Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Sưu tầm - Hình ảnh Sài Gòn xưa
Lời giới thiệu: kính thưa Quý vị, BKT trang nhà GĐMĐ/HTĐ&PC xin được hân hạnh giới thiệu đến Quý vị một số hình ảnh về các tấm biển quảng cáo thời các nền Đệ I và Đệ II VNCH. Lời quảng cáo trong những tấm hình bên dưới rất mộc mạc đơn sơ, sẽ làm nhiều người bùi ngùi tưởng nhớ về thời niên thiếu của mình đã diễm phúc được sống dưới hai mái ấm Gia Đình Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt, BKT rất bùi ngùi và vui lẫn lộn... khi thấy tấm biển quảng cáo của thuốc lá hiệu “Bastos Xanh” và “Bastos Luxe”, gói màu vàng sậm (gold), loại không có đầu lọc. BASTOS LUXE là loại sang của lính nghèo nghiện thuốc lá trong thời chiến. Chỉ đầu tháng lương mới mua được loại này, thuốc nhẹ và có hậu “ngọt” sau khi rít vào buồng phổi một cụm khói. Batos Xanh là loại “second class” (rẻ), thuốc có hậu đắng ngắt và ít khi được lính dùng để “bắt dế” (1). Xin Quý vị đọc lời cụ Phan Văn Song, người chuyển bộ ảnh này, bên dưới và một số hồi âm của Độc giả gửi Cụ Song. Kính mời Quý vị chiêm ngưỡng những bức ảnh sinh hoạt trong hai xã hội VNCH thuở xa xưa. Trân trọng. --BKT.
Lời cụ Phan Văn Song (người chuyển hình): Gởi quý Cụ
một chút hoài niệm. Hình ảnh quảng cáo dưới đây như trình hối đó.
PVS
Các thư hồi âm của độc giả
1.
Một
độc giả hồi âm cho cụ PVS: Đại Huynh Phan văn Song còn lưu giữ hình
ảnh quảng cáo của ngày xưa, thật là quý báu. Nhìn hình, thấy nhớ,
nhớ ơi là nhớ!!!
Hồi xưa, thân phụ của Cương ghiền thuốc lá
Bastos nên đặt cho Cương một “nick name” là “Juan Bastos”; giờ thấy
hình quảng cáo thuốc lá “Juan Bastos”, Cương thích quá! Ở nhà quê,
đâu có ai biết nói tiếng Tây nên Cương được gọi là “Thằng Ba Tô”;
nhiều người lầm tưởng rằng Cương tham ăn lắm, mỗi lần xực tới ba tô
nên mới có “hỗn danh” là “Thằng Ba Tô”. (cũng vui?!).
Cảm ơn
Đại Huynh Phan văn Song đem lại cho Cương một niềm vui.
Thân
kính,
Cương
2. Một độc giả nhờ cậy: Cám ơn anh Song.
Tôi kiếm cái quảng cáo thuốc “tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn” cho một
bài viết. Vị nào có hay nhớ xin gởi cho. Thanks
BKT chú thích:
(1)
-
Sự tích
“bắt dế” của lính Nhảy Dù:
Vào mỗi đầu tháng lương, lính ta cười toe vì
có $ rủng rỉnh nên hay chơi sang, chẳng hạn hút thuốc “Bastos Luxe
vàng”... Chàng nào sang hơn thế nữa thì chơi
Capstan (hay
“Cu Anh Phun
Sữa Tại Anh Ngâm”; đối với quân nhà binh, câu này không tục tĩu chi
cả, nó là câu châm ngôn (motto) dặn lính tác chiến nhà ta “chớ, chớ,
chớ... nhé!!!”). Lính Nhảy Dù QLVNCH hành quân liên tục trong rừng
sâu núi thẳm, mỗi khi hút xong điếu thuốc, phần còn lại khoảng 1
inch (2.54cm), được lính dập lửa, cất vào túi nhựa (plastic bag) và
được vùi sâu dưới đáy ba-lô của chàng.
Khi hết
$ và để
thỏa mãn cơn nghiện thì chàng lôi cái bao nhựa đựng những tàn thuốc
lá này ra (lẽ ra đã phải quẳng đi); cắm tàn thuốc lên một ống vố dã chiến nhỏ và chuyền nhau
hút cho đến lúc tàn thuốc tàng hình.
Vậy tại sao là “bắt dế”
và xuất xứ của hai chữ này thế nào? BKT chưa bao giờ được nghe ai giải
thích tường tận về cặp chữ này, nhưng khi nhìn vào bao nhựa thì thấy
những tàn thuốc với một đầu đen ngòm như đầu con dế óc-tiêu và nửa
kia thì vàng khè như đôi cánh con dế lửa, suy ra chữ “bắt dế” có thể
là hình dạng của những tàn thuốc và hành động moi những “ông
Thần dế” này
ra khỏi túi nhựa là hành động “bắt dế” chăng? Hiện nay chưa
thấy ai tuyên
bố là “cha đẻ” của môn “bắt dế” này; có thể
“vị thần” này đã rửa cẳng
lên bàn thờ ngay từ dạo ấy rồi!
Riêng về
ống vố dã chiến dùng
để đá dế, nó được làm bằng ống nứa (tre
nhỏ) có đường kính rộng cỡ
ngón tay út hay vừa vặn với đường kính của điếu thuốc lá. Lính ta khoét
một lỗ ngang hông và đút một ống tre nhỏ cỡ ống hút dùng để khoạy cà-phê,
xong thả chú “dế con” vào vố, thế là quân ta phì phèo đến khi
tàn
thuốc (dế con) cháy rụi. Thuốc Bastos, bất luận loại nào, rất
khô và sau khi hút xong, mồm người hút thối như ống cống hay hầm cầu tiêu
(septic tank). Mà thật là oái oăm, đôi lúc hút thuốc sang lại không
ngon và gây tình đồng đội đằm thắm cho bằng những khi lính nghèo
“bắt dế”. Có lẽ khi hút thuốc sang (luxe), người ta lỉnh ra một góc hút một
mình cho đã cơn nghiện, vì lúc này ai cũng có
$,
trong khi những buổi “bắt dế”
bình dân lại quy tụ đông AE hơn, cả quan lẫn quân đều “tự động”
tham gia rất nhiệt tình mà chẳng phải nhờ đến quân lệnh quát tháo...
Quảng cáo Sữa nhi đồng hiệu Cal-Best (Calcium Đệ nhất)
Bia
33 là số-1
Ngân
Hàng Chase Mã-Nhật-Tân
Thuốc lá hiệu Capstan với một số thành ngữ nhà binh:
CAPSTAN:
Cho
anh phát súng – tim anh nát.
Nhưng anh tin số phận anh còn
“Chiếc áo
phơi sương tặng anh nhé”.
“Nặng ân tình son phấn anh cho!” (đọc
ngược)
Quảng cáo trên chai la ve
(bia)
Quảng cáo Mua Hòm (coffin) đựng xác chết
Quảng cáo mở lớp dạy kèm sinh ngữ
Quảng
cáo Giày Ba-ta
Ba-ta xông lên quyết không sợ chó
Quảng cáo
Tuần báo... bàn về Phụ nữ
Quảng cáo Hãng xà-phòng
hiệu Con dê
Thuốc lá hiệu Bastos xanh
Thuốc lá hiệu Bastos
Luxe (vàng sậm/gold)
Thời còn chương trình Phát Thanh Thương Mại
trên đài phát thanh Sài Gòn,
một chương trình nhạc có quảng cáo
thương mại, hãng làm
kem đánh răng Hynos cũng có quảng cáo với bài
hát như sau:
“Răng em, răng em trắng muốt như ngà
Nhờ kem,
nhờ kem Hynos mà ra.
Anh yêu em hay anh yêu kem,
hay anh yêu
Anh Bảy Chà da đen?
Anh yêu em, anh yêu luôn kem,
anh yêu luôn
Anh Bảy Chà da đen”
Một số thuốc hút trước 1975
Thuốc lá RUBY QEEN Quân Tiếp Vụ...
“Rượu Uống Biết
Yêu..... Quần Ướt Em E Ngại”
Vé số TOMBOLA giúp các Trẻ mồ côi
Sữa bột hiệu Guigoz cho nhi đồng
BKT chú thích:
(1)
-
Sự tích
“bắt dế” của lính Nhảy Dù:
Vào mỗi đầu tháng lương, lính ta cười toe vì
có $ rủng rỉnh nên hay chơi sang, chẳng hạn hút thuốc “Bastos Luxe
vàng”... Chàng nào sang hơn thế nữa thì chơi
Capstan (hay
“Cu Anh Phun
Sữa Tại Anh Ngâm”; đối với quân nhà binh, câu này không tục tĩu chi
cả, nó là câu châm ngôn (motto) dặn lính tác chiến nhà ta “chớ, chớ,
chớ... nhé!!!”). Lính Nhảy Dù QLVNCH hành quân liên tục trong rừng
sâu núi thẳm, mỗi khi hút xong điếu thuốc, phần còn lại khoảng 1
inch (2.54cm), được lính dập lửa, cất vào túi nhựa (plastic bag) và
được vùi sâu dưới đáy ba-lô của chàng.
Khi hết
$ và để
thỏa mãn cơn nghiện thì chàng lôi cái bao nhựa đựng những tàn thuốc
lá này ra (lẽ ra đã phải quẳng đi); cắm tàn thuốc lên một ống vố dã chiến nhỏ và chuyền nhau
hút cho đến lúc tàn thuốc tàng hình.
Vậy tại sao là “bắt dế”
và xuất xứ của hai chữ này thế nào? BKT chưa bao giờ được nghe ai giải
thích tường tận về cặp chữ này, nhưng khi nhìn vào bao nhựa thì thấy
những tàn thuốc với một đầu đen ngòm như đầu con dế óc-tiêu và nửa
kia thì vàng khè như đôi cánh con dế lửa, suy ra chữ “bắt dế” có thể
là hình dạng của những tàn thuốc và hành động moi những “ông
Thần dế” này
ra khỏi túi nhựa là hành động “bắt dế” chăng? Hiện nay chưa
thấy ai tuyên
bố là “cha đẻ” của môn “bắt dế” này; có thể
“vị thần” này đã rửa cẳng
lên bàn thờ ngay từ dạo ấy rồi!
Riêng về
ống vố dã chiến dùng
để bắt dế, nó được làm bằng ống nứa (tre
nhỏ) có đường kính rộng cỡ
ngón tay út hay vừa vặn với đường kính của điếu thuốc lá. Lính ta khoét
một lỗ ngang hông và đút một ống tre nhỏ cỡ ống hút dùng để khoạy cà-phê,
xong thả chú “dế con” vào vố, thế là quân ta phì phèo đến khi
tàn
thuốc (dế con) cháy rụi. Thuốc Bastos, bất luận loại nào, rất
khô và sau khi hút xong, mồm người hút thối như ống cống hay hầm cầu tiêu
(septic tank). Mà thật là oái oăm, đôi lúc hút thuốc sang lại không
ngon và gây tình đồng đội đằm thắm cho bằng những khi lính nghèo
“bắt dế”. Có lẽ khi hút thuốc sang (luxe), người ta lỉnh ra một góc hút một
mình cho đã cơn nghiện, vì lúc này ai cũng có
$,
trong khi những buổi “bắt dế”
bình dân lại quy tụ đông AE hơn, cả quan lẫn quân đều “tự động”
tham gia rất nhiệt tình mà chẳng phải nhờ đến quân lệnh quát tháo...
Trích đoạn: ... Nếu Sài Gòn có Casino Saigon thì Tân Định cũng có Casino Dakao. Tuy không nổi tiếng bằng người anh em bà con ở đường Pasteur, nhưng rạp Casino Đa-cao trên đường Đinh Tiên Hoàng tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả lại nhẹ nhàng và địa điểm lại rất thuận tiện vì nằm gần Cầu Bông. Cũng vì lý do đó, Casino Dakao sau này đổi tên là rạp Cầu Bông. Lại nói thêm, ngay bên cạnh Casino (Saigon) có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino. Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem, nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘khoái khẩu’ mang hương vị đất Bắc. Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘Bắc kỳ di cư’, nên có những món ‘tuyệt cú mèo’ như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên là phở... Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt, có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Tài tử, giai nhân thường ‘chui’ vào đây để thưởng thức những món ‘đặc sản phương Bắc!’
Sài Gòn 1971 – Chiếu
phim dạo cho trẻ em: 1 chiếc xe chiếu phim như trên đại loại chiếu
những đoạn phim câm trắng đen “Xặc-Lô” (danh hề Charlie Chaplin
người Anh) hay
hoạt họa chuột Micky dài chừng vài phút. Thông thường ông “chủ rạp”
bắt khán giả nhí phải ngồi chờ như trong hình cho đủ khách mới
chiếu. Ở mỗi ống dòm có 1 cái cửa sắt, sau khi trả tiền, ông ta sẽ
kéo 1 sợi dây từ chỗ ông ta đứng để kéo cái cửa lên thì mới thấy
được cái màn ảnh ở trong hộp. Với khán giả nhí hồi đó xe chiếu phim
này là 1 kỳ thú.
Biển quảng cáo nhiều loại thuốc trị bệnh thông thường...
Nước ngọt Xã-xị hiệu Con cọp
Quảng cáo cây xăng Shell - Hãng dầu lửa con sò
Một trạm bán xăng Shell ngày nay trên đất Mỹ
Vẫn với màu sắc dựa trên nền Cờ Vàng với 3 Sọc đỏ
|
Hình nền: Bộ Huy hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by Vũ Văn Chương chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, April 24, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang