Bắc đẩu tinh

 

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Hồi ký Chiến trường
Chủ đề: Hải Quân VNCH
Tác giả: Nguyễn Tấn Đơn

Hành Quân Lưu Động Biển:
Lực Lượng Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213


 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

Lời Mở Đầu: Sau ngày Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Đoàn tầu di tản của Hải Quân Việt Nam được Hoa Kỳ tiếp nhận, các nước tự do trên thế giới cũng mở rộng vòng tay cho đồng bào ruột thịt chúng ta định cư tị nạn. Tất cả chúng ta là nạn nhân của cộng sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam VN hiền hoà, tự do và hạnh phúc. Giờ đây trên khắp thế giới đâu đâu cũng có bóng dáng người Việt Nam. Chắc chắn con cháu chúng ta thuộc những thế hệ sau không khỏi không thắc mắc, tại sao dân ta lại có mặt ở đây. Công việc của cha ông đời trước bảo vệ đất nước ra sao, kế hoạch phòng thủ và tinh thần chiến đấu như thế nào. Ai là bạn, ai là thù, nước nào giúp chúng ta, v.v. Là người quân nhân gia nhập quân đội, dù trực tiếp hoặc gián tiếp chúng ta nên góp phần làm chứng nhân lịch sử, để cho thế hệ sau có dữ liệu phán xét việc làm của các bậc tiền bối. Trong tinh thần đó, tôi xin góp phần làm viên gạch nhỏ bé của mình vào tòa nhà “Hải Sử HQVN”. Một Quân Chủng có quá trình trên 20 năm bảo vệ tổ quốc. Đề tài đó là cuộc hành quân tuần tiễu duyên phòng bảo vệ lãnh hải, được tổ chức hỗn hợp Việt–Mỹ có tên “MARKET TIME OPERATION.” Tiền thân của Hành Quân Lưu Động Biển: Lực Lượng Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213 sau này. Sự việc xảy ra cách nay đã trên 35 năm. Tôi chỉ trình bày phần cơ bản, khi tình thế, hoàn cảnh cũng như nhu cầu, tổ chức và các Lực Lượng thêm hay bớt là việc thường xảy ra khi hữu sự.

Nguyễn Tấn Đơn

 

I – Tổ chức và hoạt động của CTF–115

Ngày 08 tháng 03 năm 1965 Tổng thống Mỹ JOHNSON đã cho quân lực Hoa Kỳ đổ bộ vào duyên hải Đà Nẵng, song song việc trên thì các thành phần liên kết với bộ binh là không quân và hải quân cũng đã đồng loạt tăng cường.

Riêng về hải quân thì đầu năm 1965, TASK FORCES 115 được thành lập. Bộ Tư Lệnh của CTF–115 (Coastal Task Force) đóng tại Cam Ranh. Cuộc hành quân tuần tiễu trên biển của hải quân Mỹ và hải quân VN được phối hợp chung và đặt tên là: MARKET TIME OPERATION. Từ đó hải quân VN đảm trách tuần tiễu cận duyên (Inner Barrier). Hải quân Mỹ đảm trách tuần tiễu viễn duyên (Outer Barrier).

Đứng trước những hoạt động phối hợp qui mô, cấp bách và bất ngờ đó. Bộ Tư Lệnh Hải quân VN đã chỉ định một số đông các sĩ quan hải quân: khóa 11, 12, và 13 đảm trách công việc sĩ quan liên lạc (Liaison Officer) trên các chiến hạm Mỹ, các khóa kế tiếp như khoá 14 trở đi, sau thời kỳ thực tập mãn khoá trên Đệ 7 Hạm Đội xong cũng lần lượt được chỉ định thay thế các khoá đàn anh. Khi đó HQ Đại úy Nguyễn Văn May trưởng phòng 3 BTL/HQ coi như là cha đẻ của thành phần sĩ quan liên lạc này. Chiến hạm Mỹ tham gia vào các chiến trường miền nam là thuộc vào Lực Lượng của đệ 7 Hạm Đội tăng phái cho CTF–115. Đệ 7 Hạm Đội lúc đó có cả thảy 125 chiến hạm đủ loại, gồm 4 Hàng Không Mẫu Hạm và thường trực có mặt 2 chiếc còn 2 chiếc luân phiên nghỉ bến và tu bổ, trong số đó có chiếc CVAN 65 USS Enterprise là nguyên tử. Một Pháo Hạm cỡ lớn là USS NEW JERSEY có nòng súng cỡ 16 Inch, rất nhiều Đ, ĐG, DER, DLG, FRIGATE, MSO, MSC, PB, tàu ngầm, tàu dân sự, tàu dầu, tàu tiếp tế, v.v. Trong số đó có một chiến hạm đặc biệt duy nhất của Mỹ thuộc loại Degausing ship, đây là một chiến hạm có hình dạng như loại PC (Patrol Craft) loại PC thì trước đây HQVN đã được hải quân Pháp chuyển giao từ năm 1952 như HQ02, HQ03, HQ04, HQ05, HQ06.

Đến năm 1965 vì các chiến hạm trên quá cũ nên phế thải, chiến hạm Degausing ship này hoàn toàn không có vũ khí, chỉ có súng cá nhân mà thôi. Lúc đó tôi và anh Lê Kim Lợi khóa 11 SQHQ/NT cùng đi trên chiếc này. Sau vài hôm thì tôi được chuyển qua Đ666 USS BLACK. Chiến hạm đầu tiên mà tôi nhận nhiệm vụ làm SQLL là Đ446 USS RADFORD. Chiến hạm đến Vũng Tàu nhận tôi nhập hạm, Hạm Trưởng là 1 vị Đại tá, ông ta rất thích câu cá giải trí, 3 lần thả xuồng nhỏ chở tôi cùng đi câu cá ngoài khơi Phan Thiết phiá nam đảo Cù Lao Thụ. Sau 6 tuần lễ, chiến hạm mãn công tác, không vào bến mà chuyển giao tôi ngay giữa biển khơi cho 1 tầu khác bằng cách cho đi Highline. Lần đầu tiên đi Highline cũng thấy thích thú.

Nói đến Highline thì trên Đệ 7 Hạm Đội, ngoại trừ biển quá động mạnh mới sử dụng đến trực thăng. Thường thì mọi trao đổi qua lại đều dùng Highline rất thông lệ. Đêm nào trên tầu cũng có chiếu phim cho sĩ quan và đoàn viên giải trí. Thông thường trên một chiến hạm Mỹ là có một SQHQVN làm liên lạc. Nhiệm vụ của SQLL là khám xét các ghe khả nghi, liên lạc và thông dịch. Thời gian của mỗi chuyến công tác là từ 6 đến 8 tuần lễ thì có hẹn để thay thế. Khi được thay thế để nghỉ tại bờ, thì các SQLL đảm trách trực phiên tại các Trung Tâm Kiểm Soát duyên hải vùng (gọi là CSC: Coastal Surveillence Center). Tôi đảm trách công việc SQLL hơn 1 năm thì đến giữa năm 1966 tôi nhận nhiệm vụ khác. Song song với việc chiến hạm tuần tiễu trên biển, CTF–115 còn sử dụng luôn cả phi cơ không tuần loại P2V xuất phát từ căn cứ không quân UTAPAO của Thái Lan để thám sát cách xa bờ vài trăm hải lý. Bản thân tôi trong khi làm SQLL cũng có tham gia một chuyến không tuần trên phi cơ C47 của Không Lực VNCH, quan sát ven duyên hải từ Vũng Tàu ra Phú Quốc rồi vòng trở lại đường cũ và đáp xuống Tân Sơn Nhứt.

Đầu năm 1969, sau khi Tổng thống Mỹ RICHARD NIXON đắc cử, thì cuộc hành quân phối hợp bắt đầu chuyển hướng. Chính sách mới của Tổng thống Mỹ thực thi đúng lời hứa khi ra tranh cử là rút quân đội ra khỏi VN. Giao lại cuộc chiến cho người VN đảm trách. Lúc đó toàn thể QLVNCH rất cần người để chuẩn bị trám vào chỗ mà quân lực Mỹ sẽ rút đi.

Tư Lệnh HQVNCH lúc này là Đề Đốc Trần Văn Chơn đã khẩn cấp ra chỉ thị thành lập các Lực Lượng mới:

* Lực Lượng Thủy–Bộ. Tức là: Lực Lượng Đặc Nhịêm 211.
* Lực Lượng Tuần Thám: Lực Lượng Đặc Nhiệm 212.
* Lực Lượng Duyên phòng: Lực Lượng Đặc Nhiệm 213.
* Lực Lượng Trung Ương: Lực Lượng Đặc Nhiệm 214.

Cuối năm 1969, sau khi rời chiến hạm HQ613, tôi được chuyển về LLĐN–213 tại Cam Ranh. LLĐN–213 là một đơn vị tân lập, dự tính đơn vị này sẽ thay thế chỗ của CTF–115 sau khi Mỹ rút lui. Tôi đáo nhậm đơn vị mới ngày 15/11/1969 trong Căn Cứ MARKET TIME. Lúc này đơn vị toàn là người Mỹ, mới đầu chỉ có vài sĩ quan và đoàn viên đến để tập sự phiên trực tại Trung Tâm Hành Quân Cam Ranh của CTF–115. Tại đây người Mỹ cung cấp nơi ăn, chỗ ở cho toàn bộ người VN nếu còn ở bên trong Căn Cứ hải quân/CR thì hoàn toàn miễn phí. Tại đây tôi bắt đầu nghiên cứu và làm quen với công việc và tổ chức của CTF–115. Ba tuần sau thì nhân vật số 3 của LLĐN–213 là HQ Thiếu tá Bùi Trọng Kim (Khóa 9 SQHQ/NT) đến Cam Ranh, gia nhập vào đơn vị tân lập. Bốn tuần sau thì nhân vật số 2 của LLĐN–213 là HQ Trung tá Nguyễn Bá Trang đến đơn–vị. Một tuần lễ sau nhân vật số 1 của LLĐN–213 là HQ Đại tá Nguyễn Hữu Chí ra đảm nhận chức vụ Tư Lệnh LLĐN–213. Như vậy vào tháng 2 năm 1970 LLĐN–213 và CTF–115 hoạt động song hành, các đơn vị bắt đầu chuyển giao nhiệm vụ.

Cũng cần nói riêng thêm về nhân vật số 2 là Trung tá Trang, sau này vào đầu năm 1975, khi tôi phục vụ tại chiến hạm HQ404, có lần công tác tại Bình Thủy, tôi gặp lại sếp cũ, lúc này là Đại tá Tư Lệnh Lực Lượng Thủy–Bộ 211. Sau 30/04/75 thì cũng gặp lại sếp cũ, cùng ở tù chung tại trại Suối Máu Biên Hoà, cùng với các vị như: Đại tá Nguyễn Văn Tấn, Đại tá Nguyễn Viết Tân, Đại tá Nguyễn Văn May, Đại tá Nguyễn Văn Kinh (Tuần Giang), cựu Đại tá Đinh Công Chấn. Riêng về Đại tá Nguyễn Văn Tấn (AN/HQ), sau khi các chiến hạm rút khỏi cảng Sài Gòn đêm 29/04/75. Sáng ngày 30/04/75, các sĩ quan còn lại cũng mặc quân phục cấp bậc đầy đủ vào BTL/HQ xem coi có việc gì đã xảy ra, kể cả sĩ quan các chiến hạm còn lại cũng tập trung tại CLB nổi (tuy không bắt buộc). Sau đó Đại tá Tấn mời 1 sĩ quan Việt Cộng vào nói chuyện, hắn nói dài, nói dai và nói dóc. Hắn khoe miền Bắc văn minh hơn, có 2 lò luyện thép, còn miền Nam thấy vậy mà phồn vinh giả tạo, chỉ biết ăn bám của nhân dân. Rồi đây ai cũng có việc làm. Cuộc nói chuyện hơn một tiếng thì giải tán, mạnh ai về nhà nấy thay thường phục, để rồi lần lượt gặp nhau trở lại tại các nhà tù.

Tháng 5 năm 1976, chúng tôi lần lượt được chuyển ra miền Bắc bằng tầu thủy từng đợt khác nhau. Từng đoàn xe MOLOTOVA bít bùng chở chúng tôi từ trại Suối Máu: K1, K2, K3, K4, K5, đến bến tàu là 12 giờ khuya. Xe mở tấm che cho tù nhân bước xuống sắp hàng. Lúc đó tôi mới nhận ra nơi đây là Tân Cảng, chiếc tàu chở chúng tôi tên là Sông Hương. Cũng tại bến cảng này trước đây tôi cũng đã cập bến lấy hàng mỗi khi công tác. Cũng tại bến cảng này ngày 04/03/75 tôi đã bàn giao HQ404 cho HQ Trung tá Nguyễn Đại Nhơn (Khóa 10 SQHQ/NT). Từ đây có thể nhìn thấy những nóc nhà của Cư Xá Cửu Long Thị Nghè. Trong cư xá đó gia đình tôi vẫn còn đang cư ngụ. Tuy thông cáo nói là đi 30 ngày mà nay thời gian đã gần 1 năm rồi, bây giờ lại tiếp tục đưa ra Bắc, ngày về thật là mù mịt. Từ ngày cộng sản chiến thắng đến nay, chúng đã áp đặt lên nước VN một chính sách man rợ. Đây là câu nói của nhà văn Dương Thu Hương mà tôi thấy rất xác thực. Sau năm 1975 có đi tù, tuy có cực nhọc về thể xác nhưng cũng có lúc cười ra nước mắt vì sự ngu dốt, ngớ ngẩn của bọn chỉ huy cộng sản. Bọn VC chỉ giỏi về chính trị học thuộc lòng. Khi ai đã tham dự vài bài học chính trị do bọn cán bộ lên lớp, sau đó mọi người đều phát biểu trở lại y như nhau. Trong 1 tổ chừng 10 người là 10 lần phát biểu thì sau đó ai cũng thuộc lòng và ai cũng có thể phát ngôn như là đã từng làm cán bộ chính trị. Tuy nhiên về trình độ văn hoá, kiến thức chung của văn minh nhân loại thì họ rất kém nếu không nói là ngu dốt. Cho nên họ rất dị ứng với giới trí thức. Vì chỉ có giới trí thức mới nhận ra thiên đường mù của họ. Mới đây, nhân dịp 30/04/2000, Thượng Nghị Sĩ Mỹ JOHN MC CAIN khi đến thăm VN đã phát biểu cảm tưởng: “Chiến thắng được trao lầm tay”. Thật là đúng hết chỗ nói. Có đi tù ra miền Bắc mới thấy bọn CS đã kéo lùi miền Bắc lại sau miền Nam vài thập niên thua xa. Nay, sau 25 năm, chế độ man rợ đã kéo lùi toàn bộ đất nước tụt hậu so với các nước Đông Nam Á. Những gì đã có tại miền Nam, thì chế độ man rợ đã xóa bỏ tất cả sau ngày 30/04/75. Đến năm 1986 thì mới lượm lặt những cái trước đây đã bỏ đi, nay chùi rửa và đánh bóng lại đem ra xài gọi là mở cửa, gọi là đổi mới.

Trở lại hoạt động của Trung Tâm Hành Quân CTF–115. Khi LLĐN–213 đã có Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó thì công việc hàng ngày đều kết hợp với Mỹ. Phần việc của tôi là đảm trách thuyết trình tin tức (Briefing). Một tuần làm việc 6 ngày trừ chúa nhật. Mỗi sáng lúc 9AM là giờ thuyết trình, trước giờ đó các sĩ quan của CTF–115 và CTF–213 có mặt. Khi 2 vị Tư Lệnh vào thì cuộc thuyết trình bắt đầu. Trước tiên Trưởng Phòng hành quân CTF–115 thuyết trình: Tình trạng chiến hạm đệ 7 Hạm Đội tham dự tuần tiễu, các sự kiện xảy ra trong ngày như yểm trợ hải pháo, các sự thiệt hại, kết quả không tuần, các hoạt động sắp tới, tình trạng các WPB và PCF tại các Hải Đội, cuối cùng là tin khí tượng. Kế đó sĩ quan VN của CTF–213 thuyết trình về tình trạng chiến hạm VN tham dự, các biến cố trong ngày xảy ra tại các Vùng Duyên Hải, các cuộc hành quân đổ bộ và kết quả, thiệt hạị Sau cùng là các bài thuyết trình của sĩ quan tình báo Mỹ và Việt, phía VN thì khi đó là Đại úy HQ CB Nguyễn Đức Biền đảm trách. Đặc biệt khi có quan chức cao cấp thăm viếng thì phải thuyết trình toàn bộ tổ chức và họat động của Lực Lượng. Đầu năm 1970 Đề Đốc WARS Tư Lệnh Thái Bình Dương đến, thì cuộc thuyết trình không tổ chức tại Trung Tâm Hành Quân mà tại phòng họp lớn của Trung tá Chỉ huy trưởng Căn cứ. Trong thời gian làm việc tại CTF–213 tôi có soạn thảo tập “Huấn Lệnh Hành quân” cho LLĐN–213, dựa vào SOP (Standard Operation Procedure) của CTF–115 và các văn thư căn bản của BTL/HQ.

Tháng 10 năm 1970 tôi được thuyên chuyển về HĐ5/DP. Hải Đội 5 duyên phòng lúc bấy giờ có 36 chiếc PCF, hậu cứ đặt tại Căn cứ Hải quân/Mỹ Tho, do HQ Trung tá Phạm Gia Luật chỉ huy. HĐ5DP đã tăng phái 12 PCF cho V5DH tham dự hành quân Trần Hưng Đạo 1, một chi đội gồm 12 PCF tăng phái cho hành quân THĐ 18 tại biên giới Việt–Campuchia. Số PCF còn lại thì tu bổ và sửa chữa tại Cát Lở.

 

 

II – Thống Thuộc Của CTF–115

CTF–115 nhận mệnh lệnh từ Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, lúc đó là Đô Đốc ZUMWALT. Thống thuộc hành quân như sau:

A) CTG: Coastal Task Group (gọi là Liên Đoàn Đặc Nhiệm). Có tất cả 5 Liên Đoàn Đặc Nhiệm (CTG):

CTG 115.1 do Cố vấn trưởng V1ZH Đảm–nhiệm.
CTG 115.2 do Cố vấn trưởng V2ZH Đảm–nhiệm.
CTG 115.3 do Cố vấn trưởng V3ZH Đảm–nhiệm.
CTG 115.4 do Cố vấn trưởng V4ZH Đảm–nhiệm.
CTG 115.5 do Cố vấn trưởng V5ZH Đảm–nhiệm.

Lúc đầu thì CTF–115 ra lệnh hành quân cho Cố vấn trưởng của mỗi Vùng Duyên Hải, dĩ nhiên giữa Cố Vấn và Tư Lệnh Vùng chỉ là một. Vì những gì Cố Vấn cần là Tư Lệnh Vùng đồng ý và ngược lại. Đó là sự phối hợp theo thống thuộc.

Tại mỗi CTG đều có 1 C.S.C (Coastal Serveillence Center). Tất cả CSC của các vùng đều đặt tại Trung Tâm Hành Quân Vùng.

B) CTU: Coastal Task Unit (gọi là Phân Đoàn Đặc Nhiệm).

CTU 115.2.1. Đồn trú tại Qui Nhơn, Trực thuộc: CTG 115.2

CTU 115.2.2. Đồn trú tại Cam Ranh, Trực thuộc: CTG 115.2

C) CTE: Coastal Task Element (gọi là Chi Đoàn Đặc Nhiệm). Chi Đoàn Đặc Nhiệm chỉ được thành lập khi có nhu cầu hành quân.

D) Ngoài ra tại mỗi CTG đều có Hải Đội Duyên Phòng để quản lý các WPB và PCF của Task Force 115. Cấp số nhân viên của 1 WPB là 3 sĩ quan và 8 đoàn viên. PCF là 2 sĩ quan và 3 đoàn viên.

III – Thành Phần Tham–Dự: Market Time Operation.

1) Đệ 7 Hạm Đội: Thường xuyên có 2 Hàng Không Mẫu Hạm, 1 chiếc hoạt động vùng phía Bắc, 1 chiếc hoạt động vùng phiá Nam và vịnh Thái–Lan. Dĩ nhiên khi có mặt của HKMH là sự có mặt của Bình Phong đội hình gồm tầu ngầm, Đ, ĐG, DER, DE, MSO, .v.v.

Đệ 7 Hạm Đội đảm trách 8 vùng viễn duyên (Outer Barrier) bằng các chiến hạm đủ loại như: Đ, ĐG, DLG, DER, FRIGATE, MSO, MSC, v.v. Đầu năm 1970 thì chiến cuộc được nới rộng qua biên giới CAMPUCHIA, hộ tống các đoàn tầu di chuyển trên sông tiếp tế cho thủ đô Phnom Penh do hành quân Trần Hưng Đạo 18 đảm trách. Trong khi đó ngoài biển khơi thì CTF–115 mở thêm 1 vùng viễn duyên thứ 9, bao bọc ngoài cảng KOMPONGSOM.

2) Không Tuần: Loại phi cơ P2V xuất phát từ phi trường UTAPAO thường xuyên tuần thám cách xa bờ vài trăm hải lý. Hoạt động 24/24.

3) Các đài RADAR kiểm báo. Tầm hoạt động hữu hiệu trên 50 hải lý:

ĐKB 101 tại núi La Ngữ (Huế).
ĐKB 102 ở Sơn Trà.
ĐKB 103 tại Cù Lao RÉ.
ĐKB 104 ở Sa Huỳnh–Đức Phổ.
ĐKB 201 ở Poulo Gambir
ĐKB 202 ở Hòn Tre.
ĐKB 203
ĐKB 204
ĐKB 301 ở núi Takơ Bình Tuy.
ĐKB 302 tại Núi Lớn.
ĐKB 303 tại Đảo Côn Sơn.
ĐKB 304 tại chiến hạm neo ngoài khơi Ba Động.
ĐKB 401 tại PouLo Obi.
ĐKB 402 tại Poulo Dama.
ĐKB 403 tại Hòn Tre (Hà Tiên).
ĐKB 404 tại Đồi 162 (An Thới–Phú Quốc).

4) Các chiến hạm thuộc BTL/Hạm Đội VN tăng phái cho các Vùng DH.

5) Các Tuần Duyên Đĩnh WPB và Khinh Tốc Đĩnh PCF thuộc các Hải Đội Duyên Phòng trực thuộc tăng phái:

–HĐ1/ZP đồn trú tại Đà Nẵng: 7WPB và 20 PCF.
–HĐ2/ZP đồn trú tại Qui Nhơn: 8 WPB và 20 PCF.

Hải Đội 2 Duyên Phòng được chia thành 2 Phân Đội: PĐ21/ZP tại hậu cứ Qui Nhơn. PĐ22/ZP hậu cứ tại Cam Ranh. Riêng tại Cam Ranh còn có thêm 4 PG (Patrol Gunboat), được CTF–115 sử dụng vào việc tuần dương, tầu có vận tốc nhanh, trang bị hỏa lực mạnh hơn, có cả 2 giàn phóng TORPEDo.

–HĐ3/ZP đồn trú tại Cát Lở: 6 WPB và 20 PCF.
–HĐ4/ZP đồn trú tại An Thới: 4 WPB và 20 PCF.
–HĐ5/ZP đồn trú tại Năm Căn: 36 PCF.

Hậu cứ của HĐ5/ZP trong giai đoạn đầu mới thành lập thì di động tùy theo nhu cầu tham dự hành quân.

6) Các Vùng Duyên Hải đảm trách tuần tiễu cận duyên (Inner Barrier). Dọc theo duyên hải VNCH lúc đầu được chia thành 51 vùng. Năm 1970 vì nhu cầu yểm trợ hành quân THĐ 18 nên tăng thêm 3, thành ra 54 vùng cận duyên.

–V1/ZH: Tư Lệnh V1ZH kiêm nhiệm CTG 115.1. Đồn trú tại Đà Nẵng, ranh giới lãnh hải bắt đầu từ Vĩ tuyến 17 xuống đến giáp ranh Quảng Ngãi và Sa Huỳnh. Được chia thành 11 vùng cận duyên, cách bờ 12 hải lý. Lực lượng cơ bản gồm có 6 Duyên Đoàn và 1 Thủy Xưởng, CCHQ/ĐN và các Giang Đoàn tăng phái.

–Duyên Đoàn 11: đồn trú tại Cửa Việt.
–Duyên Đoàn 12: đồn trú tại Thuận An.
–Duyên Đoàn 13: đồn trú tại Tư Hiền.
–Duyên Đoàn 14: đồn trú tại Hội An.
–Duyên Đoàn 15: đồn trú tại Chu Lai.
–Duyên Đoàn 16: đồn trú tại cửa Cổ Luỹ Quảng Ngãi.

–V2/ZH: Tư Lệnh V2ZH kiêm nhiệm CTG 115.2. Đồn trú tại trại Tây Kết (CCHQ/NhaTrang) đến năm 1972 thì BTL/V2ZH di chuyển về Cam Ranh trong CCHQ/Cam Ranh. Ranh giới lãnh hải bắt đầu từ Sa Huỳnh xuống đến mũi Kê Gà–Phan Thiết. Được phân chia thành 13 vùng cận duyên, cách bờ 12 hải lý. Lực Lượng cơ hữu gồm có 8 Duyên Đoàn và 2 Thủy Xưởng (1 tại Cam Ranh và 1 tại Qui Nhơn, trước năm 1972 Thủy Xưởng Nha Trang còn hoạt động). Có 3 Căn cứ: CCHQ/QN, CCHQ/NT, CCHQ/CR.

–Duyên Đoàn 21: đồn trú tại Đề Gi.
–Duyên Đoàn 22: đồn trú tại Poulo Gambir.
–Duyên Đoàn 23: đồn trú tại Sông Cầu.
–Duyên Đoàn 24: đồn trú tại Tuy Hoà.
–Duyên Đoàn 25: đồn trú tại Hòn Khói.
–Duyên Đoàn 26: đồn trú tại Bình Ba.
–Duyên Đoàn 27: đồn trú tại Ninh Chữ–Phan Rang.
–Duyên Đoàn 28: đồn trú tại Phan Thiết.

V2/ZH đảm trách 13 vùng cận duyên.

–V3/ZH: Tư Lệnh V3ZH kiêm nhiệm CTG 115.3. Đồn trú tại Cát Lở. Ranh giới lãnh hải bắt đầu mũi Kê Gà đến cửa Định An, được phân chia thành 11 vùng cận duyên bao gồm Đặc Khu Côn Sơn. Lực Lượng cơ hữu gồm có 7 Duyên Đoàn, Thủy Xưởng Vũng Tàu và Căn cứ hải quân Cát Lở.

–Duyên Đoàn 31: đồn trú tại cửa Hàm Tân.
–Duyên Đoàn 32: đồn trú tại Bến Đình–Vũng Tàu.
–Duyên Đoàn 33: đồn trú tại Rạch Dừa.
–Duyên Đoàn 34 và 37: đồn trú tại Tiệm Tôm–Bến Tre.
–Duyên Đoàn 35: đồn trú tại Hưng Mỹ–Trà Vinh.
–Duyên Đoàn 36: đồn trú tại Long Phú.

–V4/ZH: Tư Lệnh V4ZH kiêm nhiệm CTG 115.4. Đồn trú tại An Thới–Phú Quốc. Ranh giới lãnh hải bắt đầu từ cửa sông Ông Đốc đến biên giới Việt–Campuchia, được phân chia thành 12 vùng cận duyên. Lực Lượng cơ hữu gồm có 6 Duyên Đoàn, Thủy Xưởng và Căn cứ hải quân An Thới.

–Duyên Đoàn 42: đồn trú tại Hòn Nam Du, sau này di chuyển về AnThới 1 Phân Đội, còn 1 Phân Đội đóng tại Poulo Panjang.

–Duyên Đoàn 43: đồn trú tại Cửa Sông Ông Đốc, sau di chuyển về đảo Hòn Tre–Rạch Giá.

–Duyên Đoàn 44: đồn trú tại Kiên An–Rạch Giá.

–Duyên Đoàn 45: đồn trú tại Bắc Đảo–Phú Quốc, sau chuyển về Hà Tiên.

–Duyên Đoàn 46 và 47: đồn trú tại An Thới.

–V5/ZH: Tư Lệnh V5ZH kiêm nhiệm CTG 115.5. Đồn trú tại Năm Căn, ranh–giới lãnh hải bắt đầu từ cửa Định An đến bờ nam cửa sông Ông Đốc. Được phân chia thành 7 vùng cận duyên và 2 cửa sông Năm Căn (từ cửa Bồ Đề đến cửa Bảy Hạp), sông Đồng Cùng và chi khu Năm Căn. Lực Lượng cơ hữu gồm có Duyên Đoàn 41, Căn cứ hải quân Năm Căn và các đơn vị tăng phái:

– Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn tăng phái.
– Giang Đoàn 53 Tuần Thám tăng phái.
– Giang Đoàn 71 Thủy–Bộ tăng phái từ năm 1973.
– Duyên Đoàn 36 tăng phái tuần tiễu từ cửa Định An.
– Duyên Đoàn 41 đồn trú tại PouLo Obi.

Tổng số Duyên Đoàn của 5 Vùng Duyên Hải là: 28 đơn vị chiến đấu vừa có khả năng tuần tiễu cận duyên, vừa có khả năng hành quân đổ bộ. Lực Lượng của các đơn vị này gồm có ghe Chủ Lực (Command junk), ghe Di Cư, ghe Buồm, đó là trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1967. Đầu năm 1968 trở đi, Hải Quân Công Xưởng đã đóng xong các loại ghe Xi–măng, ghe YABUTA, tất cả trang bị máy dầu cặn có công xuất lớn để thay thế số ghe cũ. Mỗi Duyên Đoàn được trang bị theo cấp số: 3 ghe chủ lực, 20 ghe Yabuta. Quân số mỗi đơn vị khoảng 100, trong đó có 5 sĩ quan, 20 hạ sĩ quan.

Sơ đồ

Khi chuyển giao cho CTF–213 thì tổ chức cũng như vậy và đổi thành:

CTF = LLĐN–213 (Lực Lượng Đặc Nhiệm)

CTG = LĐĐN (Liên Đoàn Đặc Nhiệm)
CTU = PĐĐN (Phân Đoàn Đặc Nhiệm)
CTE = CĐĐN (Chi Đoàn Đặc Nhiệm)

 

 

IV – Chương Trình ACTOV và ACTOVRAD

ACTOV (Accelerated Turnover To The VietNamese) và ACTOVRAD cũng là nằm trong chương trình ACTOV và chuyển giao thêm vô tuyến điện tử như Radar của các đài kiểm báo. Hệ thống truyền tin như viễn–ấn–tự hữu tuyến, vô tuyến và phương tiện liên lạc, v.v.

Khi BTL/LLĐN–213 được hình thành tại Cam Ranh thì CTF–115 chuyển giao công việc lần lượt lại cho HQVN đảm trách. Trong năm 1970 bắt đầu chuyển giao các WPB, PCF, đặc biệt có 4 chiếc PG tại Cam Ranh thì Hoa Kỳ không giao. Các đài Kiểm Báo, hệ thống truyền tin lần lượt được chuyển giao. Ngay tại Trung Tâm Hành Quân Cam Ranh được trang bị một hệ thống liên lạc Hotline, lúc bấy giờ xem như rất hữu hiệu cho các cuộc liên lạc nhanh chóng, sĩ quan trực phiên muốn gọi đến các Trung Tâm Kiểm Soát duyên hải kể cả Phú Quốc đều được đáp ứng ngay tức thờị đặc biệt có 1 điện thoại loại tối mật được đặt trong tủ với 2 lớp khoá mã số (dành riêng cho CTF–115 có thể liên lạc thẳng Ngũ Giác Đài).

Về không tuần thì Hoa Kỳ vẫn còn tiếp tục trợ giúp phi cơ P2V cho đến năm 1973 sau Hiệp Định Paris. Nhìn chung LLĐN–213 dựa vào cơ cấu của CTF–115 để lại, riêng các vùng viễn duyên (outer barrier) thì các chiến hạm của Hạm Đội VN thay thế cho Đệ 7 Hạm Đội. Do đó Hải Quân Hoa Kỳ chuyển giao cho HQVN nhiều chiến hạm như sau:

Năm 1970 chuyển giao:

–HQ13 (Hộ Tống Hạm Hà Hồi). Vi Hạm trưởng sau cùng là HQ Thiếu tá Phạm Thành (Khoá 13 SQHQ/NT). Vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975, trong khi tham dự yểm trợ công tác rút quân tai V1ZH, bất ngờ bị máy bay bắn lầm, gây thương vong cho một số thủy thủ đoàn, chiến hạm cũng bị hư hại, chiến hạm được lệnh rời vùng hành quân để trở
[về] Sài Gòn sửa chữa. Đêm 29/04/75 chiến hạm vẫn còn bất khiển dụng nên bị bỏ lại, sau này VC tái sử dụng.

–HQ14 (Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp). Vào giữa tháng 3/75 chiến hạm bị một quả Rocket do phi cơ F5 bắn lầm, trong lúc công tác tại V1ZH như HQ13, gây thương–vong cho một số thủy thủ đoàn. Tuy nhiên tình trạng chiến hạm không bị hư hại nặng.

–HQ472 và HQ473 (Loại tầu chở dầu).

–HQ504 (Dương Vận Hạm Qui Nhơn). HQ504 bị bỏ lại, VC huy động thủy thủ đoàn tái sử dụng ngay vào các công tác chuyển vận. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Nguyễn Như Phú (Khoá 13 SQHQ/NT). Lại trình diện đi tù và bị chuyển ra Bắc.

–HQ505 (Dương Vận Hạm Nha Trang). Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Nguyễn Văn Nhượng (Khoá 9 SQHQ/NT).

–HQ800 (Cơ Xưởng Hạm Mỹ Tho). Được chuyển giao vào tháng 10. Vị Hạm trưởng sau cùng HQ Trung tá Dương Hồng Võ (Khoá 9 SQHQ/NT).

Năm 1971: Chuyển giao:

–HQI (Khu trục Hạm Trần Hưng Đạo) Loại DER. Được chuyển giao cho HQVN vào tháng 2. Tư Lệnh HQ đặt chiến hạm này vào vị trí Soái Hạm. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Nguyễn Địch Hùng (Khóa 3 Brest, trường sĩ quan hải quân bên Pháp), tương đương khoá 6 SQHQ Nhatrang.

–HQ4 (Khu trục Hạm Trần Khánh Dư) Loại DER. Được chuyển giao vào tháng 9. Đây là chiến hạm trực tiếp tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa với hải quân Trung Cộng vào đầu năm 1974. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Vũ Hữu San (Khóa 11 SQHQ/NT). Ngày rút khỏi cảng Sài Gòn thì chiến hạm còn đang sửa chữa và bất khiển dụng nên bị bỏ lại. Sau này VC cho tái sử dụng.

–HQ02 (Tuần Dương Hạm Trần Quang Khải) Loại WHEC. Được chuyển giao vào tháng 1. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Đinh Mạnh Hùng (Khoá 11 SQHQ/NT).

–HQ03 (Tuần Dương Hạm Trần Nhật Duật) Loại WHEC. Được chuyển giao vào tháng 1. Vị Hạm Trưởng sau cùng là HQ Trung tá Nguyễn Kim Triệu (Khoá 7 SQHQ/NT).

–HQ05 (Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng) Loại WHEC. Được chuyển giao vào tháng 12. HQ05 cũng trực tiếp tham–dự trận Hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1974. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (Khoá 11 SQHQ/NT).

–HQ06 (Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản) Loại WHEC. Được chuyển giao vào tháng 12. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Nguyễn Phước Đức (Khoá 9 SQHQ/NT).

–HQ801 (Cơ Xưởng Hạm Cần Thơ). Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Thiếu tá Nguyễn Phú Bá (Khoá 11 SQHQ/NT). Lại đi tù cùng số phận như chúng tôi.

–HQ802 (Cơ Xưởng Hạm Vĩnh Long).Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Vũ Quốc Công (Khoá 10 SQHQ/NT).

Năm 1972 chuyển giao tiếp:

–HQ15 (Tuần Dương Hạm Phạm Ngũ Lão) Loại WHEC. Được chuyển giao vào tháng 7. Ngày rời bến, chiến hạm vẫn còn bất khiển dụng nên bỏ lại, sau này VC cho sửa chữa và tái sử dụng. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Lê Văn Quý (Khoá 11 SQHQ/NT).

–HQ16 (Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt) Loại WHEC. Được chuyển giao vào tháng 6. HQ16 cũng trực tiếp tham dự trận Hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1974, dưới sự chỉ huy của vị Hạm trưởng lúc bấy giờ là HQ Trung tá Lê Văn Thự (khóa 10 SQHQ/NT). Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Trần Trọng Hải (khoá 11 SQHQ/NT). Sau 30/04/75 Trung tá Hải ở lại trình diện đi tù và cũng bị chuyển ra Bắc.

–HQ17 (Tuần Dương Hạm Ngô Quyền) Loại WHEC. Được chuyển giao vào tháng 6. Vị Hạm trưởng sau cùng là HQ Trung tá Trương Hữu Quýnh (khoá 11 SQHQ /NT).

–HQ475 (Loại tầu chở dầu).

–HQ 490. Đây là loại chiến hạm chuyển vận tiếp tế. Trên tàu có hầm lạnh rất lớn để lưu giữ thực phẩm. Khi Hoa Kỳ chuyển giao chiến hạm này thì HQVN lúc đó dùng vào các công tác chuyên chở, thường xuyên giao dịch giữa Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang, Năm Căn, Phú Quốc. Vị Hạm trưởng đầu tiên là HQ Đại úy Trần Văn Thảo (khóa 15 SQHQ/NT).

Hiệp định Paris được ký ngày 27/01/73. Cho nên Hải Quân Hoa Kỳ đã ráo riết chuyển giao quân dụng và chiến cụ đến cuối năm 1972 là chấm dứt.

Nói tóm lại, LLĐN–213 thay thế CTF–115 để tham gia Hành Quân Lưu Động–Biển. Suốt chặng đường phục vụ cho dân tộc. Đó là bảo vệ lãnh hải VNCH.
Sau ngày 30/04/75, một Lực Lượng HQ hùng mạnh như vậy. Một tổ chức tuần phòng lãnh hải chặt chẽ như vậy. Địch quân không thể xâm nhập bằng đường biển. Ngoại trừ cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa đầu năm 1974 với hải quân Trung Cộng, có sự tham dự của HQ10, HQ4, HQ5, HQ16. Dưới sự chỉ huy của HQ Đại tá Hà Văn Ngạc. Phần này được trình bày chi tiết ở tài liệu trận Hải Chiến Hoàng Sa. Cuối cùng để rồi toàn bộ Quân Chủng bị bức tử. Trong khi chúng ta còn có trong tay trên 80 chiến hạm đủ loại. Trên bốn chục ngàn quân sĩ các cấp. Thế rồi ngày ra đi, đã để lại trên 50% sĩ quan mà đa số là cấp úy, trên 70% hạ sĩ quan và đoàn viên. Một thảm cảnh quá đau thương cho đất nước đã có sẵn một chế độ tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Một đất nước phồn vinh được sánh như hòn ngọc Viễn Đông. Âu đó cũng là vận nước đã đến thời bế mạc, mà ai trong chúng ta cũng phải ngậm ngùi để rồi chấp nhận thế cờ của người thua cuộc. Nước Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Xin cám ơn Hồn Thiêng Sông Núi, xin cám ơn Thánh Tổ hải quân, cám ơn các bậc đàn anh đã đào tạo tay nghề hải nghiệp cho đàn em. Nhờ đó có kinh nghiệm và điều kiện trên bước đường vượt biển tìm tự do. Một quân chủng trẻ trung, có truyền thống nền nếp, nể trọng các bậc đàn anh, quý mến đàn em, rất tự hào về lớp trẻ hăng say và đạt nhiều thành quả vẻ vang làm rạng danh cho dân tộc khắp mọi nơi trên bước đường định cư tị nạn. Một cuộc di cư vĩ đại và gây nhiều tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam.

Ngày 05/03/75 tôi được thuyên chuyển về BTL/HQ/P5 (Phòng Nghiên Cứu) thay thế cho anh HQ Thiếu tá Văn Trung Quân (khoá 12 SQHQ/NT) thì lúc đó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh là Tư Lệnh hải quân. Ngày 12/03/75 HQ Trung tá Bùi Đức Trọng Trưởng Phòng 5 đi Caracas Venezuela để họp luật biển kỳ 3, tôi được chỉ định xử lý thường vụ. Khoảng chừng 2 tuần lễ sau Phó Đô Đốc Cang về thay Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh. Tôi còn nhớ trong phiên họp tham mưu cuối cùng ngày 22/04/75. Phó Đô Đốc Cang nói với các SQ có mặt trong buổi họp là:
“cương quyết bảo vệ đất nước, không đi đâu cả, không ai chịu chứa chấp mình”. Khi đó tại BTL/HQ cũng đã có một vài vị trưởng phòng tự động rời bỏ nhiệm sở cả tháng nay rồi.

* Vị Tư Lệnh hải quân cuối cùng là: Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang.
* Vị Tư Lệnh LLĐN/213 cuối cùng là: Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí.
* Vị Tư Lệnh V1ZH kiêm LĐĐN 213.1: Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
* Vị Tư Lệnh V2ZH kiêm LĐĐN 213.2: Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh.
* Vị Tư Lệnh V3ZH kiêm LĐĐN 213.3: Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào.
* Vị Tư Lệnh V4ZH kiêm LĐĐN 213.4: HQ Đại tá Nguyễn Văn Thiện.
* Vị Tư Lệnh V5ZH kiêm LĐĐN 213.5: HQ Đại tá Nguyễn Văn May.

 

 

V – Tiêu Diệt Tầu Địch Xâm Nhập.

1) Vụ Vũng Rô
[xem bài Hành Quân phá hủy mật khu Vũng Rô].

Từ đầu năm 1965 chúng ta nghe nói vụ Vũng Rô, một tàu VC từ miền Bắc xâm nhập vào Vũng Rô để chuyển vũ khí cho mật khu. Lúc đó tôi không có dịp hiểu sự thật ra sao. Sau này vào năm 1968 tôi có dịp tuần tiễu tại vùng Nha Trang, ghé lại Vũng Rô thì thấy xác tầu bể nát vẫn còn nằm tại bãi. Thời gian khi tàu địch xâm nhập vào Vũng–Rô, lúc bấy giờ cuộc hành quân Market time chưa tổ chức đầy đủ. Chỉ có tầu của HQVN, vì tầu bè ít nên phải bao thêm vùng rộng lớn, do đó tàu địch len lỏi vào được Vũng Rô mà không bị phát hiện. Tình cờ có 1 phi cơ của KQ/VNCH bay ngang vùng Vũng Rô với cao độ hơi thấp. Bọn VC bên dưới đang vận chuyển vũ khí, tưởng lầm rằng bị bại lộ mục tiêu, nên Lực Lượng phòng không của VC liền bắn theo phi cơ. Cũng rất may là chúng phản ứng chậm nên loạt đạn bắn lên không trúng phi cơ, khi đó đã vượt tầm
[đạn]. Nhờ vậy phi cơ liền cấp báo cho các Trung Tâm Hành Quân.

 

 

2) Cuộc truy diệt mục tiêu SL3: Vụ Hòn Hèo

Khi Trung Tâm Hành Quân MARKET TIME hoạt động. Một yếu tố hữu hiệu nhất giúp cho việc khám phá tàu VC xâm nhập là phi cơ P2V. Phi cơ bay cách xa bờ vài trăm hải lý, khi nhận thấy có chiếc tầu nào khả nghi là lập tức báo cáo về CTF–115. Thường thường tàu VC xâm nhập được ngụy trang là tàu đánh cá. Loại tàu này có chiều dài khoảng 25m, rộng 5m. Khi nhận được báo cáo nào như vậy thì Trung Tâm Hành Quân Cam Ranh đặt cho nó một tên để theo dõi. Tên chung cho loại này là SL (Suspect Trawler). Các SL được đánh số từ 1 trở đi, số nào không thấy xuất hiện thì coi như chiếc đó có theo dõi nhưng không vào bờ.

Đầu năm 1968, đó là dịp tết Mậu Thân. Lúc này tôi đang phục vụ tại V2ZH Phòng Nhân Viên. Trung Tâm Trưởng TTKS/DH/NT là HQ Đại úy Hồ Đắc Cung (Khóa 11 SQHQ/NT). Tuy tôi làm ngành Quản Trị Nhân Viên, nhưng tôi cũng có nhận trực phiên tại TTKS/DH/NT. Khi đó mục tiêu SL3 được CTF–115 thông báo cho V2ZH theo dõi vì mấy ngày nay rất nghi ngờ. Sự thật thì mấy ngày nay phi cơ P2V đã phát hiện từ lúc cách xa bờ 200 hải lý. Khi SL3 vào cách bờ 50 hải lý thì phi cơ bàn giao cho Đài Kiểm Báo Hòn Tre theo dõi. Khi trời bắt đầu tối thì SL3 trực chỉ vào vịnh Nha Trang. Khi đó ngay tại biển Nha Trang đã có sẵn HQ12 (Hạm trưởng lúc bấy giờ là HQ Thiếu tá Dư Trí Hùng), đồng thời Duyên Đoàn 25 cũng đã tăng phái 1 ghe chủ lực và 2 ghe YABUTA cho V2ZH. Ngoài ra CTF–115 cũng tăng cường 2 PCF tuần tiễu án ngữ trong vịnh Nha Trang. Coi như HQ12, 3 ghe, và 2 PCF sẵn sàng tác chiến bên trong vịnh Nha Trang. Đến quá nửa đêm SL3 bắt đầu vào cửa vịnh. Lợi dụng đêm tối SL3 chạy sát vào gần núi, lúc này HQ12 chỉ có thể chạy bên ngoài vì còn phải tránh các vùng đá ngầm. Các ghe Duyên Đoàn cũng không theo kịp, chỉ còn lại 2 PCF của Mỹ rượt theo SL3 và khai hoả. Nhờ vũ khí lợi hại nhất của PCF đó là súng cối bắn thẳng vào tàu địch. Khiến tàu địch ủi thẳng vào bờ và tự hủy. Tàu địch bị nổ tung tại mũi Hòn Hèo, phần mũi gác lên bờ đá, phần lái chìm dưới nước. Tư Lệnh V2ZH lúc đó là HQ Trung tá Phạm Mạnh Khuê tổ chức ngay cuộc hành quân. Cuộc hành quân do Duyên Đoàn 25 chủ lực, dưới sự chỉ huy của HQ Trung úy Trương Công Hải (Khóa 14 SQHQ/NT) đã tịch thu được rất nhiều vũ khí, đạn dược, B40, B41, chất nổ, tài liệu. Trên tầu địch tất cả thủy thủ đoàn bị tiêu diệt, địch để lại 3 xác chết.

 

 

3) Cuộc chận bắt SL4: Vụ BA TRI

Đây là 1 cuộc chận bắt tàu địch gay cấn và hồi hộp nhất trong thời gian mà tôi phục vụ tại TTHQ/CR/CTF–213. Vào đầu tháng 7 năm 1970, theo báo cáo của không tuần P2V thì có 1 SL4 đang cách Côn Sơn về phía đông nam 300 hải lý. Tàu này thuộc loại đánh cá như SL3 vừa nói ở phần trên. Đặc biệt chiếc này không xuất phát từ miền Bắc mà là từ phía đông của đảo Hải Nam Trung Cộng đi xuống phía nam. Suốt 1 tuần lễ trôi qua thì ngày nào không tuần P2V cũng báo cáo, có khi cách 250 hải lý và đang đi về hướng bắc, có khi cách 200 hải lý đang đi chậm về hướng đông, đang thả lưới. Sự việc cứ như vậy chẳng có gì quan tâm, ngày nào trên bản đồ cũng gắn hình ảnh nó xê dịch gần đó. Ngày nào sáng vào làm việc “briefing” cũng thấy vậy. Qua tuần lễ sau thì thấy nó nhích vào gần Côn Sơn hơn, bây giờ còn cách 150 hải lý. Lúc đó CTF–115 chỉ thị cho không tuần P2V tăng cường theo dõi và đồng thời chỉ định cho 1 chiếc Đ 745 bám sát, đó là USS BRUSH. Tuy nói theo dõi bám sát, nhưng phi cơ và USS BRUSH cách tàu địch rất xa, chỉ giữ khoảng cách bằng radar, địch không thấy ta mà ta vẫn thấy địch. Cứ thế SL4 mỗi ngày gần thêm một tí và vẫn tiếp tục thả lưới, kéo lưới. Khi đến gần Côn Sơn dưới 100 hải lý thì cả CTF–115 và CTF–213 bắt đầu chuẩn bị đối phó. Đến chiều 15/07/70 thì đài kiểm báo Côn Sơn cho biết SL4 đang cách 40 hải lý về phía bắc. Mục tiêu đang đi về hướng tây–tây bắc
[với] vận tốc là 10 gút. Tính ra nếu SL4 đi hướng như vậy, vận tốc như vậy thì sẽ vào vùng Ba Tri hay Ba Động khoảng 2 giờ khuya nay. CTF–213 ra chỉ thị cho HĐ3ZP tăng phái ngay lập tức cho CTG 213.3 Vũng Tàu 2 PCF đến ngay địa điểm để chặn đầu. Đồng thời CTF–115 chỉ định cho 1 chiếc MSO đang có mặt tại Vũng Tàu theo dõi mục tiêu. Trong khi đó thì USS BRUSH vẫn bám theo. Lưu ý một điều là tất cả các chiến hạm và chiến đĩnh đều tắt tất cả đèn hải hành, chỉ quan sát bằng mắt thường và bằng radar.

Tại TTHQ/CR thì cả 2 vị Tư Lệnh túc trực tại chỗ, coi như chừng nào mà vụ SL4 này chưa ngã ngũ là phải thức. Đêm đó tôi vẫn làm việc bên cạnh Tư Lệnh Chí. Trung Tâm Kiểm soát duyên hải Vũng Tàu lúc đó là HQ Đại úy Nguyễn Hồng Diệm (Khóa 13 SQHQ/NT) cũng túc trực và báo cáo về Cam Ranh mọi diễn tiến liên tục. Khi SL4 cách vùng Ba Tri chừng 20 hải lý, vì vùng này bắt đầu hơi cạn nên USS BRUSH không dám vào thêm, nhường lại cho MSO tiếp tục bám sát. Tàu địch tăng vận tốc để hướng vào Vùng Ba Tri, khi TTKS/DH/VT xác nhận 2 chiếc PCF đã thấy và đang tiến gần đến mục tiêu, thì Tư Lệnh Chí ra lệnh bắn, tôi liền gọi điện thoại HotLine cho TTKSDH/Vũng Tàu ra lệnh bắn. Đồng thời lúc đó CTF–115 cũng ra lệnh cho các chiến hạm Mỹ. Sau khoảng 15 phút chờ đợi hồi hộp, lúc đó là 1 giờ khuya, Tư Lệnh Chí nói hỏi xem Vũng Tàu đã bắn chưa. Được Vũng Tàu trả lời là chưa. Nửa giờ sau gọi trở lại lần nữa cũng trả lời là chưa bắn. Trong khi cả hai vị Tư Lệnh đang lo âu, chỉ sợ rằng SL4 lợi dụng đêm tối để ủi bãi vào mật khu Ba Tri. Đang khi chờ đợi trong hồi hộp, thì 15 phút sau CTF–115 nhận được một công điện hỏa tốc chuyển bằng Vô Tuyến Viễn [?n?] từ USS BRUSH về thẳng cho CTF–115. Được Đại tá QUANSTROM cho biết như sau: Khi MSO đến gần SL4, tối trời nên bị SL4 đụng xớt nhẹ vào phía sau hông tàu, liền khi đó MSO quay đầu lại dùng phòng không 20ly bắn vào tàu địch. Tàu địch bị bắn bất ngờ, biết là bị bại lộ nên tự hủy và chìm ngay ngoài khơi Ba Tri, cũng cần nói rõ thêm là từ khi USS BRUSH được chỉ định đến CTG 115.3 để bám sát SL4. Thì khi đó USS BRUSH mang danh xưng của CTE 115.3.1.1. Trách nhiệm chỉ huy chiến thuật tại chỗ (OTC: Officer Tactical Command) đối với các chiến hạm được CTF–115 tăng phái cho vụ SL4 này. Trong khi đó thì 2 PCF của Hải Đội 3 Duyên Phòng tìm không thấy tàu địch nên không thể khai hỏa. Ngày hôm sau một cuộc hành quân trục vớt vũ khí do V3ZH tổ chức với sự tham dự của Biệt Đội Người Nhái...

 


 

Cảm nghĩ người viết:

Là 1 cựu quân nhân của 1 chế độ mà tôi đã từng phục vụ 14 năm. Tôi cũng là 1 cựu tù nhân của 1 chế độ đối nghịch trong thời gian 8 năm. Trong phần ghi vào lịch sử được nêu lên ở các đoạn trên không có dụng ý tuyên truyền mà ở thời điểm này không còn thích hợp nữa. Chỉ có những ai đồng chung cảnh ngộ như chúng tôi thì có thể cảm ứng dễ dàng. Mặc dù ở khác trại nhau cũng có những điểm giống nhau vì cùng dưới 1 chế độ. Còn những ai không cùng hoàn cảnh tù tội thì hãy nhìn xem tại sao những người không dính dáng gì đến chế độ cũ, những thanh thiếu niên ra đời sau 75 cũng liều chết bỏ nước ra đi. Những cựu viên chức cao cấp như Trung tướng Trần Độ cũng phê phán chế độ. Các giới trí thức, các nhà tu hành, các tôn giáo cũng bị trù dập bắt bớ. Nhà văn nữ Dương Thu Hương vào tiếp thu miền nam đã bật khóc, khi thấy miền nam quá tự do như về báo chí, có quá nhiều sách báo các chế độ được bày bán tự do, tự do nghe đủ mọi đài phát thanh trên thế giới, tự do phát biểu tư tưởng của mình; còn kẻ chiến thắng là có bản chất của 1 chế độ man rợ. Lịch sử nhân loại trên thế giới đã chứng minh bao nhiêu triều đại hung bạo nhất rồi cũng có ngày tàn của nó mà vết tích vẫn còn lưu lại trên thế giới. Chỉ có đạo đức và lẽ phải là trường tồn. Từ đầu thế kỷ 19 đến nay các nhà khảo cổ vẫn còn khai quật các lăng mộ và nghiên cứu Kim Tự Tháp. Một triều đại văn minh như vậy cách nay trên 6000 năm, ngày nay chưa ai hiểu tại sao sụp đổ.

Như trên tôi đã có nói đồng chí chính trị tiên đoán khi thế giới cộng sản tiến tới “Đại Đồng” thì “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Sau 25 năm câu nói đó đã có kết quả nhãn tiền. Thế giới đại đồng thì năm 1989 khối cộng sản tan rã. Bây giờ còn câu “làm theo năng lực” là: Đồng chí nào có trình độ thấp thì làm việc thấp, muốn làm việc cao thì đảng cho bằng cấp cao, nào là bằng cấp giả, bằng cấp có thi nhưng cho tiêu chuẩn chấm đậu. Còn “hưởng theo nhu cầu” Đồng chí nào tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng, tin vào chính sách trước sau như một thì, nếu muốn tiền đảng tạo điều kiện cho có tiền, muốn có vàng đảng sẽ cho vàng, muốn có nhà để ở thì đảng cho nhà, muốn có thêm nhà cao tầng thì đảng cũng tạo điều kiện theo nhu cầu, đồng chí nào có nhu cầu gái thì thiếu gì quán bia ôm do đảng ta làm chủ. Còn Xã Hội Chủ Nghiã tiến theo hình “xoắn trôn ốc đi lên” cũng đã xuất hiện: Như đồng chí Ngô Xuân Lộc Phó Thủ tướng tham nhũng ở chỗ này bị lộ, thì đảng ta xoáy trôn ốc lên chức vụ khác. Cũng như một số quan chức ở cấp tỉnh tham nhũng bị dân khiếu nại đảng ta cũng xoáy trôn ốc lên chức vụ cao hơn dễ dàng có sao đâu. Nhưng các đồng chí nên nhớ đừng dính vào bạch phiến.

Một đất nước có quá nhiều khổ đau và đói rách thuộc vào hàng nghèo nhất trên thế giới, lại bị thống trị bởi một Đảng mà suốt chiều dài lịch sử thống nhất 2 miền đã trên 25 năm qua, có quá nhiều lần sai lầm về chính sách kinh tế. Ai trong chúng ta nếu trong người còn có dòng máu VN không khỏi không đau khổ cho những người cùng một nòi giống còn phải chịu dưới chế độ man rợ. Mới đây những Việt Kiều từ Đông Âu về thăm quê hương cho biết lúc này tại VN đang nở rộ phong trào: “hy sinh đời Bố để củng cố đời con”. Cho nên đời cha tha hồ tham nhũng tích lũy của cải để dồn cho đời con hưởng, một khi cha đi tù và chấp nhận hậu quả. Đó cũng là một hiện tượng xảy ra để mau đến ngày sụp đổ của chế độ hiện tại.

Như trên tôi đã nói sau ngày 30/04/75, nước Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Chế độ CS muốn VNCH phải chết từ thể xác đến linh hồn. Bọn chúng trù dập nhân dân miền nam, phân biệt đối xử theo lý lịch cá nhân để vợ con chúng ta không thể nào cất đầu lên được. Đó là về phần thể xác, phần hồn của VNCH chúng mở chiến dịch toàn nước đốt sạch, phá sạch văn hoá phẩm, nhạc miền nam mà họ gọi là nhạc vàng, bị kết tội nhạc đồi trụy, tịch thu và tiêu hủy, v.v. Tuy nhiên khi đi tù ra ngoài Bắc, có dịp tiếp xúc với đám binh sĩ và đám công an coi tù còn trẻ, thì họ lại thích nghe nhạc vàng của chúng ta, họ rất say mê. Ban đêm vắng người, trong khi canh gác họ lân la đến cửa sổ yêu cầu chúng tôi hát cho họ nghe, kể cả lúc đang lao động ngoài rừng cũng vậy. Khi được ra tù năm 1983 trong thời gian chờ đợi vượt biên, tôi đi lang thang tại thành phố Sài Gòn thì thấy hầu hết các quán café đều mở nhạc vàng, tuy không dám công khai. Nhưng họ dám làm vì lòng người dân thích nghe, dân chúng chê nhạc VC, họ còn tranh nhau mở nhạc thật hay để câu khách. Còn những bản nhạc, hay bài ca mà chúng bảo chúng tôi ngày nào trong trại tù cũng ngồi vừa vỗ tay vừa hát to thì ngoài xã hội ít nghe ai hát tới. Nếu có hát thì cũng hát theo cách khác: chẳng hạn như: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”...(dân lại hát: “như có Bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán”..). Hoặc là “Từ ngày giải phóng vô đây ta ăn độn dài dài”, v.v. Từ đó tôi có một suy nghĩ là linh hồn của đất nước VNCH hãy còn sống vất vưởng đâu đó.

Từ năm 1988, chính phủ Úc chính thức cho quân đội Úc công nhận những cựu quân nhân VNCH được xem là quân đội Đồng Minh được quyền hưởng hưu bổng theo quy chế cựu quân nhân tức là nam thì 60 tuổi, còn nữ là 55. Trong khi ngoài xã hội thì 65 tuổi mới hưu. Một điều mà ở cuối thập niên 70 hay đầu thập niên 80 dù có muốn cũng không dám nghĩ tới, mặc dù hàng năm cũng có tham gia diễn hành ngày ANZAC DA– Rồi thì xây dựng đài tưởng niệm Việt–Úc tại công viên. Đồng thời vinh danh các cựu chiến binh Úc đã từng tham chiến tại VN, điều mà trước đây sau khi quân đội Úc rút khỏi VN cuối năm 1972 về trong âm thầm và bị chỉ trích dữ dội. Như vậy chính nghiã của chúng ta đã bắt đầu nở hoa. Rồi đến quân đội Tân–tây–lan cũng làm lễ vinh danh các cựu chiến binh tham dự chiến trường miền nam VN. Tại thành phố PERTH của tây Úc thì hội cựu quân nhân cũng đang chuẩn bị xây dựng tượng đài kỷ niệm Úc–Việt. Rồi vừa mới đây Hội Đồng thị xã WESTMINSTER đã chấp thuận cho Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ xây dựng tượng đài: “Vinh danh Người Lính Đã Chết Vì tự do”. Một kết quả của việc làm mà chúng ta không thể nào dám nghĩ tới sự thành công vào thập niên 80 hay 90. Chắc chắn Linh Hồn Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử ngày nào vẫn còn lưu lại niềm thương tiếc, cảm mến của cả dân tộc 2 miền đất nước và của thế giới tự do, sẽ tái sinh trở lại trong luật nhân quả: “—hiền gặp lành, ở phải gặp phải” để đưa đất nước tiến lên trong chế độ tự do, dânchủ.

Các nơi thờ phượng bị trưng dụng cũng lần lượt trả lại. Các tôn giáo bị ngăn cấm hoạt động như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Phật Giáo, Công Giáo, v.v. cũng được nới tay đàn áp. Cái gì bị chế độ mới chôn sâu dưới lòng đất trước đây, cũng bị dân chúng moi lên. Niềm tin tôn giáo ngày càng dâng cao. Trong khi các tôn giáo Quốc Doanh thì bị dân cho là công cụ của CS. Còn những gì mà chế độ mới muốn phơi bày cho thế gới như lăng của Bác thì dân lại thờ ơ. Cho nên bọn cộng sản khuyến dụ bằng cách ai đi xem lăng Bác sẽ được cấp phát 1 ổ bánh mì 200 gram ngay tại cổng ra cuối cùng. Con cái của chúng ta hồi nào bị chúng trù dập thì bây giờ chúng gọi là Việt Kiều yêu nước để về tiếp tay cho chúng thêm chất xám. Dĩ nhiên lớp thế hệ trẻ dù không có liên quan gì tới cuộc chiến như cha ông, không thù hằn với chế độ mới, nhưng chúng cũng sáng suốt và khôn ngoan. Chỉ cần nhìn vào một chế độ không có tự do, không có dân chủ là không thích hợp với văn minh và tiến bộ của loài người.

Chúng ta đang chờ để viết lịch sử những kẻ đã gây khổ đau cho dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Tấn Đơn
Nguồn:
https://dongsongcu.wordpress.com/2020/06/13/hanh-quan-luu-dong-bien-luc-luong-dac-nhiem-duyen-phong-213-2

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: hoàng hôn trên biển thái bình.. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by Đoàn Hữu Định chuyển

 

Đăng ngày Thứ Hai, July, 13, 2020
Ban kỹ thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang