Bắc đẩu tinh

 

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
Trang Sưu tầm
Chủ đề: Lễ Tạ ơn
Tác giả: Thomas J. Craughwell
Người dịch: BKT
Bản Việt ngữ

 

Thánh lễ Tạ ơn đầu tiên tại nước Mỹ là ở tiểu bang Florida –
Là chuyện thật đấy!

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Bài bình luận: Hơn 50 năm trước khi có nhóm di dân người Puritans (người Anh theo đạo Tin lành chống chính quyền nước Anh thời đó) đặt chân lên thuộc địa Plymouth, tiểu bang Massachusetts–Hoa Kỳ, thì đã có nhóm di dân người Công giáo Tây–ban–nha đã cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn đầu tiên cho bữa tiệc của họ tại thành phố St. Augustine.

Thomas J. Craughwell

 

St. Augustine thuộc tiểu bang Florida–Hoa Kỳ, là một thành phố nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều cái “đầu tiên” ở Mỹ ghi trong bảng thành tích của nó. Trước hết nó là thành phố đầu tiên, mà sau này là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, có nhóm người Âu châu di dân vĩnh viễn đầu tiên đến đây. Là nơi mà Thánh lễ Công giáo đầu tiên được cử hành tại Hoa Kỳ. Là nơi đầu tiên đền Đức Bà được xây cất (đền này tọa lạc tại thánh đường Mission Nombre de Dios). Nơi mà tổ chức Truyền giáo tiên khởi (đầu tiên) ở Mỹ của giáo hội Công giáo được thành lập để đến với người bản xứ (the American Indian) tại lục địa bắc Mỹ này. Và, hiện nay, lại một ngạc nhiên khác nữa, thành phố St. Augustine là nơi đầu tiên đã cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn trên đất Mỹ này. Như quý vị hẳn biết đấy, chi tiết này có thể không được công dân của thành Plymouth, tiểu bang Massachusetts hưởng ứng nồng nhiệt. Dưới đây là những gì đã xảy ra:

Vào năm 1565
[cách đây 451 năm/hơn 4 thế kỷ], một đoàn thuyền Tây–ban–nha chở 800 di dân (thực dân) và 700 quân lính đã khám phá vùng đất này. Vì ngày 28 tháng 8 là ngày mừng Thánh Augustine, nên người ta đặt cho vùng đất mới này cái tên St. Augustine để vinh danh một trong những nhà Thần học danh tiếng của Giáo hội Công giáo La Mã. Cả một thuộc địa – tất cả di dân, binh lính – ra bờ biển vào ngày 8 tháng 9. Khi ấy đô đốc Don Pedro Menendez de Aviles bước xuống khỏi chiến thuyền, lên bờ hôn Thánh giá và tuyên bố thuộc địa này dành cho vua Tây–ban–nha.

Những di dân này đã tạm thời dựng lên bàn thờ dã chiến ngoài trời, trang trí và thiết kế nó, sau đó họ cùng với linh mục tuyên úy Francisco López de Mendoza Grajales cử hành Thánh lễ đầu tiên tại tiểu bang Florida, nơi sau này là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Những người dân bản xứ hiếu kỳ thuộc bộ tộc Timucuan cũng đã kéo ra bờ biển nom những kẻ lạ mới đến và họ cũng đã ở lại xem thánh lễ này. Sau đó, người di dân Tây–ban–nha đã mời dân bản xứ Timucuan (
American Indian) cùng với họ mừng lễ Tạ Ơn Đấng Toàn Năng đã đưa họ đến bến bình an. Và vì vậy hai sắc dân Âu châu và Da đỏ (American Indian) đã cùng nhau chia sẻ một mâm cơm trong tinh thần nhớ ơn về những chúc lành từ trời cao trong suốt 56 năm trước khi có Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), mà sau này là tiểu bang Massachusetts, do những di dân Anh (Puritans) và người bản xứ Da đỏ thuộc các bộ tộc Wampanoags thực hiện.

Thực đơn

Ngày Lễ Tạ Ơn tại Plymouth đã xảy ra vào Ngày mùa hay Mùa gặt, nhưng người Tây–ban–nha vừa mới chân ướt chân ráo lên bờ biển bắc Mỹ. Chúng ta không biết thực đơn của họ gồm những món ăn gì vào ngày này năm 1565, nhưng nhất định những món ăn này đã được đem lên bờ từ các chiến thuyền viễn chinh của họ.

Tác giả Author Robyn Gioia tin rằng người Tây–ban–nha lúc đó đã nấu món “cocido”, gồm thịt lợn, đậu, tỏi, bắp cải và hành tây và nghệ tâynghệ chỉ dấu hiệu thân thiện hay hiếu khách, vì nghệ tây hiện nay vẫn còn là hương vị cao lương nhất thế gới. Những tấm bánh qui khô và rắn chắc cũng đã được dùng trong bữa tiệc này, vì loại bánh qui này là món ăn chính được dùng vào những cuộc thám hiểm xuyên đại dương cam go và lâu dài (
bánh mì nóng giòn lên mốc rất chóng, trong khi bánh qui khô thì giữ được lâu trong chạn)

Đối với dân Da đỏ Timucuans, họ rất thích các trò chơi và đồ ăn biển, cũng như những món đậu và mướp, vì đây là những thứ họ có thể đóng góp chung vui. Chúng ta được biết qua các khu vực khảo cổ thì người Da đỏ Timucuans rất chuộng món hào, vì thế có lẽ họ đã đóng góp món hào này cho những buổi tiệc chăng. Và vì gà lôi rừng là thổ sản của tiểu bang Florida, rất có thể món gà lôi đã là một trong những món ăn tại những buổi tiệc mừng Lễ Tạ Ơn của hai dân tộc Tây–ban–nha và Timucuan. Và dĩ nhiên, người Tây–ban–nha không thể thiếu món rượu chát.

Cuộc thảm sát

Nhưng buồn thay, thời kỳ sống chung hòa bình này đã chấm dứt mau chóng. Hai tuần sau khi đổ bộ, Menendez đã thống lĩnh đại quân tiến về phương bắc chọi với di dân Pháp. Qua tin tức gián điệp tại các hải cảng của người Pháp, Nhà vua Tây–ban–nha Philip Đệ Nhị được cho tin là Pháp đang xâm lấn lãnh thổ của mình. Còn tệ hơn nữa, những di dân đó là dân Huguenots (
Tin Lành Pháp), French Calvinists (là người Pháp theo thuyết John Calvin).

Philip bèn lệnh cho Menendez phải tiêu diệt thuộc địa bất hợp pháp này. Quân viễn chinh đô đốc Menendez đã thảm sát 130 người đàn ông Pháp, chỉ chừa đàn bà và trẻ con. Vài tuần sau đó, người Da đỏ Timucuans báo cáo rằng có khoảng 200 người đàn ông Pháp trên một chiếc thuyền hư hỏng trôi dạt vào bờ biển gần đấy và nhóm người này đang đi bộ về hướng bắc. Một lần nữa, Menendez đã đem quân sĩ giết trọn bộ 200 đàn ông người Pháp này.

Khoảng một thế kỷ sau, những cư dân của thành phố St. Augustine khám phá chính họ chịu bao cảnh bạo động bè phái & quốc gia. Một hải tặc Anh đã chiếm cứ thành phố, cướp bóc phá hoại nhà thờ và nhà cửa của dân chúng, giết khoảng 60 người và bắt sống đem đi một số, một số được y giữ làm con tin. Số người còn lại y bán làm dân nô lệ. Thuộc địa Mỹ châu đã là một nơi máu chảy thành sông.

Phải thành thật rằng, Lễ Tạ Ơn tại thành phố St. Augustine dưới phương nam chưa từng được xem là buổi lễ truyền thống như Lễ Tạ Ơn tại Plymouth thuộc vùng Tân–Anh–cát–lợi phía bắc. Đó không phải vì người Công giáo Tây–ban–nha là kẻ vô ơn đối với Thiên Chúa cho những gì Ngài ban; chỉ là vì bữa Tiệc Tạ Ơn ở đây chưa bao giờ thành ngày lễ thường niên.

Những nhóm di dân Anh theo thuyết Calvin tại vùng New England (
Tin Lành) đã có sẵn một truyền thống về “Những Ngày Lễ Tạ Ơn,” từ chính quốc, một truyền thống lâu đời tại xứ Anh và được những di dân này đem theo sang Tân Thế Giới (nước Mỹ). Người theo đạo Tin Lành Anh phủ nhận Lịch Phụng vụ của giáo hội Công giáo La Mã, ngay cả việc họ sẵn sàng không hợp pháp hóa ngày lễ Giáng sinh (Christmas). Những ngày Lễ Tạ Ơn này đã được xem là thích hợp với một tôn giáo được cải cách để loại bỏ các ngày lễ buộc, những ngày lễ kính Đức Bà và Các Thánh [do Giáo hội Công giáo đặt ra].

Hơn 240 năm kế tiếp, tức là sau năm 1621 từ ngày lễ Tạ Ơn tại Plymouth đầu được cử hành, những buổi Lễ Tạ Ơn Ngày Mùa đã trở nên thịnh hành tại vùng Tân–Anh–cát–lợi, mặc dù Lễ này được cử hành vào những ngày khác nhau tùy mỗi tiểu bang trong vùng.
[Ghi chú: vùng New England/Tân–Anh–cát–lợi bao gồm 6 tiểu bang thuộc miền Bắc nước Mỹ: Connecticut (Con–néc–ti–cật), Maine (Men), Massachusetts (Mát–xa–chú–sệt), New Hampshire (Niu–hấm–sơ), Rhode Island (Rốt–ái–lần), và Vermont (Vờ–mon). –BKT]

Ý tưởng biến ngày Lễ Tạ Ơn thành ngày Lễ toàn Quốc đã được bà Sarah Josepha Hale (1788–1879) hết lòng đề nghị, bà là tác giả của bài thơ Mary Had a Little Lamb. Trong 17 năm, bà đã vận động các ông tổng thống Mỹ để ngày Lễ Tạ Ơn truyền thống tại vùng New England thành ngày lễ toàn quốc. Năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln đã chấp thuận kiến nghị của bà Hale. Trong những tháng ngày đen tối của cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ, thời gian mà người Mỹ–chống–người Mỹ, Tổng thống Lincoln hy vọng Ngày Lễ Tạ Ơn này sẽ ít nhất là bước tích cực để Dân tộc Nam–Bắc Mỹ tiến đến thống nhất.

Tổng thống Lincoln đã chọn 1 ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Vào năm 1941, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã dời ngày này sang ngày Thứ Năm thứ 4 trong tháng 11, lý do chính là để phát động nền kinh tế Mỹ vì Lễ Tạ Ơn sẽ là ngày mở màn cho việc mua sắm chuẩn bị cho mùa Giáng sinh kế đó.

Truyền thống của các Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ “ân xá/tha chết” cho một con gà lôi vào mùa Lễ Tạ Ơn đã có từ năm 1863. Noah Brooks, một phóng viên nhà báo tại dinh Bạch Cung (
nơi tổng thống Mỹ ở & làm việc) vào nhiệm kỳ cố Tổng thống Lincoln và cũng là bạn thân với Lincoln, kể về câu chuyện “nỗi buồn của Tad Lincoln (con thứ 4 của TT Lincoln) khi cậu ta khám phá ra chú gà lôi (Turkey) của cậu nuôi như con vật cưng sẽ phải chịu số phận lên bàn tiệc của gia đình TT Lincoln vào ngày Lễ Tạ Ơn năm đó... Và để an ủi cậu con, Ông bố Lincoln đã ban lệnh ân xá cho chú gà lôi cưng của cậu con.”

Qua nhiều thập niên thăng trầm, các tổng thống Mỹ đã lần lượt ân xá cho những chú gà lôi. Tổng thống John F. Kennedy có lẽ là người đã lập ra câu, vào năm 1963 lúc ông ta nhìn vào con gà lôi còn sống và phán, “Hãy để nó sống.” Nghi thức ân xá cho các chú gà lôi may mắn khỏi bị cắt tiết đã thành truyền thống hằng năm tại tòa Bạch ốc.

Lịch sử rất chi phức tạp, và có nhiều mẩu truyện thú vị và hay bị quên. Vì thế trong tuần Lễ Tạ Ơn này, là cơ hội để nhắc nhở quý độc giả về Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu tiên thật sự đã xảy ra do người di dân Tây–ban–nha và người bản xứ Da Đỏ thuộc bộ lạc Timucuan cùng nhau cử hành trọng thể tại thành phố St. Augustine, tiểu bang Florida–Hoa Kỳ này.

Thomas J. Craughwell hiện là tác giả của quyển sách mang tựa “
Thomas Jefferson’s Crème Brulee: How a Founding Father and His Slave, James Hemings, Introduced French Cuisine to America.”

BKT phiên dịch

 



Tài liệu tham khảo:

1. The 1st Thanksgiving Mass in the USA
2.
Mission Nombre de Dios and Shrine of Our Lady of La Leche – St. Augustine, FL

 

Bản Anh ngữ
Source: http://www.ncregister.com/daily-news/americas-first-thanksgiving-was-in-florida-seriously.-it-was

 

Commentary: Nov. 23, 2016
America’s First Thanksgiving Was in Florida — Seriously. It Was!

 

COMMENTARY: More than 50 years before the Puritans landed in Plymouth, Massachusetts, Spanish Catholics gave thanks to God with a Mass and meal in St. Augustine.

Thomas J. Craughwell

St. Augustine, Florida, is a small city with a lot of “firsts” to its credit. It was the first permanent European settlement in what is now the United States. It was the site of the first Mass in the U.S. It is the place where the first shrine to Our Lady was erected (it stands on the grounds of the Mission Nombre de Dios). It was from here that the first Catholic mission to American Indians was launched. And, now, here comes the surprise — St. Augustine was the site of the first Thanksgiving celebration in America. As you’d expect, that detail might not go over well in Plymouth, Massachusetts. Here’s what happened.

In 1565, a fleet of Spanish ships bearing 800 colonists and 700 soldiers sighted land. Since it was Aug. 28, the feast of St. Augustine, the colony was named in honor of one of our greatest doctors of the Church. The entire colony — all the settlers, all the troops — went ashore on Sept. 8. As he set foot on land, the admiral of the fleet, Don Pedro Menendez de Aviles, kissed a crucifix and then claimed the land for the king of Spain.

The colonists erected a makeshift outdoor altar, decorated and furnished it, and then gathered around as the colony’s chaplain, Father Francisco López de Mendoza Grajales, celebrated Mass — the first in Florida and the first in what is now the United States. Members of the Timucuan tribe were drawn to the beach by the arrival of the strangers and then stayed to watch the Mass. Afterward, the Spanish invited the Timucuans to join them in a feast to thank Almighty God for their safe arrival. And so Europeans and Native Americans shared a meal together, in a spirit of gratitude for their blessings — and they did so 56 years before the pilgrims and Wampanoags’ Thanksgiving in what is now Massachusetts.

The Menu

The Plymouth Thanksgiving was a harvest festival, but the Spanish had just gotten off the boat. We don’t know what was on the menu that day in 1565, but the Spanish would have drawn upon their own supplies from the ships.

Author Robyn Gioia believes the Spanish would have served a stew called cocido, made with pork, garbanzo beans, garlic, cabbage and onion and seasoned with saffron — a true sign of hospitality, since saffron was and still is one of the most expensive spices in the world. Hard biscuits were probably served, too, as these were a staple on long voyages (fresh bread gets moldy fast, but hard biscuits have a long shelf life).

As for the Timucuans, they enjoyed an enormous selection of wild game and seafood, as well beans and squash, which they could have brought to the table. We know from archaeological sites that the Timucuans were especially fond of oysters, so perhaps they contributed them to the feast. And since wild turkey is native to Florida, it’s possible that turkey was one of the dishes at the Spanish–Timucuan Thanksgiving. And of course, the Spanish would have served wine.

The Massacres

Sadly, this era of good feelings came to an end quickly. Two weeks after their arrival, Menendez led his troops against a French settlement to the north. Through his spies in French seaports, King Philip II of Spain had learned that the French were encroaching on his territory. Worse still, the settlers were Huguenots, French Calvinists.

Philip authorized Menendez to exterminate the unauthorized colony. Menendez’s expedition killed 130 men, sparing only the women and children. A few weeks later, Timucuans reported that a couple hundred shipwrecked Frenchmen had washed up on a nearby beach and were walking north. Once again, Menendez led out his forces and massacred these Frenchmen, too.

About a century later, the inhabitants of St. Augustine found themselves on the receiving end of national and sectarian violence. An English pirate captured the town, ransacked churches and private homes, killed about 60 people and carried off captives, some of whom he ransomed. He sold the rest as slaves. Colonial America could be a very bloody place.

To be honest, the St. Augustine Thanksgiving never put down roots in the South as the Plymouth Thanksgiving would in New England. It’s not that Spanish Catholics were ungrateful to God for the blessings he showered upon them; the festive meal just never became an annual event.

The English Calvinists who settled New England (the pilgrims were Calvinists) had a tradition of “Days of Thanksgiving,” which had been established in Old England and which they carried with them to the New World. The Calvinists rejected the Catholic liturgical calendar, even to the point of outlawing Christmas. These Thanksgiving days were considered suitable for a reformed religion that had swept away holy days of obligation and the feasts of Our Lady and the saints.

Over the next 240 years after the 1621 celebration in Plymouth, these Thanksgiving harvest festivals were popular in New England, although each state celebrated on a different day.

The idea of Thanksgiving as a national holiday found its champion in Sarah Josepha Hale (1788–1879), the author of the nursery rhyme Mary Had a Little Lamb. For 17 years, she lobbied presidents to extend this New England tradition to the nation. In 1863, Abraham Lincoln accepted Hale’s petition. During the dark days of the Civil War, with American pitted against American, Lincoln hoped that a Thanksgiving holiday would at least be a step toward the reunification of the American people.

Lincoln set the date for the last Thursday in November. In 1941, Franklin Delano Roosevelt moved the date to the fourth Thursday in November, arguing that Thanksgiving would be the kickoff for the Christmas shopping season and thus boost the economy.

The tradition of the president of the United States granting a turkey a reprieve is said to date back to 1863. Noah Brooks, a White House reporter during the Lincoln presidency and a close friend of Lincoln, tells the story of the desolation of young Tad Lincoln when he learned that the turkey he had taken as his pet was destined for the Lincolns’ Thanksgiving dinner. To comfort his little boy, Lincoln granted the turkey a reprieve.

Off and on over the decades, presidents have pardoned turkeys. John F. Kennedy seems to have established the tradition when, in 1963, he looked at a live turkey and said, “Let’s keep him going.” The presidential pardoning ceremony has become an established Thanksgiving White House event.

History is complicated, and interesting stories are often forgotten. So this Thanksgiving week, it is a pleasure to remind our readers of the real first Thanksgiving that Spanish colonists and Timucuan Indian celebrated together in St. Augustine, Florida.

Thomas J. Craughwell is the author of Thomas Jefferson’s Crème Brulee: How a Founding Father and His Slave, James Hemings, Introduced French Cuisine to America.

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

Những bài liên quan

 

Xuất xứ những món ăn...

St. Augustine là nơi cử hành Lễ Tạ Ơn...

Hương vị nước tương Maggi của Pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: lũy tre làng. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML–5 hay cao hơn.

 

Nguồn: BKT sưu tầm
http://www.ncregister.com/daily-news/americas-first-thanksgiving-was-in-florida-seriously.-it-was

 

Đăng ngày Thứ Năm, November 24, 2016
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A–72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang