Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Giới thiệu Sách
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Giới thiệu
Sách
Từ Điển Nguồn Gốc
Tiếng Việt
Trần
Mộng Tú
Lời
ru thành ngọn gió đưa
Quạt anh ve vuốt giấc mơ vợ hiền
Chìa
tay anh, em gối lên
Xõa ngực anh, mái tóc mềm của em.
(Dân Ca)
Câu
dân ca trên hoàn toàn tiếng Việt. Người Việt nào hát lên và người
Việt nào nghe cũng hiểu ngay và thấm thía cái âm hưởng của tiếng
hát, thưởng thức cái ý nhị trữ tình của nội dung.
Nhưng đó
không phải là dân ca Việt Nam, đó là dân ca của người Khờ-me (Khmer)
Câu hát nói về một tiếng gió và tình yêu vợ chồng. Chúng ta thử
xem có bao nhiêu ngôn ngữ của người dân vùng Đông Nam Á (ĐNÁ) dùng
chữ “GIÓ” để gọi gió.
Mường: k-juó
Thái: wa-du /
wa-giu/ph- giú/ kh-glol (chặp kh-glol là bắt gió/cạo gió)
Lào:
ph-gio
Kmer: kh-gio-l/via-gio/wa-giu/ph-gio
Hmong: t-zuó,
chjuó
Và người Yao thì dùng ngay chữ “GIÓ” để gọi
gió.
Nếu ta mở đến chữ “GIÓ” trong vần “GI” của tập Từ Điển
Nguồn Gốc Tiếng Việt –Tác giả BS Nguyễn Hy Vọng ra thì ta sẽ thấy
đến 20 dân tộc của vùng ĐNÁ nói chung một tiếng GIÓ.
Rồi đến
câu chúng ta hay nói thường ngày như: “Săn sóc sức khỏe.” Chúng ta
nói mà chưa bao giờ tìm hiểu chữ “săn sóc” ở đâu mà ra. Có bao nhiêu
dân tộc cùng dùng bốn chữ này, hiểu một nghĩa và phát âm một cách
như chúng ta.
Khi người Thái nói: săn-t là theo dõi (như đi
săn con mồi) thì người Khmer nói: sok là sức khỏe.
Để rồi
người Thái, Lào, Miên, Khmer đều nói: Sănth-sok hay là Săn-tỉ s-sok
và tới tiếng Việt trở thành: Săn sóc sức khỏe.
Chỉ hai chữ
đơn sơ đó, cộng chung lại thành một cấu trúc ngôn ngữ tuyệt vời của
vùng ĐNÁ.
Bây giờ chúng ta đọc câu thơ của thi sĩ Định Nguyên
sau đây:
Đêm đêm anh đếm sầu
riêng rụng
Như đếm tình anh nỗi nhớ chung
(Định Nguyên)
Ta thử dịch dòng thơ đầu bằng ngôn ngữ của những người bạn láng
giềng khác nhau, khi đọc lên ta có nhận được ra không?
Đêm đêm: pđăm pđăm (Chàm)
anh: eng (Lào)
đếm tém
(Hmong)
sầu riêng thô-riên (Thái)
rụng ch-ruu (Khmer)
Cả câu dịch đọc lên, nếu ta lắng nghe bằng cả tâm hồn:
Pđăm pđăm eng tém thô-riên ch-ruu.
So sánh với: Đêm đêm anh đếm sầu riêng rụng
Ta sẽ thấy cái âm phát rất gần với tiếng Việt mình.
Điều
đó chứng minh cho ta thấy rõ tiếng Việt và các tiếng nói trong vùng
ĐNÁ có liên hệ mật thiết với nhau.
Một con người với một tâm
hồn yêu chữ nghĩa nói chung và tiếng Việt nói riêng đã để ra 31 năm
(1981-2012) trong đời mình để tìm hiểu đến nơi đến chốn về nguồn
gốc, liên hệ của tiếng Việt với các tiếng nói của những dân tộc láng
giềng.
Nếu nói tuổi thọ của một người là 100 năm như ta vẫn
chúc nhau (mà mấy ai có được) thì con người này đã bỏ ra 1/3 đời
mình cho “Tiếng Nước Tôi”.
Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng kể lại những
năm đầu dọn tới Seattle từ thủ đô DC (1980). Khi mở phòng mạch khám
bệnh, một ngày ông chỉ khám được có hai, ba bệnh nhân, vì khám bệnh
cho toa xong ông ngồi nghe họ nói tiếng Lào, tiếng Miên, tiếng
Kampuchia. Ông nhận thấy khi họ nói chuyện với nhau có quá nhiều
tiếng Việt trong ngôn ngữ của họ. Thế là có ngay những giờ “Bệnh
nhân dạy bác sĩ”. Dậy ngôn ngữ của họ: Lào, Miên, Thái, Nùng và cả
tiếng Hoa.
Là một người yêu chữ, ông để tâm vào việc học hỏi
và sưu tầm về nguồn gốc của tiếng Việt qua 57 ngôn ngữ của miền nam
Á và ĐNÁ với 275 ngàn tiếng một (từ vựng) đồng nguyên. Ông bắt tay
vào công việc này từ năm 1981 đến năm 2012 thì bộ sách hoàn thành và
đến nay, ông vẫn tiếp tục bỏ ra bao nhiêu tâm huyết cho một công
trình bạc tóc và nặng trĩu ngàn cân đó.
Ông đã chứng minh cho
thấy tiếng Việt pha trộn giữa các nước láng giềng như Chàm, Khmer,
Lào, Thái, Mã Lai, Mường, v.v. nhiều hơn là pha tiếng Tầu như trước
đây ta vẫn tin như thế (Những Nẻo Đường Tiếng Việt (-trang 232)).
Ông cũng đã về Việt Nam, đến Ninh Bình học tiếng Mường một thời
gian. Nhờ có người cháu nói được tiếng Mường nên ông học rất nhanh.
Bây giờ ông có thể nghe và nói ngôn ngữ này. Ông cho biết ở quê nhà,
những vùng như Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị rất nhiều tiếng Việt
lồng trong tiếng Mường.
Ông cũng chứng minh, chính tiếng Tầu
là tiếng vay mượn của nhiều tiếng nước khác có gốc của tiếng
Sanskrit (Ấn Độ), Pali, Hy Lạp, Turkey, v.v. Nhưng đặc điểm của
người Tầu là không bao giờ nói mình vay mượn của ai, không bao giờ
nhắc tới và sau một thời gian nhận luôn là của mình. (NNĐTV- trang
166)
Bây giờ sau đúng 33 năm, bộ Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt
sẽ được ra mắt nhiều nơi trên nước Mỹ. Bắt đầu từ tháng 5. Khởi đầu
từ miền Nam California, nơi tác giả cư trú, đến Seattle, Oregon và
sẽ tiếp tục đi lên miền Đông nước Mỹ, sau đó sẽ qua Pháp. (Nơi tập
Từ Điển đã được bảo trợ danh dự của Đại Thư Viện Quốc Gia.)
Hãy hình dung ra hình ảnh một người đàn ông trọng tuổi, gầy gầy, tóc
bạc phau, đang gánh hai bồ sách ở hai đầu quang gánh leo lên những
ngọn đồi trong một sáng mù sương trước mặt, hoặc quang gánh trở
xuống từ một con dốc với một quả mặt trời đỏ rực đang lặn sau lưng.
Ông không nghĩ là mình đã làm một việc quá nặng nhọc, ông chỉ biết
làm với cả tấm lòng cho Tiếng Việt của mình.
Cong lưng gánh chữ lên đồi
Mới
hay gánh cả mặt trời trên lưng
(tmt)
Chúng ta, người Việt Nam, yêu quê hương cũng như yêu ngôn ngữ của
mình. Hãy đến mặt-đối-mặt, tay-cầm-tay với tác giả để nói lên lòng
cảm phục và quý mến một con người tận tình với tiếng Việt. Hãy đến
chạm tay vào bộ Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt, để nghe sự rung động
trong hồn mình.
Ta cũng noi gương tác giả cong lưng vì chữ,
mang bộ Từ Điển 5 ký về nhà làm quà cho chính mình “A gift for
soul”.
Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt là một món quà lạ lùng và
tuyệt vời cho những người ta quý mến.
Món quà ta tặng mà
không phải chọn ngày đặc biệt nào cả vì khi người nhận được sách sẽ
tự thấy mình đặc biệt biết bao.
Trần Mộng Tú,
Ngày 6
tháng 7 năm 2014
Lời mở đầu: Con người là một sinh
vật, tiếng nói của con người là sinh ngữ nhưng qua thời gian rất
dài hàng chục ngàn năm thay đổi, mọi tiếng nói đều khác nhau.
Khoa ngữ học so sánh có thể nghiên cứu và tìm lại những mối
dây âm thanh và ý nghĩa nối kết cũng như những chia cắt âm vận và
âm tiết giữa các tiếng nói khác nhau trong cùng một vùng ngôn ngữ
rộng lớn như vùng sống của con người ở Đông nam Á.
Tiếng
Việt hiện nay là cái linh hồn chung cho 90 triệu người Việt ở
Việt Nam và gần ba triệu người Việt ở các nước ngoài.
Nó
là một ngôn ngữ có tính cách quốc tế không những là vì sau cái
biến cố đau thương của đất nước năm 1975 mà vì từ xa xưa lắm, khi
mới có con người Việt, nó đã chia xẻ cái nguồn gốc chung với hơn
57 thứ tiếng nói anh em khác sống chung quanh nó.
Ta hãy
tìm hiểu và giữ gìn tiếng Việt cho xứng đáng là người Việt.
Sự hiểu biết rành rẽ cái vốn liếng tiếng Việt thời xa xưa sẽ
làm cho người Việt chúng ta vững tin vào ngày mai của tiếng mẹ.
Từ điển này là một tập hợp to lớn của rất nhiều từ điển đồng
nguyên ở Đông nam Á của các ngôn ngữ Việt, Mường, Mon, Khmer,
Chàm Lào, Thái, Myanmar, Malay, Indonesia cùng với 41 tập ngữ
vững của các tiếng nói Mon-Khmer, cùng là các tiếng Hmong, Yao,
Zhuang, Nùng và của các bộ tộc Thái Shan.
Từ điển này lại
được dịch ra bằng tiếng Anh và tiếng Pháp và có ghi chữ Hán cho
các từ hán việt để cho mọi người trên thế giới có thể đọc và hiểu
tiếng Việt một phần nào về ý nghĩa và nguồn gốc của nó vì phần
phiên âm và phiên chữ trong từ điển này rất là gần và sát với âm
Việt và chữ abc Việt.
Từ điển này định nghĩa cho từng
tiếng một, và cũng dịch từng tiếng một ra tiếng Anh, Pháp để cho
ta thấy ngay nguồn gốc đa dạng của từng tiếng Việt bởi sự đóng
góp cái âm và cái nghĩa lúc đầu của các ngôn ngữ anh em bà con
với nó khắp Đông nam Á.
Gọi nó là Từ điển đồng
nguyên [cognatic dictionary] vì nó được viết ra
theo phương pháp so sánh ngôn ngữ [comparative linguistics] để
tìm hiểu là “sinh ra, đẻ ra, làm ra”.
Trên hai trăm ngàn
đơn vị đồng nguyên trong từ điển này dễ dàng cho ta thấy rõ hai
dòng họ lớn đã “thôi nôi” cho tiếng Việt ngày xưa là dòng họ Mon
Khmer và dòng họ Taic [Thái] cũng như ta có thể nhận ra được rất
dễ dàng các hình thái, cấu trúc, và dáng dấp ý nghĩa lúc ban đầu
cũng như những biến nghĩa của từng tiếng một hay tiếng ghép trong
tiếng Việt của ba miền ngày nay.
Qua 33 năm nghiên cứu và
biên soạn, thay vì in riêng ra từng tập từ điển, tôi góp chung
vào với nhau để cho bạn đọc có một cái nhận thức chung mà rõ ràng
và chi tiết của từng tiếng một trong Việt ngữ, cũng như ta nhìn
thấy mọi nhánh sông nhỏ trên nguồn thay vì đi qua từng nhánh một
của dòng sông tiếng Việt.
Mong rằng rằng nó là tài liệu để
trên bàn cho mọi lớp học, mọi trường học, cho các thầy giáo cô
giáo, cho các học trò, sinh viên và bạn trẻ, cho các phụ huynh
học sinh, cho những ai thiết tha và nặng lòng với tiếng Việt, để
cùng nhau tìm hiểu, giải thích và giảng dạy cho con em, để cho
các thế hệ mai sau sẽ dựa vào đó mà tiến mạnh hơn nữa trên bước
đường “suy nghĩ lại ý nghĩa và tư tưởng của từng tiếng một trong
Việt ngữ.
Từ điển này cũng là một từ điển nghiên cứu
[cognatic reference dictionary] có ích cho các nhà ngữ học khắp
thế giới đang để ý tìm hiểu nguồn gốc của các ngôn ngữ Đông nam Á
mà cho tới nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Từ điển
này đang còn thiếu sót và cần thêm sự đóng góp và chia xẻ tài
liệu với cộng đồng ngữ học Việt Nam và thế giới để cho càng đầy
đủ và rõ ràng hơn nữa.
Đó là mong muốn tha thiết nhất của
người biên soạn.
Bs Nguyễn hy Vọng
Các ngôn ngữ anh em đồng nguyên với tiếng Việt trong từ điển này
Tiếng Mường Bi và Mường
Rục / Việt Nam:
Khạ tồng Lương, Khạ MÚ [Khmu] /
bắc Lào,
Khmer
Mon / Myanmar
Lào
Thái
Chăm [Chàm]
/ Việt Nam
Jarai, Rhade, Chru, Roglai, Haroi / cao nguyên
Trung Việt
Mon Khmer gồm có:
Achinese / Sumatra
Akha / Thái Lan
Bahnar, Rengao, Sedang,
Halang / Cao nguyên trung Việt
Jeh, Duon, Cùa, Mnom, Todrah /
id
Ngeq, Brou, Càlơ, Pacoh, Phường, Katu / id
Kayong, Hrê
id
Lawa, Lamet, Lahu, Palaung, Pear, Roluong, Roteng / rải rác
ở Đông nam Á
Stieng, Koho, Mnong Gar, Chrau, Mạ / miền cao
đông bắc Sài Gòn
Lissou, Mosso, Kioutsé, Loutsé, Houni,
Lokai, Puma / Yun nan, Hoa nam
Nicobar / ngoài khơi biển
Ấn độ
Khasi / bắc Bangladesh
Munda [Asuri, Birhor, Bo,
Bonda, Didey, kharia, Santali, Saora, Sora, Gutob, Hor, Korku,
Kta, Nahali, Kowari, Mowari, Remo]
Malay
Indonesia
Theo dân số: Indonesia 235 triệu, Việt Nam 90
triệu, Thái 75 triệu, Malay 22 triệu, Khmer 15 triệu.
Các
dân tộc thiểu số tính theo số ngàn người: Thái [đen, đỏ, trắng]
1328, Mường 1137, Khmer ở VN 1055, Tàu 862, Nùng 856, Hmong 787,
Yao 620, Rhade 270, Chàm 132, Hrê 113, Lahu 7.
Các sắc dân
Mon Khmer ở Trung Việt: Jarai # Gia lai 317 ngàn, Bahnar 174,
Koho 129, Roglai 97, Mnong 92, Sedang 80, Thổ 68.
Cảm tưởng và ý kiến bạn đọc
1-10-1985 Atlantic City
Tôi vui mừng vô hạn khi biết công trình khảo cứu về nguồn gốc
tiếng Việt của anh sắp thành tựu, thật là một kỳ công. Tôi muốn
bày tỏ lòng khâm phục sâu xa của một đàn anh chỉ hơn anh ở tuổi
mà thôi, đó là phúc cho tương lai văn hóa dân tộc vì nó đúng là
một phát minh mới, hết sức quan trọng, một “công trình khoa”
[travail d'une portée scientifique considérable].
--Từ điển gia Đào đăng
Vỹ.
Rancho Cordova, CA /Dec 6
1986
Anh bạn Trần cao Lĩnh có cho tôi xem một bài
của bác sĩ viết về Nguồn gốc tiếng Việt. Tôi rất vui mừng mà gặp
bạn đồng hành trên một nẻo đường vắng vẻ. Từ bao lâu nay tôi đã
làm cái công việc này... rất là buồn.
Nếu không có vũ
trang bằng một say mê lớn, chắc tôi đã bỏ cuộc. Từ đây có cần
được ai góp ý, chắc tôi chỉ còn biết thỉnh ý của bác sĩ thôi, chứ
xem ra không có ai đi theo con đường của chúng ta hết. Và để tỏ
thiện chí, tôi xin mạn phép góp ý với bác sĩ về quan niệm của nhà
ngôn ngữ học Logan. Toàn thể Hoa nam và Đông nam Á đều cùng một
gốc về mặt ngôn ngữ [tôi đã viết xong nguồn gốc Việt ngữ].
--Nhà văn Bình nguyên Lộc.
Dear Dr Vong,
You are a man in every
positive sense of the word. I am proud of many things I hear
about you, knowing that you are engaged in creating a dictionary
of many languages, in the interest of promoting peace through
human language mutual intelligibility.
Thank you from deep
within my being.
--Elizabeth Frye@Highline MHC, Seattle
28-9-1994 “... về việc nghiên cứu của bác
sĩ, chắc đã đạt được nhiều. tôi chỉ xin góp ý kiến là nếu gặp một
người Mường di cư từ những vùng Hòa bình Thanh Hóa, nhất là
Nghệ-Tĩnh-Bình thì nên bám chặt lấy họ mà ghi chép ngôn ngữ. Họ
gần với tổ tiên Giao của ta và cũng gần với các người Mon Khmer
hơn là ta. --Nhà dân tộc
học và ngữ học Nguyễn bạt Tụy, Đà lạt
Sách của anh, thật là một công trình lớn, theo ý tôi
là “hàng đầu” về loại từ điển “tầm nguyên” [etymological
dictionary] không như các cuốn tầm nguyên từ điển VN / Lê ngọc
Trụ 1993 thiên về tiếng Hán quá, dễ hiểu cho họ vì hoàn cảnh gia
đình giáo dục. Rất vui là thấy anh khỏe lại và tiếp tục công
trình soạn cuốn Từ điển tầm nguyên quý báu ấy. Thế là có thêm một
tài liệu rất giá trị cho hậu thế.
Công trình của anh
Nguyễn hy Vọng là một gương sáng cho các lứa tuổi đang lớn, nhiều
khi quá lao sâu vào nền văn minh phương Tây mà quên đi nền văn
minh phương Đông không kém phần phong phú.
--Học giả Lê cung Thông,
Australia
I'm very much
looking forward to seeing the product of your decades of work.
I read the “Vietnamese, a mystery language” which discusses many
of the questions I've been exploring a fraction of the time you
have. How can I get that CD [Vietnamese Cognatic Dictionary].
--Mark A. professor of Linguistics, Baltimore USA.
Tôi có xem rất kỹ tài liệu anh gởi cho tôi.
Đọc đi đọc lại, thấy thật là lạ, ngoài sức tưởng tượng. Việc in
cuốn sách này rất cần thiết, đó là một công trình nghiên cứu rất
quý báu. Tôi nghĩ rằng khi sách in xong, có thể giúp giải thích
được những câu tối nghĩa trong c ổ văn Việt, giúp đọc chính xác
hơn các bản văn cổ. Thật là một đóng góp vĩ đại cho văn học Việt
Nam. --Bs Nguyễn huy
Hùng, Houston
3-26-2007:
Anh dùng ngôn ngữ để tìm lý lịch nguồn gốc của quốc gia dân tộc
Việt Nam. Tôi linh cảm điều đó, anh dùng khoa học tiếng Việt để
tìm về cội nguồn Việt. Công trình của anh, người ta chưa thấy tầm
quan trọng, nhưng sau này, các giới sinh viên làm luận án tiến sĩ
ngôn ngữ sẽ coi đó là những khám phá vô giá.
Tôi hết sức
khâm phục công trình sưu tầm mấy chục ngàn từ đồng nguyên với
tiếng Việt. Phải là người rất có tâm huyết với tiếng nói của dân
tộc Việt mới có thể bỏ công nghiên cứu sưu tầm như vậy. Tôi thấy
Bác sĩ đã chứng minh được là tiếng việt không có chung nguồn gốc
với tiếng Tàu, chúng ta đã bị ép buộc dùng chữ Hán để viết thôi,
cũng như người Nhật hiện nay, đâu phải vì vậy mà tiếng Nhật hay
tiếng Việt phải có chung nguồn gốc với tiếng Tàu! Một số người
Việt đã lầm lẫn như thế nhất là những kẻ làm văn hóa mà ngu dốt ý
thức gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần lớp trẻ.
--Nhà ngữ âm học Nguyễn
chính Tiệp, San Jose
Bộ Từ
điển nguồn gốc tiếng Việt này sẽ ra mắt tại Paris, dưới
sự bảo trợ của Bibliothèque nationale de France, sau đó sẽ phổ
biến trong các Đại học và thư viện của các nước trên thế giới và
sẽ trình bày tiếng Việt với Unesco Liên Hiệp Quốc như là một
“tiếng nói văn hóa lớn của con người Đông nam Á”, “a great
cultural language of Southeast Asia” theo ông Leonard Bloomfield,
nhà ngữ hoc Mỹ lừng danh thế giới đã nhận định trong sách
“Language” của ông ấy, xuất bản năm 1930.
--KTS Nguyễn hy Văn,
Seattle
Cám ơn bác sĩ.
Thật thú vị khi biết được tường tận ý nghĩa sâu xa lúc ban đầu
của mỗi từ ngữ. Bác sĩ như một nhà khảo cổ, trưng bày cho người
xem và đọc thấy rõ từng lớp, từng tầng nguồn cội văn hóa và ngôn
ngữ của ông cha ta qua các vảy vàng lấp lánh từng bị phủ lấp dưới
bao lớp sơn của từ Hán Việt.
--Hiền Phạm, Canada.
Kính Anh, xin chúc mừng anh đã xong việc làm của Titan
ròng rã trong ngần ấy năm với tất cả kiên trì.
--Khoa, Bibliothèque Universitaire de
Paris.
Các dấu và ký hiệu dùng trong từ điển này
Dấu * có nghĩa là:
- ít dùng, ít nói, ít biết, không hay nói
- xem như hay
hiểu lầm là tiếng địa phương
- xưa, cũ, cổ, chỉ có trong các
sách xưa
- nên được tìm hiểu cho ra cái âm gốc và nghĩa gốc
- nên xem như là một tiếng xưa nhưng vẫn có ý nghĩa
- cần để ý
đến các đồng âm của nó
- cần để ý đến các đồng nghĩa của nó
- cần để ý đến các từ mới hiện đang thay thế cho nó
Dấu < có nghĩa là:
- do một âm hay từ,
tiếng, giọng có cái nghĩa gốc xưa hơn mà ra
- từ một nhóm phụ
âm có trước mà ra
- từ một nhóm nguyên âm xưa hơn mà ra
-
từ một âm tiết khác mà ra
- từ một vần khác mà ra
- từ một
nhánh ngôn ngữ khác mà ra [thí dụ: Mường < Việt]
Dấu > có nghĩa là:
- có trước, sinh ra trước, xưa
cũ lâu đời hơn
- ý nghĩa rộng hơn, chung hơn, tổng quát hơn.
[thí dụ: Mon-Khmer > Mường Việt]
Dấu # có nghĩa
là:
- đồng nghĩa hay là tương đương, không khác
lắm về ý nghĩa, âm thanh, âm tiết, vần, phụ âm, nguyên âm, dấu
giọng, cách đọc, cách phát âm, cách nhấn giọng
- cũng có
giá trị hiểu biết rất giống nhau khi nói hay viết ra
Dấu ~ có nghĩa là:
- theo cái nghĩa, hay
theo sự hiểu biết thông thường.
Tài liệu tham khảo
A
Vietnamese grammar 1965 / Laurence Thompson /UW Seattle, WA
A grammar of the language of Burma by Thomas latter 1845@
Asian education service C215 SDA New Delhi 11001
Ancient
China / Howard Edward H. Shafer / time Life, New York. Ancient
China by Maurizio Scarpari / Barnes Noble, Italy
An
introduction to Linguistic science @ E.H Sturtevant, Yale 1960
American Slang dictionary / H.Wenworth & Stuart B.Flexner, NY
1966
A study of Middle Vietnamese philology Kenneth J
Grierson SIL, Saigon @ Société des Études Indochinoises Tome XLIV
No 2/ 2nd trimester 1969
A dictionary of the Mon
inscriptions [HL Shorto, London 1971]
A dictionary of the
Nicobarese language [Edward Horace Mann, Delhi, India]
A
Grammar of the Khasi language, Rev. H. Roberts, London, Kegan
Paul Trench [Hubner & Co LTD, Pater Noster House, Charing Cross
Rd 1891 / UW Seattle]
Bái hòk Topui Rotéang / Summer
Institute of Linguistic
Burma self taught / AF st / R st /
John 44588342 / St John 1991 / UW Seattle
Burmese
[Myanmar] Book 1, UW / John Okell / PL 3933 042/1994 [textV]
Bonda Dictionary, Battacharya / PL 45724.B / University of
WA, Seattle Burmese classifiers by Hla Pe / Indo Pacific studies
II
Classifiers in Mon and S.E Asia by Halliday 1922
Cambridge Encyclopedia of Language,/David Crystal,Cambridge
Univ Press Comparative Kadai 1997/ Jerome A.Edmonson & David
Solnit, UW Seattle
Chu thuấn Thủy / Vĩnh Sính
Chữ
Nôm thế kỷ 17 Bs Nguyễn văn Thọ, 1977 Sài gòn, Việt Nam.
Cung oán ngâm khúc, Ôn như Hầu / Zielek Co, Houston, TX USA
Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum Ope / Alexandro
de Rhodes
De l'origine des tons en Vietnamien / André G
haudricourt 1954 Journal Asiatique
Dictionary Hmong Hjua /
Lyman Mouton, The Hague, Paris
Dictionnaire
Căm-Vietnamien-Francais, Trung tâm văn hóa Chàm Phan Rang, VN
Dictionnaire étymologique de la langue francaise / Emmanuèle
Baumgartner, Philippe Ménard, Livre de poche / Paris
English Thai dictionary / desk Edition / So Sethaputra
English Hmong Dictionary@ Lang Siong, Joua Siong, Nao Leng Siong/
UW English Burmese Dictionary [Judson PL 3957-J83 / 1972 / UW
Seattle]
Éléments de grammaire Hmong blanc / Jean Motlin
PL3311 M M07 1978
From Tonkin to India @ Prince d'Orléans
[personal Library]
Guide Franco Khmer @ JF Sonolet & Pa
Pheng / sud Asie / Paris
Introduction to Sino-Tibetan @
Shafer 1966 - Wiesbaden Germany /UW Seattle
Introduction
to Phonetics by Claude Merton Wise / Prentice Hall / NJ, 1958
Khasi grammar and dictionary @ Battacharya / Suzallo Library
UW Seattle
Khasi dictionary by Nissor Singh / UW Seattle
Suzallo Library PL4451S56
Lao English dictionary@ Russell
Marcus Japan 1975
Linguistic science@EH Sturtevant, Yale,
New haven, Connecticut
Language 30 Thai / WA DC / 1975 /
1984
Lĩnh nam dật sử / Trăm Việt
Lam sơn thực lục /
Nguyễn Trãi / Tân Việt 1956 / Nhân văn 1983 USA
Lexique
Vietnamien Rục-Francais / Nguyễn phú Phong-Trần trí Dõi- Michel
Ferlus / Univ. Paris VII / 1988 SudestAsie
Latin English
Dictionary by John Trapman, the New College, Bantam
Malay
English Dictionary by Coope
Miao Yao / Purnell @ Suzallo
library, Pl 3351 LP / UW Seattle
Ngôn ngữ học Việt Nam /
Nguyễn bạt Tụy, 339 Phan đình Phùng Sài Gòn 1959
Nguồn gốc
Mã-lai của dân tộc Việt Nam / Bình nguyên Lộc / Xuân Thu
Pallegoix, Dictionary lingua Thai 1854, 1972 Greg International /
Westmead, Farnborough, Hunts, England
Parlons Birman@
Marie H Cardinaud, Yin Yin Miynt, Éditeurs de l'Harmattan
Personal pronouns in Austro Asiatic by HJ Pinnow
Portuguese dictionary by Jura D Olivera / Random House 1965, 1993
Proto Mon-Khmer vocalism / Harry L. Shorto / London
Pháp Việt Đại Từ Điển @ Đào đăng Vỹ, Sài Gòn 1952
Santali
dictionary PL 45631 M 1983 by dr RM Mc Phail, Calcutta 1953
Saora lexicon PL 4587 R 36 1983 at Suzallo UW Seattle
Sedang vocabulary / Kenneth D Smith / bộ Giáo dục, Sài Gòn 1967
Studies in Munda Linguistics [Sudhibuschan battacharya /
Simla, Calcutta 1975
Summer institute of Linguistics /
Univ of Texas, Arlington / UW publication 12
Sử ký Đại nam
Việt@ khuyết danh, Annales Annamites
Tài liệu @ Nguyễn
đình Hòa, Bình nguyên Lộc, l Đào đăng Vỹ, Bguyễn bạt Tụy
Tài liệu @ Phyrun sen, Phôn Paseuth, Chanthaseny Khamphay /
Seattle
Tài liệu @ Britannica, Encarta, Wikipedia
Từ điển Việt Tày Nùng / Hoàng văn Ma, Lục văn Pảo / Nxb Khoa học
xã hội
Từ điển Hán Việt thông dụng, Lạc Thiện, Trường Đại
học tổng hợp, tp HCM
Từ điển Mường Việt @ Nguyễn văn
Khang, Bùi Chi, Hoàng văn Hành
Từ điển Khờ-Me Việt, Hoàng
Học, Nhà xuất bản khoa học xã hội 1979
Từ điển Việt Chăm #
Inưlang Piêt Chăm
Tự học chữ Miên @ Lê Hương 1963 Ấn quán
Thanh Tân, 110 Cao Thắng, Sài Gòn
Tự học chữ Khmer @ Ngô
chân Lý / Nhà xuất bản giáo dục 1999 Việt Nam
Thai English
dictionary / Mc Farland M.D. Stanford, CA 1944
Thai
dictionary / Mary Haaj, Stanford CA, 1964
The languages of
China before the Chinese, Terrien de Lacouperie, London 1887
The living races of men / Carleton S Cook / Edwartds Hunt Jr
/ New York
The making of Southeast Asia @ Georges Coedes,
1966 Berkeley UC Press
The story of language @ Mario Pei /
Mentor Book / new American library
Thiên tài Nguyễn bỉnh
Khiêm @ Huy Phương, Yến Anh / Mekong tị nạn 1990
Thoại
Ngọc Hầu và cuộc khai phá miền Hậu giang, Nguyễn văn Hầu / Xuân
Thu
Truyện Kiều chữ Nôm và khảo dị @ Nguyễn bá Triệu,
Canada
Untrodden field of Antropology @ Dr Jacobus /
Falstaff press, NY 1937
Việt Nam Tự điển / Hội Khai trí
tiến đức, 1931
Vocabulaire Francais Siamois @Vipawan
Tuvayanond & Jean Claude Brodbeck Bangkok Nov 1978
Việt
Pháp Từ điển @ Đào đăng Vỹ / Taiwan
Việt Nam văn học sử
/Nguyễn đổng Chi 1970 SEAsia quarterly, Carbondale USA
Văn
minh Việt Nam / Lê văn Siêu / Xuân Thu
Việt Nam văn phạm /
Trần trọng Kim / Nxb Sống mới, Fort Smith Arkansas, USA
Việt Nam văn học sử yếu / Dương quảng Hàm / Nxb Sống mới
Vương quốc Champa @ Hassan Poklaun dịch @ Pierre Bernard Lafont,
IO of Champa, San Jose, CA
Vietnamese, a mystery language
According
to Mario Pei, a renown linguist, Vietnamese is in some respect a
mystery tongue, linked by some authors with the Thai language, by
others with the Mon language of Burma, still by others with the
Munda language of Northeast India or with the scattered Mon Khmer
languages of Southeast Asia. With its 90 million speakers and the
strategic position Vietnam holds in that sea-land region, the
Vietnamese language begins to gain interest among world
linguistic circles.
The latest edition to the American
mosaic of culture is the Vietnamese, nearly two millions in the
USA and another million dispersed throughout the world.
Vietnamese is the 12th world language in term of the number of
its speakers. It even ranks 9th among the world official
languages.
Although the ten thousand day Vietnam war has
captured the world attention, the Vietnamese language remains
relatively unknown or unexplored.
As early as the 3rd
century BC, ancient Vietnam had already its own writing, engraved
on a ritual bronze drum found in Bắc sơn, west of Lạng sơn. Those
characters were framed in what appeared to be a tutellary plaque
with adjacent engravings of warriors and common birds. Old
Chinese books also mentioned the proto-vietnamese as the Giao chi
and their own language, different from Chinese, as early as 1109
BC in the legend of “the white pheasant”.
Around 186 AD,
Sĩ-Nhiếp, a Chinese administrator, prohibited the Vietnamese from
writing their own script and compelled the use of Chinese
ideographic characters until around the 13th century, the
industrious Viets devised another script called the chữ Nôm, a
code writing, since it resembled the Chinese script but was
totally unreadable to any Chinese, thus it was an obvious
strategic advantage during the millenary struggle against the
Chinese invaders.
In the meantime, by 1651, a French
catholic priest, father Alexandro de Rhodes, during his many
years of priesthood spent in that country, then called Đàng
Trong, had composed a new roman script mostly for the sake of his
own converts, printed as “Dictionarum Annamiticum Lusitanum et
Latinum”. This new script proved to be so practical as to get
national acceptance, 200 years later, also promoted by the French
administration in the beginning of the 20th century.
Vietnam is the only country in Asia mainland which has borrowed
numerous Chinese words but boldly wrote them in roman alphabet
since then.
Comparative linguistics has shed light over
the origin of many Southeast Asian languages, with Mon Khmer and
Tai as their main sources.
Vietnamese appears to be the
fusion end product of the Mon Khmer and the Tai, as the former
generated most of it basic lexicon and latter one imparted to it
a tone system and the propensity to be more and more
monosyllabic.
Recently André Haudricourt, a French
linguist also clearly demonstrated its non tonal beginning.
It is difficult to imagine an American speaking spontaneously
old English, but today's Vietnamese is replete with a large
mixture of old semantic and phonetic usage in their everyday
speech, preserved thoroughly by large segments of Central Vietnam
speakers, amounting to nearly 20 million people, a quarter of the
total population. This semi proto-speech is analogous to the
Mường language, rightly seen as proto-vietnamese.
Among
the offsprings of the primitive Southeast Asian source language,
the apparently Asian counter part of the primitive Indo European;
Vietnamese is seen as the youngest, most prolific and dynamic, in
contrast with many of its linguistic cousins, such as the Danaw
tribe in Burma, the Jeh in central Viet nam, only a few thousand
strong, or the Birhor in Northwest India, only a few hundred
survicors.
According to Bernard Groslier, a Southeast
Asian archeologist, the Thai and the Vietnamese are linguistic
“cousins” who have followed different trends of culture, either
Indian or Chinese, have crossed paths two centuries ago on a
battle field at the expense of another cousin country, Cambodia.
The present geo-political challenge in Southeast Asia
illustrates also that history tends to repeat itself whether
geographically, politically or even linguistically.
Vong hy Nguyen, M.D.
Resolution of commendation
Whereas, Vong hy Nguyen, M.D. was
born in Hue, Vietnam, and earned a medical degree in 1958 from
the University of Saigon, and
Wheras, Dr Nguyen served as
a medical officer in the Army of the republic of South Vietnam
from 1958 - 1962 and held other posts in the medical field until
1975; and
Whereas, in April 1975, when Saigon fell to the
Vietnamese communists, Dr Nguyen immigrated to the United States
where he practiced in the field of psychiatry in Kansas and then
in Seattle, WA; and
Whereas, since 1952, Dr Nguyen has
been doing research in the area of Vietnamese lexicography,
contributing to the late Đào đăng Vỹ in his French Vietnamese
dictionaries, and has now published his own Cognatic dictionary
of the Vietnamese and Southeast Asian languages in CD and book
version; and
Whereas, it has been said about this
dictionary that it is international in scope, with special
emphasis in Vietnamese and profuse references in English; offers
for the first time in the world of lexicography an exquisitely
precise tool of research for any scholar who seeks to understand
better the languages of nearly 400 million people in Southeast
Asia, that it is dedicated to the spirit of sacrifice of the
American and Vietnamese freedom fighters and to the glory of
English, the language of freedom.
Now, therefore, I,
Margie L. Rice, Mayor of the City of Westminster, on behalf of
Mayor pro Tem Russell C. Paris and City Council Members Frank G.
Fry, Kermit March, and Andy Quach, here by commend “Dr. Vong hy
Nguyen” for the contribution he has made to the Vietnamese
American community by the publication of his “Cognatic dictionary
of the Vietnamese and Southeast Asian Languages.”
Dated January 22th 2003
Margie L. Rice
Mayor
À propos du dictionnaire cognatique Vietnamien
Ce
dictionnaire a été concu et rédigé pendant 33 années, de 1981
jusqu'à présent. Il visait à presenter au public mondial le vrai
visage de la langue vietnamienne en tant que telle.
Il a
été traité dans son ensemble par la discipline cognatique, une
des méthodes de linguistique comparative, avec le but spécifique
de faire ressortir clairement l'évolution parallèle et cognatique
de la plupart des langues du Sudest Asiatique.
Il ne négligeait
pas pour autant l'apport substantial et définitif du chinois à la
langue ancestrale vietnamienne. Sans être génétique, l'écriture
chinoise était et reste encore le modus vivendi culturel du
Japon, de la Corée et du Việt nam.
L'ensemble de ce
dictionnaire reflétait la solide logistique d'une recherche menée
à fond, car il prétendait à dresser environ 27,400 mots
vietnamiens envers 275, 000 de leurs confrères cognatiques du
Sudest de l'Asie, les comparait l'un à l'autre, syllable contre
syllable, lettre pour lettre, tonalité envers tonalité, accent
contre accent même; afin de mieux faire apprécier la remarkable
homogénéité cognatique de tous ces mots, à travers l'apparence
disparate et décevante de leurs écritures si diverses, bien que
tous ensemble syllabiques.
Puisse t'il constituer la
pierre de touche d'une nouvelle manière de “voir' la langue
vietnamienne et ses cousins linguistiques dans leurs aspects si
dissemblables et pourtant si ressemblants, depuis leurs premières
balbutiements jusqu'à leurs modernes maturités
Dr Nguyễn hy Vọng
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
|
Hình nền: Từ Điển NGTV. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by Tống Cường chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật,
October 9, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang