Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
Thời sự Chính trị & Xã hội hải ngoại
Tác giả: Trần Văn Tích

Đề từ theo kiểu Nguyễn Quốc Khải

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

Lời giới thiệu:

Thưa Quý Vị,

Xin giới thiệu bài viết của NT Trần văn Tích, bình luận về bài viết của ông Nguyễn Quốc Khải nào đó bênh vực cô bé Mai Khôi từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, đã từ chối đứng với Cờ Vàng khi trình diễn nhạc thính phòng Trói Vào Tự Do tại Washington, D.C. ngày 08-01-2017 vừa qua, đã gây phẫn nộ cho Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn khắp nơi trên thế giới.

Thưa NT Trần văn Tích, theo đàn em, cái ông Nguyễn Quốc Khải này khi phóng lên liên mạng xã hội bài viết nhan đề Lại Chuyện Cờ Đỏ Cờ Vàng có hai mục đích:

-Thứ nhất, cốt khoe khoang rằng mình trí thức giỏi giang, từng được mời trình bày trước nhiều cử tọa;

-Thứ hai, cốt khiêu khích Cộng đồng NVTN, với nhan đề có vẻ khinh miệt Cờ Vàng, không biết có phải ông ta đang bị “hiện-tượng-luộc-ếch” tác dụng (?!)

Cám ơn Đàn Anh đã chỉ rõ cái lươn lẹo thiếu tử tế của Nguyễn Quốc Khải khi trích dẫn đề từ của A. Camus.


Tôn-thất Sơn

Ông Nguyễn Quốc Khải viết một bài liên quan đến Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và lá cờ màu máu của Việt cộng. Ông đặt đầu đề cho bài viết của mình là “Lại chuyện cờ đỏ cờ vàng” đồng thời dùng một câu ngắn được xem là của Camus để làm đề từ “Không có tự do sẽ không có nghệ thuật”.

Đọc câu đề từ của Ông Nguyễn Quốc Khải, tôi thấy ngay rằng Ông là một người thiếu trung thực và tôi phỏng đoán Ông cắt xén lời Camus với dụng ý xấu.

Đề từ

Khái niệm đề từ (epigraph) dùng trong văn học nhằm chỉ một câu súc tích, cô đọng được dẫn ra ở đầu tác phẩm, ở đầu chương sách hoặc ở đầu bài viết để nói lên tư tưởng chủ đạo, cơ bản của tác phẩm, của chương sách hay của bài viết.

Tiểu thuyết Le Rouge et le Noir (Đỏ và Đen) kể chuyện chàng thanh niên Julien Sorel thuộc tầng lớp dưới trong xã hội đầy tham vọng. Sorel thoạt tiên tìm cách tiến thân bằng con đường võ (binh phục: Đỏ) không thành công nên theo con đường tôn giáo (áo choàng: Đen) nhưng kết cục bị chém đầu vì bắn chết người tình cũ ghen tuông và phá hoại âm mưu của mình. Stendhal dùng một câu của Danton làm đề từ cho cuốn truyện: “La vérité, l’âpre vérité” (Sự thực, sự thực cay đắng) nhằm nói lên tính cách đạo lý của cuộc đời nhân vật chính, chung cuộc chỉ sống vì dục vọng, muốn chinh phục cái mình muốn, bất chấp luân lý, tôn giáo.

Khi viết Carmen (Các-men), Prosper Mérimée kể lại một câu chuyện xảy ra ở Tây Ban Nha về một mối tình say đắm và bi đát giữa chàng trai Don José, trở thành kẻ cướp vì trót yêu cô gái lẳng lơ Carmen để rồi cuối cùng giết người yêu vì ghen tuông. Mérimée chọn một câu văn Hy Lạp và chuyển sang Pháp ngữ: “Toute femme est (amer) comme le fiel; mais elle a deux bons moments, un au lit, l’autre à sa mort.” (Người đàn bà nào cũng đắng như mật
(1); nhưng họ có hai thời điểm ngọt ngào, một là ở trên giường, hai là lúc họ chết.) Câu đề từ phản ảnh bút pháp tả chân khách quan, lạnh lùng, có ý vị mỉa mai, hài hước của Mérimée.

Hai ví dụ vừa kể giới thiệu những đề từ chân chính, ngay thẳng, đứng đắn, thích hợp với nội dung.

Tuy nhiên có những kẻ thiếu liêm chính lợi dụng đề từ nhằm chi phối suy nghĩ của người đọc mình, mượn một danh ngôn nhằm “thôi miên” đối tượng thưởng ngoạn văn học. Dựa dẫm vào uy tín những danh nhân để lòe người khác, thậm chí còn bắt nạt người khác, các thành phần thiếu lương thiện trí thức dối trá dùng đề từ khiến độc giả mất cảnh giác không còn sáng suốt phân tích được những ngoa ngôn xảo ngữ. Người đọc chấp nhận đề từ dễ sa vào bẫy do tác giả giương ra và hóa nên có thiện cảm với kẻ ngụy biện.

Camus

Albert Camus (1913-1960) là nhà văn Pháp gốc Algérie, được Giải thương Nobel về văn chương năm 1957. Camus tham gia kháng chiến chống phát-xít Đức, thoạt tiên gia nhập đảng cộng sản Pháp, là một trong những nhân vật dẫn đầu trào lưu hiện sinh chủ nghĩa. Camus càng ngày càng bộc lộ tư tưởng chống cộng rồi cuối cùng ly khai đảng cộng sản.

Một trong những sáng tác nổi tiếng của Camus là Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe). Sisyphe là một nhân vật thần thoại Hy Lạp, bị trừng phạt phải lăn đá lên sườn núi dốc; lên đến đỉnh, đá rơi xuống chân dốc lại phải lăn lên, cứ thế vĩnh viễn. Theo Camus, huyền thoại đó tượng trưng cho cuộc sống vô lý nhưng chính sự nổi dậy trong tuyệt vọng, sự cố gắng trong vô vọng mới là cái vĩ đại của con người tự do. Sisyphe là anh hùng phi lý. Đem hết sức mình chống chọi lại sức nặng của khối đá trên đỉnh cao là một hành động dễ dàng chiếm được quả tim con người. Camus muốn giới thưởng ngoạn hiểu rằng thực ra thì Sisyphe sung sướng.

Trong tập tiểu luận triết học L’Homme révolté (Người nổi loạn), Camus trình bày nhãn quan tổng hợp về tất cả các hình thức nổi loạn (siêu hình, chính trị, nghệ thuật) qua các thời đại, đánh giá quan điểm lịch sử của Karl Marx là không tưởng. Camus mô tả con người cảm thấy sâu sắc sự vô lý của cuộc sống nên luôn luôn nổi dậy chống lại nỗi khốn khổ ấy của kiếp người nhằm tìm cho được tự do. Tự do là khái niệm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh.

Con người sinh ra, mang lo âu trong bản thân nhưng phải sống. Con người không thể thụ động mà phải lựa chọn và phải có tự do.

Đề từ được xem là của Camus

Camus có văn phong riêng khi trình bày quan điểm của mình về mối tương quan giữa tự do và nghệ thuật. Cách lập luận của Camus rất trí thức; do đó, Camus không thể nói một câu ngắn ngủn như Ông Nguyễn Quốc Khải viện dẫn làm đề từ. Người am hiểu Camus ít nhiều khi đọc câu “Không có tự do sẽ không có nghệ thuật” tự dưng cảm thấy câu văn như bị cụt đi, bị hụt đi.

Tôi đã tìm ra được một số câu văn mang dáng dấp câu đề từ do ông Nguyễn Quốc Khải viện dẫn.

Trong Discours de Suède (Diễn văn đọc ở Thụy Điển), Camus nói về người nghệ sĩ tự do:

“Có một câu của Gide mà tôi luôn đánh giá cao mặc dầu câu đó có thể gây hiểu lầm: ‘Nghệ thuật tồn tại qua cưỡng chế và tử vong vì tự do’. Điều đó đúng. Nhưng đừng từ đó mà suy ra rằng có thể điều khiển được nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ tồn tại vì những cưỡng chế tự nó áp đặt còn những câu thúc khác lại gây tử vong cho nó.”
(2) Chính vì Camus nhắc đến Gide khi đề cập đến tự do trong nghệ thuật nên trong bài viết Hai lá cờ, chuyện muôn năm cũ góp ý với ông Nguyễn Quốc Khải, tôi mới cố ý dẫn trọn vẹn câu của Gide làm đề từ để đặt đối nhau về lời và ý, tạo thành một cặp đối ngẫu.

Ngoài ra, gần gũi hơn với đề từ do ông Nguyễn Quốc Khải đưa ra, có câu sau đây, trích từ Albert Camus - “Without Freedom, No Art”: “Without freedom, no art; art lives only on the restraints it imposes on itself, and dies of all others. But without freedom, no socialism either, except the socialism of the gallows.”
(3) (Không có tự do thì không có nghệ thuật; nghệ thuật chỉ tồn tại vì những cưỡng chế tự nó áp đặt còn những câu thúc khác lại gây tử vong cho nó. Nhưng không có tự do thì cũng không có luôn chủ nghĩa xã hội, ngoại trừ chủ nghĩa xã hội của các giá thắt cổ.)

Tôi không dám nói là không có câu văn tiếng Pháp nào của Camus được trình bày theo lối cụt thun lủn “Không có tự do sẽ không có nghệ thuật”. Tôi chỉ dám nói là tôi không tìm được câu này trong tiếng Pháp. Một người bạn của tôi, BS Nguyễn Ngọc Khôi, hiện ở Cali, đã thử scan phần
http://citations.webescence.com tìm đề mục Albert Camus thì thấy có hơn 100 citations nhưng không thấy câu văn này. Anh Nguyễn Ngọc Khôi cũng vào http://dicocitations.lemonde.fr với 55 trang, mỗi trang có từ 10 đến 15 câu trích dẫn nhưng cũng không thấy (4).

Như vậy, tôi xin tự cho phép tạm kết luận là ông Nguyễn Quốc Khải đã viện dẫn Camus làm đề từ cho bài viết của mình nhưng đã viện dẫn một cách hết sức tùy tiện. Ông chặt ngang câu văn của danh nhân người Pháp nhằm phục vụ cho lập luận sai trái của ông, ông tiện phứt một đoạn văn dài để bảo vệ lập trường của Ông. Thái độ khi nhận thức và xử lý vấn đề tự do trong nghệ thuật của Ông dối trá nhưng ông giấu giếm sự dối trá đó qua một câu văn trích dẫn không trọn vẹn. Cung cách hành động thiếu thận trọng và thiếu liêm khiết như vậy càng đáng trách hơn vì ông Nguyễn Quốc Khải cố tình gạt bỏ quan điểm chính trị chống thể chế cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội của Camus. Chủ nghĩa xã hội mà mấy quốc gia còn bám víu vào cho đến tận hôm nay là thứ chủ nghĩa xã hội của những cái giá treo cổ, của những cái cọc thắt cổ. Ông Nguyễn Quốc Khải không muốn đá động đến thái độ “tố cộng” quyết liệt của Camus nên Ông lừa gạt người đọc qua thủ thuật đoạn chương thủ nghĩa; Ông cắt lấy một đoạn ngắn trong một câu dài chỉ nhằm để lấy cái ý nghĩa mình muốn nói, để đạt cái mục đích mình muốn theo. Ông trích văn sai nghĩa, Ông xuyên tạc Camus. Ông mà mắt người ta bằng câu văn què quặt mà Ông gán bừa cho Camus để biện hộ rằng kẻ trình diễn nghệ thuật phải có quyền tự do bắt người khác dẹp bỏ Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, hoặc có tự do phủ nhận cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không có tự do như vậy thì không có nghệ thuật nữa!

Rất đáng tiếc là ông Nguyễn Quốc Khải không chịu tránh làm những việc khiến mình phải ngượng ngùng như vậy. Dường như lòng tự trọng của Ông Nguyễn Quốc Khải không được lớn lắm. Tuy nhiên đây chỉ là sự đánh giá của cá nhân người viết bài này, một sự đánh giá mà đương sự biết là rất chủ quan. Vạn nhất sự đánh giá phạm sai lầm thì rất mong sẽ được Ông Nguyễn Quốc Khải giải thích. Trong cộng đồng hải ngoại, Ông Nguyễn Quốc Khải ủng hộ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hơn nữa, Ông là người đầu tiên hăng hái xung phong tình nguyện gia nhập cái gọi là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà Điếu Cày là thủ lãnh. Không biết đến hôm nay, đã có bao nhiêu người tham dự cái câu lạc bộ đó. Nói chung, cung cách hành xử của Ông Nguyễn Quốc Khải có điều phi lý, nhưng không phải phi lý theo triết lý Camus.

BS Trần Văn Tích
22-01-2017

 

 

Tác giả ghi chú:

(1) Mật ở đây là chất nước màu vàng do gan tiết ra nhằm giúp cho sự tiêu hoá chất mỡ, không phải là chất có vị ngọt do loài ong sản xuất.

(2) Il y a un mot de Gide que j’ai toujours approuvé bien qu’il puisse prêter à malentendu: “L’art vit de contrainte et meurt de liberté.” Cela est vrai. Mais il ne faut pas en tirer que l’art puisse être dirigé. L’art ne vit que des contraintes qu’il s’impose à lui-même: “il meurt des autres.”

(3) Theo Existence. Albert Camus - “Without Freedom, No Art;”. February 23, 2016 – Aimee Wilson.

(4) Câu “Không có tự do sẽ không có nghệ thuật” có thể dịch sang tiếng Pháp là “Sans liberté, il n’y aura pas d’art”.

 

Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

Những bài viết của Tác giả đăng trong website này

 

Những bài liên hệ

 

Bạn Không Phải Yêu Nước Mỹ

Hiện tượng không cờ ở Đức

Đừng nên để đảng cộng sản bịt mắt, mò mẫm dẫn lên chủ nghĩa xã hội

Tự do trong nghệ thuật

Đề từ theo kiểu Nguyễn Quốc Khải

Tại sao tôi từ bỏ cờ đỏ để đi với cờ vàng

Buổi Họp Báo của Cộng Đồng VN HTĐ về vấn đề Mai Khôi

Người Việt Nam Cộng Hòa và Những Người Việt Khác

Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Là Biểu Tượng Cao Quý Nhất của Quốc Dân VN

Buổi Chào cờ không có lá Quốc kỳ trước một cuộc hành quyết

Hai lá cờ, chuyện muôn năm cũ

Phản ứng CĐ: v/v vẹm MK được mời "hét" tại vùng HTĐ&PC

Ôm Bọn Chống Cộng Cuội Vào Lòng!

Con người và Sự kiện tại CĐ Washington, D.C. qua nữ ca sĩ Văn công VC Mai Khôi

Quốc Ca và Quốc Kỳ không phải là trò đùa

Ban Tổ Chức đêm Nhạc Thính Phòng Trói Vào Tự Do bất kính với lá Quốc Kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm lưu trữ những buổi lễ Mừng Thánh Tổ SĐND/QLVNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Xuân Đinh Dậu. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by ddcb chuyển

 

Đăng ngày Chúa Nhật, January 22, 2017
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang