Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
Trang Thi-Văn
Chủ đề: Tiểu sử
Tác giả: Văn Nguyên Dưỡng

Tiểu sử Nhà văn VĂN NGUYÊN DƯỠNG

 

Bấm vào đây để in ra giấy

 

Lời giới thiệu: Kính thưa quý độc giả, dưới đây là sơ lược về nhà văn Văn Nguyên Dưỡng và một số hình ảnh sinh hoạt gia đình do tác giả cung cấp. Kính mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây, và ghé thăm trang Thi-Văn của Tác giả Văn Nguyên Dưỡng. Trân trọng. --bkt.

 

 

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ NHÀ VĂN VĂN NGUYÊN DƯỠNG

 

 

VĂN NGUYÊN DƯỠNG & VĨNH ĐỊNH NVD
BÚT DANH CỦA NGUYỄN VĂN DƯỠNG
Trung tá NGÀNH QUÂN BÁO QLVNCH
KHÓA 5 – VÌ DÂN
THỦ ĐỨC


Tác phẩm

*War studies
:

-The Tragedy of the Vietnam War (McFarland 2008)
-Lessons of the VietnamWar (S.A.C.E.I.Forum # 6, 2009)
-The Death of Historian Pham van Son (S.A.C.E.I. Forum # 7, 2010).

Thi ca:

VÙNG ĐÊM SƯƠNG MÙ
TUYỂN TẬP THƠ VND
TRƯỜNG CA TRÊN BÃI CHIẾN.

VĂN NGUYÊN DƯỠNG hay VĨNH ĐỊNH NGUYỄN VĂN DƯỠNG

Sinh tháng 1, năm 1934, Thị xã Cà mau, Tỉnh Bạc liêu, Nam Việt
Động viên Khóa 5 SQTB tháng 5, năm 1954
Tốt nghiệp Thiếu úy ngày 1 tháng 2, năm 1955.

*BINH NGHIỆP

Trung đội trưởng & Đại đội Trưởng, TĐ1/43, Sư đoàn 15 Khinh Chiến, 1955-1957,
Huấn luyện viên Trường Quân Báo & CTTL/QLVNCH, 1958-1963,
Sĩ Quan Tham Mưu, Phòng II/BTTM/QLVNCH, 1964-1966,
Chỉ huy phó & Q.Chỉ huy trưởng TTQB, 1966-1968,
Trưởng Phòng 2, BTL/SĐ 22BB, 1969-1970,

Trưởng Phòng 2, BTL/SĐ5BB, 1971-1974. Tham dự Trận chiến An Lộc mùa Hè 1972,

Sĩ quan Tham mưu, Phòng II/BTTM/QLVNCH, 1974-30/4/1975.

*HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

Tốt nghiệp:

• Khóa An Ninh Quân Đội (ANQĐ), Trường Quân Báo QLVNCH, Sài Gòn, 1958,

• Khóa Tình Báo Lãnh thổ, Bộ Tư lệnh Lực lượng Hoàng gia Anh ở Viễn Đông, Singapore, 1961,

• Khóa An ninh & Phản tình báo, 1962,

• Khóa Tình báo Chiến trường (Field Operations Intelligence), 1965, Trường Tình báo Lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Okinawa,

• Khóa Tình báo Cao cấp, Trường Tình báo Lục quân Hoa Kỳ, Maryland, 1968.

*HỌC VẤN

- Cao học Chính trị học về “Ngoại giao & Giao tế Quốc tế”, Hoa Kỳ.

*TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ

Sau ngày 30, tháng 4, 1975, bị tập trung “cải tạo” -hay đi ở tù CSVN- cùng với hàng trăm ngàn Sĩ quan QLVNCH, CSQG, Công chức Cao cấp, các lãnh tụ tôn giáo và các đảng phái chính trị Quốc Gia, ở các vùng Thượng du, Trung du Bắc Việt và miền Nam. Ra tù năm 1988. Định cư ở Hoa Kỳ tháng 9, năm 1991.

-Tập thơ “VÙNG ĐÊM SƯƠNG MÙ” làm từ năm 1965 và được Nhà XB Mai Lĩnh xuất bản năm 1966 ở Sài Gòn.

-Tập thơ “TRƯỜNG CA TRÊN BÃI CHIẾN” và nhiều bài thơ ngắn khác làm trong 13 năm ở các Trại Tù CSVN.

-Sang Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp Cao học, chuyển Luận án thành sách. Nhà XB McFarland North Carolina xuất bản tháng 9, năm 2008, tựa đề “The Tragedy of the Vietnam War”. Cung Trầm Tưởng viết bài góp ý và giới thiệu, được đăng nhiều lần trên báo chí Việt ngữ. Văn Nguyên Dưỡng viết cho vài tạp chí văn học ở Hoa Kỳ và Canada.

TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG
VÀ NHỮNG SỰ THỰC Ở CHIẾN TRƯỜNG AN LỘC
TRONG MÙA HÈ 1972


VĂN NGUYÊN DƯỠNG

 

 

II. HÌNH ẢNH SINH HOẠT GIA ĐÌNH TẠI HẢI NGOẠI & CHIẾN TRƯỜNG XƯA

 


Ảnh tác giả và sơ lược tác phẩm


Văn Nguyên Dưỡng & Melanie Trang chụp kỷ niệm ngày
Nhà XB McFarland cho ra mắt quyển sách
“The Tragedy of The Vietnam War”, ngày 21/9/2008.



VĂN & TRANG buổi sinh nhật cháu nội JOLIE, 6/3/2010


Văn & Trang

 

-------ooOoo-------

BỐN ẢNH KẾ TIẾP:

 

 

 


1. THI & WENDY, y phục đen đứng sau THI, và nhân viên khi mở
Beauty Salon W ở Ala-Moana Shopping Center, Honolulu năm 2005

2. WENDY & THI, hai con JOLIE 5 tuổi và JACOB 1 tuổi.
3. Hai cô cháu JEANINE, JOLIE năm 2010.
4. Phòng giải trí của JOLIE và JACOB.

 

-------ooOoo--------

 

CHIẾN TRANH và HÒA BÌNH:

Hai mươi năm trong QLVNCH, Mặt trận AN LỘC (4-7/1972) là mặt trận ác liệt lớn nhất diễn ra trong 100 ngày mà Văn đã tham dự. Sau ngày 30 tháng 4 đen, năm 1975, Nam VN sụp đổ, đi tù “cải tạo” trong các Trại tù của CSVN từ Nam ra tận vùng núi rừng Việt Bắc trong 13 năm (1975-1988) đói lạnh, đau khổ, thương nhớ ngút ngàn... nhưng rồi cũng quay về được làng quê khi mẹ già đã mất từ bốn tháng trước... Chánh phủ Hoa Kỳ cho phép định cư ở Thành phố Honolulu tháng 9/1991. Từ đó..., nhất là sau khi hưu trí, cầm bút... làm thơ, viết lại cuộc chiến ngày xưa, trận chiến ngày xưa và... thăng chức “ông nội”, không ai tước bỏ được. Ngày, đêm nào rỗi rảnh, ông nội hưởng thú vui đùa cùng các cháu kèm thêm thú vui là sưu tập đồng tiền Mỹ để dành cho các cháu cưng JOLIE và JACOB chơi. Chiến tranh dùng súng và bộ não đánh giặc CSVN. Hòa bình dùng bút và tình thương của trái tim mà thương con cháu, thương mọi người và thương cho chính bản thân đã trải qua một đời in hằn dấu vết của thời đại nhiễu nhương... dâu biển.

 

BỘ ẢNH SƯU TẬP COINS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-------ooOoo-------

 

THỜI CHIẾN 1945-1975

 

 

Văn, ảnh chụp khi làm Trưởng Phòng
2/BTL/SĐ5BB, 1970-1973

 

 


Những chiếc vòng AN LỘC, Văn tự khắc trên vỏ đạn M-72 cắt ra.
Đây là chiếc vỏ óng phóng M-72 do Đại tá Lê Nguyên Vỹ bắn chiếc
chiến xa CSBV trước cổng BTL/HQ/SĐ5BB

 

Vài sơ đồ về MẶT TRẬN An Lộc

 

 

Thành phố An Lộc, tỉnh lỵ Tỉnh Bình Long cách Sài Gòn 100km về hướng Tây Bắc, bị 3 Sư đoàn Bộ binh, 1 Sư đoàn Pháo tăng cường 1 Trung đoàn Phòng không, 1 Trung đoàn Đặc công, và một Trung đoàn chiến xa 61 chiếc của CSBV, chừng 40 ngàn quân, bao vây và tấn công kể từ ngày 7/4/1972. Tướng Lê văn Hưng, Tư lệnh Mặt Trận An Lộc với 7,000 quân được tăng cường một Lữ đoàn Nhảy Dù, một Liên đoàn Biệt kích Nhảy Dù và một Liên đoàn Biệt Động Quân, tổng cộng chừng 10 ngàn quân, đã tử thủ giữ vững thành phố trong 100 ngày. Văn là Trưởng phòng 2/BTL của Tướng Hưng, đã vẽ 92 boxes bom B-52, để Không Quân Chiến lược Hoa Kỳ dội bom vào các căn cứ và đường tiến quân của quân địch, yểm trợ hữu hiệu cho các cánh quân phòng thủ giữ vững An Lộc. Chiến công lớn lao nhất là nhờ quyết tâm “Chết theo Thành”, hay “Tử Thủ” của Tướng Lê văn Hưng, tài điều quân của Ông, sự hăng say chiến đấu của từng cấp chỉ huy và từng chiến sĩ phòng thủ, sự yểm trợ vô cùng đắc lực của Không lực Việt Nam và Hoa Kỳ và sự tham gia cùng đánh giặc của dân chúng trong Thị xã. Cuộc đánh địch giữ thành anh dũng của QLVNCH năm 1972 này là trận chiến lớn hơn Trận Điện Biên Phủ, được ghi vào quân sử VNCH và thế giới.

 

 

Từ ngày 13/4/1972 quân CSBV tấn công ác liệt và chiếm một nửa thành phổ sau khi dội trên 10,000 quả đại pháo vào giập phá từng ngôi nhà, chợ búa, trường học và bệnh viện trong thị xã. Từ đó trận chiến diễn ra chỉ cách nhau một con đường hay một dãy nhà đỗ nát... Sĩ quan, binh sĩ phòng thủ và các em trai trẻ trong thành phố cũng dùng M-72 rượt bắn hạ xe tăng địch như bắn vịt. Chiến sĩ phòng thủ hy sinh, chôn xác tại chỗ. Người bị thương còn đánh nhau được vẫn giữ vững niềm tin, sát cánh bên nhau chiến đấu, ngày, đêm... suốt hơn ba tháng trời ròng rã.

 

 

Trung tướng Nguyễn văn Minh, Tư lệnh Quân Đoàn III, đã điều quân giải tỏa An Lộc, đấu trí gay go với Tướng Bắc Việt Trần văn Trà, Tổng chỉ huy lực lượng CSBV trên Quốc Lộ 13, từ Quận Chơn Thành lên hướng Bắc. Cuối cùng Cánh quân Tiếp viện đã bắt tay với quân bạn phòng thủ trong tháng 6/1972. Tướng Hưng ra lệnh phản công và chiếm lại phần đất phía Bắc thành phố, đầu tuần lễ thứ hai, tháng 6/1972. Ngày 7/7/1972, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu bay vào An Lộc tuyên dương chiến sĩ phòng thủ, thăng cho mỗi người một cấp, và gắn huy chương cho Tướng Lê văn Hưng, Sĩ quan Bộ Tham mưu Sư đoàn và Tiểu khu Bình Long. Tất cả chiến sĩ các đơn vị tăng cường đều được thăng một cấp và hưởng chung vinh dự “Bình Long Anh Dũng”. 

 

 

Riêng Liên đoàn 81 Biệt Kích Nhảy Dù lập được Nghĩa trang riêng ở khu Chợ An Lộc, ngoài hai câu thơ “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, còn có hai câu đối nổi tiếng của Cô Giáo Pha cùng lưu trú trong phạm vi phòng thủ của BKND đã được viết trên hai trụ cột cổng vào của nghĩa trang:

An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân
”.

Quân dân Bình Long tạo nên chiến tích oai hùng trong lịch sử chiến tranh của Miền Nam chống quân thù CSBV. Một thời hào hùng đã qua rồi với niềm luyến tiếc không nguôi...

 

CẦU NGUYỆN ÂN TRÊN BAN THÁI HÒA CHO MỌI NGƯỜI.

 

 

Thân mến
Văn
Mùa Xuân Đinh Dậu, 2017

 

Bấm vào đây để in ra giấy

Trang Thi-Văn Văn Nguyên Dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm lưu trữ những buổi lễ Mừng Thánh Tổ SĐND/QLVNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Thảo Cầm Viên Nhật Bản. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet eMail by vnd chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật, March 12, 2017
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang