Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự Việt Nam
Chủ đề: Luật Đặc Khu
Tác giả: BS Trần Văn Tích
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Dư luận đang xôn xao vì tin tức cho biết Quốc hội Việt cộng sắp đưa ra thảo luận dự luật liên quan đến sự thiết lập ba đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc gọi tắt là Luật Đặc Khu cho thuê đất 99 năm dành cho những dự án đầu tư nước ngoài. Nhằm tìm hiểu thêm về vấn đề liên quan, tôi đã gửi thư riêng cho Ông Nguyễn Huệ Chi, hiện ở Hà Nội. Ông Nguyễn Huệ Chi là một nhà nho học có uy vọng ở Miền Bắc. Danh sách những công trình biên khảo nghiên cứu Ông đã thực hiện không thể kể hết được. Chỉ xin nêu làm ví dụ bộ Thơ văn Lý Trần Tập I và Tập II đồ sộ mà Ông Nguyễn Huệ Chi có tham gia vào Ban Biên Soạn. Thân phụ Ông là cố học giả Nguyễn Đổng Chi cũng là một nhà Hán học cự phách. Qua diễn đàn talawas tôi có dịp quen biết Ông Nguyễn Huệ Chi nên đã gửi điện thư trực tiếp đến Ông để xin thỉnh ý. Dưới đây là thư của tôi gửi đi và thư của Ông Nguyễn Huệ Chi hồi đáp. Được Ông Nguyễn Huệ Chi cho phép, tôi xin phổ biến hai bức thư trao đổi giữa chúng tôi để kính mời những ai còn quan tâm đến đất nước dân tộc cùng xem. Xin nói thêm là Ông Nguyễn Huệ Chi cho biết thư Ông hồi âm cho tôi chỉ đáp những điều tôi hỏi nhưng thực ra dự thảo luật còn nhiều chi tiết bất lợi, thậm chí tai hại khác, cần phải tu chỉnh hay hủy bỏ.
THƯ RIÊNG
Kính gửi Ông Nguyễn Huệ Chi, Hà Nội,
Việt Nam
Kính
thưa Ông,
Khá
lâu rồi trên talawas tôi rất hân hạnh được hầu chuyện Ông về phép
phiên thiết liên quan đến danh tính một số nhân vật lịch sử trong
Hý trường tùy bút của Đào Tấn.
Hôm nay xin đường đột quấy rầy Ông về
một vụ thuộc lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với Hán học và văn học. Đó
là vụ dự thảo luật về đặc khu kinh tế.
Tôi mạo muội thỉnh ý Ông vì thấy có quí
danh trong số 56 người mới ký tên phản đối dự thảo luật liên hệ.
Vì ở xa và không biết tường tận vấn đề
nên tôi trân trọng kính xin Ông vui lòng bỏ chút thì giờ giải đáp
cho tôi các thắc mắc sau đây:
1. Trong nước vẫn có sẵn những vùng do
người Tàu chiếm quyền cai quản hầu như trọn vẹn, nay sao lại phải
tạo thêm “đặc khu” mới?
2. Tại sao có thời hạn 99 năm (nhiều
quốc gia khác cũng thiết lập SEZ, Special Economic Zone, nhưng
không hề qui định thời hạn hay thời lượng);
3. Dự thảo luật do cá nhân hay tổ chức
nào bảo trợ, soạn thảo và đệ trình quốc hội?
4. Có cách nào tìm đọc được nguyên văn
dự thảo luật không ạ?
Xin Ông rộng lượng thứ lỗi vì tôi đã
lạm dụng chút tình sơ giao qua Hán học và văn học Việt Nam giữa
Ông và tôi nhưng vì không biết nhờ cậy ai khác nên tôi đành phải
làm phiền Ông. Rất mong được Ông vui lòng thông cảm và xin kính
cẩn chờ nghe cao luận.
Trân trọng kính chào Ông,
Trần Văn Tích, Bonn, CHLB Đức
THƯ TRẢ LỜI
Thưa
Bác sĩ,
Trước hết, tôi xin bày tỏ niềm vui khi bất ngờ
nhận được thư của BS, một người mà tôi rất mực kính trọng, từng
có hân hạnh đọc bài viết góp ý của BS về một số trường hợp phiên
âm chữ Hán trong bài khảo cứu về tác phẩm “Hý trường tùy bút” của
tôi soạn từ năm 1978 và đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn học
nhiều năm trước đây. Sự tri ngộ ấy tôi chưa hề quên.
Nay
tôi xin trả lời một cách sơ lược bốn câu hỏi của BS trong thư gửi
cho tôi, theo những gì mà cá nhân tôi biết được.
1. BS có hỏi:
“Trong nước vẫn có sẵn những vùng do người Tàu chiếm quyền cai
quản hầu như trọn vẹn, nay sao lại phải tạo thêm ‘đặc khu’ mới?”
Tôi nghĩ, trên nguyên lý chung thì đất nước này không có tô
giới của Tàu vì chưa có một điều luật nào về tô giới hay nhượng
địa từ trước tới nay cả. Nhưng xét thực tế, nhân danh quyền hạn
của Thủ tướng, dưới thời ông Thủ tướng NTD đã có bán vùng đất
Vũng Áng ở Hà Tĩnh 70 năm cho Đài Loan để lập nên khu luyện thép
Formosa mà đứng phía sau có lẽ là Tàu Cộng – và hậu quả là đã gây
nên vụ xả thải ghê gớm vào năm 2015 làm ô nhiễm nặng nề một dải
dài đến hơn 200km vùng biển miền Trung. Cũng trong thời kỳ ông
NTD làm Thủ tướng, không hiểu ông ta có chính thức ký hay là
người tiền nhiệm ký, nhưng hai vị tướng là Đồng sĩ Nguyên và
Nguyễn Trọng Vĩnh vào năm 2010 đã phát hiện ra có đến 300,000
hectares đất rừng phòng hộ của nước mình bị bán cho Công ty Innov
Green (IG) – thuộc sở hữu của TQ, Hongkong, và Đài Loan – trong
50 năm, với mục đích bề ngoài là để họ “trồng rừng” mà kỳ thực họ
toan tính chiếm yết hầu giao thông xuyên núi xuyên rừng thuộc các
vùng biên giới 6 tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Đó là hai
vụ bán đất đáng kể nhất từ trước đến nay, có hậu quả rõ ràng,
ngoài ra chắc cũng còn những vụ khác nữa nhưng tôi không theo dõi
nên chưa biết được. Còn việc mua nhà cửa này khác thì chỉ là mua
chỗ cư trú thôi, không ảnh hưởng gì mấy đến an ninh, và cũng là
mượn người Việt đứng tên chứ người Tàu không phải là chính chủ.
Ngay cả việc mời người Tàu vào khai thác bauxite ở Tân Rai và
Nhân Cơ mà chúng tôi từng phải lập ra trang mạng Bauxite Việt Nam
để lên tiếng phản biện từ 2009 thì quyền sở hữu đất đai thực tế
có lẽ cũng chưa trao cho Tàu. Phải đến nay việc cho ra đề án lập
3 đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong có thể bán đất trong 99
năm mới là vụ thứ ba, và vụ này đang là câu chuyện thời sự tai
tiếng nhất, chỉ trong hơn 3 ngày đã có gần hơn 1800 người ký vào
Lời kêu gọi chống việc ra luật đặc khu đó, xin mời BS vào xem ở
trang Bauxite Việt Nam:
http://www.boxitvn.net/bai/54591
2. BS có hỏi:
“Tại sao có thời hạn 99 năm (nhiều quốc gia khác cũng thiết lập
SEZ, Special Economic Zone, nhưng không hề qui định thời hạn hay
thời lượng)?”
Tôi nghĩ, con số 99 năm thì vốn đã có trong
các hiệp ước về “tô giới”, “nhượng địa” giữa TQ và các nước Âu Mỹ
hồi cuối thế kỷ XIX, và ngay cả trong một số hiệp ước mà ông Tập
Cận Bình cho ký với các nước khác ở Á Phi trong thời gian gần
đây. Có lẽ người ta muốn tăng tính hấp dẫn cho người đến đầu tư
khi lập ra các đặc khu của Việt Nam nên đẩy thời gian bán đất lên
con số đã có tiền lệ ấy chăng. Nhưng họ không hề tính đến sự tham
lam của anh Tàu, một nước lớn lại giáp biên giới với nước ta, xét
đường chim bay là hết sức gần với các đặc khu đang dự tính thành
lập – và cũng là nước vốn có rất nhiều mưu kế nhằm thôn tính nước
ta từ xưa cũng như nay – nên mới nông nỗi đưa ra một thời lượng
dài đến như vậy, nó là sự sơ hở nghiêm trọng khiến dân chúng vốn
cảnh giác với Tàu nghĩ đến nguy cơ người nước họ có thể di dân và
biến nhượng địa thành một nơi cư trú vĩnh viễn thì nước mình sẽ
mất trắng.
3.
BS hỏi: “Dự thảo luật
do cá nhân hay tổ chức nào bảo trợ, soạn thảo và đệ trình Quốc
hội?”
Thú thật tôi không rõ nguyên ủy sâu xa của việc đưa
ra đề án này là từ đâu, nhưng công khai thì nhân danh nhà nước mà
đưa ra, nghe nói có sự gật đầu của BCT Đảng CS. Mà chính nhà nước
cũng đã dậm dạp chuẩn bị soạn thảo luật này từ cách đây 20 năm
rồi. Nhưng tôi chắc mỗi thời một khác, cho đến khi thành hình
được bản dự án để trình ra QH vào dịp này thì có thể đã có sự
nhúng tay rất sâu của những tập đoàn tư bản cấu kết với các nhóm
lợi ích đứng sau lưng nhà nước đóng vai trò quan trọng. Vì hiện
tại đã thấy có 4 tập đoàn đang thực sự hoành hành ở 3 vùng đất dự
kiến sẽ trở thành đặc khu – đó là “VinGroup của Phạm Nhật Vượng
đã chiếm gần hết đảo Phú quốc; Vân Đồn thì nằm trong tay Sun
Group của Lê Viết Lam và IPP của Jonathan Hạnh Nguyễn; còn Bắc
Vân Phong thì Jonathan Hạnh Nguyễn đang trình dự án đầu tư từ A
đến Z với dự kiến vốn ban đầu là 50 tỷ đô-la” (Bùi Quang Vơm).
Nhưng để có đủ tài lực, mấy tập đoàn tư bản quốc nội kia rất có
thể đã được bày mưu định kế và cả xuất vốn bởi người Tàu – đó là
tôi đoán phỏng như vậy. Và cũng không ai dám chắc rằng sau khi
giành được quyền sở hữu những vùng đất béo bở đó, những tập đoàn
nói trên lại không làm cái việc... nhượng lại hết cho Tàu. Vì
người VN vốn quen ăn xổi, trừ Bạch Thái Bưởi ra, tôi chưa thấy
người nào kiên chí làm giàu để ích nước lợi dân trong số các ông
chủ phất lên từ vài chục năm nay.
4. BS hỏi:
“Có cách nào tìm đọc được nguyên văn dự thảo luật không ạ?”
Thưa BS, bản dự thảo vốn đăng công khai trên trang Thư viện
pháp luật của nhà nước, BS có thể vào đây mà tìm đọc:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx.
Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt 2017:
https://thuvienphapluat.vn
Luật đơn vị hành chính
kinh tế đặc biệt 2017, luật không số 2017, quốc hội, đơn vị hành
chính Việt Nam, thành lập đơn vị hành chính, phân loại đơn vị
hành chính, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, không số, bộ máy
hành chính.
Để BS rõ hơn việc “bán đất trồng rừng” nhiều
năm về trước, trong attachment gửi kèm, tôi xin cung cấp bài viết
của một phóng viên nằm trong số 22 người của tờ Vietnamnet những
năm 2010 được tòa báo giao đi điều tra ở những vùng rừng núi biên
giới 6 tỉnh miền Bắc và Trung VN sau khi 2 vị tướng phát giác ra
vụ việc đó –bài này đăng trên FB, tôi lấy về lưu lại làm tài liệu
nghiên cứu.
Vài hàng, kính chúc Bác sĩ mạnh giỏi, có nhiều
công trình nghiên cứu mới.
Kính thư
NHC
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những bài viết của Tác giả đăng trong website này
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Tôn Thất Sơn chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, June 10, 2018
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang