Bắc đẩu tinh

 

Thời sự Việt Nam
Mùa Thu CLHB cho Dân Tộc VN
Chúa Nhật September 2/2016

Đồng bào Hà Tĩnh-Việt Nam biểu tình chống Formosa
Formosa phải đền bù cho Ngư Dân VN một cách công bình &
Xéo ngay khỏi Việt Nam


Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

Bài phóng sự 1

 

T7, 10/01/2016 - 20:36: Sáng ngày Chủ Nhật 02-10-2016, hơn 5 ngàn người dân Hà Tĩnh đã tập trung biểu tình trước trụ sở Formosa để yêu cầu Formosa đền bù thiệt hại và nhà cầm quyền phải đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam. Con số này sau đó đã tăng lên đến hơn 15 ngàn người, khiến cho lực lượng cảnh sát cơ động, công an, an ninh có mặt để đàn áp dân đã hốt hoảng, bỏ chạy tán loạn.

8:20 sáng (giờ VN): Hiện tại có khoảng hơn 5,000 người dân thuộc các giáo xứ Đông Yên, Tây Yên, Quý Hòa, Dũ Lộc ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã tập trung trước cổng nhà máy Formosa để biểu tình. Cuộc biểu tình có sự hiện diện và dẫn đầu của Linh mục Trần Đình Lai - cha chánh xứ Đông Yên. Bà con cầm rất nhiều banner có khẩu hiệu: “Formosa hãy cút khỏi Việt Nam”, “Yêu cầu khởi tố Formosa và đồng bọn”, “Người dân chúng tôi cần nước sạch, cá sạch và khí trong lành”, “Yêu cầu chính quyền đứng về phía người dân”, “Tại sao công an lại bảo vệ Formosa?”...

 

 

 

 

Một giáo dân có mặt trong cuộc biểu tình cho biết: “Mục đích của chúng tôi biểu tình là yêu cầu Formosa và nhà cầm quyền trả lời đơn thư yêu cầu bồi thường vụ thảm họa môi trường mà người dân chúng tôi đã gửi hôm 22/9/2016 vừa rồi. Chúng tôi cũng yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.”

8:40 sáng: Số lượng người biểu tình đang lúc một tăng lên rất đông khi có nhiều bà con khác cùng kéo nhau đến tham gia. Bạn Duy Hoàng từ hiện trường chia sẻ: “Chúng tôi cơ cực lắm rồi, cuộc sống bị đảo lộn. Thật là khốn nạn khi lực lượng công an lại lo bảo vệ Formosa mà quay lưng lại với người dân...”

 

 

Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động lực lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng và xe chuyên dụng đến để kiểm soát tình hình, lập chốt an ninh và hàng rào để bảo vệ khu vực nhà máy Formosa!

10:15 sáng: Lực lượng biểu tình lúc này đã lên đến hơn 10,000 người. Nhà cầm quyền CSVN đã huy động một lực lượng đông đảo công an, an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng và xe chuyên dụng đến để kiểm soát tình hình, lập chốt an ninh và hàng rào để bảo vệ nhà máy Formosa.

 

 

 

Ban đầu, khi người dân vừa xuống đường, nhà cầm quyền đã cho các lực lượng cảnh sát cơ động đến xô đẩy yêu cầu người dân giải tán khỏi khu vực nhà máy Formosa, tuy nhiên, các giáo dân đã thực hành một chiến thuật đấu tranh bất bạo động đó là ngồi xuống biểu tình một cách ôn hòa.

Hiện tại, vẫn chưa có đàn áp hay bắt bớ nào diễn ra.

 

 

10: 40 sáng: Con số người dân có mặt biểu tình trước Formosa ước lượng lên đến hơn 15,000 người. Nhiều người dân đã trèo lên hàng rào chiếm lĩnh khu vực cổng nhà máy Formosa. Người dân căng băng rôn và dán khẩu hiệu đầy khắp các bờ tường.

 

 

 

 

 

 

Trước làn sóng biểu tình dữ dội nhưng ôn hòa của hàng chục ngàn người dân Hà Tĩnh, lực lượng công quyền được huy động để đàn áp người dân đã phải đầu hàng và rút lui. Một số công an đứng bảo vệ trước cổng nhà máy Formosa thậm chí phải cởi áo tháo chạy.

 

 

Hiện tại, chúng tôi nhận thấy thấy có thêm nhiều xe chuyên dụng của công an đến, nhưng vẫn chưa có sự trấn áp nào.

11:15 sáng: Trời mưa to, người biểu tình bắt đầu rút. Linh mục Trần Đình Lai chúc lành cho bà con giáo dân trước khi ra về. Trong lời phát biểu cuối cùng, ông nói cuộc biểu tình ôn hòa này là để thể hiện thái độ của người dân, cũng như để cho phía cầm quyền lắng nghe tiếng nói của dân.

Một nguồn tin cho biết, các xe biển số 80 tức là xe của Bộ công an đang đổ về Hà Tĩnh rất nhiều.

11:30 sáng: Đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành trong khi rời khỏi Formosa trở về giáo xứ Đông Yên. Những người ở cổng chính đã ra về, tuy nhiên vẫn còn nhiều người còn ở lại ở các cổng phụ.

Người dân trước khi ra về đã để lại những thông điệp rõ ràng cho Formosa và nhà cầm quyền Hà Nội.

 

 

 

Nguyên Nguyễn/SBTN

Bài phóng sự 2
Hà Tĩnh nổi dậy, Formosa thất thủ, công an quân đội tháo chạy

 

CTV Danlambao - Lực lượng công an, quân đội đã phải tháo chạy tán loạn trước cuộc nổi dậy và biểu tình chống Formosa của hơn 10 ngàn người dân vào sáng ngày 2/10/2016 tại Hà Tĩnh.

Sau các cuộc “công thành” dữ dội, video và hình ảnh biểu tình gửi đi từ hiện trường cho thấy cảnh những ngư dân tuyên bố chiến thắng bằng cách trèo lên bức tường Formosa và giơ cao những biểu ngữ đòi công ty gang thép này cút khỏi Việt Nam.

 

 

Ảnh: Facebook Hong Thai Hoang

 

Có thể nói, đây là phản ứng quyết liệt nhất của bà con ngư dân kể từ khi xảy ra thảm họa cá chết đến nay.

 

 

Hàng ngàn người đã cùng đổ xuống đường và kéo tới Formosa.
Ảnh: Giới Trẻ Dũ Yên

 

Trước đó, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 2/10/2016, hơn một ngàn giáo dân giáo xứ Đông Yên, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung tại khu vực trụ sở Formosa để yêu cầu nhà máy này đóng cửa. Đông Yên chính là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi xảy ra thảm họa cá chết.

Cùng thời điểm này, hàng ngàn người dân cũng đã đồng loạt kéo đến để gia nhập vào đoàn biểu tình. Chỉ sau hai giờ đồng hồ, số người tham gia biểu tình trước Formosa đã lên tới hơn 6 ngàn người và mỗi lúc một đông hơn.

 

 

Ảnh: Giới Trẻ Dũ Yên

 

Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN liền huy động lực lượng an ninh đông đảo gồm mật vụ, công an, cảnh sát cơ động kéo đến bảo vệ công ty Formosa. Hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy cảnh lực lượng CA, quân đội dày đặc đang đứng dàn trận, sẵn sàng đối đầu với nhân dân.

 

Ảnh: Facebook Hồ Huy Trường

 

Dù vậy, linh mục quản xứ Đông Yên là cha Phê-rô Trần Đình Lai đã lên tiếng hướng dẫn giáo dân biểu tình trong ôn hòa. Ngài liên tục nhắc nhở bà con về nguyên tắc đấu tranh bất bạo động, giữ thái độ ôn hòa, điềm tĩnh nhưng cương quyết trong đấu tranh.

 

Ảnh: Facebook Hồ Huy Trường

 

Linh mục Lai cũng kêu gọi người dân không nên vào bên trong trụ sở Formosa để tránh những rủi ro hay hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản luôn tìm mọi cách để vu cáo cuộc biểu tình là “bạo động”.

Đến khoảng hơn 10 giờ sáng, lực lượng công an, quân đội bất ngờ ra tay đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, người dân đã phản ứng quyết liệt khiến những kẻ đàn áp phải tháo chạy. Thậm chí, những viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện.

 

 Viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội
vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện. Ảnh Facebook Le Sơn

 

Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ công an trị CSVN – được dựng lên bằng bạo lực và đàn áp – đã phải nhận thất bại thảm hại trước sức mạnh của số đông nhân dân đoàn kết.

Thừa thắng xông lên, hàng trăm ngư dân chiếm lĩnh bức tường thành bao quanh Formosa. Tuyệt nhiên, không có bất cứ hành động đập phá nào xảy ra như những gì mà chế độ CSVN đang tìm mọi cách hù dọa và vu khống.

 

 

Ảnh: Facebook Giới Trẻ Dũ Yên

 

Đến khoảng 12 giờ trưa, bà con ngư dân đồng loạt rút khỏi Formosa trong ôn hòa và trật tự. Cuộc nổi dậy kết thúc với thắng lợi vang dội thuộc về nhân dân, đây cũng chính là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với Formosa và những kẻ đang tiếp tay bao che cho công ty này gây tội ác trên đất nước Việt Nam.

 

Bài phóng sự 3

 

Đảng cương quyết không chọn dân?
Hàng ngàn người biểu tình phản đối Formosa ở Hà Tĩnh

02-10-2016

 

 

 Ngư dân miền Trung tụ tập trước trụ sở Tòa án Nhân dân
Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, 26/9/2016. (Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo)

 

Các nhân chứng cho hay hàng ngàn người đã biểu tình ở Hà Tĩnh hôm Chủ nhật, 2/10. Họ phản đối nhà máy thép thuộc hãng Formosa Plastics của Đài Loan, đòi chi nhánh này phải rời khỏi Việt Nam và đền bù nhiều hơn cho người dân sau khi đã gây ra thảm họa môi trường.

Cuộc biểu tình nổ ra từ sáng sớm và kết thúc vào buổi trưa. Cảnh sát đã triển khai để canh gác quanh khu nhà máy thép của Formosa. Trần Việt Hòa, một người biểu tình, cho biết qua điện thoại có khoảng 10 nghìn người biểu tình, đông hơn nhiều so với cảnh sát, và cảnh sát đã rời đi.

Những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy tình hình giống như lời mô tả kể trên. Không có tin về thương tích.

Hòa cho biết một số người biểu tình đã vào trong nhà máy qua cổng sau và đập vỡ một số cửa sổ và máy camera.

Tin của Reuters nói người ta không liên lạc được với hãng Formosa ở Đài Loan, còn viên chức phụ trách đối ngoại của chi nhánh ở Hà Tĩnh nói ông ấy không nắm tình hình và sẽ trả lời sau.

Người ta cũng không liên lạc được với cảnh sát và nhà chức trách tỉnh Hà Tĩnh.

Người dân vẫn tức giận với nhà máy thép của Formosa sau khi họ đã chấp nhận đền bù 500 triệu đô-la và thừa nhận chịu trách nhiệm về nạn cá chết hàng loạt dọc theo 200km bờ biển miền trung Việt Nam hồi tháng 4.

Một nhân chứng khác nói người dân còn tức giận vì bị cảnh sát ngăn chặn khi họ cố gắng biểu tình ôn hòa. Nhân chứng từ chối nêu tên này nói: “Người ta bực tức vì họ chỉ muốn gặp trực tiếp Formosa và thương lượng”.

Bộ Ngoại giao Đài Loan nói trong một tuyên bố là đại diện của họ ở Việt Nam đã liên lạc với nhà máy thép. Tuyên bố cho hay: “Văn phòng đại diện đã đề nghị nhà chức trách Việt Nam cử thêm cảnh sát đến bảo vệ nhà máy, nhân viên, tính mạng và tài sản của tất cả các doanh nhân Đài Loan ở tỉnh Hà Tĩnh”. Cảnh sát đã tạm thời đóng cửa nhà máy.

Theo Reuters, Bangkok Post

 

Bài phóng sự 4

 

 

Người Quan Sát (Danlambao) - Báo Hà Tĩnh điện tử - cơ quan của đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đưa tin về cuộc biểu tình sáng ngày 2/10/2016 với tiêu đề “Hàng ngàn giáo dân tụ tập, cản trở hoạt động của Formosa”. Như vậy có thể thấy đảng đã chọn thái độ để đáp lời kêu gọi “Đảng ơi thương dân!” – một trong những khẩu hiệu mà người biểu tình đã vẽ lại trên tường nhà máy thép Formosa.

 

 Ảnh: Dũng Phi Hổ

 

Sau 6 tháng thảm họa môi trường xảy ra, thủ phạm khiến biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung được gọi là “sự cố môi trường”. Tường thuật cuộc biểu tình của hàng ngàn người sáng nay báo Hà Tĩnh điện tử viết:

“Lợi dụng sự cố môi trường biển, sáng 2/10, hàng ngàn giáo dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã tụ tập trước trụ sở Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.” (1)

 

 

Các cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh, liên tiếp nổ ra trong nhiều ngày Chủ Nhật. Đặc biệt cuộc biểu tình sáng ngày 2/10/2016 có tới gần 10,000 người tham gia sau khi chính phủ có thông báo về việc hỗ trợ người dân trong vùng thảm họa. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 29/9/2016, thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4-2016 đến hết tháng 9-2016. Mức đền bù thấp nhất là 2.91 triệu đồng/tháng. (2)

Trước đó, hàng ngàn giáo dân đã cùng nhau đến Tòa án Nhân dân huyện Kỳ Anh để nộp đơn khởi kiện nhà máy thép Formosa.

Trong nhiều tháng qua, cuộc sống của người dân tại Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nói chung gặp khá nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa môi trường biển.

Có thể thấy rằng, sau phi vụ mặc cả 500 triệu đô-la giữa chính phủ Việt Nam và lãnh đạo nhà máy thép Formosa, đến nay các động thái yên dân, hỗ trợ người dân trong vùng thảm họa ổn định đời sống, tái thiết lập sản xuất gần như không được ghi nhận.

Hôm nay, nhân dân đã chọn, đã dõng dạc lên tiếng “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân” và đảng đã đáp trả ngay lập tức khi gọi người dân trong vùng thảm họa là “lợi dụng sự cố môi trường”.

 

Ảnh: Facebook Giới Trẻ Dũ Yên

 

Sự cố môi trường ấy từ đâu ra?

Từ những hợp đồng lại quả béo bở, từ những phi vụ bôi trơn trót lọt và từ những quyết định bán rẻ sinh mạng và tương lai của người dân địa phương tại Hà Tĩnh.

“Đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam” – đây là thông điệp của Hà Tĩnh hôm nay và là thông điệp cho những dự án thép gây ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân.

Đứng về phía Fomosa bằng bản tin của đảng bộ đảng cộng sản tỉnh Hà Tĩnh – một lần nữa, đảng đã chọn lợi ích riêng của mình thay vì nhân dân như tuyên truyền. 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Phim phóng sự
Hà Tĩnh nổi dậy, Formosa thất thủ, công an quân đội tháo chạy

 

Phần 1

 

 

Phần 2

 

 

 

 

Những bài liên hệ

 

Bùng nổ cuộc biểu tình của gần 5 vạn giáo dân Nghệ An

Giáo phận Vinh: Hàng chục ngàn người tuần hành yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam

Đồng Bào Hà Tĩnh-Việt Nam biểu tình chống Formosa

Hãy Đứng Lên! Đừng Sợ!

Đầu ghềnh cuối bãi tan hoang...
Bí ẩn của những vụ cá chết tại Việt Nam
Nhà nước Việt Nam làm gì để đối phó với...
CĐNVQG/HTĐ&PC Biểu tình trước Sứ quán VC tại HTĐ...
Ngư dân đi kiện Formosa 'bị chặn' ở Nghệ An
GXÐMLVVN/San Jose-Cali Hiệp thông với nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung-VN


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Thu trên ngàn. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by MN Jade Bùi chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật, October 2, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang