Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Thời sự CGVN
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Về
một lễ mừng đại thọ.
Mới đây, bản tin kèm nhiều hình ảnh lễ
mừng đại thọ của Bà Cố một bậc vị vọng trong hàng Giáo phẩm Việt
Nam được phát tán rộng khắp trên thông tin đại chúng.
Theo bản tin này nhiều tín hữu CGVN
bày tỏ thái độ bất bình, thậm chí phẫn nộ. “Những ngày qua
Cộng đồng Công giáo trong nước và Hải ngoại rất phẫn nộ bức xúc
về Hình ảnh thánh lễ Mừng đại thọ Bà Cố Maria Madalena thân mẫu
Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, giám mục Mỹ Tho, ngày 6-8-2016
tại nhà thờ An Nhơn, TGP Sài Gòn. Với sự hiện diện gần 100 Linh
mục và 1000 khách mời đặc biệt hiện diện.”
Một email gửi riêng đến chúng tôi đưa
ra nhận xét: “Thực hiện lòng hiếu thảo thì rất đúng với con
người và nhất là với truyền thống á đông, nhưng nhìn vào cách tổ
chức lễ của ĐC Khảm và gia đình thì có vấn đề: lạm dụng chức vụ.
Xét về nghi thức tôn giáo cũng lạm dụng luôn, nhiều điểm sai về
nghi lễ. Em không hiểu lúc sau này các vị trong giáo phẩm có bị
ảnh hưởng lối phô trương của các quan chức VN, nên ‘hoàng tráng’
quá trong nghi thức phong các chức phẩm như tổng giám mục, giám
mục... Có nhiều vị rình rang bề ngoài như là ‘lên lon’, làm mất
đi ý nghĩa đích thực tinh thần phục vụ trong giáo hội.”
Đề cập tới một trang web Công Giáo Việt
Nam có tên
conggiaovietnam.net bênh vực tính cách chính đáng của
những lễ lạc ấy, tác giả email thắc mắc: “Cho người viết lá
thư bào chữa làm gì, có vẻ biện hộ và phủi tay cho gia đình con
cháu. Lây cái hủ hóa của CS mà không thấy xấu hổ!!!”
Vâng lời Thánh Phao-lô dạy “chúng ta
hãy vui mừng cùng những người vui mừng” (gaudemus cum
gaudentibus), chúng tôi cố giữ mình để không bị “cám dỗ” xía vào
việc của các Đấng, nhất là việc mừng đại thọ thân mẫu một bậc vị
vọng trong hàng Giáo phẩm VN. Chúng tôi cố tình không để tâm tới
nội dung trên trang tin www.conggiaovietnam.net ngày 21/9/2016
làm một công hai việc: vừa biện hộ hình thức tổ chức lễ đại thọ,
vừa tấn công “kẻ ác ý” tung tin và hình ảnh với “những thông tin
được thêm thắt và giải thích theo nghĩa xấu” mà trang web Công
giáo ám chỉ đó như là một cuộc trả thù của một người hay một nhóm
người nào đó đã đẻ ra cái gọi là “tập san Văn hóa Công Giáo” vốn
đã bị ĐGM Nguyễn Văn Khảm cảnh báo!
Ngày 27/9/2016, báo mạng CGVN lại đưa
ra một bài thứ hai với hai mục tiêu: một chống, một bênh: (1)
chống Tập san mang tên Văn Hóa Công Giáo (+ đích danh Lm Nguyễn
Sang như là chủ nhân của tập san); (2) tăng cung và lực bênh vực
tính chính danh lễ mừng đại thọ Bà Cố Đức Giám mục Nguyễn Văn
Khảm. Bài này có tải trên Ba Cây Trúc. Chuyện Tập san Văn Hóa
Công Giáo và Lm Nguyễn Sang không thuộc nội dung bài viết của
chúng tôi ở đây.
Lm Vĩnh Sang suy tư về những
buổi hội hè.
Lần giở và đọc lại mấy bài bài báo cũ
trên
www.conggiaovietnam.net, chúng tôi thật sự ngỡ
ngàng: Lẽ nào
conggiaovietnam.net lại tự mâu thuẫn với chính mình? Mâu
thuẫn ở chỗ nào? Xin mời độc giả đọc tiếp dưới đây.
Ngày 26/8/2016,
conggiaovietnam.net đã đưa lên bài “Mùa
hè đi qua như một làn gió...” của Lm Vĩnh Sang (xin đừng
lẫn lộn với Lm Nguyễn Sang mà
conggiaovietnam đã tung ảnh):
“Bây giờ là cuối tháng Tám, cuối
mùa hè, một mùa mang lại cho nhiều người những cảm xúc không
quên.... Mùa hè năm 2016 đang vội vã đi qua, chắc chắn không
nhiều thì ít, một số người trong chúng ta được mời tham dự hoặc
được chứng kiến những buổi hội hè, những lễ khấn, lễ truyền
chức... Linh đình, long trọng, đèn hoa rực rỡ, kèn trống tưng
bừng, tiệc tùng rộn rã, khách mời là những bậc vị vọng, quần áo
xênh xang, những lời bóng bảy được phát ra từ những dàn âm thanh
hiện đại. Đi đâu cũng nghe ‘tuy bận rộn với bao công việc mục vụ,
nhưng vẫn dành những quan tâm ưu ái...’, ‘xin hết lòng cám
ơn...’, ‘dù đường xá xa xôi...’
Cũng theo Cha Vĩnh Sang, “Hàng trăm
máy quay phim, hàng ngàn máy chụp ảnh, hàng chục ngàn Ipad,
Iphone hoạt động hết công suất để ghi hình, ghi tiếng, rồi hàng
ngàn cuốn album, hàng chục ngàn DVD... Bao nhiêu mâm cỗ thịt chỗ
hoặc sơn hào hải vị thật linh đình, nào rượu bia bật nắp lon, nắp
chai lốp bốp liên tục... Có những đám đãi toàn rượu Ý dùng để
dâng Lễ, có những đám đãi loại rượu hàng ngoại xách tay, lại có
những tiếng dè bỉu ‘chẳng thấy rượu có tem’! Thậm chí, lời Sách
Thánh còn được trích dẫn cho nó ra vẻ... Tiệc Thánh: ‘Ngày ấy
Chúa thiết tiệc trên núi này, thịt béo rượu ngon...’, ‘Thức ăn
ngon ta đãi hàng tư tế...’
Rồi Cha Vĩnh Sang kết thúc câu truyện:
“Cứ vậy người ta xông hương nhau, chúc tụng nhau, cạn chén
với nhau, tiếng hô dzô dzô ầm vang, kể cả ngay nơi chốn nghiêm
đường. Phải làm vậy cho Đạo Đời nó vui, phải làm vậy để còn quảng
bá ơn gọi, phải làm vậy mới là... bình thường!”
Lm Vĩnh Sang nhận xét, thời đại này
là thời đại của Ipad, Iphone, hình ảnh được thu nhanh và chính
xác, dễ kiểm chứng thật giả.
• Hình ảnh lễ đại thọ Bà Cố Đức Cha
Khảm cả trong Thánh lễ lẫn trong buổi tiệc mừng được Ipad, Ipod,
Iphone ghi nhận khá trung thực từng li, từng nét. Bên dưới các
tấm ảnh lại có chua mấy “lời bình”. Nhưng có lẽ những HÌNH ẢNH
trưng ra đã đủ bóc trần sự thật hơn là ngàn vạn lời nói của ai đó
có dã tâm xuyên tạc như conggiaovietnam.net đã khéo léo cho là “có
thể sao chép lại, phục chế một tấm hình nào đó lấy xuống từ các
trang mạng dễ dàng để sử dụng theo ý riêng.”
Một lễ đại thọ khác.
Từ các hình ảnh lễ mừng đại thọ, tác
giả email nói trên cũng đã gửi đến chúng tôi một hình ảnh khác,
một hình ảnh có giá trị hơn ngàn vạn lời nói. Cũng là hình ảnh
mừng đại thọ một Bà Cố, Bà Cố Đức Hồng Y Phan-xi-cô Xavie Nguyễn
Văn Thuận, Chủ tịch HĐGH về Công Lý & Hòa Bình của Giáo Hội hoàn
vũ: Chỉ mỗi mình Bà Cố với 3 người con. Một hình ảnh đáng trân
trọng và tung hô biết mấy!
• Một người bạn cho chúng tôi biết: Để
mừng đại thọ thân mẫu mình, đúng hôm lễ, Đức Hồng Y Phan-xi-cô
Xavie Nguyễn Văn Thuận đã tự tay nấu ăn cho mẹ món ăn mẹ ngài
thích nhất và đã từng nấu cho ngài ăn.
• Ở đây dường như không có cái cảnh
nhộn nhịp nhiều “vị khách nghe tin là chạy đến” như đã “chạy đến”
với lễ đại thọ của Bà Cố Đức Cha Nguyễn Văn Khảm mà
conggiaovietnam.net tuyên dương: “Bà Cố và gia đình luôn có
lòng quảng đại, chia sẻ với nhiều nơi nghèo khổ, vì thế còn có
những vị khách nghe tin là chạy đến để có dịp cám ơn Bà Cố và gia
đình.”
•
Lòng quảng đại của Bà Cố và gia đình Đức Cha
Nguyễn Văn Khảm không ngờ trỗi vượt đến thế, ít nhất là so với
bức ảnh lễ đại thọ thân mẫu ĐHY Nguyễn Văn Thuận.
Chẳng biết trong số “những vị khách nghe tin là chạy đến để có
dịp cám ơn Bà Cố và gia đình [ĐC Khảm], ” có ai thuộc dạng tàn
tật nghèo hèn hay là nạn nhân của những hành vi bức hiếp, bóc
lột... không? Biết đâu những kẻ khốn cùng này vì lòng khiêm
nhường, ẩn mình đằng sau mấy tấm ảnh?
Cảnh đạo, cảnh đời!?
• Lễ đại thọ Bà Cố ĐC Khảm lại được cử
hành nhằm vào thời điểm mà người dân ở 4 tỉnh Miền Trung Việt Nam
(Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), trong đó có
đông đảo dân Công Giáo mang nỗi đau biển chết, cá chết do Formosa
toa rập với Đảng và cơ cấu quyền lực Nhà nước CSVN gây nên.
• Tội nghiệp Đức Cha Nguyễn
Thái Hợp, đơn thương độc mã dẫn dắt đàn chiên mình tả xông hữu
đột chống lại âm mưu giết người tập thể, chống lại dã tâm hủy
hoại môi trường hòng hủy diệt cuộc sống của dân nghèo. (Xin xem
bài Xác cá, Phận dân... ngày 24/6/2016 của Lê Thiên). Vị GM đứng
đầu Giáo phận Vinh kiêm Chủ tịch UBCLHB trực thuộc HĐGMVN bị
truyền thông Đảng, kể cả đài truyền hình, đánh trả te tua bằng
những ngôn từ xỉ vả vô văn hóa với những luận cứ ấu trĩ hạ cấp...
Những bài chửi bới vô giáo dục của truyền thông CSVN hãy còn đó
trên Google, chỉ cần bấm “Đức Cha Nguyễn Thái Hợp” là rõ nguồn và
tên tác giả và biết thế lực nào đứng sau.
Hãy mời những người nghèo khó, tàn tật...
• Chợt nhớ một bài viết của Lm Lê Quang
Uy hồi năm 2004 (ngày 31/10/2014, cách đây gần 12 năm) nhan đề “HÃY
MỜI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÓ, TÀN TẬT, QUÈ QUẶT, ĐUI MÙ...”
Bài của Cha Uy cũng hết sức thâm thúy, nhưng vì nó vượt quá khuôn
khổ bài báo, xin không trưng dẫn toàn bài ở đây. Độc giả vào
conggiaovietnam.net sẽ đọc được ngay.
• Cha Uy trích dẫn Tin Mừng Thánh Luca
(Lc 14, 12 – 14): “Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người
rằng: ‘Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn
bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời
lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi
tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù.
Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông
sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại’".
• Cha Uy kể tiếp: “Lâu lâu có dịp
vui trong Dòng [Dòng nữ tu Bê-nê-đic-tô Sài Gòn], mừng một vị
Thánh nào đó, hoặc tạ ơn với các tân khấn, tân chức, kim ngân
khánh, v.v., lễ xong thì đương nhiên cũng phải có lạc, dù tiệc
tùng chẳng sa hoa tốn kém quá đáng, nhưng... nhìn tới nhìn lui
trong bàn tiệc, thấy toàn là các Đức Cha, các Cha, các Soeurs,
các Thầy, các ân nhân và những người quen biết gần xa, đạo cao
đức trọng, súng sính áo Dòng hoặc veston, soirée, ai cũng đẹp, ai
cũng sang! Đâu rồi người nghèo? Đâu rồi những người bị dạt sang
một bên trong xã hội, chìm vào bóng tối quên lãng?”
Thế nhưng, sau lần “lễ... lạc” này, mọi
sự ở Dòng Bê-nê-đic-tô nữ của vùng Sài Gòn đã đổi thay kỳ diệu
nhờ sự gợi ý của vài vị linh mục trong đó có Cha Lê Quang Uy
(dường như là người khởi xướng ý tưởng này). “Những chiếc áo
dài Biển Đức màu cà-phê sữa hiền hòa nhu mì ngồi hẳn một cánh,
còn lại là hàng trăm anh chị em và các cháu khuyết tật. Bài ca
nhập lễ được cất lên trong tiếng đàn của một em khiếm thị Mái Ấm
Thiên Ân: ‘Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời...’
“.... Các cha các thầy chúng tôi
mới khám phá hôm nay có không ít những anh chị em không phải là
Công Giáo. Họ đến đây đâu phải vì tò mò hay để được phát chẩn, họ
đến trước hết là vì được ân cần trân trọng, cho dù các Soeurs
Biển Đức chẳng tốn một đồng xu để làm các thiệp mời giấy lụa, kế
nữa, quan trọng hơn, họ đến vì mang máng đoán biết sẽ có cơ may
làm quen với một người Thầy, người Bạn Chân Tình là...Giê-su.”
• Lẽ nào
congiaovietnam.net mang danh truyền thông Công Giáo mà
lại tiền hậu bất nhất trong sứ mạng truyền thông của mình, không
phân biệt rạch ròi giữa bênh vực lẽ phải trong xã hội với việc
bênh vực phe nhóm, và quên đi trách nhiệm truyền bá Tin Mừng cho
người nghèo, cổ võ những điều tốt đẹp trong Hội Thánh?
• Chạnh lòng thương và bảo vệ
công lý.
• Điều tốt đẹp nổi bật chúng tôi muốn
giới thiệu ở đây là hình ảnh Đức Tổng Giám mục Ngô Quang
Kiệt thân hành đến hiệp thông với người dân, cách riêng
với giáo dân Giáo phận Vinh, đồng hành với những kẻ đang cần đến
Công lý cho sự sinh tồn của môi trường biển-nước-hải sản lẫn sự
sống của chính con người.
• Theo GNsP ngày 26/9/2016, “Thấu
hiểu được nỗi khổ đau của bà con ngư dân Miền Trung đói khổ, mất
cơ nghiệp, Đức Tổng Giu-se Ngô Quang Kiệt đã vội vã vượt khoảng
350km, mất khoảng 6 giờ, để đi từ Đan viện Châu Sơn, huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình đến giáo xứ Đông Yên, Hà Tĩnh cùng đồng hành
với bà con ngư dân Miền Trung đang tham gia tiến trình khởi kiện
Formosa, bắt đầu từ ngày 26-09-2016.” (Bài Đức Tổng Giu-se Ngô
Quang Kiệt đồng hành cùng với bà con ngư dân khởi kiện Formosa.)
• Đây không phải là lần đầu tiên ĐTGM
Giu-se Ngô Quang Kiệt đến với nạn nhân Formosa ở Đông Yên (Hà
Tĩnh) sau biến cố cá chết trên biển Miền Trung. Lần trước là ngày
16/06/2016. (Xin xem bài Xác cá, Phận dân... ngày 24/6/2016 của
Lê Thiên).
•
GNsP viết tiếp: “‘Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của mọi
người,’ đó là thông điệp Đức Tổng Giu-se gửi đến bà con
ngư dân, người dân VN cũng như đến những người có trách nhiệm với
sự tồn vong của đất nước.”
• Bài “Mục Tử Chạnh Lòng Thương”
của Jos. Ngô Văn Kha trên trang chuacuuthe.com (VRNs) ngày
28/9/2016 nêu rõ: “Hôm nay đoàn người khiếu kiện như được
tiếp sức và khích lệ bởi sự gặp gỡ bất ngờ thú vị với Đức Tổng
Giám mục Giu-se Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Hà
Nội, từ Nho Quan, Ninh Bình đến thăm giáo dân Đông Yên, Vũng Áng.
Tình cảm dâng trào. Những cái bắt tay, những lời chào hỏi, ủi an,
những ánh mắt long lanh ngấn lệ của cả đoàn người đi khiếu kiện
không còn giới hạn trong thái độ xã giao bình thường, những chan
chứa tình thương của đoàn chiên với Người Mục Tử ‘Chạnh Lòng
Thương.’”
• Tác giả bài báo ghi nhận: “Ngỏ
lời với đoàn khiếu kiện trong bữa ăn trưa tại giáo xứ Đông Yên,
Đức Tổng Giu-se cho thấy đây là bước khởi đầu của hành trình dài
đầy gian nan, phải đương đầu với những cái xấu, cái ác, với sự cố
chấp và không biết đến bao giờ kết thúc và kết thúc thế nào,
nhưng cứ tín thác vào sức mạnh và sự quan phòng của Chúa.”
• Bên cạnh đó, qua bài “Thảm
họa môi trường: Những kẻ chăn thuê và mục tử tốt lành”
đăng tải trên nhiều báo đạo-đời ngày 29/9/2016, GB Nguyễn Hữu
Vinh xác quyết: “Những nơi Đức TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt
bước chân đến, không phải là những nơi phồn hoa, đô hội, nơi cỗ
bàn đầy ắp hay nơi lộng lẫy xa hoa. Ngài luôn xuất hiện những nơi
bần cùng nhất, đau khổ nhất.”
• Phải đóng cửa Formosa và trả
biển sạch cho dân.
• Theo GNsP, vào ngày 20/9/2016, “Đức
Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Gm Kontum cũng
thân hành đến thăm bà con giáo dân và là ngư dân xứ Đông Yên, Hà
Tĩnh. Mặc dù thời tiết ở Vinh cũng như ở Hà Tĩnh khá xấu, trời đổ
cơn mưa nặng hạt, mưa tầm tã nhiều giờ đồng hồ, tuy nhiên Đức Cha
và phái đoàn đã không quản ngại đến thăm ngôi nhà thờ Đông Yên
nằm chơ vơ xung quanh đống gạch vụn ngổn ngang, đổ nát, tháp
chuông bị đập gẫy, một cảnh hoang sơ và điêu tàn diễn ra trước
mắt.” Cùng đi với Đức Cha Oanh còn có cha Vinh Sơn
Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN
và cha Giu-se Nguyễn Văn Phượng, Nguyên Chánh xứ giáo xứ Thái
Hà-Hà Nội.
•
GNsP còn cho biết: “Trong bài giảng, vị nguyên Giám mục Gp
Kontum bày bỏ nỗi xúc động khi ngài chia sẻ rằng, ngài đã nghe,
đã nhìn thấy cảnh tượng của Đông Yên bị tàn phá qua các hình ảnh,
video nhưng hôm nay ngài thấy thực tế, đụng chạm được nỗi khổ
đau, nỗi cô đơn của những thân phận ngư dân Miền Trung đang lao
đao khốn đốn vì mất cơ nghiệp....” ĐC Oanh mạnh mẽ đòi hỏi,
“phải đóng cửa Formosa và trả lại biển cho người dân”.
Ngài nhắc lại một cách long trọng: “Tôi muốn nói với các anh
chị em, phải đóng cửa Formosa và trả lại biển cho người dân”.
Chúng ta đều hiểu “trả biển” ở đây là trả lại biển không bị ô
nhiễm bởi chất thải công nghiệp Formosa, để cá sống khỏe, bơi
lội... đem lại sự sống cho con người, cả người dân làm nghề cá
lẫn hàng vạn người dân Miền Trung khác nhờ vào hải sản mà sống!
• Tính toán chuyện bồi thường, người ta
liệt kê “bảy nhóm đối tượng thiệt hại gồm: khai thác
hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh
thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch -
thương mại ven biển và thu mua - tạm trữ thủy sản.”
(BBC ngày 30/7/2016. VN ra
mức bồi thường). Nhưng
đâu phải chỉ có 7 nhóm ngành nghề hay kinh doanh là nạn nhân. Còn
vô số dân dã nghèo khổ mằn mò quanh năm suốt tháng ven bờ, ven
bãi kiếm sống lẻ tẻ... đang lầm than thì sao?
• Thế nên bao lâu Formosa còn hiện diện
và hoạt động ở Vũng Áng, bao lâu việc bồi thường chưa diễn ra
theo lẽ công bằng, bao lâu còn những dự án giết người, thì bấy
lâu cái cổ của người dân VN càng cận kề lưỡi dao sắc của lũ tham
tàn. Môi trường ô nhiễm sẽ hủy diệt họ và sự hủy diệt sẽ lan khắp
nước nếu các nhà lãnh đạo tôn giáo, đoàn thể dân sự và những
người có tâm huyết bị dẫn dắt vào ma trận của những yến tiệc linh
đình hay những cạm bẫy phù phiếm khác, để không dám ra tay, không
có những động thái tích cực cho sự tồn vong của giống nòi.
Lê Thiên (30/9/2016)
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Những bài liên hệ
Hãy mời những người Nghèo khó, Tàn tật, Què quặt, Đui mù...
Từ một lễ đại thọ, học gương Mục Tử
THIÊN SỨ MICAE - BỔN MẠNG SĐND VNCH
|
Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by Nguyễn Hậu chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, October 2, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang