắc.” (Lương Ninh, Học viện Chính trị Quốc gia HCM.-
V.I.Lê-nin và tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Cộng
sản. 08-09-2016).
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những bài viết của Tác giả đăng trong website này
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Mùa QH 30-T4-Đ/2018. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Tôn Thất Sơn chuyển
Đăng ngày Thứ Hai, April 30, 2018
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang