|
Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Tạp
ghi
Chủ đề:
Thuyền Nhân
Tác giả:
BP
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
Theo link trong bài viết “Thăm lại mộ
thuyền nhân ở Đông Nam Á”
(*) của nhà văn Trùng Dương, nguyên chủ
nhiệm báo Sóng Thần trước 1975, tôi đọc bản tin trên tờ Tuổi Trẻ
(31/8/2022), về cái gọi là “khuyến cáo các doanh nghiệp du lịch”
của Tổng cục Du lịch Việt Nam:
“...
Theo đó, các doanh
nghiệp lữ hành được khuyến cáo tạm thời không đưa khách đến 3 địa
điểm: khu vực Galang ở Indonesia, khu vực Bidong của Malaysia và
Palawan của Philippines.”
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho
biết khuyến cáo này nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch
outbound (khách trong nước ra nước ngoài).
“Để đảm bảo an
toàn cho khách du lịch và tránh phát sinh những vấn đề về chính
trị, ngoại giao, đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Liên chi hội
Lữ hành Việt Nam thông tin, khuyến cáo các doanh nghiệp lữ hành
tạm thời không đưa khách đến 3 địa điểm trên”, thông báo của Tổng
cục Du lịch Việt Nam cho hay.
Khuyến cáo được đưa ra ngay
trước kỳ nghỉ 2/9 khiến du khách quan tâm....
Trong chữ
nghĩa CS, khuyến cáo đồng nghĩa với cảnh cáo!
Thế, ở
Galang, Bidong, Palawan, thời điểm 8/2022, những chuyện gì
đang/sắp xảy ra, khiến có thể gây nguy hại đến du khách Việt Nam
và “phát sinh những vấn đề về chính trị, ngoại giao”?
–
Sợ... “hải tặc” Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân?
– tàu... Chệt
gây hấn?
– Mỹ tập trận với đồng minh?
... v.v.?
Nêu
lên những giả thuyết “tào lao” đó cho “hợp cảnh, hợp tình” với
mấy cái lý do “tào lao” mà Tổng Cục Du Lịch VN đưa ra thôi! Chứ
trong lúc cả thế giới đang quan tâm đến chiến tranh Nga (xâm
lăng) Ukraine, chuyện Covid–Tàu, chuyện nguy cơ (thời điểm
8/2022) khủng hoảng năng lượng Tây Âu, khủng hoảng khí hậu, v.v.
Thì chuyện gì có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sự an ninh của du
khách VN và tạo ra các vấn đề về chính trị, ngoại giao (cho Hà
Nội?) ở mấy chỗ mà tên của chúng chỉ quen thuộc với... thuyền
nhân Việt Nam?
Vâng, pulau Galang, pulau Bidong, Palawan
là tên 3 hòn đảo của Nam Dương, Mã Lai và Phi Luật Tân, nơi đã
được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) thành lập 3 trại tị nạn
“lớn” từ năm 1979 (ngoài những trại khác ở Songkhla, Sikiew, Leam
Sing/Thái Lan, Tangah/Mã Lai, Kuku/Nam Dương, Bataan/Phi luật
Tân, Nhật Bản, Hồng Kông, Tân gia Ba, v.v.), tiếp nhận trên
550,000 thuyền nhân Việt Nam: Galang (~250,000), Bidong
(~250,000), Palawan (~50,000).
(**)
Trại tị nạn Pulau
Bidong
Trại tị nạn “Pulau Galang”
Trại tị
nạn “Palawan”
Sau quyết định của khối ASEAN, 3/1989, các
trại tị nạn đón người vượt biển trong vùng, lần lượt bị đóng cửa:
31/10/1991 (pulau Bidong); 1996 (Galang); 1993 (Palawan). Cùng
với những người được đi đến các quốc gia thứ 3, là những người bị
cưỡng ép hồi hương (VN!) vì không hội đủ điều kiện “thanh lọc”
(đến sau 3/1989). Nhiều người đã tự sát để được Chết trên đất Tự
Do, hơn là bị bắt quay về sống ở “quê hương”! Tôi đã xem được
những hình ảnh trên TV Pháp, về một thuyền nhân mổ bụng, tự sát
trong trại tị nạn Hồng Kông. Mấy chục năm rồi, vẫn không cách nào
quên nổi!
Theo anh Bùi Văn Phú (Hoa Kỳ), một thời làm việc
ở Galang, giữa trại Galang 1 và Galang 2 là Galang 3 là một nghĩa
trang, nơi chôn cất gần 500 thuyền nhân (chết già, chết bệnh, tự
tử, v.v.)!
Năm 2005, sau phản đối của Hà Nội, Jakarta và
Kuala–Lumpur đã cho lệnh hạ những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân
Việt Nam đã bỏ mình trên đường đi tìm Tự Do, được đồng bào tị nạn
dựng lên ở Galang và Bidong! Cũng như 9/2008, tòa thị chính Paris
đã rút lại giấy phép cho dựng bảng (stèle) tưởng nhớ anh Trần văn
Bá ở quận 13, theo đòi hỏi của Hà Nội.
Jakarta và
Kuala–Lumpur, vì quyền lợi quốc gia họ, tôi “không nói làm gì”
nhưng Paris? – Nơi mà người dân đã đứng lên phá ngục Bastille đòi
quyền sống. – Nơi mà bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết ở “palais de Chaillot”
(Paris) năm 1948? – Nơi có Bộ Trưởng Ngoại Giao đương nhiệm là
Bác sĩ Bernard Kouchner (chánh phủ cánh hữu Fillon), người đã kêu
gọi “Một con tàu cho Việt Nam” mà kết quả là tàu “Đảo Ánh Sáng”
(Ile de lumière) ra đời 1979, cứu vớt và giúp đỡ thuyền nhân trên
biển Đông. Paris sợ gì Hà Nội mà phải nghe theo cái đòi hỏi vô
lý, vô duyên, vô nhân như thế?!
(ảnh Bùi văn
Phú)
Không biết cái chính quyền “Dô”... sản đó: họ sợ gì?
Không biết cái chế độ “chuyên chính” đó, nó sợ ai? Độc tài, độc
đảng, bóp nghẹt nhân quyền, thủ tiêu, bỏ tù đối lập. Thế giới bên
ngoài đều biết, người dân trong nước đều biết, cái cơ chế “tam
Lãnh” của CS Việt Nam: “Đảng lãnh đạo / Nhà nước lãnh quyền /
Nhân dân lãnh... đạn”! Biết thì biết vậy nhưng có ai (Ai?) làm nó
“lay chuyển” được?!!! Cũng dễ hiểu thôi: “Tàu” còn, thì “Việt”
vẫn còn / Tương quan Cộng sản: cha con một nhà!
30 năm qua
rồi (thời điểm phản đối dựng bia / 2005–2008) ai nói gì nói, Đảng
cứ tỉnh bơ dơ búa, quơ liềm, trấn áp người dân. Thế thì sợ quái
gì mà phải cật lực đòi hỏi các chính quyền Nam Dương, Mã Lai,
Pháp hạ bia, dẹp bảng tưởng niệm nạn nhân của Đảng CS cho bằng
được? Có chơi, có chịu, sức liệu mà chơi. Đàn áp người ta, tước
đoạt Tự Do người ta, lấy tiền người ta để xua người ta ra biển
Đông. Nhưng đến khi người ta chết, đồng bào người ta dựng bia
tưởng niệm, thì lại lên tiếng phản đối, muốn xóa đi cái tội ác
tày trời của mình với dân tộc Việt Nam, với thế giới xung quanh.
Sống khổ, đã đành, mà chết: cũng chả được yên... bia với Hà Nội!
Trở lại cái “khuyến cáo” của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam mà,
theo chị Trùng Dương: “... Các du khách trong nước muốn tới tận
các nơi này thăm viếng thực ra chính là thân nhân của các nạn
nhân vượt biển muốn viếng người thân để vun đắp, sửa sang mộ phần
và thắp lên một nén hương tưởng nhớ. Cấm đoán họ vì những lý do
‘an toàn’ đâu đâu là một lời dối trá không che giấu được ai, nếu
không nói là một sự tàn nhẫn, táng tận lương tâm đối với những
người không quên được thân nhân đã chết thảm trên đường đi tìm tự
do mấy thập niên trước”.
Hóa ra là vậy!!!!
Chị
Trùng Dương cho biết thêm: “... Trong số những người từ Việt Nam
đi thăm mộ thuyền nhân, không thiếu người tới đây mà không vì có
thân nhân được chôn cất tại các địa điểm trên. Họ đến vì nghe về
phong trào vượt biển nhiều thập niên trước, và nhiều người bỏ
mạng đã được chôn cất tại các nơi này, và họ muốn tìm hiểu thêm.
Trong số đó có một số người trẻ đã đến, ngoài mục đích tìm hiểu
thêm về một giai đoạn lịch sử đã bị nhà cầm quyền cộng sản cố
tình xóa bỏ nhưng vẫn còn sợ ‘bóng ma’ của nó, mà còn vì muốn lưu
lại và phổ biến những gì họ biết.
Trong số đó có anh Hoàng
Nam, sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ cộng sản, người chủ
trương chương trình ‘Challenge Me – Hãy Thách thức Tôi’ trên
YouTube, hiện có tới 3.84 triệu người ghi danh. Riêng tập phim
phóng sự gồm bốn kỳ, phát hành vào đầu năm 2019, ghi lại chuyến
đi thăm trại tị nạn của thuyền nhân Việt ở Galang ở Indonesia, đã
thu hút tổng cộng gần 2 triệu lượt xem.
Tập phóng sự thăm
trại Galang gồm Phần 1, 13 phút, chỉ cách từ Singapore đi tới
trại Galang. Phần 2, 21 phút, giới thiệu phần đầu của khu trại
Galang rộng khoảng 16km² (3,954 acres). Phần 3, gồm hai địa điểm
chính: Nghĩa trang Galang và Viện Bảo tàng Thuyền nhân. Đây là
video dài nhất, hơn 43 phút, và được nhiều người vào xem nhất,
với gần 1.7 triệu lượt, và trên 3,000 ý kiến, 12,000 thích và
không một người bấm không thích, nói lên niềm kính trọng đối với
các vong linh của hàng trăm ngàn người xem. Và Phần 4, với nhan
đề ‘Bí ẩn trong trại tị nạn Việt Nam ở Galang’, dài 31 phút, với
trên 900 ngàn lượt xem, có lẽ phần lớn vì tựa đề. Đây cũng là
video khiến tôi cảm động trước khao khát tìm hiểu và ao ước có
người hướng dẫn giải đáp các thắc mắc của anh.”
Trong khi
có nhiều người trẻ, ăn chơi thoải mái, từ Hà Nội vào Sài Gòn, bắt
chước giới trẻ Tây Phương nhưng... ba trợn hơn, vô văn hóa hơn!
Như mấy đứa con gái Hà Nội cởi áo, tụt quần, nhảy nhót, dong xe
la hét ngoài đường, ăn mừng chiến thắng “bóng đá” của “tuyển VN”
năm nào. Thì lại có cậu bắc–kỳ trẻ Hoàng Nam, chịu khó bỏ tiền,
từ Việt Nam, lặn lội đi thăm trại Galang ở Nam Dương, chia sẻ kẹo
và thuốc lá với các vong linh thuyền nhân ở nghĩa trang Galang!
Cám ơn Hoàng Nam! Nếu người trẻ nào cũng được như Hoàng Nam
thì tôi tin rằng chế độ CS sẽ tàn lụi ở Việt Nam. Như ở các quốc
gia Đông Âu.
(Hoàng Nam cúng kẹo, thuốc lá
ảnh
trong bài viết nhà văn Trùng Dương)
Với thuyền–nhân–chết
thì tìm mọi cách ngăn cấm thân nhân họ đến thăm mộ, thắp hương
tưởng nhớ. Với thuyền–nhân–sống thì moi tiền bằng cách ve vuốt
“khúc ruột xa ngàn dặm”, o bế “duyên dáng Việt Nam”, v.v.
Trong lịch sử nước ta, chưa có lúc nào mà mấy triệu người
phải liều chết bỏ nước, vượt biển ra đi như dưới chế độ Cộng sản
Việt Nam. Cũng chưa có một triều đại nào, một chính quyền nào “hỗ
trợ” cho việc tống khứ (ngầm) những người muốn đi tị nạn đó như
Nhà nước Cộng sản Việt Nam (vượt biển “bán chính thức”). Để sau
đó lại tìm đủ mọi cách xóa đi dấu tích tội ác của mình như chính
quyền Cộng sản Việt Nam!!!
Trước khi chết, nhà văn Nguyễn
Đức Quỳnh có nói một câu “Làm người Việt Nam là một khốn khó...”.
Tôi muốn thêm vào “Làm người Việt Nam là một khốn khó. Làm người
Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, có chết vì Cộng sản, cũng chưa
chắc đã ai hay. Mà dù có hay, cũng chưa chắc đã được người thân
thắp hương tưởng niệm trước mồ!”
Như những ngôi mộ buồn
của thuyền nhân, trong các nghĩa trang đìu hiu, hẻo lánh, rải rác
trên hải đảo xứ người!
15/12/2022
BP
(*)
Thăm lại mộ thuyền nhân Việt ở Đông Nam Á | Tạp Chí Da Màu
– Văn chương không biên giới (damau.org)
(**)
https://refugeecamps.net/index.html
PS:
Các Web links trong bài của nhà văn Trùng Dương:
Khuyến cáo du khách Việt không nên đến một số khu vực tại
Indonesia, Philippines và Malaysia
Biểu tình trước lãnh sự quán Indonesia và Malaysia tại LA để phản
đối việc phá bỏ các tấm bia tưởng niệm người tị nạn vượt biển
Văn khố Thuyền nhân Việt Nam:
https://www.vnbp.org;
https://www.youtube.com/watch?v=IK_srUJjbww
Cách tới trại tị nạn Thuyền Nhân người Việt [Indonesia 1]
Trong trại tị nạn Việt Nam ở Galang [Indonesia 2]
Nghĩa trang người Việt trong trại tị nạn Galang [Indonesia 3]
Bí ẩn trong trại tị nạn Việt Nam ở Galang
Mộ phần
thuyền nhân:
Chứng tích lịch sử không thể xóa bỏ
Đi thăm trại tị nạn cũ ở Galang và mồ mả thuyền nhân ở đảo
Kuku, Air Raya
Bấm vào đây để in ra giấy (Print PDF)
|
Hình nền: Đêm Thánh với muôn muôn vàn vì tinh tú... Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet eMail by th chuyển
Đăng ngày Thứ Năm, December 15, 2022
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang