Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Nhật
ký Chiến Trường
Chủ đề:
Căn cứ HQ Năm Căn
Tác giả:
Trần Lý
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Chiến
tranh Việt Nam có rất nhiều địa danh xa lạ, người Việt miền Đồng
bằng sông Cửu Long sẽ biết Cửa Bồ Đề, Năm Căn nhưng chắc sẽ không
quen với Cửa Việt như người Xứ Quảng và ngược lại! Bài Cửa Việt (của
Trần Lý) đã giới thiệu một Căn cứ Hải quân VNCH tại địa đầu giới
tuyến, bài này xin ghi lại vài điều nhỏ của một Căn cứ tại miền cực
Nam của VNCH.
(Bài cũng chỉ xin giới hạn về Năm Căn, tuy cũng còn nhiều sự kiện
lịch sử về An Xuyên–Cà Mau như Đầm Dơi, Cái Nước, Biệt khu Hải
Yến..)
Năm Căn,
tên xa lạ với các chiến sĩ Bộ binh, Không Quân VNCH nhưng lại quen
thuộc với các quân nhân Hải Quân vì được “bổ nhiệm” đi Năm Căn là
đến một nơi “không có ai muốn phục vụ” (lời HQ Đại tá Nguyễn văn
May, vị Tư lệnh sau cùng của Vùng V Duyên hài).
Bài viết xin chia thành ba phần chính
Năm Căn: 1954–1968, Vùng xôi đậu
Năm Căn: 1969–1971, Chiến dịch Sea Float và Sea Anchor
Năm Căn: 1971–1975, Căn cứ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Duyên hải
Vài đặc điểm địa lý
VNCH: Năm Căn là một trong 6 Quận của Tỉnh
An Xuyên (5 quận còn lại gồm Cái Nước, Đầm Dơi, Quản Long, Sông Ông
Đốc và Thới Bình).
Quận Năm Căn có 5 xã: Năm Căn, Tân An, Tân
Hưng Đông, Thuận Hưng và Viên An.
Phi trường Năm Căn tại Bán đảo Cà Mau là
phi trường cuối cùng của lãnh thổ VNCH về phía Nam. Cách Sài Gòn
228km về phía Tây–Bắc, cách phi trường Quản Long 50km về phía
Nam/Tây–Nam, phi đạo dài 2800ft.
Về những con sông (đề cập trong bài):
Sông Cửa Lớn, dài 58km, rộng 600m và sâu
12m; bắt nguồn từ sông Ông Trang. Sông còn được gọi là “Đại môn
giang”, nối với sông Bồ Đề (nhánh này chảy ra Cửa Bồ Đề tại Biển
Đông. Sông Cửa Lớn chảy về hướng Tây và đổ vào Vịnh Thái Lan tại Mũi
Ông Trang. Xóm Ông Trang là tụ điểm dân cư nơi ngoài cùng của sông
Cửa Lớn.
Sông Bảy
Hạp, nối hai khu vực Bắc và Nam bán đảo Cà Mau, dài 48km, bắt đầu từ
Kinh Đội Cường chảy qua các vùng Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân và Năm
Căn sau đó đổ ra Vịnh Thái Lan, rộng 150–200m, sâu khoảng 4–5m nhưng
càng ra biển thì sông càng cạn... Cửa sông Bảy Hạp còn gọi là Gò
Công, Rạch Cheo. Nơi cửa Sông có Xóm Rạch Thung... Kinh Cái Nháp nối
ngang hai sông Bảy Háp và sông Cửa Lớn.
Năm Căn: 1954–1968:
Vùng Năm Căn thuộc Tỉnh An Xuyên bị bỏ phế
suốt từ 1954 đến 1963, hầu như không có chính quyền Quốc gia, Quận
Năm Căn và các xã, tuy có tên nhưng trên thực tế không có các đơn vị
hành chánh. Tỉnh An Xuyên chỉ có vài cuộc hành quân tại các Quận Đầm
Dơi, Cái Nước (hai Quận này thành lập năm 1955 và có Chi khu bảo vệ
bởi các đơn vị Bảo an (sau đó là Địa Phương Quân).
Di chuyển từ Tỉnh lỵ Cà Mau xuống Năm Căn
phải dùng đường thủy.
Dân Năm Căn sinh sống bằng nghề đốn củi,
hầm than, đánh cá, lấy mật ong phải chịu sự kiểm soát của VC, đóng
thuế... tuân theo quy luật sinh hoạt của “Làng Rừng”.
Từ thập niên 1960. Tỉnh lộ 12 nối Năm Căn
với Thị xã Cà Mau không còn dùng được, bỏ phế hoang tàn. Thị trấn
Năm Căn, cũng không có nguồn cung cấp nước ngọt, sau khi bồn chứa
nước từ các giếng đóng (French cisterns) bị phá hủy trong các cuộc
giao tranh. Nước uống phải hứng từ nước mưa hoặc do ghe chở (đổi
nước) đến bán lại.
Lịch sử của Đảng bộ Cà Mau ghi một “Chiến
thắng” kỳ lạ, ngoài sách vở (!), ngày 11/11/1959, ghi Tiểu đoàn Ngô
văn Sở VC đánh thắng TĐ 3 Bác Ái của Phủ Tổng thống VNCH (?) [TĐ
tưởng tượng!] khi TĐ này hành quân tuyên truyền vào Xã Thanh Tùng
trên sông Cái Ngay, bị VC phục kích, diệt và bắt sống 150 quân VNCH
(?) thu nhiều vũ khí. VC gọi đây là chiến thắng Bến Dựa và dựng “bia
kỷ niệm” (!)
Chiến dịch SÓNG TÌNH THƯƠNG (1963)
Hải sử Tuyển tập, trang 78, ghi lại:
Khai diễn ngày 3 tháng 1 năm 1963. Mục
đích của cuộc Hành quân là “Tái chiếm và Bình định khu vực Năm Căn”.
Thành phần tham dự gồm Hải quân và TQLC
VNCH:
Hải quân
gồm 1 Dương vận hạm (LST), 4 Hải vận hạm (LSM), 2 Giang pháo hạm
(LSIL), 1 Trợ Chiến hạm (LSSL), 1 Giang đoàn xung phong và 2 Duyên
đoàn (trong bài chỉ nói tới 2 LSM là HQ402 và HQ404 mà thôi)
TQLC gồm 2 Tiểu đoàn và 1 Bộ Chì huy Liên
đoàn.
Cuộc Hành
quân được chia thành 2 giai đoạn:
TQLC đổ bộ tại Xóm Mới (mỏm Cà Mau), hành
quân khai thông tại phía Nam Sông Cửa Lớn, sau đó HQ và Hài thuyền
vào tái chiếm Năm Căn. (Giang đoàn Xung phong khai thông thủy lộ Đầm
Dơi–Năm Căn)
Xây
dựng và tái lập Quận Năm Căn; bình định các khu vực chung quanh.
Hải sử Tuyển tập không ghi lại các cuộc
đụng độ cũng như kết quả của cuộc Hành quân. Tác giả Nguyễn văn Ơn
trong bài “HQ Đại tá Hồ Tấn Quyền với Chiến dịch Sóng Tình Thương”
(bencublog.wordpress.com) ghi lại nhiều chi tiết hơn về Chiến dịch
này.
Các Chiến hạm:
Dương vận
hạm HQ500 Cam Ranh thả neo tại Xóm Mới trên Sông Cửa Lớn, làm Tổng
Hành dinh cho Chiến dịch (do ĐT Quyền làm Tư lệnh).
Các Hải vận hạm HQ402 Lam giang và HQ404
Hương giang làm trạm tiếp liệu lưu động.
Giang pháo hạm HQ330 Lôi công và Trợ chiến
hạm HQ225 Nỏ thần yểm trợ hải pháo, dọn bãi đổ quân.
Giang đoàn 22 Xung phong khai thông thủy
lộ.
Đội Hải
thuyền (Hòn Khoai) tăng phái 10 ghe Kiên giang để chuyển quân và đổ
bộ (Đội 41 Hải thuyền, lúc đó chưa thành lập Duyên Đoàn).
Lực lượng bộ chiến:
TĐ 2 TQLC
1 Trung đội Người nhái HQ chia thành 4
toán xung kích
1
Trung đội Quân Y/Dân sự vụ HQ
Lực lượng CQ hoạt động tại Năm Căn là Đại
đội Quyết Thắng (TĐ 306 U Minh) và Du kích địa phương (khoảng 1 đại
đội)
Kết quả cuộc
Hành quân (chấm dứt ngày 28 tháng 2/1963) là “gom được hơn 3 ngàn
dân về lại 15 xã ấp, lập lại Quận Năm Căn.”
Quận Năm Căn dự trù nằm bên bờ Bắc sông
Cửa Lớn, tại vùng đất giữa Rạch Năm Căn và Kinh Ngang. Xóm Hàm Rồng
cũng được chọn làm địa điểm cho dân hồi cư.
Sau năm 1963
Chiến dịch Sóng Tình thương tuy tái lập
chủ quyền Quốc gia tại Năm Căn nhưng vùng kiểm soát rất hẹp, chỉ vài
xóm ấp quanh Thị trấn Năm Căn. Sau cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm
1963, Năm Căn lại trở về tình trạng mất an ninh.
Năm Căn, một ốc đảo nhỏ do Chính quyền
Quốc gia kiểm soát, trong một khu vực thưa thớt dân cư, cũng bị CSBV
chiếm sau Trận Tổng Công kích Mậu Thân 1968, thành khu vực “Giải
phóng”. Dân nếu thuộc thành phần “ưa” Quốc gia, phải di chuyển xa
hơn về phía Bắc khoảng 17km, lập thành tụ điểm “Khu Năm Căn mới”.
Khu vực Quận cũ trở thành “khu oanh kích tự do”, nơi trút bỏ bom đạn
của phi cơ sau các cuộc không kích không tìm được mục tiêu. Năm Căn
“cũ” hầu như thành bình địa sau khi B–52 thả bom vào năm 1968.
Trước khi có Chiến dịch Market Times, Năm
Căn là một điểm tiếp nhận vũ khí và vật liệu do CSBV chuyển vào từ
Miền Bắc chi viện cho quân BV hoạt động trong khu vực đồng bằng Sông
Cửu Long. CSBV cũng xây dựng nhiều “công binh xưởng” chế tạo bom mìn
tại Năm Căn, từ các bom đạn chưa nổ thu hồi được. Các trạm thu thuế
đánh vào than và củi của CQ cũng góp phần vào chiến phí của họ.
Dân Năm Căn, sinh hoạt dọc ven sông rạch,
là người không cần khuynh hướng chính trị! sống theo thời và không
dám theo phe nào. Tuy nhiên theo “cách nhìn” của Chính quyền VNCH
thì đại đa số là Việt cộng hay theo phe Cộng: lều tranh hay chòi
trên cọc đều bị đốt trong các cuộc hành quân đột kích; thuyền và
xuồng bị chặn xét và oanh kích nếu gặp di chuyển trên sông rạch;
đăng và đáy bắt cá dựng trên sông rạch bị phá hủy.
Hành quân SEA FLOAT và SEA ANCHOR
Từ cuối năm 1968, các Khinh tốc đỉnh
(Swift boat) của HQHK đã mở nhiều cuộc thám sát vào Năm Căn từ các
sông Cửa Lớn và sông Bồ Đề.
Các PCF liên tục đột kích vào các cơ sở
hậu cần CQ trong toàn vùng Năm Căn.
Tháng 12 năm 1968: Lực lượng Người Nhái Mỹ
(Navy Seal) và Việt (LDNN) đã mở cuộc hành quân Bold Dragon IX thám
sát khu vực sông Cửa Lớn, khám phá được các chướng ngại vật VC dựng
để ngăn sông: 12 rào cản trong đó có 3 hàng rào cản được đóng ngang
sông, các cọc gỗ dựng hình tam giác, đóng suốt bề ngang dòng sông,
trên cọc còn giăng cả lưới thép. Người nhái và cả trực thăng không
phá nổi các vật cản này.
Hành quân Silver Mace 1 nhằm phá hủy hết
các rào dựng trên sông. Đây là một cuộc hành quân đầu tiên loại
“Sông–Biển” phối hợp, huy động một lực lượng giang đỉnh đủ loại,
khởi hành từ Bình Thủy (Cần Thơ) ngày 16 tháng 12/1968, gồm các
monitors, ASPB, ATC, có một đại đội Xung kích DSCĐ (Mike Force),
tháp tùng, di chuyển theo đường sông đến Rạch Giá, các chiến đỉnh sẽ
ra biển và chạy theo ven biển để đến Cửa Sông Bảy Hạp (Square Bay)
và sau đó vào Sông Cửa Lớn. Cùng lúc này một lực lượng yểm trợ–tiếp
vận gồm các Chiến hạm USS Mercier (APB–39), USS Satyr (ARL–23) và
USS Iredell County (LST–839) đi từ Biển Đông quanh Mũi Cà Mau và thả
neo tại Vịnh Thái Lan, cách Square Bay khoảng 4.5 miles ngoài khơi.
Trên chiến hạm Mercier có thêm một Toán 30 chuyên viên gài và hủy
chất nổ dưới nước (UDT) cùng thêm 1 đại đội Mike Force. Biển động và
bùn lầy nơi Cửa sông Cửa Lớn làm chậm cuộc hành quân. Đến 19 tháng
12, một đoàn viên hải thuyền mới dẫn được đoàn chiến đỉnh tiến vào
sông.
Đây là các
giang đĩnh Monitor, Tango, Alfa của Lực Lượng Thủy Bộ 211 thời đó
năm 1969 mới thành lập. Các giang đĩnh này không thể chạy ngoài biển
vì tàu nặng, không nhảy sóng, nước biển sẽ tràn vào cửa ramp trước
mũi nên kế hoạch hành quân lạ lùng. Ngày 01/05/1975, các đơn vị Hải
Quân tại Năm Căn rút ra biển theo cửa Ông Trang, các chiếc Tango đã
bị vô nước và chìm dù biển rất êm, quân nhân phải được chuyển sang
các PCF, Alfa để về Hòn Tre.
Các Đại đội MIKE lo phòng vệ các vị trí để
các toán UDT phá hủy toàn bộ 12 rào ngăn CQ dựng trên sông. Chỉ vài
cuộc đụng độ nhỏ với du kích địa phương, Lực lượng hành quân phá hủy
nhiều cơ sở, hầm hố trú ẩn, tịch thu một số lương thực phẩm gồm gạo,
cá khô. Một VC bị giết, 9 tù binh bị bắt.
Hành quân Silver Mace chấm dứt ngày 22
tháng 12, với kết quả là thủy lộ đi Rạch Giá được khai thông. Các
chiến đỉnh về thả neo, nghỉ ngơi tại các chiến hạm nổi đậu ngoài
khơi.
Trong những
tháng đầu năm 1969, các đơn vị xung kích thuộc Chiến dịch Market
Time tiếp tục thăm dò khu vực Năm Căn. Các lực lượng Mỹ gồm SEAL,
UDT có Mike Force tháp tùng; và các lực lượng VNCH gồm ĐPQ, Hải
thuyền tiếp tục các cuộc đột kích có các phi cơ trực thăng vũ trang
và phi cơ khu trục yểm trợ oanh kích.
28 tháng 2: 3 PCF thám sát Vùng Cái Nước
theo Cửa Bảy Hạp, có 2 Trung đội ĐPQ cùng theo. Đoàn chiến đỉnh phá
hủy 30 thuyền VC, một căn cứ hậu cần gồm 20 cơ sở, hầm trú ẩn, hủy
12 tấn gạo, 2 máy khâu; thu 6 súng cộng đồng, một B40, nhiều đạn
dược; diệt 10 VC.
12 tháng 3: 4 PCF, chở theo quân Mike, xâm
nhập Cửa Lớn, đột kích khu Cái Nháp, đến rạch Cái Ngãi. CQ phản ứng
bằng thả mìn trôi và súng nhỏ từ bờ. Cuộc đột kích phá hủy 14 ghe,
một thuyền lớn, phá 5 cơ sở.
Tháng 4 năm 1969, Hành quân Silver Mace II
khai diễn với mục tiêu mở rộng lớn hơn: “lùng và diệt” các đơn vị CS
cùng các cơ sở hậu cần trong toàn khu vực. Cuộc Hành quân mới này
huy động một lực lượng quan trọng hơn, phối hợp Hải quân Việt–Mỹ (HQ
Mỹ có 29 chiến đỉnh thuộc RAS 13 và 13 PCF, HQ Việt có 25 chiến
đỉnh), Bộ binh, TQLC VN (Chiến đoàn B gồm Bộ Chỉ huy, 2 Tiểu đoàn 4
và 6 cùng Pháo đội B) và các đơn vị KQHK.
Các đơn vị Việt Mỹ tập trung tại Cửa Bồ Đề
và đổ bộ vào sông Cửa Lớn: TĐ 4 TQLC tiến theo sông Cửa Lớn; TĐ 6 đổ
vào Xã Tân An. (TĐ 1 thay cho TĐ 6 ngày 12 tháng 4). TQLC tảo thanh
một khu vực rộng bao gồm các vùng rạch Ông Quyền, Bà Thanh, Cái
Chồn, Dương Keo, Cái Nháp và cả Đầm Dơi dọc ven sông Cửa Lớn.
Cuộc đụng độ đáng kể nhất là cuộc tảo
thanh Dương Keo ngày 12 tháng 4 của TĐ 6 TQLC do 8 PCF yểm trợ, chạm
súng với 2 đại đội CQ trang bị đủ loại súng nặng kể cả đại liên 30
và 50, B40, Súng không giật. (xem dưới)
Ngày 12 tháng 4: một cuộc hành quân phối
hợp 8 chiếc PCF, chở theo toán UDT Mỹ cùng 1 TĐ TQLCVN tảo thanh khu
vực Sông Dương Keo; lúc 5 giờ 30 chiều, khi vượt cửa sông khoảng
4km, lực lượng hành quân đã bị 2 đại đội CQ phục kích, nổ 2 quả mìn
gài sẵn bên bờ rạch, và bắn đủ loại súng kể cả B40 vào đoàn PCF.
PCF–43 trúng đạn ngay đợt đầu vào phòng lái, Trung úy Droz, chỉ huy
chiến đỉnh tử trận, chiếc PCF mất định hướng phóng vào bờ, không thể
điều khiển. Thủy thủ đoàn tuy bị thương và UDT lập một chu vi phòng
thủ tạm bên bờ rạch quanh chiếc tàu bị hư hại. Các PCF–5 và 31 bao
quanh bảo vệ, dưới làn đạn CQ, nay 5 phút sau, trực thăng Seawolf,
từ các chiến hạm neo nơi cửa sông đã bay đến yểm trợ và làm im tiếng
súng CQ. Các nhân viên của PCF–43 được tải thương. Chiến đỉnh này
tiếp tục cháy và phát nổ khi đám cháy lan đến chất nổ của UDT mang
theo tàu. Trong trận này HQHK mất 3 nhân viên, 33 bị thương. TQLCVN
có 2 tử trận và 13 bị thương, Ngoài PCF–43 bị chìm và phá hủy, còn
có 3 chiếc khác bị hư hại. CQ có 18 bị hạ.
Ngày 16 tháng 4: Một cuộc phục kích của CQ
trên sông Cửa Lớn bị phi cơ trực thăng trinh sát phát giác. Đoàn
chiến đỉnh VN được thông báo kịp thời gọi pháo binh oanh kích gây
nhiều tiếng nổ phụ trong vùng, sau đó một ĐĐ của TĐ 6 TQLC vào vùng
tảo thanh nhưng CQ rút chạy.
Hành quân Silver Mace II chấm dứt ngày 18
tháng 4. (TQLC VN chuyển sang vùng Chương Thiện).
Tổng kết: có 7 cuộc chạm súng; 38 CQ bị hạ
(21 xác bỏ lại); 47 thuyền và 209 cơ sở bị phá hủy; tịch thu 4,400
đạn đủ loại, 380 vũ khí, một số người tình nghi bị giữ.
Trong các tháng 5 và 6/1969, lực lượng PCF
của HQHK, dùng quân Mike theo tàu, tổ chức nhiều cuộc đột kích phá
hủy nhiều cơ sở hậu cần, kho lương thực, xưởng đóng thuyền của CQ
trong vùng quanh sông Cửa Lớn, các công binh xưởng cũng bị phá hủy.
(Ngày 15–6, chặn bắt ghe hậu cần VC tịch
thu 1,000 viên đạn AK–47, 12 súng B40, 5 thùng đạn, 3 mìn dưới nước,
5 mìn loại claymore, 25 lựu đạn và 20 đuôi rocket).
(Ngày 16–6 đột kích hầm chôn dấu vũ khí CQ
tại 10km Tây–Bắc làng Năm Căn cũ đụng độ với 1 Trung đội CQ; hủy 10
ghe, phá 5 cơ sở, 9 hầm chiến đấu, hủy 600kg gạo, hạ 2 VC và bắt
sống 2).
Các cuộc
hành quân đột kích vào Năm Căn trong khoảng thời gian 6 tháng đầu
năm 1969 phải tùy thuộc vào sự yểm trợ của các chiến hạm dùng làm
căn cứ tiếp liệu neo ngoài khơi, không thể vào sát cửa sông vì cát,
bùn.
Bộ Tham mưu
MAC–V đã bàn thảo kế hoạch cần có một căn cứ yểm trợ và tiếp vận
trên đất liền nếu muốn sự có mặt “thường trực” của Chính quyền VNCH
tại Năm Căn. Một căn cứ tại cửa sông Cửa Lớn hay Bồ Đề là thích hợp
nhất vì có thể kiểm soát phía Vịnh Thái Lan bọc vòng Mũi Cà Mau và
tránh được các cơn bão trong mùa gió “Gió mùa”. Hơn nữa, bình định
được Năm Căn là phá được một vùng CSBV cho là “bất khả xâm phạm”,
chặn được tiếp liệu và nguồn kinh tế của CS cung cấp cho vùng đồng
bằng sông Cửu Long, và sẽ là một chiến thắng chính trị quan trọng
cho Chính phủ VNCH đồng thời đem dân về cùng Chính quyền Quốc Gia.
Đô đốc Zumwalt, được sự ủng hộ của HQ
VNCH, đã mạnh dạn lập kế hoạch dựng một Căn cứ HQ Việt–Mỹ tại Năm
Căn. Kế hoạch này không được các vị chỉ huy VNCH và các cố vấn Vùng
4 CT ủng hộ (đúng hơn là chống đối) vì cho rằng: “bình định xong sẽ
không giữ nổi (!), Năm Căn không có giá trị kinh tế, dân chúng trong
vùng đã theo VC từ lâu đời. Với các nhà quân sự Bộ binh Vùng 4 thì
tốt nhất là củng cố các khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của
VNCH”.
Kế hoạch
của HQ, bị Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ từ khước: không lập một căn cứ trên
bộ, nhưng các hoạt động “sông–biển” thì tùy HQ quyết định: Đô đốc
Zumwalt chọn cách khác: “lập một căn cứ nổi, neo nơi cửa sông”.
Ngày 15 tháng 5/1969 CTF–115 đề nghị lập
một Căn Cứ Di động Tiền tiêu, Yểm trợ Chiến thuật hay MATSB = Mobile
Advanced Tactical Support Base, neo tại giữa cửa Sông Cửa Lớn gần
khu vực Năm Căn cũ (nơi ĐĐ Zumwalt định chọn làm căn cứ trên đất
liền). Dựa trên kinh nghiệm thu được trong Hành quân Giant
Slingshot, Căn cứ nổi sẽ được xây dựng trên các xà lan (ammi
pontoon) nối kết. Chương trình này (về phương diện tâm lý chiế (!)
được đặt tên là “mở chợ” (Market Place), quảng cáo cho sự kiện Chính
phủ VNCH trở lại Năm Căn mở chợ nổi (!) mời dân ra sinh hoạt.
(Ammi pontoon là xà lan được hàn thêm
khung thép để làm mái che chịu đựng nổi sức nặng của vài lớp bao
cát, chống được các mảnh đạn cối khi bị pháo kích. Vòm mái khum
giống mu rùa nên còn gọi là “turtle ammi”; các khoang trống của xà
lan dùng chứa nước ngọt).
Dự án ban đầu là MATSB cần đủ chỗ để yểm
trợ cho 6 PCF, một toán tâm lý chiến, 10 thông dịch viên của HQVNCH,
một bộ Chỉ huy thu gọn, một chiến hạm LSIL của HQVN để bảo vệ chợ
nổi nơi sinh hoạt cho khoảng 60 nhân viên dân sự. 5 chiếc xà lan có
thể tạm đủ (một chiếc dành làm Chợ!). Bộ Chỉ Huy HQHK chấp thuận
không chỉ 5 mà cho đến 9 xà lan, dành một chiếc làm sàn đáp trực
thăng vũ trang và cho thêm một LST yểm trợ, neo trong Vịnh Thái Lan,
và sau đó do thêm nhu cầu nên tổng cộng số ammi pontoon lên đến 11
chiếc.
MATSB được
ráp tại Nhà Bè, mái các nhà và cơ sở được gia tăng sức chống được
đạn súng cối khi bị pháo kích, hai bên vách đặt bao cát chống đạn
súng nhỏ bắn từ xa, các vị trí đặt súng phòng thủ và súng cối được
thiết trí, tuy nhiệm vụ bảo vệ Căn cứ nổi được giao cho các PCF,
LSIL và trực thăng vũ trang Seawolf. Sau khi hoàn tất MATSB được 3
chiến hạm LSD của Hạm đội 7 kéo về vị trí ngoài khơi gần cửa Sông
Cửa Lớn.
Ngày 25
tháng 6/1969, Hành quân Sea Float/Trần Hưng Đạo III khởi động và
đoàn tàu LSD, tàu kéo do 6 PCF hộ tống đã đến vị trí định trước lúc
9 giờ sáng. Công việc thả neo Sea Float dù dòng nước triều chảy siết
đến 8 knots vẫn tiến hành. Sea Float được cột chặt vào 6 chiếc neo
loại 9,000lb (dùng cho các Tuần dương hạm), có thêm các khối bê tông
giúp sức. Dòng nước chảy siết được xem là một hệ thống phòng thủ và
là chướng ngại thiên nhiên chống đặc công nước của CS, thêm vào đó
là một hệ thống cảm ứng điện tử, thả nổi từ xa ghi nhận các di
chuyển của các vật lạ hay thả trôi về phía căn cứ.
Sea Float là nơi “đóng quân” và sinh hoạt
của hơn 700 quân nhân Mỹ, còn thêm thủy thủ đoàn của một LCIL (hay
LSSL tùy sự biệt phái) của HQ VNCH và một chiến hạm PG (USN) có
nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho căn cứ. Sea Float có một bộ chỉ huy với
các đơn vị tình báo, viễn thông, tiếp vận, một biệt đội trực thăng
vũ trang UH–1B (toán HA(L)–3 Seawolf; ngoài ra có thêm các chiến
đỉnh sông rạch của RAG Mỹ, RAID Việt, PCF, các đơn vị SEAL/UDT với
các phương tiện riêng (MSF=Mobile Support Team) các thuyền máy của
Hải thuyền VN. Trang bị tự vệ của Sea Float gồm 4 cối 81mm, 6 đại
liên 50, 10 M–60 và đủ loại vũ khí cá nhân.
(SEAL có các chiến đỉnh riêng gồm 2 chiếc
LSSC và một MSSC, một HSSC. Đây là các loại thuyền nhôm gắn máy, dài
36ft trang bị radar, nhiều súng đại liên có khả năng di chuyển nhanh
và chở được 16 quân cùng các vũ khí cá nhân).
Một trong những khó khăn ban đầu của Sea
Float là nước ngọt cho sinh hoạt, phải do các LSM chở từ Nhà Bè: mỗi
chuyến cung cấp được chừng 32 ngàn gallons.
Các phản ứng đầu tiên của CSBV là thả
truyền đơn theo dòng nước, dọa binh lính Mỹ–Việt. Đài Hà Nội dọa
ngày 17 tháng 7 sẽ đánh chìm Sea Float! Tuyên truyền với dân làm củi
là sẽ diệt căn cứ này không lâu! Nhưng 6 tuần đi qua mà MATSB, chưa
bị phát súng tấn công nào của VC?
Đô Đốc Zumwalt tin rằng cần có sự cộng tác
của HQVNCH để chiến dịch thành công, Ông muốn có một sĩ quan HQVNCH
làm Phụ tá Chỉ huy Căn cứ. Phía HQVNCH không tìm (?) được một SQHQ
có cấp bực tương xứng, nhận nhiệm vụ thường trực nên giao trách
nhiệm này (thêm) cho Vị Tư lệnh HQ Vùng 4 Duyên Hải. Ông này không
“mặn mà” lắm nên chỉ định một SQ thuộc quyền ra “Chợ nổi” (như bị
phạt?).
Hải Quân
Trung tá Đỗ Kiểm lúc đó là Chỉ Huy Trưởng Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải
được BTL/HQ chỉ định kiêm nhiệm thêm chức vụ “Đồng Chỉ Huy Trưởng
Chiến Dịch Sea Float (co–commander) chứ không phải là Phụ Tá cho vị
CHT HQHK”.
CS ra
lệnh cấm dân đánh cá, làm rừng, làm than ra Chợ nổi, tuy nhiên dân
càng ngày càng đến Căn cứ nhận quà, thực phẩm, được giúp sửa chữa
máy đuôi tôm, mài dao, rựa (nhờ một máy mài dao từ Mỹ mang sang),
riêng dịch vụ khám bệnh, chữa răng, phát thuốc sau đó gia tăng nhờ
các Bệnh viện hạm của HQVNCH.
Ngày 26 tháng 7, Chiến dịch “phụ” từ
SeaFloat bắt đầu vào sâu hơn trong Sông Cửa Lớn đến giao điểm Cửa
Lớn và Kinh Cái Nháp cách căn cứ nổi khoảng 10km. Đoàn chiến hạm vào
trong sông gồm 2 PCF cùng LSIL và tàu bệnh viện của HQVN đến điểm
hoạt động buổi sáng và rút về vào buổi chiều.
Hoạt động của quân Việt–Mỹ gây nhiều trở
ngại cho các cán bộ thu thuế CS thay đổi việc đi lại của thuyền bè
nơi cửa sông: Con số thuyền từ trung bình 102 chiếc mỗi ngày trong 5
ngày đầu của Sea Float, tăng lên 159 thuyền qua lại từ tháng 8 và
kích thước thuyền bè cũng lớn hơn, nhất là thuyền chở củi. Tính đến
26 tháng 8, 316 gia đình đã bày tỏ ý muốn tái định cư trong khu vực
hoạt động của Sea Float.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều trục trặc bất đồng
giữa các cấp Chỉ huy Việt–Mỹ! Tư lệnh Vùng VN, không biết vì lý do
nào, không cho phép Tiểu khu An Xuyên yểm trợ bộ binh cho các cuộc
hành quân đột kích của HQHK (?). Bên phía Mỹ đành “tuyển mộ” một lực
lượng “riêng” gồm 50 nhân viên “chiêu hồi” (bí danh là Toán 66),
cũng được huấn luyện thêm để bảo vệ MATSB, các chiến binh chiêu hồi
này và gia đình được cung cấp vật liệu xây dựng một “làng” riêng
trên bờ, tại Ấp “Năm Căn cũ”, riêng 15 gia đình được chọn và cho tạm
trú ngay trên MATSB (HQVNCH không tin tưởng nhóm này).
Ngày 2 tháng 8, Sea Float tổ chức hành
quân “riêng”, mượn quân Biệt kích Mike Force của LLĐB HK: 175 quân
Mike đã hành quân tảo thanh trong suốt một tháng bằng trực thăng vận
từ Sea Float vào ven sông, lập một căn cứ trên bờ và tảo thanh khu
vực quanh vùng Sông Cửa lớn, với các kết quả rất tốt cho việc bảo vệ
MATSB.
Chương
trình tiếp tục sử dụng Mike không được Bộ TTM đồng ý. Bên HQVNCH
giúp bằng tổ chức cho Sea Float một đại đội “biệt động quân – Hải
quân” (ranger–VNN). (Đại đội Biệt Hải)
Đại đội này, do một HQ trung úy chỉ huy,
có nhiệm vụ rất giới hạn, chỉ hành quân dọc ven sông, vào sâu nhất
là 1km và chỉ hoạt động, trong một tháng (?). Đại đội này được huấn
luyện tại Nhà Bè do TQLC VN trong 2 tháng và thực tập tại Đặc khu
Rừng Sát và Bến Lức trong 1 tháng, sau đó ngày 6 tháng 9 được gửi đi
trợ giúp Sea Float!
Toán quân này không giúp gì được cho nhu
cầu của Sea Float! (Cố vấn Mỹ than phiền về trở ngại ngôn ngữ và kỷ
luật cùng khả năng quân sự của toán quân) nên hoàn trả đơn vị này về
cho HQVN chỉ sau 1 tuần lễ!
Sự kiện “thiếu quân” (thích ứng với nhu
cầu chiến trường) đã đặt chiến dịch Sea Float vào một tình thế khó
xử! Nhất là lúc này (9/69) hơn 500 dân đã tụ về sinh sống quanh khu
vực “Năm Căn cũ”, không có sự bảo vệ của Chính quyền VNCH. Ngoài ra
sự vắng mặt thường trực của các lực lượng tuần tra sông rạch, sẽ
giúp CQ hoạt động trên Kinh Cái Nháp có cơ hội phục kích, gài mìn
các chiến đỉnh dễ dàng hơn.
Tỉnh trưởng An Xuyên miễn cưỡng gửi một
lực lượng tạm gồm 2 trung đội ĐPQ và một toán Thám sát Tỉnh (PRU)
đến giữ an ninh trong 2 tuần! Thời gian qua và không có quyết định
chính thức: Các nhà quân sự BB VNCH Vùng 4 bác bỏ kế hoạch “bình
định Năm Căn” vì không đủ phương tiện và lực lượng quân sự cần thiết
(?). Tiểu khu An Xuyên không đủ sức bảo vệ an ninh cho 5–600 dân tại
Năm Căn cũ nếu không được Chính phủ VNCH yểm trợ! Rút lui Sea Float
và giải tán dân (đang muốn về với Chính quyền Quốc Gia) sẽ là một
thất bại tâm lý nguy hại cho VNCH!
Đến giữa tháng 10/1969, số dân tụ về gia
tăng đến trên 3 ngàn người. Đô Đốc Zumwalt nhất quyết bảo vệ thành
quả của HQ và dự trù huy động các lực lượng HQ Việt–Mỹ, dùng các lực
lượng xung kích của HQVNCH như Hải thuyền, và sử dụng tối đa các đơn
vị SEAL và UDT. Sau cùng cố gắng của Ông đã được Tướng Abrams Tư
lệnh Quân Mỹ tại VN chấp thuận cho lập một căn cứ hỗn hợp HQ Việt–Mỹ
trên đất liền, nơi trú đóng của các PCF và một Duyên đoàn HQVN tại
Năm căn cũ. Đây là Chương trình Sea Anchor, khởi sự ngày 24 tháng
10/1969.
Cộng
quân và Sea Float:
Không thể tấn công Sea Float bằng bộ binh
hay pháo kích, CSBV dùng quân đặc công “nước” để phá hoại Căn cứ nổi
này, nhiều cuộc gài mìn vào các chiến đỉnh neo đậu tại đây đã xảy
ra:
16 tháng
Giêng: một quả mìn tái chế từ một quả 750lb chưa nổ, gắn sẵn ngòi nổ
điều khiển từ xa bị phát giác trên sông Cửa Lớn trên thủy lộ của các
PCF, bom bị toán UTD gỡ bỏ.
21 tháng 4 năm 1970: trận tấn công đầu
tiên của đặc công nước CS đã diễn ra lúc 8 giờ 50 tối: các đặc công
bị phát giác, quân trú phòng thả lựu đạn, 5 giờ sau, 2 toán đặc công
mình trần bị phát hiện khi dùng ống thở bơi lại gần xà lan kho đạn,
lính gác bắn và thả lựu đạn nổ dưới nước tạo hơi ép. Ngày 24–4, 4
xác CQ nổi lên lúc 2 giờ chiều. Khám tử thi, thấy các xác này trang
bị lựu đạn Nga, ngòi nổ, dây nylon, ống thở khi đang lặn, mang các
khối TNT từng bloc (gồm 250 gói 1/4 lbs) nối kết với 10 lbs thuốc nổ
plastic. (Các nhận xét cho rằng đây là toán đặc công từ miền Bắc xâm
nhập).
4 tháng 7
năm 1970: RID 45 di chuyển trên rạch Biên Nhan bị phục kích bằng
RPG–7 và bom quăng (lance bombs). ASBP 5162 đi sau cùng bị đánh
chìm, 4 binh sĩ HQVN mất tích, 7 bị thương, Mỹ có một bị thương.
6 tháng 7 năm 1970: Chiến hạm yểm trợ (ARL
38) USS Krishna bị gài mìn khi đang neo tại Căn cứ nổi. Khối chất nổ
gây một lỗ thủng 7m x 5m nơi khu vực phòng máy nhưng không đủ làm
chìm tàu. Tàu được tạm sửa và tự chạy được về Vũng Tàu, sau đó về
Hải Quân Công xưởng để sửa chữa lại. Vụ nổ gây một binh sĩ HQHK tử
nạn. Yểm trợ Hạm Krishna hoạt động vùng biển Phú Quốc mà anh Nguyễn
An đã nhắc trước đây.
Ngày 30 tháng 7 năm 1970: vào sáng sớm Trợ
Chiến hạm (LSSL) HQ225 Nguyễn Ngọc Trụ, neo tại phao phía Đông của
Sea Float, vì VC gài mìn dưới nước, mìn nổ bên sườn phải phía mũi
tàu. Chiến hạm bị vào nước rất nhanh, chìm trong vài phút, 17 binh
sĩ HQVN mất tích. Một sợi dây nylon dài còn buộc theo tàu. Tàu chìm
sâu dưới 3 thước nước, chỉ còn phần mũi nhô khỏi mặt nước vì còn cột
vào phao neo. Tàu bị phế thải, không thể trục vớt được. Trợ Chiến
Hạm HQ225 bị VC đặt mìn chìm ở Năm Căn gây cho 1/3 thủy thủ đoàn
thiệt mạng.
Sáng 18 tháng 8, một xác VC trôi vào ven bờ gần vị trí chọn để xây dựng
Sea Anchor, ngực bị vỡ nát do sức ép của lựu đạn ngầm. Xác được nhận
dạng là một đặc công nước VC, có mìn trong hộp gỗ cột vào xác, có
dây cuộn dài đến 70m, khối mìn chứa 118lbs TNT gắn sẵn 11 ngòi nổ.
Sáng 23 tháng 8, lính canh Chiến hạm PG85
(USS Gallup) thả lựu đạn vào đám gỗ ván trôi gần tàu. 2 VC nổi lên,
một cố bơi đến phía tàu và bị bắn hạ tại chỗ, một bị thả thêm lựu
đạn và mất dạng. Ngày 24, hai xác VC nổi lên, có lựu đạn cột trên
người.
Trong năm
1970 HQ Việt–Mỹ, nhất là các toán SEAL liên tục tổ chức thám kích
vào sâu trong các khu vực CQ kiểm soát, tấn công các căn cứ hậu cần,
các nhà kho.
Số
dân di chuyển ra Vùng QG kiểm soát lên đến 5,200 người (tính đến
tháng 8/1970).
Đêm 21 tháng Giêng 1970, Toán MiKe, 10 người do một SEAL dẫn đầu
phục kích tại một điểm cách rạch Cái Nháp 50m trên đường giao liên
của CQ, chặn đánh 1 ghe máy VC, ghe này trang bị nhiều B40 và súng
nhỏ phản ứng mạnh. Trận đánh chấm dứt với 14 xác CQ và vũ khí bỏ lại
trong đó có xác 1 Trung úy CSBV xâm nhập. Đây là lần đầu tìm được
vết tích của quân chính quy BV hoạt động tại khu vực Sea Float.
Ngày 9 tháng 4: SEAL dùng nhân viên chiêu
hồi, vào sâu 19km trong sông Cửa lớn, tấn công kho hậu cần CQ hủy 30
ghe, 3 máy phát điện, 200kg gạo, 250kg thuốc, 800kg thực phẩm. Diệt
2 CQ, bắt sống 5 CQ.
Ngày 14 tháng 7: Chiến hạm PG90 (USS
Canon) bị tấn công khi đang hộ tống Chiến hạm Tiếp vận USS Brule
(AKL 28), các PCF 96 (HQ Mỹ) và PCF 3816 (HQVN) trong toán hộ tống
cũng bị trúng đạn. Đoàn chiến hạm về được Sea Float an toàn, 6 CQ bị
hạ; 2 Mỹ và 6 Việt bị thương.
Ngày 11 tháng 8: PG90 lại bị tấn công khi
vào sông Bồ Đề, 25km phía Đông Sea Float, tàu bị bắn trúng 8 quả
B40/41; tất cả 12 thủy thủ bị thương, nhưng rút lui được khỏi vùng
bị phục kích. Chiến hạm về xưởng sửa chữa Cam Ranh và sau đó về Guam
ngày 27 tháng 8 để tu bổ lại.
Ban lịch sử của CSVN (tỉnh Cà Mau) ghi
“Trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại Vàm rạch Chủ mưu năm 1970”,
CS lập một di tích lịch sử (?), ghi một chiến công (?) lạ lùng là:
“Đội Du kích Kênh 17 phục kích tại Rạch Chủ mưu, chặn đánh đoàn tàu
9 chiếc, trong đó có 1 tiểu pháo hạm là sở chỉ huy mang số 228, chạy
từ Năm Căn đến Cửa Bồ đề. Đêm 29 tháng 8/1970, VC bắn chìm chiếc 228
và 4 chiếc đi kèm, diệt 1 trung tá Mỹ và hơn 240 tên địch, bắn hỏng
1 trực thăng!”
(Chiến công quái lạ này không được Naval Report của HQHK biết đến?)
Sea Anchor
Việc chọn vị trí xây cất Căn cứ Sea Anchor
được tiến hành gấp rút. Vùng đất được chọn phải dùng các C–123 phun
thuốc khai quang mở một vùng trống 1,000m từ hai bờ. Ba toán Công
binh HQ Seabee của Lữ đoàn 3 HQ Kiến tạo được giao công tác, các xe
ủi đất cỡ lớn, máy móc cơ giới nặng đủ loại được tập trung và đưa
đến Côn Sơn bằng xà lan. Nguồn vật liệu xây cất như xi măng, cát,
đá, sắt thép được huy động từ mọi nguồn. Các “nhà thầu” dân sự Mỹ
cũng được mời góp công. Số lượng cát trị giá đến 6 triệu đô–la, được
chở đến bằng xà lan lấp khu rừng ngập mặn chọn làm Căn cứ. Để chống
sụt lở. Seabees đóng cọc thép–bê tông, chăng lưới sắt chặn bờ sông
giữ cát. Một phi đạo tráng nhựa dài 910m được xây dựng.
Căn cứ Sea Anchor có 12 dãy nhà kiểu
Butler, 41 chòi loại “SEA hut”, và các đơn vị gia cư chứa được 1,000
người dành cho gia đình binh sĩ VNCH.
Thấy công trình xây cất có vẻ “lớn”, chính
quyền Quận Năm Căn đổi thái độ từ “lơ là” sang cộng tác và đóng góp
một toán Phát triển Nông thôn, một trung đội ĐPQ, hai Cảnh sát, Ban
hội tề cùng vài viên chức hành chánh xã ấp và một toán vũ trang
tuyên truyền.
Kế
hoạch Sea Anchor càng phát triển và hai ấp mới HQVN đặt tên là các
Ấp Trần Hưng Đạo 1 và 2 được xây dựng bên bờ phía Bắc của Sông Cửa
Lớn tại vùng giữa Năm căn Cũ và Rạch Cái Nháp. Dân về cư trú tại hai
ấp này lên đến trên 9,000 người (vào tháng 9/1970).
Sea Anchor nhận toàn bộ các cơ sở hoạt
động của Sea Float vào tháng 9/1970 và Sea Float được tạm kéo về
Đồng Tâm (?) và sau đó về Sông Ông Đốc (tháng 11/70).
Ngày 1 tháng 4 năm 1971: Hành quân Sea
Anchor được HQ Hoa Kỳ chính thức bàn giao cho HQVNCH trong một buổi
lễ ký kết giữa Đại tá HQ Eugene Fincke và HQ Trung tá Nguyễn văn
Tuyên. HQVNCH đặt tên Chiến dịch này là Trần Hưng Đạo IV. Tuy nhiên
Căn cứ Năm Căn, nơi đặt Bộ Tư lệnh Hành quân của HQVN vẫn do HQ Mỹ
điều hành đến khi HQVN tiếp nhận hoàn toàn Căn cứ.
Các hoạt động quân sự tại Sea Anchor:
Tháng 4/1971, sau khi HQVN nhận trách
nhiệm Hành quân THĐ IV, các cuộc đụng độ với CQ giảm thiểu đáng kể:
tổng kết tháng 4 có 15 cuộc chạm súng với kết quả chung là 2 quân
nhân HQ Mỹ và 18 HQVN bị thương. 30 VC bị hạ và 15 bị bắt. 1 vụ đặt
mìn bị phát giác kịp thời. Đa số các cuộc đụng độ là CQ phục kích
bắn B40 vào vào các chiến đỉnh Việt–Mỹ tuần tiễu trên sông Cửa Lớn,
các chiến đỉnh phản pháo và trực thăng vũ trang oanh kích các vị trí
phục kích. Trận đánh đáng kể nhất là ngày 14 tháng 4, 2 chiến đỉnh
mở đường của RID 46 gồm 1 ATC (HQ1276) và 1 ASPB (HQ6142) bị tấn
công trên Kinh Cái Nháp: ASPB trúng 5 quả B40 và bị chìm, thủy thủ
đoàn gồm 6 HQVN bị thương được di tản an toàn. Đây là 2 giang đĩnh
thuộc Giang Đoàn 47 Ngăn chận.
Trong tháng này, các toàn SEAL, dùng các
hồi chánh viên dẫn đường, tiếp tục các cuộc đột kích vào các cơ sở
hậu cần VC, phá hủy kho gạo, kho lương thực, thuyền bè và bắt các
cán bộ thu thuế VC.
25 tháng 4: TĐ 42 BĐQ hoạt động phục kích
tại Năm Căn đã chặn đánh một trung đội VC di chuyển bằng xuồng. Pháo
binh từ Sea Anchor yểm trợ cho trận đánh.
Tháng 5/1971: Các cuộc đụng độ tăng lên 38
vụ, 21 CQ bị hạ. Mỹ và Việt có 14 bị thương (5 Mỹ). VC vẫn phục kích
lẻ tẻ các chiến đỉnh, bắn B40 rồi chạy khi bị phản pháo và phi cơ
oanh kích, nguy hiểm nhất vẫn là khu Cái Nháp, VC thả mìn trôi liên
tục (Alpha 5113 của HQVN chìm ngày 18–5). 10–5 hành quân hỗn hợp
Việt–Mỹ huy động Giang đoàn 44 Ngăn chặn, TĐ 42 BĐQ, PCF và trực
thăng HK vào một căn cứ VC trong khu vực Cửa Lớn. Pháo binh 105 và
OV–10 yểm trợ. Kết quả hành quân diệt 10 VC, bắt sống 2; thu 12 mìn
gài trên bộ, 24 lựu đạn, 11 bom liệng cùng dàn phóng; hủy 2 hầm, 4
ghe, nhiều gạo và cá khô. TĐ 42 BĐQ được HQ Mỹ tuyên dương thành
tích hành quân. Bên sông Bồ Đề LSSL HQ228 bị tấn công ngày 29 tháng
5 khi di chuyển từ bờ Bắc bằng B40. Chiến hạm phản pháo, gọi không
yểm và ủi bãi. CQ bỏ chạy để lại 11 bom liệng và 17 dàn phóng, 8 bộ
kích hỏa và cả bản kế hoạch “đánh tàu” của CQ.
Các tháng 6, 7 và 8/1971: Các hoạt động
của VC vẫn là phục kích, bắn vào chiến đỉnh tuần tra rồi bỏ chạy.
HQVNCH tập trung vào công tác trục vớt các chiến đỉnh bị chìm trên
kinh Cái Nháp. (Alpha 5113 được trục ngày 1 tháng 7 và kéo về Đồng
Tâm). Các đơn vị BĐQ tăng phái cho các cuộc hành quân: TĐ 32 thay
thế cho TĐ 42 (17 tháng 6) sau đó TĐ 41 thay cho 32 (16 tháng 8).
Từ 15 tháng 8, Bộ Chỉ Huy Chiến dịch THĐ
IV trực tiếp huy động các lực lượng cơ hữu (kể cả BĐQ tăng phái).
Riêng trong tháng 8, trực thăng Seawolf bay 36 phi vụ yểm trợ, oanh
kích phá hủy 7 cơ sở, 21 ghe, 9 hầm. HQVN gửi đến Năm Căn chiến hạm
sửa chữa (Cơ Xưởng nổi) HQ9611 (ex Y–R–71), chuyên tu bổ các PCF.
Các Đơn vị SEAL Mỹ hoạt động chung với các Người nhái HQVN và 3
chuyên viên đặc biệt Úc trong các cuộc đột kích vào nơi trú ẩn của
các cấp chỉ huy VC.
Trong những tháng cuối năm 1971: Ngoài các
vụ đụng độ “bình thường” tháng 10 (13 vụ), tháng 11 (8 vụ) có vài vụ
đáng kể như:
6
tháng 10: phi cơ của Black Ponies thả 1 quả bom CBU–55 vào một địa
điểm tại khu rừng ngập mặn nơi thường phát xuất các cuộc tấn công
của CQ. Một ĐĐ BĐQ đã được đưa vào để đánh giá kết quả. Vụ thả bom
gây 8 tiếng nổ phụ, 8 hang, ổ và công sự sập nát, 3 chòi và 2 ghe bị
hủy. Bom tạo một vùng trống trải rộng hơn 100m và bom được dự trù
trong các cuộc tấn kích kế tiếp. Ngày 20 tháng 10, Tuần duyên hạm
PGM 600 (Phú Dự) của HQVN bị tấn công khi vào sông Bồ Đề. Chiến hạm
phản kích, CQ rút chạy.
4 tháng 11: Tuần duyên hạm PGM 610 (Định
Hải) bị phục kích khi vào sông Cửa Lớn, 15km phía Đông Căn cứ: CQ
bắn 4–5 quả B40 vào chiến hạm từ bờ phía Bắc bị phản pháo CQ bỏ
chạy.
17 tháng
11: RID 45 và 47 yểm trợ 2 ĐĐ BĐQ/TĐ 43 tảo thanh khu Cái Nháp đụng
độ nhẹ. Giang Đoàn 45 và GĐ47NC của Liên Đoàn 2 Ngăn Chận tăng phái
cho Năm Căn thời điểm này.
22 tháng 11 HQ Trung tá Luật thay HQ Đại
tá Thiều làm Chỉ huy Hành quân THĐ IV. HQ Đại tá Vương Hữu Thiều bấy
giờ là Tư Lệnh Lực Lượng Trung Ương 214 được kiêm nhiệm CHT Chiến
dịch Hành Quân Trần Hưng Đạo IV. Bàn giao cho HQ Trung tá Phạm Gia
Luật đương kim CHT Hải Đội 5 Duyên Phòng và sau đó là Tư Lệnh V4DH.
Ngày 23 tháng 11: do tin báo của thợ rừng,
TĐ 43 BĐQ hành quân vào kho vũ khí chôn dấu của VC trong khu Ấp Hàm
Rồng. Khi tiến công và lục soát hạ 7 VC khám phá 2 ghe, 8 súng phòng
không 20ly, 5 trung liên, 184 vũ khí cá nhân, 6 nòng súng cối 60/61
mm. Số vũ khí này tuy cũ và rỉ sét nhưng khoảng 30% còn dùng được.
Năm 1972 HQ HK thu gọn các hoạt động và
chuyển giao nhiều trọng trách lại cho HQVNCH. Căn cứ Năm Căn bắt đầu
bị CQ pháo kích: ngày 20 tháng 2 VC pháo 8 quả cối 82 vào ngoài rào
phòng thủ, ngày 21 tháng 2 thêm 3 quả. Cùng [ngày] 21 tháng 2 một
phi cơ trinh sát Mohawk của BB HQ đụng cột buồm Giang pháo hạm LSIL
HQ330 (Lôi Công) đang neo tại Căn cứ, phi cơ gãy cánh trái và rơi, 2
quân nhân Mỹ tử nạn.
Ngày 7 tháng 7: Giang pháo hạm LSIL HQ328
(Thần Tiễn) khi neo tại một xà lan bên bờ Nam của sông Cửa Lớn, đối
diện với Căn cứ Năm Căn, bị đặc công nước VC gài mìn sâu dưới nước.
Chiến hạm bị nổ và chìm 30 phút sau. Không có tổn thất về nhân mạng
của HQVNCH. Chiến hạm trục trặc các máy điện BKZ nên HT Nguyễn Trung
Thiều cho cặp pontoon suốt 2 ngày nên VC điều nghiên đến đặt mìn.
Con tàu bị lật nghiêng nên chìm xuống đáy sông khá sâu không để lại
dấu vết.
Các cố
vấn HK rời khỏi Năm Căn vào tháng Hai năm 1973.
Bộ Tư lệnh VÙNG NĂM DUYÊN HẢI
Đây là đại đơn vị được thành lập vào tháng
10/1973 sau khi giải tán BTL/Lực Lượng Duyên phòng 213 tại Cam Ranh.
Vị Tư Lệnh LLDP 213 được chỉ định là vị Tư Lệnh đầu tiên của V4DH là
HQ Đại tá Nguyễn Công Hội. Cuối năm 1974 bàn giao cho HQ Đại tá
Nguyễn văn May là vị Tư Lệnh cuối cùng.
HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê không phải là Tư
Lệnh V5DH. ĐT Khuê chỉ là CHT Chiến dịch Trần Hưng Đạo IV tại Năm
Căn khi ông đang giữ chức Tư Lệnh LLDP 213.
Tổ chức
Hải sử Tuyển tập (HSTT), trang 233 ghi:
“Vùng 5 Duyên hải, Bộ Tư lệnh đóng tại Năm
Căn, thuộc Tỉnh An Xuyên.”
Trực thuộc V5ZH có các đơn vị cơ hữu sau
đây:
–Căn cứ HQ
Năm Căn, nơi đặt Bộ TL
–Tiền doanh Yểm trợ
Tiếp vận (đóng chung trong doanh trại Bộ TL)
–Duyên đoàn 36, đóng tại Long Phú (Ba Xuyên)
–Duyên đoàn 41, đóng tại Hòn Khoai (Poulo Obi)
–Đài kiểm báo 401, đặt trên Núi Hòn Khoai
–Hải đội 5 Duyên phòng
–Giang đoàn 43 Ngăn
Chặn
–Giang đoàn 65 Tuần Thám
(Ba đơn vị này đồn trú trong Căn cứ HQ Năm Căn)
Có sự lầm lẫn hai đơn vị Giang Đoàn tại
Năm Căn. Chính xác Bộ Tư Lệnh Vùng 5 Duyên Hải trong tháng 4/1975
gồm các đơn vị và cấp chỉ huy sau đây:
* Tư lệnh Vùng 5 Duyên Hải: HQ Đại tá
Nguyễn Văn May – Tư Lệnh Phó: HQ Trung tá Trần Đình Trụ (di tản và
trở về theo Việt Nam Thương Tín) – Tham Mưu Phó Hành Quân: HQ Trung
Tá Trần Hữu Thu.
* Hải Đội 5 Duyên Phòng: HQ Thiếu tá Nguyễn Văn Ơn.
* Tiền Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Năm Căn: HQ
Thiếu tá Nguyễn Khương Ninh (vừa qua đời tại Melbourne ngày
25/07/2019).
*
Căn Cứ Hải Quân Năm Căn: HQ Thiếu tá Đỗ Viết Viễn.
* Giang Đoàn 45 Ngăn Chận: HQ Thiếu tá
Trần Quốc Bá (đơn vị này tăng phái cho Năm Căn từ năm 1971, không
phải GĐ43NC như tài liệu ghi chép).
* Giang Đoàn 62 Tuần Thám: HQ Đại úy Bùi
Đình Đạm (Lực Lượng Tuần Thám chỉ có Giang Đoàn 51 đến 64 là hết,
không có GĐ65TT, đây là đơn vị tăng phái cuối năm 1974).
* Duyên Đoàn 41: đóng ở Hòn Khoai trực
thuộc V5DH, CHT là HQ Thiếu tá Phạm Đình Phùng.
* Đài Kiểm Báo 401: không nhớ tên đơn vị
trưởng, đóng trên đỉnh núi tại Hòn Khoai có radar kiểm soát bờ biển
Mũi cà Mau.
Các
đơn vị tăng phái:
–Một TĐ ĐPQ đóng tại Tân An, cách cửa Bồ
Đề khoảng 10km
–2 Trung đội pháo binh
105ly: một tại CC HQ và một tại Tân An
–Một
chiến hạm thuộc Hạm đội tăng phái bất thường
Tác giả Nguyễn Tấn Đơn trong “Đặc san Hải
sử” (Sydney) ghi:
“Vùng 5DH đồn trú tại Năm Căn, ranh giới
bắt đầu từ Cửa Định An đến bờ Nam cửa sông Ông Đốc, được phân chia
thành 7 vùng cận duyên và 2 cửa sông Năm Căn (từ cửa Bồ Đề đến cửa
Bảy Háp), sông Đồng Cùng và Chi khu Năm Căn.
Các Vị Tư lệnh: HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê,
rồi Đại tá Nguyễn Công Hội và sau cùng là Đại tá Nguyễn văn May.”
Hoạt động
HQ Trung tá Trụ (xem dưới) nhận định về
Năm Căn (trang 31): “... đơn vị này ưu tiên dành cho những phần tử
bất hảo, lính đào ngũ, vô kỷ luật hoặc thấp cổ bé họng. Thật vô lý
khi mà một quân nhân được thuyên chuyển đến một đơn vị, cảm nghĩ đầu
tiên là họ bị đi đày.”
Ban biên tập HSTT trang 230 viết về Năm
Căn:
“Năm Căn có
1 TĐ ĐPQ của Chi khu Năm Căn tăng phái, đóng đồn tại Tân An, mỗi ĐĐ
chỉ có dưới 45 quân, trải dọc bờ sông ra biển, đạn dược thiếu hụt;
đụng địch không dám bắn nhiều vì phải tiết kiệm đạn”.
“... một sự èo uột, yếu đuối đến sợ hãi
của các đơn vị đang phải đồn trú tại đây giữa lòng đất địch!”
Vài sinh hoạt:
Một vài cảm nghĩ của các Chiến sĩ HQ từng
phục vụ tại Năm Căn:
“Năm căn đi dễ khó về
Khi đi tàu thủy, khi về trực thăng”
(lời ông Cù Lần biển trong bài Hải đội 5
Duyên phòng –dongsongcu.wordpress)
Ông phụ trách HQ3906 của Hải đội 5 Duyên
Phòng từ lúc V5DH chưa thành lập và chiến đỉnh này hoạt động tại Năm
Căn lúc Sea Anchor đang xây cất)
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong Tập sách
“Năm Căn vùng Xôi đậu” đã ghi lại những sinh hoạt buồn thảm của các
quân nhân HQ tại Năm Căn và cả vụ HQ225 bị đánh chìm.
Ngày tan hàng:
–HQ Trung tá Trần Đình Trụ, Tư lệnh Phó
Vùng 5 Duyên Hải ghi lại trong “Việt Nam Thương Tín – Con tàu định
mệnh” (www.vnnavydallas.com).
–Sáng 23 tháng 4 bà Trụ từ Sài Gòn cùng 3
con xuống tìm Ông bằng trực thăng, cho biết tình hình Sài Gòn rất
nghiêm trọng. Gia đình HQ đều sẵn sàng xuống tàu ra đi.
Ông Trụ ghi: “Thế mà ở Bộ Tư lệnh không ai
cho dưới này hay. Bọn chúng ở Sài Gòn chỉ biết thủ thân, đem con bỏ
chợ, mấy ngàn sinh mạng ở đơn vị này đâu phải là ít.” (trang 32,
sdd)
Ông bay về
Bộ Tư Lệnh HQ ngay sáng 24, dự trù về lại ngày 26–4, nhưng kẹt luôn
không có phương tiện để có thể về lại Năm Căn (vợ và con đều còn tại
Năm Căn!).
3 giờ
chiều 29 tháng 4: Bộ TL HQVN xuống tàu. Ông Trụ từ phòng HQBTL gọi
về Năm Căn cho TL Vùng 5 DH thông báo tình hình! Và đề nghị rút ra
Hòn Khoai! (trang 35), sau đó Ông đành theo tàu HQ di tản?
Theo Ông thì: Cuộc lui binh vẹn toàn (danh
từ của HSTT trang 511) đã quên (?) hay đúng hơn bỏ rơi Vùng 5 Duyên
Hải!
HQ Đại tá
Nguyễn văn May (Tư lệnh V5ZH) chua chát hơn: (HSTT trang 236) Hai vị
Chỉ Huy đại đơn vị của HQVNCH bị bỏ quên là: HQ Đại tá Nguyễn Bá
Trang (TL Lực lượng Thủy bộ) và Ông May (?) Sài Gòn rút chạy và hai
Ông không được thông báo!
Tối 29 tháng 4, qua thông báo của Ông Trụ
(đang tại Bộ TL Hành quân của HQVNCH): đến sáng sớm 30/4, Căn cứ Năm
Căn mới rút toàn bộ. 50 Chiến đỉnh cùng chạy về Hòn Tre ra biển theo
đường sông Cửa Lớn. Sáng 1 tháng 5 một buổi họp các sĩ quan được tổ
chức trên 1 PCF lênh đênh ngoài biển và quyết định là đoàn tàu phân
tán một số đi ra hướng Tây dự định sang Thái, một số vào Rạch Giá và
số lớn theo Đại tá May vào Hòn Tre để đầu hàng và bàn giao các Chiến
đỉnh cho vài du kích VC.
(Ông Nguyễn văn Ơn, CHT Hải đội 5DP, trong
bài đã dẫn trên) ghi: “... hết thực phẩm và cạn dầu, sáng ngày 4
tháng 5 năm 1975, Đại tá May và tôi cập PCF vào Hòn Tre (hậu cứ
Duyên đoàn 43) tìm tiếp tế, nhưng thất vọng vì đảo đã bị VC chiếm
giữ từ chiều 30/4... Hai chúng tôi bị bắt giữ...”
Không đúng. HQ Thiếu tá Nguyễn Khương Ninh
CHT Tiền Doanh YTTV Năm căn cho biết các đơn vị bị xếp lớn bỏ rơi
nên các đơn vị trưởng còn lại phải di tản ra biển theo cửa Ông
Trang, gặp Đại tá May từ Hòn Khoai chạy về rồi gia nhập vào đoàn tàu
về Hòn Tre đầu hàng VC vì không liên lạc được bất cứ chiến hạm nào.
Trần Lý
7/2020
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: phong cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by Văn Chương Vũ chuyển
Đăng ngày Thứ Bảy,
August 29, 2020
Ban kỹ thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang