Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận
Truyện ngắn
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
Lời ngỏ: Cuối
năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions”
(History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC - The
Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được
nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại.
Nhân vật này là ai? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính
xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian....
Cách
đây gần 30 năm về trước, vào mùa hè năm 72 được biệt danh là “Mùa
Hè Đỏ Lửa”. Cộng sản Bắc Việt (CSBV) mở cuộc tấn công xâm lăng
miền Nam Việt Nam ở ba mặt trận: Quảng Trị, Cao Nguyên, An Lộc.
30 ngàn quân CSBV trang bị vũ khí tận răng, tràn qua vùng phi
quân sự (DMZ) ở vĩ tuyến 17, vượt tràn qua sông Bến Hải. Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh ở trong thế giằng co với kẻ
địch....
Trong một chuyến thám thính thâu lượm tin tức,
chiếc máy bay EB-66 của không lực Hoa Kỳ bất thình lình bị hỏa
tiễn SAM bắn hạ. Vừa kịp tung ra khỏi máy bay, Trung Tá Iceal
“Gene” Hambleton kinh hãi chứng kiến cảnh chiếc máy bay bùng nổ
làm thiệt mạng 5 người còn lại trong phi hành đoàn. Chiếc dù từ
từ lượn xuống, dù bị mây mù che phủ không thấy đất, Trung Tá
Hambleton biết chắc là 30 ngàn địch quân đang chờ mình dưới đất.
Thế là guồng máy quân sự của đồng minh bắt đầu một cuộc “tìm kiếm
và giải cứu” (search and rescue) đắt giá và tổn hại nhất trong
cuộc chiến. Hai chiếc trực thăng Bộ Binh vừa nhào đến địa điểm
giải cứu liền bị bắn hạ. Phi hành đoàn 4 người của chiếc
Blueghost 39 thiệt mạng tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ nhì ráng
“lết” đến một địa điểm an toàn và phi hành đoàn được một chiếc
trực thăng khác đến giải cứu.
Màn đêm
buông xuống, Trung Tá Hambleton trơ trọi một mình dưới đất trong
sự che chở của rừng rậm, bủa vây tứ bề bởi một lực lượng địch
quân lớn nhất trong cuộc chiến VN. Hôm đó là ngày Phục Sinh, chủ
nhật 2 tháng 4, 1972. Không quân Hoa Kỳ (HK) biết vị trí của
Trung Tá Hambleton nhưng không tài nào với tới nổi ông ta vì địch
quân bủa vây dầy đặc. Tối đó họ chỉ có thể thả mìn xung quanh ông
ta để ngăn cản địch quân tới gần. Sáng hôm sau, chiếc trực thăng
“Jolly Green 65″ bay tới gần vị trí của Trung Tá Hambleton thì
lập tức bị “dàn chào” bởi một trận mưa đạn tàn khốc. Lại phải
“lết” về. Chuyến kế của “Jolly Green 66″ cũng không khấm khá. Đạn
bắn rát từ tứ phía như xé nát chiếc trực thăng. Và cũng phải
“lết” về lại căn cứ. Trước khi màn đêm phủ xuống vào ngày Thứ
Hai, một chiếc máy bay hỗ trợ cho cuộc giải cứu bị hỏa tiễn SAM
bắn hạ. Đại Uý William Henderson và Trung Úy Mark Clark nhảy dù
thoát hiểm, đáp xuống đất gần vị trí của Trung Tá Hambleton. Cuộc
giải cứu bây giờ không phải cho một người nữa, mà cho 3 sĩ quan
Hoa Kỳ, mỗi người lạc một lối. Dưới đất, 3 người phi công HK
chứng kiến tận mắt trong nỗi niềm thất vọng khi thấy các loạt
giải cứu kế tiếp bị đẩy lui bởi hỏa lực tàn khốc của địch. Chỉ
trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 3 máy bay bị bắn hạ, 5 chiếc bị
thiệt hại nặng nề, 4 người thiệt mạng. Và xui xẻo thay tối đó Đại
Úy Henderson bị CSBV lùng bắt được. Trong khi đó, quân đội HK
khám phá ra rằng Trung Tá Hambleton từng phục vụ với Bộ Tư Lệnh
Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command). Ông ta giữ trong
đầu một kho kiến thức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử, cái loại dữ
kiện không thể để rơi vào tay kẻ địch. Bằng mọi giá phải giải cứu
cho được Trung Tá Hambleton.
Những ngày kế tiếp, không lực
HK mở nhiều cuộc tấn công xung quanh cầu Cam Lộ. Vì hỏa lực địch
quá mạnh, không chiếc máy bay nào có thể xuyên thủng vòng vây
được. Trái lại hầu hết đều bị bắn hư hại nặng. Mọi người đều nhận
ra là kẻ địch đang dùng hai phi công Hoa Kỳ làm mồi để nhử các
chuyến giải cứu vào để tiêu diệt. Đến ngày 6 tháng 4, tổng cộng
có đến 52 chiếc máy bay và 4 chiếc B-52 oanh tạc liên tục chung
quanh vùng Cam Lộ. Trong lúc đó, chuyến phi hành “Jolly Green 67″
chuẩn bị để thực hiện cú “chộp” lấy Trung Tá Hambleton. Chiếc
trực trăng “Jolly Green 67″ gần đáp xuống vị trí của Trung Tá
Hambleton giữa khói lửa mịt mù, giữa những lằn đạn của địch cào
nát phi cơ. Bị bắn quá rát, trực thăng rút lên không kịp, rơi sầm
xuống đất nổ tung. Thiệt mạng tất cả phi hành đoàn 6 người. Trung
Tá Hambleton gục khóc khi thấy biết bao nhiêu người thiệt mạng
chỉ để giải cứu lấy mình. Bằng mọi giá ông ta tự nhủ cũng phải
sống còn.... Ngày 7 tháng 4, một chiếc máy bay khác hỗ trợ cuộc
giải cứu lại bị bắn hạ. Trung Úy Bruce Walker và Trung Úy Larry
Potts bị thất tung.
Ngày 9 tháng 4, quân lực HK nhận thấy
cuộc giải cứu kết hợp nỗ lực của nhiều binh chủng không thành
công.
5 phi cơ bị bắn hạ, 9 quân nhân bị thiệt mạng, 2 người là tù
binh, mất tung tích 2 sĩ quan khác. Không lực Hoa Kỳ gần như bó
tay chưa biết tính toán như thế nào.
Lúc bấy giờ, Đại Tá
Thủy Quân Lục Chiến Al Gray đưa ra một đề nghị khác: một cuộc
giải cứu âm thầm bằng đường bộ. Ai thực hiện công tác này? Câu
trả lời: Biệt kích Mỹ và Việt. Đại Úy Thomas Norris - (hình trái)
- US Navy SEAL cùng 5 Người Nhái (Frogmen) Việt Nam từ căn cứ Đà
Nẵng đến để chuẩn bị. Cùng lúc đó, không lực HK ra tín hiệu cho
hai phi công HK kẹt trong lòng địch tìm cách tới điểm hẹn. Trung
Úy Clark đang ở gần sông Cam Lộ, chảy về hướng Đông ra Cửa Việt.
Tối ngày 10 tháng 4 sẽ men theo ven sông đến điểm hẹn. Còn Trung
Tá Hambleton cách dòng sông gần 2 cây số cần phải được hướng dẫn
để len lỏi qua vòng đai địch quân dầy đặc để đến bờ sông. Toán
biệt kích tập trung tại một tiền đồn (forward operating base) nằm
trên một ngọn đồi thấp cạnh sông Miếu Giang, quận Cam Lộ. Nhóm
Người Nhái Việt Nam gồm có một Đại Úy trưởng toán, hai Hạ Sĩ
Nhất, và hai Hạ Sĩ. Kiệt, 27 tuổi, lúc bấy giờ là Hạ Sĩ Nhất
Trọng Pháo, thuộc sở Phòng Vệ Duyên Hải, và cũng là một Biệt Hải
được huấn luyện theo mô hình của US Navy SEALs.
Từ tiền
đồn, Norris cùng với nhóm Biệt Hải đi ngược dòng sông để giải cứu
cho Trung Úy Clark trước, rồi Hambleton sau đó. Khi màn đêm buông
phủ ngày 10 tháng 4, đội biệt kích khởi hành. 6 người trơ trọi
trong bóng đêm đối đầu với một lực lượng địch quân đã bất chấp
sức mạnh của không lực HK. Thoạt đầu, toán biệt kích dự tính bơi
ngược dòng sông để gặp Trung Úy Clark trôi xuôi dòng xuống. Nhưng
vì dòng nước chảy mạnh quá nên cả toán đành phải xâm nhập bằng
đường bộ theo ven bờ sông. Toán biệt kích chậm rãi tiến từng bước
trong màn đêm, vượt qua mặt từng đoàn thiết giáp, xe hàng, và các
toán tuần tiểu thường xuyên canh phòng. Đây là một việc chậm rãi,
nguy hiểm và có thể trở thành chết người trong nháy mắt. Nhóm
điều hành chuyến giải cứu biết là nguy hiểm nên đã dặn cả toán là
đừng đi quá một cây số vào cứ địa của địch ở thượng nguồn. Nhưng
toán biệt kích biết là như vậy không đủ nên tiếp tục âm thầm vượt
qua tai mắt kẻ địch để cuối cùng dừng lại và chờ... 2 cây số ở
thượng nguồn.
Gần 3 giờ sáng, toán biệt kích phát hiện một
vật di động xuôi dòng sông. Đó chính là Trung Úy Clark. Trước khi
cả toán bắt đầu cuộc giải cứu thì một toán tuần tiểu của địch
xuất hiện. Cả toán lặng yên chờ đợi trong khi Trung Úy Clark cứ
trôi xuôi dòng sông. Đến khi kẻ địch đã đi qua thì Trung Úy Clark
cũng biến dạng trên dòng sông nước chảy mạnh. Cả toán biệt kích
rút lui đi dọc theo bờ sông để truy lùng Clark. Cuối cùng toán
phát hiện ông ta đang ẩn núp ở ven sông. Trời đã hừng sáng, tuy
đã tìm được Trung Úy Clark nhưng cả nhóm vẫn còn ở sâu trong vùng
địch. Hết sức chậm rãi và cẩn trọng, toán biệt kích tiếp tục
chuyến hành trình đào tẩu khỏi vùng địch. Trưa hôm đó, cả toán về
đến vùng an toàn. Trung Úy Clark được bốc về Đà Nẳng. Toán biệt
kích còn ở lại tiền đồn. Công tác của họ chưa xong vì vẫn còn một
phi công HK cần giải cứu. Ngày hôm sau, 11 tháng 4, toán biệt
kích chuẩn bị lên đường. Trong chuyến giải cứu hôm trước cả toán
đã chứng kiến tận mắt lực lượng địch quân dầy đặc. Vì thế trước
khi toán biệt kích lên đường, không lực HK đã dội bom phủ đầu các
vị trí địch để dọn đường. Địch quân liền trả đũa với hàng loạt
mọt chê bắn phủ đầu lên tiền đồn quân lực VNCH.
Thật là
xui xẻo, người Đại Úy Biệt Hải Việt Nam và Trung Tá Anderson (cố
vấn cho nhóm biệt kích) bị thương. Một Biệt Hải hộ tống hai người
trở lại hậu cứ. Nhóm biệt kích chỉ còn lại 4 người: Tom Norris và
3 Biệt Hải VN. Nhóm biệt kích 4 người còn lại vẫn tiếp tục nhiệm
vụ giải cứu. Họ lên đường rạng tối ngày 12 tháng 4. Lần này cả
toán mạo hiểm gần 4 cây số sâu vào lòng địch. Càng vào sâu, nhìn
thấy địch quân dầy đặc tứ bề, 2 người trong toán biệt kích e ngại
và không muốn tiến thêm. Nhưng rồi cuối cùng cả nhóm vẫn tiến tới
để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trời đã hừng sáng mà không thấy
tăm tích ông ta đâu cả, toán biệt kích đành thất vọng rút lui.
Trung Tá Hambleton, 53 tuổi, sau 10 ngày trốn tránh, đói khát sức
khoẻ kiệt quệ, đầu óc mụ mẫm đi, phương hướng lẫn lộn. Thời gian
không còn bao lâu trước khi ông ta gục ngã chết lịm trong rừng
già. Hôm sau trong khi toán biệt kích nghỉ dưỡng sức thì không
lực HK liên lạc bằng tín hiệu với Trung Tá Hambleton, động viên
tinh thần ông ta cố gắng gượng sức để ra đến chỗ hẹn. Sức khoẻ
của ông đã đến hồi nguy kiệt. Nếu toán biệt kích không “chộp”
được ông tối nay thì có lẽ đó sẽ là cơ hội cuối cùng. Họ cũng
lượng định rằng trong tình trạng sức khoẻ như vậy, Trung Tá
Hambleton khó mà đến chỗ hẹn. Nếu muốn thành công, toán biệt kích
phải đi tìm cho ra được ông ta.
Trong chuyến đi này, 2
Biệt Hải VN từ chối không tham dự. Người duy nhất tình nguyện đi
là Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân
Việt Nam Cộng Hòa. Đối diện với hiểm nguy, Kiệt vẫn tình nguyện
đi vì yêu chuộng sự hào hùng của ngành Biệt Hải, và cũng vì lòng
nhân đạo không nỡ thấy người sắp chết mà không cứu. Hai biệt
kích, một Mỹ, một Việt. Tom Norris và Kiệt mặc quân phục ngụy
trang như bộ đội chính quy Bắc Việt, trang bị súng AK-47. Họ
quyết định dùng xuồng đi ngược dòng sông lên hướng Bắc. Như thế
sẽ lẹ hơn đi đường bộ và mới có đủ thời giờ để truy tìm Trung Tá
Hambleton. Trong màn đêm, tay chèo, tay súng, họ nghe rõ mồn một
tiếng trò chuyện của địch quân canh gác ven sông, tiếng gầm rú
của xe tăng T-54, tiếng di động của cả đoàn quân hùng hậu. Họ
chèo chậm rãi để tránh tai mắt kẻ địch. Một màn sương mù phủ lấp
dòng sông che chở họ khỏi sự dòm ngó của kẻ thù nhưng đồng thời
lại làm cho họ chậm tay chèo. Và họ cũng không ngờ là họ chèo gần
đến cầu Cam Lộ, nơi địch quân đóng giữ. Khi nghe tiếng chân bộ
đội Bắc Việt tuần tiểu đi lại trên cầu, họ mới biết là đi lố. May
mắn là sương mù che phủ khắp vùng nên Tom và Kiệt không bị phát
hiện. Họ chèo trở ngược lại, xuôi dòng sông và tìm kiếm Trung Tá
Hambleton. Rồi cuối cùng Tom và Kiệt cũng tìm ra Trung Tá
Hambleton, một thân hình tong teo gục ngã gần bờ sông. Ông ta chỉ
còn thoi thóp thở. Tom và Kiệt đem Trung Tá Hambleton lên dấu
dưới đáy xuồng, lấy lá chuối che phủ thân hình ông ta. Họ bắt đầu
cuộc hành trình rút lui khỏi vùng địch, thoát khỏi gọng kềm của
tử thần, vẫn một cách chậm rãi như mọi khi. Lúc bấy giờ hừng đông
đã ló dạng. Bất thình lình, Kiệt nghe tiếng gọi “Ê, lại đây!”. Cả
hai người cùng quay đầu lại và bắt gặp 3 tên lính Bắc Việt xa xa
trên bờ. Tên đi giữa là sĩ quan, vắt khẩu K54. Hai tên cận vệ kè
kè AK-47 hai bên. Khoảnh khắc đó thật dài như thế kỷ. Kiệt cảm
thấy ớn lạnh dọc theo xương sống. Nhưng cả hai người đều bình
tĩnh quay đầu trở lại, tiếp tục chèo xuồng xuôi huớng Nam. Vừa
chèo, Kiệt đã bắt đầu đếm thời gian và lắng nghe tiếng súng của
bọn chúng sẽ bắn theo. Nhưng chúng hoàn toàn im lặng. Một cái im
lặng đáng nghi ngờ và hồi hộp vô cùng. Kiệt ráng lắng nghe tiếng
chân rầm rập đuổi chạy theo. Nhưng tất cả không gian lúc ấy hoàn
toàn trở lại bình thường im lặng. Một sự tĩnh mịch khó hiểu. Có
thể chúng sẽ liên lạc máy để chận xuồng ở một đoạn sông sắp đến?
Hay chúng đang chỉ điểm để pháo kích theo? Bấy giờ là giờ phút
hết sức căng thẳng trong tâm não của Kiệt. Bao nhiêu giác quan
của Kiệt được tận dụng tập trung quan sát để phản ứng kịp thời...
Tom lập tức báo cáo bằng radio là đã giải cứu được Trung Tá
Hambleton. Tuy thế chuyến giải cứu chưa xong vì họ vẫn còn sâu
trong lòng địch và khi trời hừng sáng, sự ngụy trang của họ không
qua mặt được kẻ địch. Vì thế, không lực HK được điều động sẵn để
hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đúng như Kiệt dự đoán, kẻ địch đã báo động
về sự xâm nhập của chiếc xuồng biệt kích. Tiếng la hét, tri hô
vang dậy cả bầu không khí tĩnh mịch. Cuộc truy đuổi bắt đầu. Tom
và Kiệt chèo hối hả, mượn dòng nước chảy mạnh để đưa con xuồng đi
thật lẹ, cũng như nhờ cậy vào các tàng cây dầy đặc ven sông che
dấu bớt hình ảnh chiếc xuồng mong manh. Trong khi đó đạn của địch
không ngừng bắn xối xả ngang sông. Thấy hỏa lực địch quá mạnh,
Tom và Kiệt tấp xuồng vào một bụi cây ven sông và gọi không lực
yểm trợ ngay lập tức. Không gian yên lặng của đoạn sông bị xé nát
bởi những lằn đạn bắn tứ phía. Đạn từ trên không bắn xuống, đạn
từ dưới đất bắn lên, đạn từ hai bên bờ nhả xuống sông lia lịa. Và
cũng nhờ sự yểm trợ không lực mạnh mẽ và liên tục, Tom và Kiệt
cuối cùng cũng đưa con xuồng xuôi dòng an toàn. Khi gần đến tiền
đồn của quân lực VNCH, quân đội hai bên dàn trận ra “tiếp đón”
lần nữa. Cộng Sản Bắc Việt bên bờ Bắc, quân đội VNCH bên bờ Nam.
Hai bên nhả đạn bắn qua lại dữ dội. Dưới cơn mưa đạn đó, Tom và
Kiệt dìu Trung Tá Hambleton khỏi xuồng và chạy chặng nước rút
nguy hiểm cuối cùng vào hầm trú ẩn....
Cuộc giải cứu đã
thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người. Khi mà cả không
lực Hoa Kỳ bó tay thì những biệt kích Mỹ, Việt gan dạ cùng mình
đi vào trong lòng địch, chộp các phi công ra khỏi gọng kềm của tử
thần.
Câu chuyện trên, người ta có viết thành sách,
Hollywood có chuyển thành phim với những tài tử quen thuộc thủ
vai các nhân vật chính trong câu chuyện. Vậy mà 2 nhân vật
“CHÍNH” nhất trong truyện là Đại Úy Hải Quân (Navy SEAL) Hoa Kỳ
Thomas Norris và Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người
Nhái, Hải Quân VNCH không hề được nhắc đến. Hành vi dũng cảm, gan
dạ phi thường này chỉ có một số người được biết để bảo vệ các dữ
kiện quân sự liên hệ đến các chuyến giải cứu đường bộ. Đại Úy
Thomas Norris được trao tặng huân chương “Medal of Honor”. Huân
chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ trao cho những chiến sĩ
đã có hành động dũng cảm phi thường. Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt,
người Nhái anh dũng của Hải Quân VNCH, được trao tặng huân chương
“Navy Cross”. Huân chương cao nhất có thể trao tặng cho quân đội
đồng minh. Kiệt là người chiến sĩ Hải quân VNCH duy nhất nhận
huân chương “Navy Cross” trong cuộc chiến Việt Nam. Đến nay đã
gần 30 năm. Hồ sơ quân sự cũng đã được tiết lộ (declassify). Rồi
cuối cùng những hành động dũng cảm, anh hùng này đã được mọi
người biết đến.
Phần 1| Phần 2 | Vietnam - The untold story | Đầu trang
CÔNG
TÁC BAT-21
Bản Anh Ngữ
The Rescue of
BAT-21
Written by: Amy P. Fabry
on July 26, 2010
Categories: Spec Ops
Tags: Military
History
Comments: No Comments
An O-2 forward air control
(FAC) aircraft of the type flown by Capt. Bartholomew Clark,
the pilot who first located Hambleton and helped direct rescue
efforts. DoD photo.
On March 30, 1972, the North
Vietnamese Army (NVA) had amassed three divisions worth of
artillery, tank and infantry units along the South Vietnamese
border. It would be the start of a confrontation now referred to
as the Easter Offensive. After waiting for the Army of South
Vietnam (ARVN) to establish their defensive line along the DMZ
border, the NVA boldly displayed their flags announcing their
presence on the other side. The American airmen supporting the
ARVN forces anticipated that the NVA air defenses would be tough
to penetrate, but our airmen would soon realize just how
tenacious an opponent they faced.
No one, including Lt.
Col. Iceal “Gene” Hambleton, could have known that on the
afternoon of April 2, 1972, the largest and longest combat search
and rescue (CSAR) operation of the war in Southeast Asia was
about to begin. It would last a total of 17 days; 24 sorties
would be flown and 13 men would lose their lives. It was all to
save one precious human life and the invaluable knowledge in his
head.
Hambleton was a senior navigator and electronic
warfare specialist on an EB-66C electronic reconnaissance
aircraft. These planes were used as escorts to the larger, less
maneuverable B-52′s, because they could locate the enemy
surface-to-air missile (SAM) sites and jam the SAM radars if
necessary. On this particular day in April, there had been a
short notice request for two EB-66s to escort three B-52s that
were to take out a buildup of SAM sites that had been noted in
the southern panhandle of North Vietnam. Because the unit was
under staffed, 53-year-old Hambleton, normally the scheduler for
the crews, decided to put himself in the navigator’s seat of EB-
66C, call sign BAT-21 Bravo. It was a bad idea, because Hambleton
knew as much about American electronic warfare capabilities as
any man in the Air Force, which made him an incredible prize for
the enemy side should things go wrong. They did.
The
briefing for the mission had been quick and no warning had been
given of any NVA SAM sites seen in South Vietnam. Despite cloudy
weather, the mission proceeded. As the convoy of the B-52s and
EB-66s approached the border, they immediately came under assault
from the unseen SAM sites. The others went unscathed, but BAT-21
was not so lucky. It was ripped apart by an enemy SA-2 Guideline
SAM. Sitting in the navigator’s position, Hambleton was
automatically set to be the first to eject in the event of an
emergency. The second was the pilot, Wayne Brady. Brady and the
four electronic warfare specialists in the rear of the aircraft
never made it out.
During his lonely descent, Hambleton
had 20 minutes to contemplate his fate. With only nine months to
go until his retirement, Hambleton determined that no matter
what, he was going to get out of this alive. Plus, he was
confident that his American brethren would soon be there to
rescue him. But what BAT-21 Bravo did not know was that he had
just landed on the wrong side of a 30,000 strong North Vietnamese
offensive thrust.
After landing in a rice paddy just east
of Cam Lo village and roughly one mile from the Cam Lo Bridge,
Hambleton waited until dark to move into a nearby wooded area.
Hambleton had made radio contact with an O-2 FAC (forward air
controller) pilot that was patrolling in his vicinity. The FAC
pilot had actually seen Hambleton float past his cockpit window
in his parachute shortly after he had ejected. The FAC pilot’s
constant contact was reassuring and helpful in calling AH-1 Cobra
helicopter gunships and F-4 Phantom fighter-bombers to lay down
enough gunfire, bombs and “gravel” (anti-personnel mines) to keep
enemy troops and villagers away from his hideout. Advised by the
FAC pilot to stay in one spot, Hambleton dug himself a hole and
anxiously awaited his rescue.
The downed aviator would
watch with a heavy heart for days, as sortie after sortie was
flown in and forced to turn around because of the intensity of
the ground fire. Hungry, exhausted and desperate, Hambleton’s
lowest moment came at the end of the fifth day, when he watched
an Air Force Jolly Green Giant rescue helicopter erupt into a
giant fireball, killing all six men aboard. By the end of day
five, the tally of losses included a Cobra helicopter, the Jolly
Green and eight lives. An OV-10 was also lost but the pilot was
captured and another crewman, Mark Clark, was on the ground
evading. Five other aircraft were shot down, but their crews were
rescued, and countless others were badly damaged. The cost had
become too high.
At the end of the sixth day, Gen.
Creighton Abrams, while in Saigon, declared that no further
helicopters were to be used for CSAR missions to pick up
Hambleton and Clark. The normal American mode of brute force from
the air was not going to work this time; the NVA force was too
large and too entrenched. It was going to have to be a rescue
closer to the ground. Lt. Col. Andy Anderson, USMC, then the
commander of the Joint Personnel Recovery Center in Saigon, had
not yet supervised a successful ground rescue of an American, and
had anxiously been monitoring Hambleton’s and Clark’s situation.
Anderson figured he could get a team of Vietnamese commandos he
had been working with to run the mission, but he needed another
American to go along as an adviser. Enter Navy SEAL Tom Norris.
The SEAL team Norris was assigned to had been training Force
Recon Marines to run covert special operations. “I was used to
running ops where I was penetrating into the opposing forces’
territory without much support, but I had never seen anything
like this,” Norris said. The ARVN general commanding, a brigadier
by the name of Gen. Giai, thought the mission was insane. He told
Norris he would get the team to the front lines but after that he
would take no responsibility for them.”
Norris later said,
“When you attempt a rescue mission, you don’t plan on being shot
down. War is not a game where at the end you can get all your
players back. The Air Force had to reevaluate all the losses they
were taking and realize there needed to be another approach.” The
initial plan was to have a small team composed of Lt. Col.
Anderson, Norris, and five Vietnamese commandos put up an
over-watch position along the Mieu Giang River, which ran near
the positions of both downed airmen. Both Clark and Hambleton
would be directed to literally float down to the team.
Unfortunately, Hambleton, already down a week, was getting weaker
by the day and no more time could be wasted. OV-10 pilot Clark,
who had spent five days on the ground, was closest to the team’s
position and would be rescued first.
After radioing an
orbiting FAC aircraft to signal Clark to get in the water and
float downstream, Norris started maneuvering with half of the
team towards the riverbank. Anderson and the other Vietnamese
waited further downstream as a backup in case Norris missed
Clark. Originally instructed by Anderson to take his team only
1,000 meters, Norris turned off his radio and ventured twice that
far. It was slow going for Norris’ team to reach the river as
they worked to avoid numerous enemy patrols. They finally reach
the river’s edge and were kneeling down in some bushes when
Norris heard Clark floating down the river.
The cold river
water was causing Clark to breathe hard and Norris was just about
to step out of cover to grab Clark when a six-man NVA patrol
walked directly between them. Norris’ first instinct was to have
his team open fire, but he knew they were outgunned. Also, firing
would compromise the mission by announcing the team’s presence,
so he let them pass. But by the time the NVA patrol had moved by,
Clark was out of sight. Norris didn’t give up hope, and he
entered the river himself to search for Clark. He floated down
the river and searched for a few hours before finally finding
Clark lying behind a boat on the riverbank. Norris then linked
back up with the rest of his team and safely delivered the
survivor to Anderson’s position. It was now early morning and
they would have to wait until nightfall to go back out and get
Hambleton.
The FACs in contact with Hambleton were
reporting that he was getting increasingly weary and difficult to
work with. Hambleton was now at the water’s edge. He was cold,
wet and now on his eighth day of danger, stress, hunger, and
dehydration. Hambleton at one point became so desperate that he
came out of the bush cover and started waving a white flag at the
FACs flying above. The airborne observers had to yell at him to
get back in the bushes and wait just a little bit longer.
Norris and Anderson spent the day relaying bombing targets along
the river to the FACs on duty. However, the NVA troops returned
the favor by unleashing mortar rounds and B-40 rockets directly
on the team’s position. Lt. Col. Anderson and the senior
Vietnamese commando chief were both seriously wounded and had to
be helicoptered out. Losing both of these leaders was a huge blow
to the team’s confidence. Norris was now left with just three
Vietnamese commandos who spoke very little English. Hambleton was
on his ninth day of evasion and was rapidly losing strength and
hope. Now his would-be direct rescuers had taken casualties and
were running out of ammunition.
As night approached,
Norris and his three remaining team members began their final
effort to find Hambleton. Two of the Vietnamese commandos became
obstinate and refused to go on, feeling that Hambleton was not
worth the risks they were facing. As the realization set in that
he could not force the two men into helping him, Norris changed
his tactics and asked for volunteers. One Vietnamese petty
officer stepped forward and Norris realized that young Nguyen Van
Kiet not only had the ability but the determination that was
needed for this mission. Thus was formed a courageous two-man
team that would become the stuff of SEAL legend. Leaving the
other two men behind, Norris and Kiet headed upriver to rescue
Hambleton.
Hambleton was too weak to move any farther;
they were going to have to go to him. Norris and Kiet
cautiously scoured the shoreline all night looking for some sign
of BAT-21. As the sun rose on Hambleton’s tenth day down, the two
rescuers reluctantly returned to their outpost to rest and plan
the next evening’s attempt.
That evening, Norris and Kiet
began to work their way upriver, taking care to avoid NVA
patrols. Walking through a deserted village, Norris and Kiet
found some native clothing and dressed themselves as peasants.
They then commandeered an abandoned sampan to move up the river.
It was an eerie and treacherous journey. Even in the pitch dark,
surrounded by dense fog, they could see North Vietnamese soldiers
sitting and sleeping on the shoreline. Up on a bluff above the
river, Norris could make out the cannon barrels of a line of
tanks. Kiet was quietly passing information back to Norris on the
numbers of enemy he was able to see in plain sight. But they
couldn’t afford to be discovered.
The two men continued to
paddle upriver, but got turned around because of the heavy fog.
Suddenly, they popped out of a thick fog bank and realized they
were underneath the bridge at Cam Lo. They saw tanks and troops
crossing the bridge overhead. When Norris saw the bridge, he
realized they had overshot Hambleton’s position upriver by half
an hour. Kiet and Norris turned around and paddled rapidly down
toward Hambleton’s last known position.
On the south shore
of the river they saw what looked like a body lying on the bank.
They pulled the canoe over to the bank and discovered it was
Hambleton, still alive but in very poor shape. Worse, by now it
was close to sunrise and Norris wanted to hole up until they had
the cover of darkness to go back down the river. But with
Hambleton in such poor physical condition, slipping in and out of
consciousness, moaning and rambling on senselessly, Norris knew
he had to get him downriver immediately. Hambleton was hurriedly
placed onto the bottom of the sampan and covered with bamboo from
the riverbank. Then they began the journey downriver.
Norris and Kiet were soon spotted by a North Vietnamese patrol,
who hailed them but did not fire. Then Hambleton started moaning,
and Kiet stuck his hand over Hambleton’s mouth to keep him quiet.
It didn’t matter, as the enemy troops along the banks were
awakening and beginning to notice them. Some fired at them, but
Norris and Kiet could not afford to return fire. Their job was to
get Hambleton to safety, and they grimly bent to the task.
As they rounded a bend in the river, a NVA heavy caliber
machine gun opened up on them from the north shore. Norris and
Kiet pulled the sampan over to the opposite bank and turned the
sampan over to provide some cover. After finding some vegetation
to cover them, they called in some much-needed help from the air.
Five A-4 Skyhawks from the carrier Hancock immediately answered
the call. Their ordnance completely obliterated the enemy troops
and weapons on the opposite bank. As the A-4s finished their
deadly work, Norris and Kiet moved Hambleton back into the sampan
and headed back to the team’s original outpost.
The trio
was not free from danger yet, though. During the climb up the
riverbank, NVA troops opened up on them from across the river.
Norris had to call in additional airstrikes as they endured more
small arms, mortar and rocket attacks. This time, South
Vietnamese forces were there to cover them. Soon after the A-4’s
silenced the enemy, an ARVN M113 armored personnel carrier
arrived and was finally able to carry Hambleton, Norris and Kiet
back to Dong Ha. Hambleton had to be carried to safety, as he was
unable to walk, but he was finally safe. BAT-21 was home.
When the three arrived at Dong Ha, a reporter commented to
Norris, “It must have been tough out there. I bet you wouldn’t do
that again.” Norris just stared him down with his steely blue
SEAL eyes and replied, “An American was down in enemy territory.
Of course I’d do it again.”
For their heroic roles in the
rescue of Iceal Hambleton, both warriors were recognized with
extraordinary decorations. Petty Officer Kiet became the only
Vietnamese of the entire war to be awarded the Navy Cross. For
his role, President Ford awarded Lt. Tom Norris the Medal of
Honor on April, 3 1976.
Nguyễn Văn Kiệt
Nguồn:
http://www.defensemedianetwork.com/stories/the-rescue-of-bat-21
Bấm vào đây để in ra giấy (Print)
|
Hình nền: Biển Thái Bình/VN. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.
Nguồn: Internet E-mail by NN Lê Đình An chuyển
Đăng ngày Chúa Nhật, October 30, 2016
Ban Kỹ Thuật
Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ,
ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH
GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư:
Liên lạc
Trở lại đầu trang