Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
Sưu tầm
Chủ đề:
Huy Hiệu QLVNCH
Tác giả: bkt trình bày
MỤC LỤC
Lịch sử Binh Chủng Quân Cảnh-QLVNCH
Hình ảnh sinh hoạt Binh Chủng Quân Cảnh-QLVNCH
Lời giới thiệu: Như
Quý Độc giả đã thấy, trang điện tử này đang có bộ huy hiệu
Cảnh Sát Quốc Gia VNCH đại diện cho khối Dân sự của 2
nền Đệ I & Đệ II VNCH. Hôm nay, bkt xin hân hạnh được giới thiệu
Bộ Huy Hiệu Binh Chủng Quân Cảnh (BCQC) và lịch sử hình thành của
BCQC-QLVNCH.
Kính thưa Quý vị, bài viết về
Lịch sử Hình thành
BCQC-QLVNCH là tài liệu của tác giả Dương Thành Thới,
nguyên sĩ quan QC-QLVNCH và cũng là cựu sĩ quan binh chủng Biệt
Động Quân-QLVNCH, cung cấp. Và đặc biệt bkt xin cám ơn MN Đỗ Như
Quyên là nhân vật đã chuyển tài liệu về BCQC-QLVNCH của tác giả
Dương Thành Thới cho bkt của trang điện tử này,
http://nhayduwdc.org.
Kính mời Quý vị theo dõi
bài viết và cơ cấu tổ chức căn bản của BCQC-QLVNCH, cũng như bộ
Huy Hiệu và hình ảnh sinh hoạt của BCQC-QLVNCH được trình bày
dưới đây. Trân trong.
--BKT.
Phụ lục - Thư giới thiệu của Mũ Nâu (MN) Đỗ Như Quyên:
Gởi anh Toản,
Tài liệu
dưới đây là của anh Dương Thành Thới, một cựu sĩ quan Quân
Cảnh-QLVNCH, sau đó thuyên chuyển qua BĐQ. Quyên đã liên lạc và
được anh Thới sốt sắng gởi nhiều chi tiết về binh chủng Quân
Cảnh. Hy vọng góp được chút ít dữ kiện để anh Toản sử dụng cho
trang
Huy Hiệu GĐMĐVN/HTĐ&PC.
Thân Mến
MN Đỗ Như Quyên
Huy Hiệu BCQC-QLVNCH
Huy hiệu chính của Binh Chủng Quân Cảnh-QLVNCH
Huy hiệu đặc biệt, hai khẩu ru-lô
có giát vàng 24 cà-rá;
và chỉ có súng lục của BCQC-QLVNCH mới được mạ vàng
!
Huy Hiệu Tuần Tiểu Hỗn Hợp Quân Cảnh Việt-Mỹ
Băng đeo bên cánh tay trái trên Quân y Quân Cảnh
Mũ Quân Cảnh khi thi hành công vụ
Đôi Găng tay trắng tinh đeo trong các buổi dàn chào quan trọng
Vũ khí của QC khi thi hành nhiệm vụ
(Khẩu ru-lô này đeo thị uy, vũ khí chính của QC là súng trường liên thanh M-16)
Trường đào tạo Quân Cảnh-Vũng Tầu
Quân Kỳ Binh Chủng Quân Cảnh-QLVNCH
HẾT
Lịch sử & Hình ảnh sinh hoạt Binh Chủng Quân Cảnh-QLVNCH
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Sơ
Lược Lịch sử thành lập
Binh
Chủng Quân Cảnh - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (BCQC-QLVNCH)
Binh chủng Quân cảnh VNCH là lực lượng giám sát quân
phong quân kỷ của Quân đội VNCH. Ngoài ra, cùng với lực lượng
Cảnh sát Quốc gia, Quân cảnh còn có nhiệm vụ bảo vệ trật tự
an ninh ở hậu phương. Cạnh đó, lực lượng Quân cảnh còn phải
phụ trách việc giam giữ tù binh cộng sản tại 5 trại giam trên
toàn quốc.
Năm 1955, ngành Quân cảnh của Quân đội Quốc
gia Việt Nam ra đời như là một phần của Hiến binh Pháp. Đến
năm 1961, Quân cảnh trở thành một cơ cấu riêng biệt trong
Quân đội VNCH. Để phát triển theo nhu cầu đòi hỏi, vào năm
1966 ngành Quân cảnh được cải tổ toàn diện. Mỗi sư đoàn bộ
binh hay tổng trừ bị đều có một đại đội Quân cảnh cơ hữu trực
thuộc. Trên đà phát triển này, một số đơn vị Quân cảnh Tư
pháp được thành lập để giúp cho ngành Tư pháp điều tra các
tội phạm trong lãnh vực dân sự lẫn quân sự. Để đào tạo nhân
sự, ngành Quân cảnh có một trường huấn luyện tại Vũng Tàu
nhằm cung cấp kiến thức chuyên môn cơ bản.
Theo hệ
thống tổ chức, Bộ Chỉ huy Quân cảnh trực thuộc Bộ Tổng Tham
mưu. Mỗi Quân Đoàn/Quân Khu có một tiểu đoàn Quân cảnh mang
cùng số thứ tự trực thuộc, riêng Biệt khu Thủ Đô có Tiểu đoàn
6 Quân cảnh. Tiểu đoàn 5 Quân cảnh là đơn vị tổng trừ bị tiếp
ứng cho toàn quốc. Các quân binh chủng lớn, như Hải quân,
Không quân, Nhảy dù, TQLC và các Quân trường, Trung tâm huấn
luyện... đều có đơn vị Quân cảnh riêng.
Các
cấp Chỉ huy Quân Cảnh QLVNCH
ĐĐ 24 QC/Tư Pháp
1963 - Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thiệt
ĐĐ 34 QC/TP 1965 - Đại
tá Nguyễn Hiếu Trung
TĐ1QC 1972 - Thiếu tướng Nguyễn Chấn
Á
TĐ2QC 1973 - Đại tá Nguyễn Hữu Phước
TĐ3QC 1975 - Đại
tá Nguyễn Văn Kinh
TĐ4QC
TĐ5QC
TĐ6QC
Cơ cấu Tổ chức Binh chủng Quân Cảnh
Binh Chủng Quân Cảnh (BCQC) - QLVNCH được thành lập
theo Huấn Thị Điều Hành và Tổ Chức của Bộ Tổng Tham Mưu Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa (BTTM-QLVNCH).
A. Cơ cấu tổ chức
căn bản: BCQC gồm những đơn vị bắt đầu từ cấp số Tiểu Đoàn QC
(TĐQC), Đại Đội QC (ĐĐQC), Tiểu Đội QC và sau rốt là Phân Đội
Quân Cảnh (PĐQC). Chú ý: cách viết tắt những danh từ và tên
các cơ quan QLVNCH trong bài viết này là “cách viết” của bkt
để cho trùng tiêu chuẩn với cách viết trong những trang Huy
Hiệu sẵn có trong website này.
B. Cơ sở phòng ốc: cơ sở hạ tầng
căn bản của BCQC-QLVNCH thường được gọi là “Đồn” hay “Trạm”
kiểm soát QC. Những cơ sở này thường được đặt ngay trước cổng
chính ra-vào của các Đơn vị QLVNCH từ cấp quân khu xuống đến
các SĐBB, Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự (TTHLQS), các Quân
Trường-QLVNCH, tỉnh hay quận lỵ nơi có sự hiện diện của quân
đội VNCH...
C. Quân Cảnh cho các cấp Quân Đoàn và Lục
quân-QLVNCH
I. Quân Đoàn/Quân Khu hay còn gọi Vùng
Chiến Thuật: trải rộng phạm vi hoạt động đến các đơn vị QC
Vùng Chiến thuật qua các Đồn QC Địa phương với cấp số Tiểu
đoàn được phân phối như sau:
1. Quân Khu I: Tiểu Đoàn
1 QC (TĐ1QC) với 4 Đại đội QC: ĐĐA1, ĐĐB1, ĐĐC1 và ĐĐD1QC
đóng tại các Đồn QC Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ và Quảng
Ngãi. Chỉ Huy Trưởng (CHT) Quân Cảnh Quân Khu I kiêm Tiểu
Đoàn Trưởng TĐ1QC.
2. Quân Khu II: Tiểu Đoàn 2 QC
(TĐ2QC) với 4 Đại đội QC: ĐĐA2, ĐĐB2, ĐĐC2 và ĐĐD2QC đóng tại
các Đồn QC Pleiku, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Đà Lạt, Phan
Thiết, Kon Tum và Lâm Đồng.... CHT/QC/QKII kiêm TĐT/TĐ2QC.
3. Quân Khu III: Tiểu Đoàn 3 QC (TĐ3QC) với 4 Đại đội QC:
ĐĐA3, ĐĐB3, ĐĐC3, ĐĐD3QC và một Trung Đội Thám Thính Xa V-100
đóng tại các Đồn QC Long An, Đức Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương,
Phước Tuy, Bình Tuy, Long Khánh, Tây Ninh, Biên Hòa, Bà Rịa
và Vũng Tàu.
4. Quân Khu IV: Tiểu Đoàn 4 QC (TĐ4QC)
với 4 Đại đội QC: ĐĐA4, ĐĐB4, ĐĐC4, ĐĐD4QC đóng tại các Đồn
QC Cần Thơ, Long Xuyên, Sa Đéc, Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến
Tường, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiến Hòa.
Các
vị Tiểu Đoàn Trưởng Quân Cảnh Quân Khu chịu trách nhiệm về
hoạt động chuyên môn về ngành Quân Cảnh với vị Tư Lệnh Quân
Khu.
II. Quân Cảnh Lục Quân-QLVNCH: những đơn vị QC
trực thuộc Lục Quân-QLVNCH như sau:
1. Bộ Binh: QLVNCH
có 11 Sư Đoàn Bộ Binh (SĐBB), mỗi SĐBB-QLVNCH có một ĐĐQC
trực thuộc được phân phối như sau:
SĐ1BB: Đại Đội 101
Quân Cảnh (ĐĐ101QC)
SĐ2BB: ĐĐ102QC
SĐ3BB: ĐĐ103QC
SĐ5BB: ĐĐ105QC
SĐ7BB: ĐĐ107QC
SĐ9BB: ĐĐ109QC
SĐ18BB:
ĐĐ118QC
SĐ21BB: ĐĐ121QC
SĐ22BB: ĐĐ122QC
SĐ23BB:
ĐĐ123QC
SĐ25BB: ĐĐ125QC.
2. Các Sư Đoàn Tổng Trừ Bị
QLVNCH (SĐTTB): mỗi SSĐTTB-QLVNCH có 1 Đại Đội Quân Cảnh trực
thuộc như sau:
Sư Đoàn Nhảy Dù-QLVNCH (SĐND): ĐĐ204QC
Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến-QLVNCH (SĐTQLC): ĐĐ202QC
3. Quân Chủng Không Quân QLVNCH: ĐĐ203QC. Trong thời chiến,
KLVNCH có sáu (6) Sư đoàn Không quân, mỗi SĐKQ-KLVNCH có 1
Đại Đội QC trực thuộc.
4. Quân Chủng Hải Quân QLVNCH:
ĐĐ201QC
5. Biệt Khu Thủ Đô VNCH (Sài Gòn-Gia Định-Chợ
Lớn và Phủ Tổng Thống): có Tiểu Đoàn 6 Quân Cảnh (TĐ6QC) với
5 Đại Đội QC: các ĐĐA6, ĐĐB6, ĐĐC6 và ĐĐD6QC đóng tại các
Trạm QC ở cầu Nhị Thiên Đường, Phú Lâm, Tân Thuận, Gò Vấp,
Đồn QC Thủ Đức, Trạm Xa Lộ Sài Gòn-Biên Hòa (nhiệm vụ chính
là kiểm soát các đoàn quân xa vào Sài Gòn). Và một Đại đội QC
được biệt phái cho trạm QC ở Phủ Tổng Thống.
Ngoài ra
còn có ba (3) Tiểu Đoàn QC Tổng trừ bị cho BTTM-QLVNCH. Các
TĐQC này là: TĐ5QC, TĐ11QC và TĐ12QC. Riêng TĐ12QC, vào năm
1971 đã được điều động tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 để
thiết lập các trạm kiểm soát ở Quảng Trị, Ái Tử, Đông Hà, Cam
Lộ, Khe Sanh và Lao Bảo.
III. Quân Cảnh Quân Trường và
Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự: QC tại các QT & TTHL này thuộc
cấp số Phân Đội, được phân phối như sau:
Quân Trường
Bộ Binh Thủ Đức: Phân Đội 301 QC (PĐ301QC)
Quân Trường Võ
Bị Đà Lạt: PĐ302QC
Quân Trường Bộ Binh HSQ Đồng Đế, Nha
Trang-Khánh Hòa: PĐ303QC
Trung Tâm Huấn Luyện (TTHL) Quang
Trung: PĐ304QC
TTHL Biệt Động Quân (BĐQ) Dục Mỹ: PĐ305QC.
Các vị sĩ quan, hạ sĩ quan Quân Cảnh ở các quân trường và
TTHL do Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh-QLVNCH bổ nhiệm.
Do tình
hình chiến sự sau Tết Mậu Thân, Bộ TTM-QLVNCH thành lập thêm
4 Tiểu Đoàn QC là TĐ7, 8, 9 và TĐ14QC trách nhiệm canh giữ,
điều hành các Trại Giam Tù Binh CSVN ở các Quân Khu và ở các
đảo Côn Sơn và đảo Phú Quốc, v.v. Sau Hiệp Định Paris 1973, 4
TĐQC nêu trên được giải tán hoặc cải tuyển sang Binh chủng
BĐQ.
Binh chủng Quân Cảnh còn có những Đại Đội, Phân
Đội, Tiểu Đội Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp ở bốn Quân
Khu-QLVNCH.
IV. Bộ TTM-QLVNCH: ĐĐ 1 Quân Cảnh. Nhiệm
vụ kiểm soát các cổng ra vào và thi hành các lệnh của vị
CHT/Tổng Hành Dinh Bộ TTM.
QC và BĐQ Dương Thành Thới
Mùa Xuân Đinh Dậu - 2017
Tác giả ghi chú: giả sử nếu 2 Sư Đoàn BĐQ đã được thành lập sớm hơn, thì mỗi Sư Đoàn BĐQ này đã có một ĐĐQC được thành lập. Và các sĩ quan BĐQ sẽ được gởi đi thụ huấn Khóa Sĩ Quan Căn Bản Quân Cảnh tại Trường Quân Cảnh ở Vũng Tàu như các ĐĐ Trưởng Quân Cảnh của các quân binh chủng-QLVNCH.
Hình ảnh Sinh hoạt BCQC trong thời chiến
Hình Sinh hoạt Tết 2017 quý hiếm...
Chân dung Quân Cảnh 204 - SĐND/QLVNCH
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Nhạc nền: QCVNCH-HK (MP3 4.5MB); MIDI (1.3MB); Nhạc bản (PDF)
Credits
Hình ảnh Sinh hoạt và Bài vở: QC Dương Thành Thới & MN Đỗ Như Quyên
Huy hiệu QC: bkt
Trình bày & Ấn loát: bkt
Trung tâm lưu trữ những buổi lễ Mừng Thánh Tổ SĐND/QLVNCH
|
Hình nền: Huy hiệu BCQC-QLVNCH. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: bkt sưu tầm, trình bày & Ấn loát
Đăng ngày Chúa Nhật,
January 29, 2017
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang