Bắc đẩu tinh

 

Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam
Vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
Tin Na-uy
Chủ đề: QH-30T4-Đ
Tác giả: Hội Người Việt Tỵ Nạn/Na-uy (HNVTN/NU)

Giải thích lý do HNVTN/NU TẨY CHAY các chương trình
văn nghệ vui chơi trong tháng 4 đen hàng năm

 

 Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

DET VIETNAMESISKE FLYKTNINGEFORBUNDET I NORGE
HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI NA UY
Besøksadresse: Vietnamhuset - Torggt. 31, 0183 Oslo
epost:
dvff-norge@vietnet.no - Org.nr. 992 662 697 – Bankkonto: 6236 06 40111

 

GIẢI TRÌNH NHỮNG THẮC MẮC LIÊN QUAN VIỆC TẨY CHAY
CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ GIẢI TRÍ TRONG THÁNG TƯ ĐEN

 

Trong thời gian gần đây, có một số ý kiến trái chiều với quan điểm của HNVTN/NU về việc Hội phản đối và kêu gọi tẩy chay mọi hình thức kinh doanh văn nghệ hoặc liên hoan dạ vũ có tính cách phổ quát trong cộng đồng vào tháng Tư Đen 2017 này, mà điển hình là chương trình “Đại nhạc hội Tình ca Lam Phương” do nhóm Thanh Sơn tổ chức vào ngày 23/4/2017, chương trình liên hoan ca nhạc dạ vũ “Đêm hội ngộ” vào ngày 15/4/2017 và “Live show Tuấn Hưng” vào ngày 21/4/2017.

Chúng tôi cũng có xem qua một đoạn video clip trên kênh YouTube với những tâm tình của nhạc sĩ Lam Phương liên quan đến “Đại nhạc hội tình ca Lam Phương” dự định sẽ diễn ra tại Oslo vào ngày 23/4/2017.

Xét thấy vấn đề này, không ít thì nhiều cũng phần nào gây xáo trộn trong sinh hoạt cộng đồng, tạo mầm mống chia rẽ cho hai luồng tư tưởng: CHỐNG ĐỐI – BÊNH VỰC, thiết tưởng chúng ta cũng cần phải đối diện với thực tế, phân tích mổ xẻ, giải quyết tận gốc để những ai đang quan tâm sẽ có nhận thức rõ ràng hơn đối với quan điểm của Hội liên quan đến vấn nạn này.

1. Với nhạc sĩ Lam Phương:

Chúng tôi trân trọng những đóng góp của ông đối với nền tân nhạc Việt Nam, thời còn trong nước cũng như tại hải ngoại. Chúng tôi không tẩy chay hoặc phản đối nhạc của ông cũng như cá nhân ông. Việc một số cá nhân nào không thích ông hoặc không thích nhạc của ông rồi kêu gọi phản đối, tẩy chay, v.v. thì đó là chuyện riêng tư của họ. HNVTN/NU không chủ trương điều đó. Việc chúng tôi kêu gọi tẩy chay và phản đối là với những chương trình kinh doanh núp bóng văn nghệ, dạ vũ, liên hoan có tính cách cộng đồng trong tháng Tư Đen – tháng tưởng niệm biến cố đau thương Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay bạo quyền cộng sản, tháng đánh dấu cột mốc cả giang sơn gấm vóc từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau nằm dưới gót giày cai trị của chế độ độc tài đảng trị khát máu cộng sản “hèn với giặc, ác với dân”. Rất tiếc chương trình Đại nhạc hội lần này do Thanh Sơn tổ chức mang tên ông lại tổ chức đúng vào tháng Tư Đen, thành ra ít nhiều liên lụy đến ông.

Chúng tôi tự hỏi: Đây là chương trình nhằm mục đích tôn vinh ông hay chỉ thuần túy mang tính kinh doanh?

Thiết nghĩ: nếu để tôn vinh ông, Ban tổ chức đã không chọn thời điểm nhạy cảm khi biết rằng ít nhiều sẽ gặp sự phản đối kịch liệt của nhiều người, đặc biệt là từ cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Na Uy, làm liên lụy đến thanh danh của ông, gây xáo trộn, chia rẽ trong cộng đồng sở tại. Thiết nghĩ: là một người yêu nước, yêu thanh bình, yêu nền tự do dân chủ VNCH, ông cũng phải chạnh lòng khi thấy Ban tổ chức vô tình hay cố ý đã biến ông thành đề tài gây xáo trộn, chia rẽ trong cộng đồng chứ!

Tại sao không tổ chức vào những tháng còn lại trong năm mà lại phải là trong tháng Tư Đen? Với một nhóm nào đó, có thể tháng Tư chỉ là một tháng bình thường. Với nhóm khác, tháng Tư với họ là tháng Tư Đỏ, là tháng họ ăn mừng “Đại thắng mùa Xuân” của cộng sản. Nhưng với những người tỵ nạn cộng sản như chúng tôi, đó là tháng Tư tang tóc. Chúng tôi cảm thấy không vui vẻ gì mà nhảy nhót hoặc tham dự bất kỳ lễ hội ca nhạc giải trí nào trong suốt tháng Tư này. Nó cũng giống như mùa Chay, tuần thánh tưởng niệm cuộc khổ hình của Chúa Giê-su trong đạo Công giáo. Anh là người theo các tôn giáo khác, anh có quyền nhậu nhẹt, nhảy nhót, vui chơi vì đó là quyền của anh. Nhưng với người Công giáo, họ bảo ban nhau, khuyên dạy con cái ăn chay, hãm mình, làm việc thiện để sống đúng với tinh thần mùa Chay, sống đúng với lời dạy trong Phúc Âm “vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc” (Thư Rô-ma đoạn 12, câu 15).

Chúng tôi, những người tỵ nạn cộng sản cũng thế, tháng Tư là tháng chúng tôi để tang cho VNCH, để tang cho những người đã ngã xuống trong cái tháng Tư tức tưởi ấy. Chúng tôi không muốn nhảy nhót, hội hè đình đám, và chúng tôi có quyền kêu gọi bạn bè, đồng hương, bảo ban con cái chúng tôi không tham gia, không ủng hộ những sinh hoạt mà chúng tôi cho là không xứng hợp như thế. Chúng tôi chỉ kêu gọi sự ý thức, kêu gọi phản đối và tẩy chay, chứ chúng tôi có cấm Thanh Sơn tổ chức đâu? Thanh Sơn có thể tổ chức ca nhạc vào bất cứ thời điểm nào trong năm, chỉ cần tránh tháng Tư là tránh được chuyện bị tẩy chay, phản đối từ phía cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chúng tôi vẫn tôn trọng quyền tự do dân chủ của Thanh Sơn đấy chứ! Nhưng ngược lại, tại sao việc chúng tôi kêu gọi phản đối, tẩy chay nằm trong quyền tự do dân chủ của chúng tôi thì ông lại cho rằng chúng tôi “gán ghép, xuyên tạc” cá nhân ông? Mong ông đừng có cái nhìn phiến diện như thế. Chúng tôi không tẩy chay ông, không ghét nhạc của ông. Chúng tôi chỉ ghét, chỉ tẩy chay những dạ vũ, đại nhạc hội trong tháng Tư Đen mà thôi. Lẽ ra, ông nên khuyên Thanh Sơn tổ chức Đại nhạc hội “Tình ca Lam Phương” vào các tháng khác có phải là hoan hỷ và làm đẹp lòng mọi người hơn không?

2. Tại sao lại tẩy chay, phản đối Đại nhạc hội “Tình ca Lam Phương”?

Như đã trình bày ở trên, chúng tôi không tẩy chay nhạc sĩ Lam Phương, và cũng không tẩy chay bất cứ một Đại nhạc hội nào trên đất nước Na Uy này nếu những Đại nhạc hội ấy được tổ chức ngoài tháng Tư và không có sự tham gia nào của văn nghệ sĩ cộng sản.

Chúng tôi tẩy chay Đại nhạc hội “Tình ca Lam Phương” là vì chương trình này được tổ chức trong tháng Tư Đen. Chứ nếu chương trình này được tổ chức vào các tháng khác thì đã không là vấn đề khiến chúng tôi phải bận tâm.

Chương trình Đại nhạc hội này, nếu không mượn tên nhạc sĩ Lam Phương mà thay vào đó bằng bất kỳ tên một nhạc sĩ gạo cội nào khác thì chúng tôi cũng vẫn tẩy chay như thường, vì trên căn bản chúng tôi không tán thành bất cứ sinh hoạt văn nghệ giải trí nào có tính cách cộng đồng trong tháng Tư này cả.

Quý vị cho rằng chúng tôi cực đoan, cổ hũ? Chúng tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận và lập trường của quý vị. Nhưng chúng tôi cũng mong quý vị tôn trọng quyền tự do phản đối và lập trường của chúng tôi. Khi trong nhà có tang, có chuyện buồn... quý vị có đồng ý cho con cháu mình đi xem Đại nhạc hội, đi tham dự dạ vũ ở bên ngoài đến gần nửa đêm mới về không? Nếu quý vị cho rằng việc chúng tôi yêu cầu, khuyên bảo con em chúng tôi ở nhà chịu tang, không cho chúng ra ngoài vui vẻ là cực đoan, là cổ hũ... thì chúng tôi xin được như cụ Nguyễn Đình Chiểu: “Thà đui mà giữ đạo nhà”.

Nhân đây cũng xin thưa thêm cùng quý vị: Chúng tôi cũng tẩy chay bất cứ hoạt động văn hóa nghệ thuật nào có tính cách đánh bóng chế độ cộng sản hoặc giao lưu văn hóa với cộng sản. Vì đây là phương cách chúng tôi bảo vệ chính nghĩa tự do, gìn giữ căn cước tỵ nạn của chúng tôi và không để con cháu chúng tôi lãng quên mối họa cộng sản.

3. Được biết trong Đại nhạc hội “Tình ca Lam Phương” cũng sẽ có những bài hát vinh danh người lính VNCH ở phần sau của chương trình thì cũng giống như HNVTN/NU tổ chức tưởng niệm 30/4 thôi, có khác gì đâu?

Nên biết: nếu đây là một chương trình thuần túy để vinh danh những người lính VNCH hoặc là một chương trình tưởng niệm 30/4, thì nhóm Thanh Sơn đã không lấy tên chủ đề “Tình ca” gì đó ngay từ ban đầu, và cũng không nên gọi nó bằng cụm từ “Đại nhạc hội”.

Sao chủ đề đêm văn nghệ không phải là: “Vinh danh người lính VNCH”, “Chuyến đò vĩ tuyến” hay “Người ở lại Charlie” mà lại là: “Tình ca...”?

Rồi đến cụm từ “Đại nhạc hội”, có thể hiểu nôm na là một lễ hội âm nhạc "hoành tráng", quy mô, nhiều màu sắc, nội dung phong phú, vân vân và vân vân.

“Hội” – theo Từ điển Khai Trí trước năm 1975: “Đám vui có đông người đến xem” (trang 247).

“Hội” – theo Từ điển tiếng Việt do NXB Khoa học Xã hội in năm 1994: “Cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” (trang 443).

Nếu quý vị cho rằng “Đại nhạc hội” này chỉ thuần túy ca hát chứ không có dạ vũ, vui chơi, v.v. xin định nghĩa giùm chữ “Hội” ở đây, nếu không có nghĩa “vui” thì nghĩa là gì mới phải lẽ?

Ngoài ra, cũng xin quý vị lưu ý:

Khi Thanh Sơn tung tờ quảng cáo đầu tiên ra bên ngoài, nội dung chính thực sự như sau:

Phần 1: Tình ca Lam Phương.

Phần 2: Nhạc yêu cầu Những tình khúc vượt thời gian.

Có lẽ sau khi gặp phản ứng không thuận lợi từ phía cộng đồng, họ mới thay đổi bằng một tờ quảng cáo thứ 2 như sau:

Phần 1: Tình ca Lam Phương.

Phần 2: Nhạc yêu cầu sẽ có những bài như: Hát Cho Người Nằm Xuống, Người Ở Lại Charlie, Giờ Này Anh Ở Đâu... để tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ VNCH.

Xin đặt vấn đề:

Tại sao có sự bổ sung vào phút chót này? Phải chăng để xoa dịu cộng đồng? Để tranh thủ bán thêm vé? Hay để “chữa thẹn” cho những người đã lỡ mua vé nay có thể biện minh cho việc vào xem của mình là chính đáng?

Tại sao “Nhạc yêu cầu” mà lại có sẵn tên một số tiết mục như vậy? Phải chăng ghi ở đây cho có (hòng che mắt thiên hạ) hoặc cò mồi trước một danh sách những bản nhạc như trên cho khán giả tiện việc khi yêu cầu?

Đã gọi là “yêu cầu” thì khi khán giả muốn nghe bài gì, thường thì ca sĩ sẽ chiều theo và trình bày nhạc phẩm đó nếu không có gì trở ngại. Giả sử trong phần 2 hôm đó, không có ai yêu cầu những bài như trên (hoặc chỉ loe hoe vài người yêu cầu dăm ba bài như trên) rồi thì phần đông khán giả còn lại yêu cầu những bài như: “Đừng xa em đêm nay”, “Vũ nữ thân gầy”, v.v. chẳng lẽ ca sĩ từ chối không hát và chỉ nằng nặc “chỉ hát nhạc lính mà thôi, nếu không phải lính thì nghỉ hát”?

Nếu đã có chủ đề “tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ VNCH” thì đừng nên gọi là “nhạc yêu cầu”. Vì khi người ta yêu cầu hát tình ca mà không hát thì mang tiếng không chiều lòng khán giả. Còn nếu vì chiều khán giả mà hát tình ca thì còn gì là “tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ VNCH”?

Quảng cáo và thực tế thường khác xa nhau lắm. Những gì con người hứa hẹn thì cũng không có gì bảo đảm 100% điều đó sẽ được thực hiện, chưa kể việc đó có được thực hiện một cách nghiêm túc hay không.

Tới cuối ngày, nếu việc “tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ VNCH” quá mờ nhạt so với toàn bộ chương trình, quý vị có nghĩ rằng mình đã bị lừa không? Mà cho dù phần 2 có đặc sắc đúng như đã quảng cáo đi nữa, có lẽ quý vị cũng biết rằng: ca sĩ chỉ hát theo “yêu cầu” của quý vị mà thôi, vì đã nhận thù lao nên khán giả muốn nghe bài gì thì họ hát bài nấy, chứ thực tâm họ đến Na Uy hát đâu phải vì muốn để “tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ VNCH”? Nếu quý vị cho con mình 100 đô-la và yêu cầu nó hát bài “Người ở lại Charlie” thì có nghĩa là con của bạn đang “tưởng nhớ các anh hùng tử sĩ VNCH” ư? Chúng tôi không nghĩ quý vị ngô nghê đến vậy.

“Hát cho người nằm xuống” – tác giả: Trịnh Công Sơn
“Người ở lại Charlie” – tác giả: Trần Thiện Thanh
“Giờ này anh ở đâu” – tác giả: Khánh Băng.

Ủa, chủ đề đêm nhạc là “Tình ca Lam Phương” mà Thanh Sơn bỏ rơi nhạc sĩ Lam Phương ở đâu mất tiêu rồi? Có lẽ ban tổ chức nên gọi phần 2 là: “Giờ này Lam Phương ở đâu” thì sẽ hợp tình hợp lý hơn nhiều.

4. Sao HNVTN/NU tẩy chay Thanh Sơn mà không tẩy chay “Đêm hội ngộ” và “Live show Tuấn Hưng”?

Xin thưa quý vị:

Quan điểm của HNVTN/NU trước sau như một:

“Chuyện chúng tôi kêu gọi tẩy chay mọi Đại nhạc hội tổ chức trong tháng Tư Đen là chuyện chúng tôi đã từng làm từ bao nhiêu năm qua rồi, không phải nay mới có. Chúng tôi đã từng tẩy chay, đang kêu gọi tẩy chay và trong tương lai sẽ còn tiếp tục tẩy chay bất cứ một Đại nhạc hội nào được tổ chức trong tháng Tư Đen trên mảnh đất Na Uy thân yêu này, cho tới khi không còn bóng giặc thù cộng sản trên quê hương Việt Nam mới thôi.” (Trích thư hồi đáp ông Thanh Sơn gửi ngày 18/03/2017).

Ngày 21/03/2017, khi được biết có thêm 2 chương trình nữa đó là “Đêm hội ngộ” và “Live show Tuấn Hưng” dự định sẽ tổ chức tại Na uy trong tháng Tư 2017, HNVTN/NU cũng đã lập tức gửi thư “Cảnh báo nghiêm trọng” đến đồng hương và toàn thể hội viên HNVTN/NU để kêu gọi cảnh giác và tẩy chay nếu 2 chương trình này là có thật.

Về chương trình “Đêm hội ngộ”, người có trách nhiệm trong Ban tổ chức đã giải trình với chúng tôi rằng thật sự đây chỉ là một cuộc gặp mặt bạn bè có tính cách gia đình, không bán vé, không kêu gọi người ngoài tới tham dự (bằng chứng là không phổ biến địa điểm tổ chức). Lý do có tờ quảng cáo trên là do một ca sĩ bên Pháp làm cho vui để kỷ niệm chuyến sang Na Uy ca hát với bạn bè, và đây là tai nạn không có chủ ý. Người này sẽ rút lui khỏi Ban tổ chức và cũng sẽ kêu gọi những thành viên còn lại hủy hoặc dời chương trình này qua tháng khác. HNVTN/NU tiếp nhận thiện chí của những anh chị này, nhưng sẽ vẫn tiếp tục theo dõi xem thực tế thế nào để có biện pháp xử lý tương ứng như nhóm Thanh Sơn.

Về chương trình “Live show Tuấn Hưng”, HNVTN/NU cương quyết tẩy chay và phản đối nếu chương trình này là có thật. Rất tiếc chúng ẩn danh, ẩn tích rất kỹ như những con chuột cống không dám lộ diện. Nếu quý vị nào biết chúng tổ chức ở đâu, xin vui lòng thông tin cho HNVTN/NU được biết để chúng tôi xử lý đến nơi đến chốn. Chúng tôi không thể hành động khi không biết kẻ thù trốn ở đâu, và chương trình này có thật hay chỉ là một trò đùa của một kẻ vô liêm sỉ nào đó đưa ra hòng chọc tức và thách thức dư luận. Nhưng dù gì thì HNVTN/NU cũng kêu gọi quý đồng hương và toàn thể hội viên của Hội:

• Luôn nêu cao tinh thần ý thức hành xử xứng hợp với căn cước tỵ nạn của mình trong tháng Tư Đen.

• Tẩy chay mọi hình thức kinh doanh núp bóng Đại nhạc hội, dạ vũ, tụ họp ăn mừng một cách vô tâm, vô ý thức trong tháng Tư Đen, có ý hoặc vô tình làm lợi cho cộng sản, để cộng sản lợi dụng tuyên truyền cho biến cố “giải phóng miền Nam” đầy gian trá của chúng.



Oslo, 04-04-2017
BCH/HNVTN/NU

 



Phụ lục
Bài thơ VÔ LƯƠNG?
Tác giả: Ngô Minh Hằng

Tháng Tư 2017, gởi những kẻ mở hội hè đình đám,
đú đởn tiệc tùng trong thời gian tưởng niệm
đau thương quốc hận.


Tháng Tư là tháng của đau thương
Sao nỡ quên đi những đoạn trường?
Đã chẳng xót xa hờn tổ quốc
Lại còn hớn hở hận quê hương!
Than ơi, trở mặt đà bao kẻ...
Khốn nạn, vong thân rặt một phường!
Hát xướng, hội hè khi Việt tộc
Trước bờ diệt chủng có vô lương?


Ngô Minh Hằng

 

 Bấm vào đây để in ra giấy (Print)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm lưu trữ những buổi lễ Mừng Thánh Tổ SĐND/QLVNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình nền: Nauy-Tiết Xuân. Để xem được trang web này một cách hoàn hảo, máy của bạn cần được trang bị chương trình Microsoft Internet Explorer (MSIE) Ấn bản 9 hay cao hơn hoặc những chương trình Web Browsers làm việc được với HTML-5 hay cao hơn.

 

Nguồn: Internet E-mail by ddcb chuyển

 

Đăng ngày Thứ Tư, April 4, 2017
Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH

 

GĐMĐVN/Chi Hội Hoa Thịnh Đốn & Phụ cận
P.O.Box 5345 Springfield, Virginia, VA 22150
Điện thoại & Điện thư: Liên lạc
Trở lại đầu trang